Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Trường PTDTBT Tiểu học Măng Bút số 1

Tiết: 2

Tiết PPCT: TẬP ĐỌC

 HOA HỌC TRÒ

 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS

- Hiểu nghĩa các từ: Phượng, phần tử, vô tâm, tin thắm.

- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

2. Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn trong với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

3. Thái độ: Tích cực học tập, phát biểu bài sôi nổi.

* Đối với học sinh chưa hoàn thành: Đọc đúng được một đoạn trong bài.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần luyện đọc.

2. Học sinh: SGK, tìm hiểu nội trước ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ KIẾN:

- Phương pháp thuyết trình, hỏi - đáp, trực quan, thảo luận,.

- HT: Cả lớp, nhóm, cá nhân.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài "Chợ tết" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- GV nhận xét, tuyên dương.

 

doc 45 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Trường PTDTBT Tiểu học Măng Bút số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC DỰ KIẾN: 
- Trực quan, hỏi đáp, luyện tập thực hành, thuyết trình, thảo luận... 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
- GV gọi 2 HS làm bài tập 3, 4 / 55 VBT Khoa học. 
- GV nhận xét, tuyên dương. 
3. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: 
Phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng
- Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2 trang 90 SGK, vật nào tự phát sáng? Vật nào được chiếu sáng?
- Gọi HS trình bày.
Kết luận: Hình 1: Ban ngày
- Vật tự phát sáng: Mặt Trời
- Vật được chiếu sáng: giường, bàn ghế,  
 Hoạt động 3 :
Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Làm thí nghiệm trang 90 SGK
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 và dự đoán đường truyền của ánh sáng qua khe. Sau đó bật đèn và quan sát để so sánh với kết quả dự đoán. 
- Gọi các nhóm trình bày kết quả.
Kết luận: Ánh sáng truyền qua đường thẳng
Hoạt động 4 : 
Biết làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua hoăïc không truyền qua.
- HS tiến hành thí nghiệm 2 trang 91 SGK. Chú ý che tối phòng học trong khi làm thí nghiệm. Ghi lại kết quả vào bảng sau:
Các vật cho gần như toàn bộ ánh sáng đi qua
Các vật chỉ cho một phần ánh sáng đi qua
Các vật không cho ánh sáng đi qua
Mục tiêu: 
Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt.
Cách tiến hành : 
- GV đặt vấn đề: Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?
- GV yêu cầu HS dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết sẵn có để đưa ra các dự đoán. Sau đó tiến hành thí nghiệm như trang 91 SGK để kiểm tra dự đoán.
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận chung.
Kết luận: Ta chỉ nhìn thấy vật khí có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò
- Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.
- GV nhận xét tiết học.

- Lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm. 
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả trước lớp.
Hình 2: Ban đêm
- Vật tự phát sáng: ngọn đèn điện.
- Vật được chiếu sáng: Mặt Trăng sáng là do được Mặt Trời chiếu sáng, cái gương, bàn ghế, được đèn chiếu sáng và được cả ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trời chiếu sáng. 
- HS quan sát hình 3 và dự đoán đường truyền của ánh sáng qua khe.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- HS tiến hành thí nghiệm 2 trang 91 SGK theo nhóm.
- HS trả lời.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm.
- Các nhóm trình bày kếtquả thảo luận chung.
- 1 HS đọc.
********************************
BUỔI CHIỀU
Tiết: 1
Tiết PPCT:
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
24/01/2018
30/01/2018 
ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (TT)
 I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+ Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước.
+ Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ KIẾN: 
- Trực quan, hỏi đáp, luyện tập thực hành, thuyết trình, thảo luận... 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBNB 
- HS trả lời câu hỏi SGK 
- Nhận xét và tuyên dương từng HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
- Ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 2: 
Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất.
- GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ/SGK và vốn hiểu biết của bản thân, cho biết:
+ ĐBNB có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vùng công nghiệp phát triển lớn mạnh nhất cả nước?
+ Quan sát các hình, kể tên các sản phẩm công nghiệp của đồng bằng Nam Bộ.
- GV nhận xét, chốt ý.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu HS dựa SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi của mục 1.
- GV nhận xét và kết luận: ĐBNB là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Nhờ đồng bằng này, nước ta trở thành 1 trong
Chợ nổi trên sông.
- GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ/SGK và vốn hiểu biết của bản thân, cho biết:
H: Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thủy sản?
H: Kể tên một số loại thủy sản được nuôi nhiều ở đây?
H: Thủy sản của đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu?
- GV nhận xét và kết luận.
- GV mô tả thêm về việc nuôi cá, tôm ở đồng bằng này.
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò 
- Hệ thống lại bài, nêu bài học.
* Tổ chức cho HS nối sơ đồ xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
- Dặn HS học bài và hoàn thành bài tập VBT
- Nhận xét tiết học.
- Nhiều HS nhắc lại.
- HS đọc kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm - trình bày kết quả 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm và báo cáo kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lên thực hiện
- HS nghe
**********************************
Tiết: 2
Tiết PPCT: 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
24/01/2018
30/01/2018 
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
2. Kĩ năng: Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.
3. Thái độ: Tích cực học tập, phát biểu bài sôi nổi.
* Đối với học sinh chưa hoàn thành: Kể được một đoạn của câu chuyện theo gợi ý của GV.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
2. Học sinh: Chuẩn bị một số câu chuyện đã nghe, đã đọc
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ KIẾN: 
- Trực quan, hỏi đáp, luyện tập thực hành, thuyết trình, thảo luận... 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện Con vật xấu xí của An - đéc - xen và nói ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét và tuyên dương từng HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch cáct ừ: được nghe, được đọc, ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
- Yêu cầu 3 học sinh tiếp nối đọc gợi ý 2 và 3 
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và đọc tên truyện.
- GV lưu ý HS: 
Trong các câu truyện được nêu làm ví dụ: Truyện con Vịt xấu xí, Cây khế, Gà trống và cáo có trong SGK, những truyện khác ở ngoài sách giáo khoa các em phải tự đọc để kể lại. Hoặc các em có thể dùng các câu truyện đã được học như: Người mẹ, người bán quạt may mắn, nhà ảo thuật,...
+ Ngoài các truyện đã nêu trên em còn biết những câu chuyện nào có nội dung ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác nào khác? Hãy kể cho bạn nghe.
+ Gọi HS đọc lại gợi ý dàn bài kể chuyện.
 * Kể trong nhóm:
- HS thực hành kể trong nhóm đôi.
- GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn.
Gợi ý:
+ Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể.
+ Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa của câu chuyện.
+ Kể chuyện ngoài sách giáo khoa thì sẽ được cộng thêm điểm.
+ Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc, kết truyện theo lối mở rộng.
+ Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện.
* Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện.
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
- Tuyên dương HS kể tốt.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. 
- Lắng nghe
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- 3 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Quan sát tranh và đọc tên truyện:
- Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn.
- Cây tre trăm đốt.
- Một số HS tiếp nối nhau kể chuyện:
+ Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về "Nàng cơng chúa và hạt đậu" một trong những nàng công chúa cĩ sắc đẹp tuyệt trần và hiền thục.
+ Tôi xin kể câu chuyện "Mười hai tháng". Nhân vật chính là là một cơ bé bị mụ dì ghẻ đối xử rất ác nhưng cuối cùng cũng được hưởng cuộc đời hạnh phúc và luơn được mười hai tháng đến thăm.
+ Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về "Thạch Sanh mồ côi" nhân vật chính là một chàng trai mồ côi cha mẹ từ lúc còn nhỏ, lớn lên được vị tiên ban phép màu chàng đã giúp dân trừ ma diệt ác và cuối cùng được kết hôn với công chúa sống hạnh phúc trọn đời.
+ 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe, trao đổi về ý nghĩa truyện.
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện.
+ Bạn thích nhất là nhân vật nào trong câu chuyện ?Vì sao ?
+ Chi tiết nào trong chuyện làm bạn cảm động nhất ? 
+ Câu chuyện muốn nĩi với bạn điều gì ?
+ Qua câu chuyện này giúp bạn rút ra được bài học gì về những đức tính đẹp ?
- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu
- HS cả lớp.
**********************************
Tiết: 3
Tiết PPCT: 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
24/01/2018
30/01/2018 
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1).
2. Kĩ năng: Viết được đoạn văn ngắn tả một loài hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thích (BT2).
3. Thái độ: Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
* Đối với học sinh chưa hoàn thành: Viết được 1 đến 2 câu tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em yêu thích. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn lời giải bài tập 1 d, e.
2. Học sinh: Tìm hiểu nội dung ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ KIẾN: 
- Trực quan, hỏi đáp, luyện tập thực hành, thuyết trình, thảo luận... 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau đọc đoạn văn Bàng thay lá và Cây tre sau đó nhận xét cách miêu tả của tác giả.
- Nhận xét, tuyên dương HS. 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài:
- Gọi 2 HS đọc 2 bài đọc "Hoa sầu đâu và quả cà chua" 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc thầm 2 đoạn văn suy nghĩ và trao đổi trong bàn để nêu lên cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý. 
- GV giúp HS những HS gặp khó khăn. 
+ Yêu cầu HS phát biểu ý kiến.
a) Đoạn tả hoa sầu đâu của tác giả Vũ Bằng:
- Tả rất sinh động tả chùm hoa, không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm vì thế có cái đẹp chung của cả chùm hoa.
- Tác giả tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánh (mùi thơm mát mẻ, hơn cả hương cau, dịu dàng hơn cả hoa mộc); cho mùi thơm huyền diệu hoà với các hương vị khác của đồng quê (mùi đất ruộng, mùi đậu già, mùi mạ non, khoai sắn, rau cần)
- Cách dùng từ ngữ, hình ảnh thế hiện tình cảm của tác giả: hoa nở như cười, bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến người ta cảm thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì?
- Yêu cầu cả lớp và GV nhận xét, sửa lỗi và tuyên dương những học sinh có ý kiến hay nhất.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV treo bảng yêu cầu đề bài.
- Gọi 1HS đọc: tả một bộ phận hoa hoặc quả của một loài cây mà em yêu thích. 
+ Em chọn bộ phận nào (quả, hay hoa) để tả?
+ Treo tranh ảnh về một số loại cây ăn quả lên bảng như (mít, xoài, mãng cầu, cam, chanh, bưởi, dừa, chuối,...) 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu.
- GV giúp HS những HS gặp khó khăn. 
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm.
+ Hướng dẫn HS nhận xét và bổ sung nếu có 
+ GV nhận xét,biểu dương một số HS viết bài tốt.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại bài văn miêu tả về một bộ phận hoa hoặc quả của 1 loại cây cho hoàn chỉnh.
"Hoa mai vàng và Trái vải tiến vua" và nhận xét cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm bài.
+ Lắng nghe GV để nắm được cách làm bài.
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và sửa cho nhau 
- Tiếp nối nhau phát biểu.
b) Đoạn tả quả cà chua của tác giả Ngô Văn Phú:
- Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết trái, từ khi trái xanh đến khi trái chín.
- Tả cà chua ra quả, xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh (quả lớn, quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con - mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu), hình ảnh nhân hoá (quả leo nghịch ngợm lên ngọn - cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây.)
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát:
- 1 HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm bài.
+ Phát biểu theo ý tự chọn:
- Em chọn tả cây ổi ở vườn em vào mùa ra quả.
- Em chọn tả cây phượng đang nở hoa đỏ rực ở sân trường em.
- Em chọn tả buồng chuối già hương ở sau vườn của nội em.
- Em chọn tả cây cam vào mùa ra hoa ở vườn ngoại em.
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và sửa cho nhau 
- HS tự suy nghĩ để hoàn thành yêu cầu vào vở hoặc vào giấy nháp.
+ Tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm.
- HS ở lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
- Học sinh lắng nghe.
*******************************************************************
Thứ tư ngày 31 tháng 01 năm 2018
Tiết: 3
Tiết PPCT: 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
24/01/2018
31/01/2018 
TOÁN
PHÉP CỘNG PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Biết cộng hai phân số cùng mẫu số.
2. Kĩ năng: Làm được các bài tập: BT1; BT3.
3. Thái độ: Tích cực học tập, phát biểu bài sôi nổi.
* Đối với học sinh chưa hoàn thành: Làm được BT1.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo viên chuẩn bị một băng giấy kích thước 20 x 80cm
2. Học sinh: Mỗi HS chuẩn bị 1 băng giấy hình chữ nhật, kích thước 10cm x 30cm, bút màu.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ KIẾN: 
- Trực quan, hỏi đáp, luyện tập thực hành, thuyết trình, thảo luận... 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số.
- Nhận xét và tuyên dương từng HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu ví dụ.
- Gọi 1 HS đọc ví dụ trong SGK.
+ Treo băng giấy đã vẽ sẵn các phần như SGK.
+ Hướng dẫn HS thực hành trên băng giấy:
- Cho HS lấy băng giấy hình chữ nhật gấp đôi 3 lần để chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau.
- GV nêu câu hỏi gợi ý:
- Băng giấy được chia thành mấy phần bằng nhau?
- Nêu phân số biểu thị phần Nam tô màu lần thứ nhất?
- Nêu phân số biểu thị phần Nam tô màu lần thứ hai?
- Cho HS dùng bút màu tô phần băng giấy bạn Nam tô màu.
- Vậy quan sát băng giấy bạn Nam đã tô màu mấy phần băng giấy?
+ Vậy muốn biết cả hai lần bạn Nam đã tô mấy phần băng giấy ta làm như thế nào ? 
- Ta phải thực hiện phép tính: + = ?
+ Em có nhận xét gì về đặc điểm của hai phân số này?
Hoạt động 3: Cộng hai phân số cùng mẫu số.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách tính.
- Quan sát băng giấy ta thấy bạn Nam đã tô màu băng giấy. So sánh hai tử số của các phân số và . Tử số của phân số là 5.
- Ta có 5 = 3 + 2 (3 và 2 là tử số của hai phân số và ).
+ Từ đó ta có thể tính như sau:
 + = 
- Quan sát phép tính em thấy kết quả có mẫu số như thế nào so với hai phân số và ? 
+ Vậy muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào? 
+ GV ghi quy tắc lên bảng. Gọi HS nhắc lại.
Hoạt động 4: Thực hành
Bài 1: Tính
+ Gọi 1 em nêu đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
- Gọi hai em lên bảng sửa bài.
a) + = 
b) + = 
+ Yêu cầu HS nêu giải thích cách tính.
- GV có thể nhắc HS rút gọn kết quả nếu có thể được 
- Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét biểu dương học sinh.
Bài 3: Dành cho học sinh hoàn thành
+ Gọi HS đọc đề bài.
+ Đề bài cho biết gì? 
+ Yêu cầu ta tìm gì?
+ Muốn biết cả hai ô tô chuyển được bao nhiêu phần số gạo trong kho ta làm như thế nào? 
- Yêu cầu lớp tự suy nghĩ làm vào vở. 
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét bài làm học sinh. 
Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò
- Muốn cộng 2 phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?
- Nhận xét tuyên dương tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc 
+ Quan sát.
- Thực hành gấp băng giấy và tô màu các phần theo hướng dẫn của GV.
+ Băng giấy được chia thành 8 phần bằng nhau.
- Phân số: 
- Phân số: 
+ Cả hai lần bạn Nam đã tô màu băng giấy.
+ Ta phải thực hiện phép cộng hai phân số cộng .
- Hai phân số này có mẫu số bằng nhau và bằng 8. 
+ Quan sát và nêu nhận xét:
- Tử số của phân số là 5 bằng tử số 3 của phân số cộng với tử số 2 của phân số .
- Mẫu số 8 vẫn được giữ nguyên.
+ Quan sát và lắng nghe.
+ HS tiếp nối phát biểu quy tắc.
- 2 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Một em nêu đề bài.
- Lớp làm vào vở.
- Hai học sinh làm bài trên bảng
 c) += 
d) 
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc đề, lớp đọc thầm.
+ Đề bài cho biết: 
- Ô tô thứ nhất chuyển số gạo trong kho. 
- Ô tô thứ hai chuyển số gạo trong kho. 
+ Cả hai ô tô chuyển được bao nhiêu phần số gạo trong kho? 
- Ta thực hiện phép tính cộng lấy 
+ HS thực hiện vào vở.
- 1HS lên bảng giải bài.
 Giải:
Cả hai ô tô chuyển được phần số gạo trong kho là: 
 = (số gạo)
Đáp số: (số gạo)
+ HS nhận xét bài bạn.
- 2 HS nhắc lại. 
- Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
**********************************
Tiết: 4
Tiết PPCT: 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
24/01/2018
31/01/2018 
TẬP ĐỌC
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ TRÊN LƯNG MẸ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS
- HS hiểu nghĩa các từ: Lưng đưa nôi, tim hát thành lời, A-kay...
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (trả lời được các câu hỏi; thuộc được một khổ thơ trong bài).
2. Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với với giọng nhẹ nhàng, có xúc cảm.
3. Thái độ: Tích cực học tập, phát biểu bài sôi nổi..
* Đối với học sinh chưa hoàn thành: Đọc đúng được một đoạn trong bài. 
* GDĐP: Yêu quý nét đẹp văn hóa, truyền thống của người dân địa phương.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết 8 dòng thơ cuối.
2. Học sinh: Tìm hiểu trước nội dung ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ KIẾN: 
- Trực quan, hỏi đáp, luyện tập thực hành, thuyết trình, thảo luận... 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng đọc tiếp nối bài "Hoa học trò" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét và tuyên dương.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc và nêu câu hỏi.
+ Bức tranh vẽ cảnh gì? 
+ Bài thơ Khúc hát ru em bé ngủ trên lưng mẹ sáng tác trong những năm kháng chiến chống Mĩ đầy gian khổ. Người mẹ trong bài thơ là một người dân tộc Tà - ôi. Thông qua lời ru con của người mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm muốn nói lên vẻ đẹp của tâm hồn người mẹ yêu con yêu cách mạng.
Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu về điều này.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc
- GV gọi 1 HS đọc bài.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài (3 lượt HS đọc).
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Lưu ý học sinh ngắt hơi đúng ở các cụm từ ở một số câu thơ:
Mẹ giã gạo / mẹ nuôi bộ đội 
Nhịp chày nghiêng / giấc ngủ con nghiêng 
Mồ hôi mẹ rơi / má em nóng hổi 
Vai mẹ gầy / nhấp nhô làm gối 
Lưng đưa nôi / và tim hát thành lời...
 - GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
* Đọc diễn cảm cả bài với giọng đọc nhẹ nhàng âu yếm, dịu dàng đầy tình thương nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: Đừng rời, nghiêng, nóng hổi, nhấp nhô, trắng ngần, lún sân, mặt trời,...
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc khổ 1 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Em hiểu thế nào là "Những em bé lớn lên trên lưng mẹ"? 
+ Người mẹ trongbài thơ làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào? 
+ Khổ thơ 1cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính khổ thơ.
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 2 và 3 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con?
+ 2 Khổ thơ này có nội dung chính là gì?
- Ghi ý chính của khổ thơ 2, 3.
- Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi.
- Theo em cái đẹp trong bài thơ này gì? 
- Ý nghĩa của bài thơ này nói lên điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài, lớp theo dõi để tìm ra cách đọc.
- Giới thiệu các câu dài cần luyện đọc.
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi 
Em ngủ cho ngoan đừng / đừng rời lưng mẹ Mẹ giã gạo / mẹ nuôi bộ đội 
Nhịp chày nghiêng,/ giấc ngủ em nghiêng 
Mồ hôi mẹ rơi / má em nóng hổi 
Vai mẹ gầy / nhấp nhô làm gối 
Lưng đưa nôi / và tim hát thành lời 
Ngủ ngoan a - kay ơi, ngủ ngoan a - kay hỡi 
Mẹ thương a- kay, / mẹ thương bộ đội 
Com mơ cho mẹ / hạt gạo trắng ngần 
Mai sau con lớn / vung chày lún sân...
- Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Nhận xét và tuyên dương từng HS.
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò
Hỏi: Ở nơi em sinh sống người dân địu con bằng cái gì? 
GDVHĐP: Chúng ta phải biết giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống tại địa phương.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- Quan sát. 
+ Tranh vẽ một bà mẹ người dân tộc đầu chít khăn đang giã gạo trên lưng địu một em bé trai đang ngủ rất ngon.
+ Lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự:
+ Khổ 1: Em cu Taiđến tim hát thành lời .
+ Khổ 2: Ngủ ngoan a - kay ơi  đến lún sân. 
+ Khổ 3: Em cu Tai... đến a- kay hỡi.
+ Lắng nghe GV hướng dẫn để nắm cách ngắt nghỉ các cụm từ và nhấn giọng.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi. 
+ Vì những người mẹ ở miền núi đi đâu, làm gì cũng thường địu con theo. Những em bé cả những lúc ngủ cũng nằm trên lưng mẹ. Vì vậy có thể nói rằng: các em bé lớn lên trên lưng mẹ. 
+ Người mẹ làm những công việc như nuôi con khôn lớn, giã gạo nuôi bộ đội. Tỉa bắp trên nương,... Những công việc đó đã góp phần thiết thực vào công việc kháng chiến chống Đế quốc Mĩ cứu nước của toàn dân tộc 
+ Cho biết người

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 23 Lop 4_12296481.doc