TIẾT 2: TẬP ĐỌC
PPCT 27: CHÚ ĐẤT NUNG
I – MỤC TIÊU
1.1- Nắm được các từ ngữ trong bài.
1.2- Hiểu nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2.1- Đọc đúng tiếng/từ, đúng tốc độ.
2.2- Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
3- Có ước mơ đúng đắn cho bản thân, dám vượt qua khó khăn thử thách, quyết tâm thực hiện ước mơ. Biết quan tâm và sống vì người khác.
* GDKNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức bản thân. Thể hiện sự tự tin (mạnh dạn, quyết tâm trước những thử thách thì nhất định sẽ thành công).
II – CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin.
2. Kĩ thuật: Trình bày ý kiến cá nhân, đặt câu hỏi. động não
III- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh học bài đọc trong SGK.
IV - HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
g hết. -Hãy kể tên các cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách? HĐ3: Lớp, nhóm, cá nhân - GQMT 2.1 Thực hành lọc nước Mục tiêu: Biết nguyên tắc của việc lọc nước đối với cách lọc nước đơn giản . Cách tiến hành: -Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện như SGK trang 56. Cho HS thực hành theo nhóm -Nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm. GV kết luận: -Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là: +Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước. +Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan. +Kết quả là nước đục trở thành nước trong, nhưng phương pháp này không làm chết được các vi khuẩn gây bệnh có trong nước. => Vì vậy sau khi lọc, nước chưa dùng để uống ngay được. HĐ4: Nhóm, lớp - GQMT 1.3, 2.3 Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch Mục tiêu: HS hiểu quy trình làm nước sạch -Yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK trang 57 trả lời vào phiếu học tập (kèm theo). -Chia nhóm và phát phiếu cho các nhóm. -GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm thực hiện. -Sau khi hs trình bày, yêu cầu hs xếp dây chuyền sản xuất nước sạch theo đúng thứ tự. Kết luận: Quy trình sản xuất nước sạch của nhà máy nước: a)Lấy nước từ nguồn nước bằng máy bơm. b)Loại chất sắt và những chất không hoà tan trong nước bằng dàn khử sắt và bể lắng. c)Tiếp tục lọc các chất không tan trong nước bằng bể lọc. d)Nước đã được khử sắt, sát trùng và loại trừ các chất bẩn khác được chứa trong bể. e)Phân phối nước cho người tiêu dùng bằng máy bơm. HĐ5: Lớp, nhóm - GQMT 1.2, 2.2, 1.3, 2.3 TL về sự cần thiết phải đun sôi nước uống. Mục tiêu: Hiểu sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống . + Cách tiến hành: YCHS TL nhóm 2 TLCH -Nước làm sạch như những cách trên đã uống được ngay chưa? Tại sao? Kết luận: -Nước được sản xuất từ nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn: khử sắt, loại các chất không tan trong nước và khử trùng. Lọc nước bằng cách đơn giản chỉ mới loại được các chất không tan trong nước, chưa loại được các vi khuẩn, chất sắt và các chất độc khác. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp đều phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn lại trong nước. GDBVMT: Vì sao nguồn nước nước bị ô nhiễm? HĐ6: Kết thúc -2 HS đọc lại nội dung ghi nhớ -Tại sao ta phải đun sôi nước uống? -Dặn HS về thực hiện theo nội dung bài học -Chuẩn bị bài tiết sau: Bảo vệ nguồn nước. -Nhận xét tiết học. HS trả lời theo yêu cầu của gv HS theo dõi, nhắc lại tựa bài HS phát biểu HS chú ý lắng nghe -Dựa vào lời giảng trả lời: lọc nước, khử trùng nước, đun sôi. -Thực hành lọc nước theo hướng dẫn SGK. -Đại diện nhóm trình bày kết quả HS lắng nghe PHIẾU HỌC TẬP Hãy quan sát hình 2 SGK trang 57 và đọc hướng dẫn trong mục “Bạn cần biết” để hoàn thành bảng sau: Các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nước sạch Thông tin 6.Trạm bơm đợt hai Phân phối nước sạch cho người tiêu dùng 5.Bể chứa Nước đã khử sắt, sát trùng và loại bỏ các chất bẩn khác. 1.Trạm bơm nước đợt một Lấy nước từ nguồn. 2. Dàn khử sắt-bể lắng Loại chất sắt và những chất không hoà tan trong nước. 3.Bể lọc Tiếp tục loại các chất không tan trong nước. 4.Sát trùng Khử trùng. HS nêu lại . -Không uống ngay được vì chúng ta cần phải đun sôi trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn sống trong nước. -HS theo dõi, ghi nhanh ý chính vào vở khoa học - Do nước thải từ các xí nghiệp, nhà máy, chưa được xử lí chảy ra sông, suối -HS đọc lại ghi nhớ -HS trả lời câu hỏi =================================================== Ngày soạn: 28/11/2017 Ngày giảng: 6/12/2017 SÁNG: TIẾT 1: TẬP ĐỌC PPCT 28: CHÚ ĐẤT NUNG (tiếp theo) I -MỤC TIÊU; 1.1- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung) 1.2- Nắm được các từ ngữ trong bài. 1.3- Hiểu ND: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác. (trả lời được các CH 1 ,2 4 trong SGK) * HS năng khiếu trả lời được CH3 (SGK) 2.1- Đọc trôi chảy, lưu loát cả bài. 2.2- Đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt, phù hợp với diễn biến của truyện, đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung ) 3- HS có được ý chí, kiên trì, biết quan tâm và sống vì người khác. * GDKNS: Thể hiện sự tự tin (mạnh dạn, quyết tâm trước những thử thách thì nhất định sẽ thành công) II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Tranh minh họa . III – CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp:, thảo luận nhóm, chia sẽ thông tin. - Kĩ thuật: Động não , Trình bày ý kiến cá nhân, đặt câu hỏi. IV - HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS 6p 15p 12p 8p 3p HĐ1: Cá nhân - Yêu cầu HS đọc từng đoạn truyện (bài Chú Đất Nung tiết 1) và TLCH trong SGK. - GV nhận xét và tuyên dương HS, nhận xét chung. - Yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung bức tranh minh họa bài tập đọc. -GV giới thiệu: để hiểu rõ hơn về bài bài học nay, cô cùng các em tìm hiểu qua bài “Chú Đất Nung” HĐ2: Cá nhân, nhóm - GQMT 1.2, 2.1 -Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài. GV YCHS chia đoạn. YC đọc nối tiếp đoạn. -Lượt 1: Kết hợp sửa sai cho HS. -Lượt 2: Kết hợp giải nghĩa từ, hướng dẫn HS đọc nhấn giọng. -Lượt 3: Đọc để kiểm tra lại khả năng đọc của học sinh. -Yêu cầu HS đọc theo cặp. - YC học sinh đọc lại toàn bài (lần 2). - GV đọc mẫu (lần 3). HĐ3: Cá nhân, nhóm, lớp - GQMT 1.3 * KT trình bày ý kiến cá nhân: -YC HS đọc đoạn 1, trao đổi trong nhóm trả lời câu hỏi. -Kể lại tai nạn của hai người bột? -Đất nung đã làm gì khi thấy hai người bột bị nạn? * KT đặt câu hỏi: -Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước, cứu hai người bột ? -Câu nói cọc tuếch ở cuối truyện của Đất Nung có ý nghĩa gì? (Dành HS năng khiếu) * KT động não - Qua câu chuyện nói lên điều gì? HĐ4: Lớp, nhóm, cá nhân - GQMT 1.1, 2.2 - HS nối tiếp nhau đọc cả bài. -Giới thiệu đoạn đọc diễn cảm - GV đọc mẫu + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài. HĐ5: Kết thúc -Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? * GDKNS:Chúng ta phải biết vượt qua mọi thử thách, cần nổ lực rèn luyện trong cuộc sống cũng như trong học tập để trở thành người có ích cho xã hội. -YCHS: Về nhà học bài, rèn kĩ năng đọc. Chuẩn bị tiết sau: Cánh diều tuổi thơ -Nhận xét tiết học. - HS hát -3 HS lên đọc và trả lời câu hỏi . - QS tranh nêu nội dung tranh vẽ. -1 em đọc mẫu (lần 1). +Đoạn 1: Hai người tìm công chúa . +Đoạn 2: Gặp công chúa .chạy trốn . +Đoạn 3: Chiếc thuyền se bột lại. +Đoạn 4: Phần còn lại - HS đọc nối tiếp (2->3 lần). - HS luyện đọc theo cặp. - HS thi đọc - Một, hai HS đọc bài. Các nhóm đọc thầm. Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. -Hai người bột sống trong lọ thủy tinh. Chuột cạp nắp lọ tha nàng công chúa vào cống.Chàng kị sĩ tìm nàng công chúa và bị chuột lừa vào cống.Hai người chạy trốn, thuyền lật, cả hai người ngấm nước, nhũn cả chân tay. -Đất Nung nhảy xuống nước nước, vớt họ lên bờ để se bột lại. -Vì Đất Nung đã được nung trong lửa, chịu được nắng mưa nên không sợ nước, không sợ bị nhũn cả chân tay khi gặp nước như hai người bột. * Câu nói ngắn gọn ,thẳng thắn tỏ ý thông cảm với hai người bột chỉ quen sống trong lọ thủy tinh ,không chịu đựng được thử thách . * Câu nói đó có ý xem thường những người chỉ sống trong sung sướng ,không chịu đựng nỗi khó khăn . - ND: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người có ích ,chịu được nắng mưa cứu sống được hai người bột yếu đuối . -4HS đọc -Lắng nghe -Từng cặp HS luyện đọc -Một vài HS thi đọc diễn cảm. -HS trả lời. -Lắng nghe --------------------------------------------------------------------------------------- TIẾT 2: TOÁN PPCT 68: LUYỆN TẬP I - MỤC TIÊU: 1.1- Biết thực hiện phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số . 1.2- Biết vận dụng chia một tổng (hiệu) cho một số . 2.1- Làm tính nhanh, đúng phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số. 2.2- Làm tính đúng các phép toán chia một tổng (hiệu) cho một số. 2.3- Trình bày bài toán khoa học, sạch sẽ. 3- HS có tính cẩn thận, tỉ mỉ, tính toán chính xác trong giải toán. II.CHUẨN BỊ: -Sách giáo khoa. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 6p 30p 5p HĐ1: Cá nhân -Gọi HS lên bảng làm bài tập, lớp làm vào nháp. 6 bể : 128610 lít xăng 1 bể : ? lít xăng GV nhận xét, và tuyên dương HS Giới thiệu bài: Luyện tập. HĐ2: Lớp, cá nhân - GQMT 1.1, 1.2, 2.1, 2.2, 2.3 Bài tập 1: Thực hành chia số có sáu chữ số cho số có một chữ số: trường hợp chia hết & trường hợp chia có dư (không yêu cầu thử lại) - Gv nhận xét chữa bài - Cho HS nêu kq - Nhận xét và chốt kết quả Bài tập 2a: - Gọi HS đọc đề bài tập - Yêu cầu HS nhắc lại cách giải bài toán khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Cho HS làm bài theo cặp và nêu kết quả. -Gọi đại diện cặp trình bày - NX và chữa bài Bài 2b (Dành HS năng khiếu) GV theo dõi Nhận xét cá nhân. Bài tập 3: (Dành HS năng khiếu) -Nhận xét cá nhân. Bài tập 4a - Mời HS nêu đề bài. - HD HS cách chia một tổng (hoặc một hiệu) cho một số. HS tính bằng hai cách GV thu tập kt, nhận xét . Bài 4b (Dành HS năng khiếu) GV theo dõi, giúp đỡ GV nhận xét, chốt nội dung đúng -GV nêu cầu HS nêu tính chất mình đã áp dụng để giải bài toán. HĐ3: Kết thúc GV giáo dục HS ham thích học toán và cẩn thận khi làm bài . Dặn HS về xem lại các bài tập. Chuẩn bị bài: Một số chia cho một tích. Nhận xét tiết học . -1 HS lên bàng làm, lớp làm nháp Bài giải Số lít xăng có trong mỗi bể là 128610 : 6 = 21435 ( lít ) Đáp số : 21435 lít HS nêu yêu cầu bài tập. -4 HS lên bảng làm. -Lớp làm bài bảng con a) 67494 :7 42789 : 5 67494 7 42789 5 44 9642 27 8557 29 28 14 39 0 (d 4) b) 359361 : 9 238057 : 8 359361 9 238057 8 89 39929 78 29757 83 60 26 45 81 57 (d 1) Số bé = (Tổng – Hiệu): 2 Số lớn = (Tổng + Hiệu): 2 Bài giải a) Số lớn : (42506 +18472): 2 = 30489 Số bé: 30489 – 18472 = 12017 Đáp số : SL: 30489 SB: 12017 -HS tự làm bài và nêu KQ . b .Số lớn : 111591 Số bé : 26304 HS làm bài nêu KQ : Giải Số toa xe chở hàng là . 3 + 6 = 9 (toa xe) Số hàng do 3 toa chở là. 14580 x 3 = 43740 (kg) Số hàng do 6 toa chở là . 13275 x 6 = 79650 ( kg ) Trung bình mỗi toa chở là . (43740 + 79650): 9 = 13710(kg) Đáp số: 13710 kg Hs đọc yêu cầu HS làm bài vào vở a) C1: ( 33164 + 28528 ) : 4 = 61692 : 4 = 15423 C2: (33164+28528):4 =33164 :4 +28528:4 = 8291 + 713 = 15423 HS tự làm bài nêu KQ . b) C1: (403494 – 16415) :7 = 387079 : 7 = 55297 C2: (403494–16415):7 = 403494:7 – 16415:7 = 57642 - 2345 = 55297 HS trả lời -Lắng nghe. --------------------------------------------------------------------------------------- TIẾT 3: ĐẠO ĐỨC PPCT 14 - BÀI 7: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( T1) I - MỤC TIÊU 1.1- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo . 1.2- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. * HS năng khiếu biết nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình. 2- Thực hiện đúng mẫu hành vi: Chào hỏi, vâng lời, 3- Có thái độ lễ phép, kính trọng thầy giáo, cô giáo. * GDKNS: - Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô. - Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô. II - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP GV: - SGK. - Các băng chữ HS: - SGK III- PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC: Phương pháp: Thảo luận nhóm, đóng vai 2. Kĩ thuật: Trình bày ý kiến cá nhân, đặt câu hỏi. IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 6p 8p 16p 5p HĐ1: Cá nhân - Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà cha me ? -Điếu gì sẽ xảy ra nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? -HS – GV nhận xét tuyên dương. * Giới thiệu bài: - Các em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy giáo cô giáo? - Để xem các em thể hiện biết ơn thầy giáo, cô giáo như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học “Biết ơn thầy giáo, cô giáo” HĐ2: Cá nhân, lớp - GQMT 1.1 Xử lí tình huống (trang 20 , 21 SGK) *Mục tiêu: * Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô giáo. + Cách tiền hành : -GV nêu tình huống: “ Cô Bình là cô giáo Các bạn ơi cô Bình bị ốm đấy! Chiều nay 1. Em hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống trên sẽ làm gì khi nghe vân nói. 2. Nếu em là HS lớp đó em sẽ làm gì? * GV Kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt . Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. HĐ3: Nhóm, lớp - GQMT 1.2, 2 (BT1) ** Mục tiêu: -HS biết lựa chọn hình ảnh trong tranh thể hiện lòng kính trọngvà biết ơn thầy giáo, cô giáo . * Kĩ năng thể hiện sự kính trọng và biết ơn với thầy cô. -Cách tiến hành : * Thảo luận nhóm: GV theo dõi giúp đỡ HS * KT trình bày 1 phút: - GV nhận xét và đưa ra phương án đúng của bài tập . + Các tranh 1, 2, 4: Thể hiện thái độ kính trong, biết ơn thầy giáo, cô giáo. + Tranh 3: Không chào cô giáo khi cô giáo không dạy lớp mình là biểu hiện sự không tôn trọng thầy giáo, cô giáo. - Nêu những việc làm thể hiện sự kính trọng thầy ,cô giáo (Bài tập 2 SGK) ** Mục tiêu : -HS phân biệt được việc làm nào thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo, việc làm nào thể hiện không biết ơn . * KT Trình bày ý kiến cá nhân: -Cách tiến hành : -Yêu cầu HS lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo . *GV Kết luận: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo , cô giáo . - Các việc làm (a) , (b) , (d) , (e) , (g) là những việc làm thể kiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo . => Rút ra kết luận: SGK. HĐ4: Kết thúc * KT đặt câu hỏi: - Hằng ngày em đã làm gì để biết ơn với thầy cô? * GDKNS: Thầy cô đã dạy chúng ta những điều hay, lẻ phải, chính vì vậy chúng ta phải biết ơn thầy cô, thì mới xúng đáng là người trò giỏi. -GV giáo dục HS biết bày tỏ sự kính trọng , biết ơn các thầy giáo, cô giáo. Dặn HS về viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học (Bài tập 4 SGK) - Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ, truyện . . . ca ngợi công lao của các thầy giáo, cô giáo. -Chuẩn bị tiết 2 . Nhận xét tiết học. HS trả lời câu hỏi của GV - HS nối tiếp nhau trả lời. - Lắng nghe 2 HS đọc - HS dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra - HS lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn . -HS nêu -HS theo dõi - Thảo luận theo nhóm về cách ứng xử . -HS lên chữa bài, các nhóm khác nhận xét bổ sung. -Các tranhn1, 2, 4: Thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. -Tranh 3: Biểu hiện sự không tôn trọng thầy giáo, cô giáo. -Biết chào hỏi ,lễ phép giúp đỡ thầy cô những việc làm phù hợp - Từng nhóm HS thảo luận và ghi những việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ . - Từng nhóm lên dán băng chữ đã nhận, theo 2 cột “Biết ơn” hay “Không biết ơn” trên bảng và các tờ giấy nhỏ ghi các việc nên làm mà nhóm mình đã thảo luận. Các nhóm khác góp ý kiến, bổ sung. -HS nhắc lại ghi nhớ - Chăm chỉ học tập, vâng lời thầy cô, -Lắng nghe --------------------------------------------------------------------------------------- TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN PPCT 27: THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ? I -MỤC TIÊU: 1.1- Hiểu được thế nào là miêu tả (ND ghi nhớ) . 1.2- Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung (BT1, mục III) 2.1- Quan sát, tư duy, tưởng tượng và nhận xét sự vật, hiện tượng, vận dụng để viết được đoạn văn. 2.2- Viết được 1, 2 câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơ Mưa (BT2) 3- HS có ý thức tự học hỏi và óc tư duy mở rộng sự hiểu biết. Vận dụng vào viết văn trong thực tế. II-CHUẨN BỊ: -Bảng phụ ghi mẫu phần nhận xét. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 5p 12p 20p 5p HĐ1: Cá nhân -Gọi hs nêu vài đặc điểm chung của văn kể chuyện. -Nhận xét chung. *Giới thiệu bài, ghi tựa: Thế nào là miêu tả? HĐ2: Lớp, cá nhân - GQMT 1.1 *Nhận xét: -Gọi hs đọc thành tiếng đoạn văn miêu tả -Cho hs đọc thầm và tìm những sự vật được miêu tả trong đoạn văn. -Gọi hs nêu sự vật được miêu tả trong đoạn văn. -Cả lớp, gv nhận xét. -GV nêu yêu cầu, cho hs xem mẫu và giải thích mẫu. (những điều em hình dung được về các sự vật trên theo lời miêu tả) -GV phát phiếu và yêu cầu hs hoàn thành phiếu được giao. -Gọi hs nêu kết quả theo từng sự vật. -Cả lớp, gv nhận xét và cho hs đối chiếu kết quả ghi ở bảng phụ. + Để tả được hình bóng của cây sòi, màu sắc của lá cây sòi, cây cơm nguội. Tác giả phải quan sát bằng giác quan nào ? + Để tả được chuyển động của lá cây tác giả phải quan sát bằng giác quan nào? + Còn sự chuyển động của dòng nước, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào? + Muốn miêu tả được sự vật một cách tinh tế, người viết phải làm gì? -Gv chốt lại ghi nhớ SGK/140 HĐ3: Nhóm, cá nhân - GQMT 1.2, 2.1, 2.2 Bài 1: -GV nêu yêu cầu và cho hs thảo luận theo nhóm. -Gọi lần lượt từng nhóm trình bày. -Cả lớp, gv nhận xét,chốt lại câu văn miêu tả trong cả 2 phần bài “Chú Đất Nung” Bài 2: -Gọi hs đọc bài thơ “Mưa” -Cho hs nêu các hình ảnh mà các em thích. -GV yêu cầu hs ghi lại hình ảnh đó và viết 1, 2 câu tả lại hình ảnh đó. Gọi hs nêu câu vừa viết, cả lớp nhận xét. HĐ4: Kết thúc - Thế nào là miêu tả? Dặn HS về xem lại bài, ghi lại 1, 2 câu miêu tả một sự vật mà các em quan sát được trên đường đi học. Chuẩn bị bài sau Nhận xét tiết học -HS nêu vài đặc điểm chung của văn kể chuyện. (ghi nhớ/sgk) HS nhắc lại tựa bài -1 hs đọc to. -Cả lớp đọc thầm, gạch dưới sự vật tìm được (- Các sự vật được miêu tả : cây sòi cây cơm nguội, lạch nước). -Vài hs nêu -HS lắng nghe -Cả lớp quan sát,đọc mẫu ,giải thích. -Hs nêu ý kiến . -Hs đổi chéo kiểm tra +Tác giả phải quan sát bằng mắt. +Tác giả phải quan sát bằng mắt. +Tác giả phải quan sát bằng mắt và bằng tai. + Muốn như vậy người viết phải quan sát kĩ bằng nhiều giác quan. 2 hs đọc ghi nhớ -HS thảo luận theo 5 nhóm -Đại diện nhóm trình bày “Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son”. -Vài hs đọc to -Hs lần lượt nêu -Cả lớp làm nháp -Hs chỉnh lại câu viết. VD : Em thích hình ảnh : Muôn nghìn cây mía múa gươm . Có thể lại tả lại hình ảnh này như sau : Gió thổi rất mạnh làm cả vườn mía nghiêng ngả . Lá mía vung lên quất xuống chẳng khác gì một rừng lưỡi gươm đang múa . - HS đọc ghi nhớ --------------------------------------------------------------------------------------- CHIỀU: Tiết 1+2: Tin học (GV chuyên dạy) ------------- Tiết 3+4: Tiếng anh (GV chuyên dạy) =================================================== Ngày soạn: 28/11/2017 Ngày giảng: 7/12/2017 SÁNG: Tiết 1+2: Mĩ thuật (GV chuyên dạy) --------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 3+4: Thể dục (GV chuyên dạy) -------------------------------------------------------------------------------------- CHIỀU: TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU PPCT 28: DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC? I - MỤC TIÊU : 1.1- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (ND ghi nhớ) . 1.2- Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1), bước đầu biết dùng CH để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể (BT2, mục III). *HS năng khiếu nêu được một vài tình huống có thể dùng câu hỏi vào mục đích khác (BT3, mục III) 2- Đọc hiểu nội dung bài và làm đúng các bài tập. Trình bày bài ngắn gọn, khoa học. 3- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài. Vận dụng vào trong văn nói, viết hàng ngày. *GDKNS: Thể hiện lịch sự trong giao tiếp. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập 1. - 4,5 tờ giấy khổ to để làm việc theo nhóm : bài tập 2. - Băng dính. III- PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp: thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: trình bày 1 phút, đặt câu hỏi, trình bày ý kiến cá nhân. IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 6p 15p 15p 5p HĐ1: Cá nhân - Nêu nội dung cần ghi nhớ bài Luyện tập về câu hỏi. - GV nhận xét, và tuyên dương HS Giới thiệu bài: - Thế nào là câu hỏi? - Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu kĩ hơn qua bài “Dùng câu hỏi vào mục đích khác”. Với bài học này,các em sẽ biết thêm một điều rất mới mẻ: câu hỏi không phải chỉ dùng để hỏi. Có những câu hỏi được đặt ra để thể hiện thái độ khen chê, sự kkhẳng định, phủ định hoặc yêu cầu mong muốn. HĐ2: Nhóm, cá nhân - GQMT 1.1, 1.2 Phần nhận xét * Thảo luận nhóm/Trình bày 1 phút YC1 - Tìm những câu hỏi trong đoạn văn : đoạn đối thoại giữa ông Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung (phần1) ? GV nhận xét, chốt kết quả đúng. YC2 - Phân tích câu hỏi 1: - Câu hỏi của ông Hòn Rấm: “Sao chú mày nhát thế?” ông Hòn Rấm hỏi với ý gì? - Phân tích câu hỏi 2: - Câu “Chứ sao?” của ông Hòn Rấm không dùng để hỏi. Vậy câu hỏi này có tác dụng gì? YC3 * Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp. -Trong nhà văn hoá, em và bạn say sưa trao đổi với nhau vế bộ phim đang xem. Bỗng có người bên cạnh bảo: “Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?” Em hiểu câu hỏi ấy có ý nghĩa gì? + Ngoài tác dụng để hỏi những điều chưa biết. Câu hỏi còn dùng để làm gì? Kết luân: SGK. HĐ3: Cá nhân - GQMT 2 Phần luyện tập * Bài tập 1: - Treo bảng phụ đã viết sẵn bài tập 1, viết mục đích của câu hỏi bên cạnh từng câu . a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo: “Có nín đi không? Các chị ấy cười cho đây này.” b) Anh mắt của các bạn nhìn tôi như trách móc: “Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy?” c) Chị tôi cười: “Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à?” d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe: “Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không?” *Bài tập 2: Đặt câu phù hợp với các tình huống *KT trình bày ý kiến cá nhân GV thu một số vở kt, nhận xét . Bài tập 3 : (Dành hs năng khiếu) nêu được một vài tình huống có thể dùng câu hỏi vào mục đích khác . + Tỏ thái độ khen, chê : + Khẳng định , phủ định + Thể hiện yêu cầu , mong muốn : GV nhận xét cá nhân HĐ4: Kết thúc * KT đặt câu hỏi: - Khi giao tiếp với mọi người chúng ta cần phải như thế nào? + GDKNS: Trong giao tiếp chúng ta cần thể hiện thái độ lịch sự, trong gia đình cũng như ngoài
Tài liệu đính kèm: