Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Cả ngày

THỰC HÀNH LUYỆN TỪ VÀ CÂU

DẤU NGOẶC KÉP

I. MỤC TIÊU:

 - Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép(ND ghi nhớ).

 - Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-HS : Vở bài tập Tiếng Việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ 1: (1 phút) GT bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.

HĐ 2: (15 phút) Phần nhận xét:

Bài1: Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc đoạn văn.

GV giao việc: theo nội dung bài. Cho HS làm bài. Cho HS trình bày kết quả. Lớp nhận xét.

- GV nhận xét + chốt lại:

-Những từ ngữ và câu đặt trong ngoặc kép không lời nói của Bác Hồ.

- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Đó có thể là:

 + Một từ hay cụm từ “người lính ”, “đầy tớ trung thành của nhân dân”.

Một câu trọn vẹn hay đoạn văn: “Tôi chỉ có một ham muốn ”

 

doc 14 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Cả ngày", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HÀNH LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DẤU NGOẶC KÉP
I. MỤC TIÊU:
 - Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép(ND ghi nhớ).
 - Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-HS : Vở bài tập Tiếng Việt	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1: (1 phút) GT bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ 2: (15 phút) Phần nhận xét:
Bài1: Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc đoạn văn.
GV giao việc: theo nội dung bài. Cho HS làm bài. Cho HS trình bày kết quả. Lớp nhận xét.
GV nhận xét + chốt lại:
-Những từ ngữ và câu đặt trong ngoặc kép không lời nói của Bác Hồ.
- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Đó có thể là:
	+ Một từ hay cụm từ “người lính ”, “đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Một câu trọn vẹn hay đoạn văn: “Tôi chỉ có một ham muốn ”
Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
Cho HS suy nghĩ, chuẩn bị câu trả lời.
H:Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập?
H:Khi nào dấu ngoặc kép được phối hợp với dấu hai chấm-HS trả lời. Lớp nhận xét. GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. 
-Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ.
-Dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn.
Bài3:Cho HS đọc yêu cầu của BT3. HS làm bài. cá nhân.
Cho HS trình bày. -Lớp nhận xét. GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
-Trong khổ thơ,từ lầu được dùng với ý nghĩa: gọi các tổ nhỏ của tắc kè bằng từ lầu để đề cao giá trị của cái tổ đó.
Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dúng để đánh dấu từ lầu là từ được dúng với ý nghĩa đặc biệt.
HĐ 3: (14 phút) Phần luyện tập 
Bài1:Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc đoạn văn.
GV giao việc:BT cho một đoạn văn và yêu cầu các em tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn đó.
Cho HS làm bài.GV dán lên bảng 4 tờ giấy khổ to đã chép sẵn đoạn văn.
-Cả lớp làm bài cá nhân.4 HS lên gạch dưới lời dẫn trực tiếp trên 4 tờ giấy chép sẵn bài tập.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
Lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn là:“Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?” và “Em đã nhiều lầm giúp đỡ mẹmùi soa.”
Bài2: Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
GV giao việc: BT2 yêu cầu các em phải trả lời: Có thể đặt những lời nói trực tiếp trong đoạn văn ở BT1 xuống dòng sau dấu gạch ngang đầu dòng không?Vì sao? -HS trả lời.
Cho HS làm bài. cá nhân. Cho HS trình bày bài bằng trả lời câu hỏi.
H:Có thể đặt những lời nói trực tiếp trong đoạn văn ở BT1 xuống dòng,sau dấu gạch ngang đầu dòng không?Vì sao? Lớp nhận xét.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
Không thể viết xuống dòng và gạch ngang đầu dòng.Vì đó không phải là lời đối thoại trực tiếp.
Bài 3: Cách làm: Tiến hành các bước như ở BT2.
HĐ 6: (3 phút) Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét chung tiết học.
 Thứ 6 ngày 17 tháng 10 năm 2014.
TIẾT DẠY ĐỐI CHỨNG CHUYÊN ĐỀ 
 Môn: Toán (Lớp 4)
 Tên bài dạy: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt 
 Người thực hiện: Lê Thị Thủy
I. MỤC TIÊU: Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác và sử dụng ê-ke).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Thước thẳng, ê-ke (dùng cho GV & HS).
 - Giấy khổ to chuẩn bị phần lý thuyết SGK trang 49 cho HĐ3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ 1: (5 phút) KT bài cũ: - GV: Gọi 3HS lên sửa BT ltập ở tiết trước, đồng thời ktra bài của HS. - 3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nxét bài làm của bạn.
- GV: Sửa bài, nxét.
HĐ 2: (2 phút) GT bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ 3: (10 phút) Gthiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt:
- GV chỉ vào lần lượt các hình vẽ góc nhọn, góc tù, góc bẹt để HS phán đoán đó là góc gì.
GV: Nếu các em thấy băn khoăn về những phán đoán của mình hãy đặt câu hỏi để tìm cách giải quyết những điều mình còn băn khoăn nhé! 
- GV phát cho 4 nhóm( Nhóm 6), mỗi nhóm một tờ giấy khổ to đã chuẩn bị như phần II, yêu cầu HS quan sát đồng thời dùng ê- ke đo độ lớn của góc so sánh độ lớn của chúng với độ lớn của góc vuông, nêu kết luận đó là góc gì ( hoàn thành bảng GV đã phát), nhóm nào xong gắn bài làm của nhóm lên bảng, GV mời nhóm hoàn thành trước trình bày bài làm của nhóm, nhóm khác nhận xét, GV nhận xét, kết luận. 
- GV yêu cầu HS so sánh độ lớn của góc này với góc kia.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi mà mình đã đặt ra.
HĐ 4: (20 phút) Hdẫn thực hành:
Bài 1: - GV Y/c HS thảo luận nhóm đôi qsát các góc trg SGK và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt?HS trình bày kết quả thảo luận: 1HS hỏi 1HS trả lời xen kẽ, cả lớp nhận xét, GV nhận xét. 
- GV: Nxét, có thể vẽ thêm hình khác để HS ph/b. 
Bài 2(1ý):GV Hdẫn HS dùng ê-ke để ktra các góc của từng hình tam giác.
- GV: Nxét, có thể y/c HS nêu tên từng góc trong mỗi hình tam giác & nói rõ đó là góc gì?
GV hỏi thêm để HS giải thích làm thế nào mà em biết đó là góc nhọn, góc bẹt hay góc tù?
HĐ 5: (3 phút) Củng cố-dặn dò:- GV: T/kết giờ học, dặn dò.
Thứ 6 ngày 17 tháng 10 năm 2014.
TIẾT DẠY ĐỐI CHỨNG CHUYÊN ĐỀ 
 Môn: Toán (Lớp 4)
 Tên bài dạy: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt 
 Người thực hiện: Lê Thị Thủy
 Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2014
CHÍNH TẢ
TUẦN 8
(Phương thức tích hợp: Khai thác trực tiếp nội dung bài)
I. MỤC TIÊU:
- Nghe-viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ.
- Tìm và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/ d/gi, vần yên/iên/iêng. Để điền vào ô trống phù hợp với nghĩa đã cho.
- Thông qua nội dung bài viết Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: bút dạ, 2 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1a, 1b, bài 2a, 2b, từ điển
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ 1: (5 phút) KT bài cũ:
Gọi 3 HS lên bảng nghe GV đọc để viết các từ: trung thực, chung thuỷ, trợ giúp, họp chợ, trốn tìm, nơi chốn.
 -YC HS cả lớp theo dõi và nhận xét, GV nhận xét .
HĐ 2: (2 phút) GT bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ 3: (23 phút) HD HS nghe-viết chính tả
a-Trao đổi về nội dung
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn cần viết tr66 SGK, cả lớp nghe đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
? Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào?
? Đất nước ta hiện nay đã thực hiện được ước mơ cách đây 60 năm của anh chiến sĩ chưa? Liên hệ t/c đối với vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.
- HS trả lời các câu hỏi và nhận xét bổ sung cho nhau, GV chốt câu trả lời đúng
b-Viết từ khó: -YC HS tìm các từ khó viết trong bài
- YC HS viết các từ khó, dễ lẫn trong bài mà các em vừa tìm được.
c-Viết chính tả: -GV đọc, HS nghe viết 
d-Thu chấm, nhận xét bài của HS
HĐ 4: (7 phút) HD HS làm bài tập
Bài 1:-GV treo bảng phụ chép ND bài tập 1a, 1b
- Gọi 1 HS nêu YC của bài tập, yêu cầu học sinh cả lớp làm bài vào VBT, đồng thời gọi 2 HS lên bảng làm BT vào 2 tờ phiếu khổ to.
- Những HS làm BT vào phiếu trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp sửa lại theo lời giải đúng.
 Bài 2: -GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập 2a, 2b
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, yêu cầu HS làm vào VBT, đồng thời gọi 2 HS lên bảng làm bài tập trên bảng phụ
 -Những HS làm bài tập trên tờ phiếu trình bày kết quả, cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng
HĐ 6: (3phút) Củng cố dặn dò: -GV nhận xét tiết học.
 Thứ 6 ngày 17 tháng 10 năm 2014.
TOÁN
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thước thẳng, ê-ke (dùng cho GV & HS).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ 1: (5 phút) KT bài cũ:
- GV: Gọi 3HS lên sửa BT ltập thêm ở tiết trc, đồng thời ktra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.
HĐ 2: (2 phút) GT bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ 3: (10 phút) Gthiệu hai đường thẳng vuông góc:
- GV: Vẽ hình chữ nhật ABCD & hỏi: + Đọc tên hình & cho biết đây là hình gì? - Hình chữ nhật ABCD.
+ Các góc của HCN ABCD là góc gì?- Các góc A, B, C, D đều là góc vuông.
- GV: Th/h thao tác & nêu: Kéo dài cạnh DC thành đthẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đthẳng BN. Khi đó ta đc 2 đthẳng DM & BN vuông góc với nhau tại điểm C.
- Hỏi: + Góc BCD, DCN, NCM, BCM là góc gì?+Các góc này có chung đỉnh nào?
- GV: Như vậy 2 đường thẳng BN & DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.
- GV: Y/c HS qsát các ĐDHT, lớp học tìm 2 đthẳng vuông góc có trg th/tế csống.
- GV: Hdẫn HS vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau (vừa nêu vừa th/h thao tác): Ta dùng ê-ke để vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau, chẳng hạn muốn vẽ đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng CD, ta làm như sau:
+ Vẽ đường thẳng AB: Đặt 1 cạnh ê-ke trùng với đthẳng AB. Vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê-ke. Ta đc 2 đường thẳng AB & CD vuông góc với nhau.
- GV: Y/c HS th/hành vẽ đường thẳng MN vuông góc với đường thẳng PQ tại O. 
HĐ 4: (20 phút) Hdẫn thực hành:
Bài 1: - GV: Vẽ 2 hình a, b như BT SGK.
- Hỏi: BT y/c cta làm gì? - GV: Y/c HS cả lớp cùng ktra.
- GV: Y/c HS nêu ý kiến: Vì sao 2 đường thẳng HI & KI vuông góc với nhau?
Bài 2: - GV: Y/c HS đọc đề. GV: Vẽ hình chữ nhật ABCD, sau đó y/c HS suy nghĩ & ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trg hình chữ nhật ABCD vào VBT.
- GV: Nxét & kluận về đáp án đúng.
Bài 3: - GV: Y/c HS đọc đề bài, sau đó tự làm.
- GV: Y/c HS tr/b bài làm trc lớp. Nxét & cho điểm HS.
Bài 4: - GV: Y/c HS đọc đề bài & tự làm bài.
- GV: Y/c HS nxét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nxét & cho điểm HS.
HĐ 5: (3 phút) Củng cố-dặn dò: GV: T/kết giờ học, dặn dò
6
MĨ THUẬT
TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO
NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
I. MỤC TIÊU
 -HS nhận biết quan sát các hình ảnh và nhận ra vẻ đẹp của phong cảnh quê hương.
 -HS biết cách nặn con vật và nặn được con vật theo ý thích.
 -HS thêm yêu mến con vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1-GV:-SGK, SGV, một số tranh, ảnh con vật quen thuộc
 -Hình vẽ gợi ý cách nặn 
 -Sản phẩm nặn con vật của HS. -Đất nặn
2-HS:-SGK, đất nặn, giấy nháp để lót bàn khi nặn
III. CÁC HĐ DH CHỦ YẾU
HĐ 1: (2 phút) GT bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
 HĐ 2: (5 phút)Quan sát, nhận xét
 - GV giới thiệu một số sản phẩm tạo dáng bằng đất sét và gợi ý để HS nhận biết:
 + Tên của con vật tạo dáng.
 + Các bộ phận của chúng.
 + Nguyên liệu để làm.
 - GV tóm tắt lại nội dung HD trả lời. 
HĐ 3: (5 phút)Cách tạo dáng
 - Yêu cầu HS chọn hình để tạo dáng.
 - Chọn màu sắc và hình khối đất nặn sao cho phù hợp. Có thể cắt bớt,....
 - Tìm và nặn thêm các chi tiết cho sinh động, ...
 HĐ 4: (15 phút)Thực hành. GV tổ chức cho HS thực hành nếu HS không có đất nặn thì xé dán hoặc tô màu các tranh có sẵn
HĐ 5: (5 phút)Nhận xét, đánh giá
 -GV gợi ý để HS nhận xét về hình dáng chung: hình dáng chung, các bộ phận, chi tiết, màu sắc.
 - HS xếp loại bài theo cảm nhận riêng.
 HĐ 6: (3 phút)Dặn dò: Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau
KĨ THUẬT
Bài 5: KHÂU ĐỘT THƯA (tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
 - Hs biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa .
 - Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau, Đường khâu có thể bị dúm.
 - HS khá, giỏi khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
 - Tranh qui trình khâu mũi đột thưa .
 - Mẫu đường khâu đột thưa .
 - 1 mảnh vải 20x 30 cm , len hoặc sợi .
 - Kim khâu len, kim khâu chỉ, kéo, thước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ 1: (5 phút) KT bài cũ: Kiểm tra ghi nhớ, dụng cụ học tập .
HĐ 2: (2 phút) GT bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ 3: (10 phút) làm việc cả lớp
 *Mục tiêu: Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu .
 *Cách tiến hành:
 - Giới thiệu đường mẫu khâu đột thưa, hướng dẫn hs quan sát .
 - Nêu đặc điểm của mũi khâu đột thưa, hướng dẫn hs quan sát ?
 - So sánh mũi khâu đột thưa với mũi khâu thường?
 *Kết luận: Như ghi nhớ sgk mục 1
HĐ 4: (15 phút) làm việc cá nhân 
 *Mục tiêu: Hướng dẫn hs thao tác kỹ thuật 
 *Cách tiến hành: 
 - Gv treo qui trình khâu đột thưa .
 - Hướng dẫn hs quan sát hình 2,3,4,5 sgk và nêu các bước trong qui trình
 - Gv đặt câu hỏi: hãy thực hiện mũi khâu đột thưa
 *Kết luận: như ghi nhớ sgk mục 2
 - Gọi hs đọc phần ghi nhớ sgk 
 - Gv kiểm tra vật liệu, dụng cụ để chuẩn bị khâu. 1Nhắc lại
Hs quan sát hình 1 sgk
Hs trả lời
Hs quan sát hình 2,3,4 sgk và trả lời
Hs thực hiện
HĐ 5: (3 phút) Củng cố, dặn dò: làm theo qui trình và hướng dẫn
GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh.
 Chiều Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
THỰC HÀNH TOÁN
LUYỆN TẬP( BÀI 17, 18, 19, 20/22, 23)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố:
 - Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính nhanh các biểu thức.
- Tìm 1/3 của một số và tính chu vi của hình chữ nhật, Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Giải bài toán liên quan đến trung bình cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung các bài tập
- Vở Luyện tập Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1: (2 phút) GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài.
HĐ 2: (35 phút) HD HS luyện tập
 Bài 17- 22: Củng cố k/n vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh giá trị của biểu thức.
-GV treo bảng phụ
 -YC học sinh tự làm bài vào vở, sau đó gọi 2 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng, nêu cách tính nhanh làm.
Bài 18- 22: Củng cố k/n tìm 1/3 của một số và tính chu vi của hình chữ nhật.
 - HS đọc bài toán và tự nháp bài và khoanh đáp án đúng vào vở, GV theo dõi HD thêm cho HS yếu và chấm điểm cho HS.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng. HS nêu lại cách làm.
Bài 19 - 22: Củng cố k/n tìm số bị trừ. 
- Gọi 1 HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập
-YC HS tự làm bài vào vở, sau đó gọi 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp chú ý quan sát, nhận xét và bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
Bài 20- 23: Giải bài toán liên quan đến trung bình cộng.
- HS nêu y/c bài, xác định rõ y/c vẽ sơ đồ bài toán.
- GV HS thêm cho HS yếu cách làm.
- HS nêu bài làm, cả lớp nhận xét. GVchốt cách làm và chữa bài.
HĐ 3: (3 phút) Củng cố, dặn dò: GV tổng kết giờ học.
 Chiều Thứ ba ngày 8 tháng 10 năm 2013
 Chiều Thứ tư ngày 10 tháng 10 năm 2012
THTVIỆT
TẬP ĐỌC + CHÍNH TẢ: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ + PHÂN BIỆT r/d/gi, lên/yên/iêng + ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.(trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- Phân biệt được r/d/gi; iên/yên/iêng và tìm từ, điền đúng các bài 4, 5, 6, 7.
- Trả lời đúng các câu hỏi luyện tập về nội dung bài Đôi giày ba ta màu xanh (11, 12, 13).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở Luyện tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ 1: (2 phút) GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài.
HĐ 2: (10 phút) Củng cố ND bài Nếu chúng mình có phép lạ
- HS đọc và trả lời các câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm sau:
Câu1: Mỗi khổ thơ có 1 điều ước của các bạn nhỏ, điều ước ấy là gì?
- HS trả lời và viết vào vở.
Câu2: Tại sao các bạn ước “Hóa trái bom thành trái ngon”?
 C. Vì các bạn mong muốn hòa bình và vui tươi.
Câu3: Nêu một ước mơ của em, nói rõ vì sao.
-HS trả lời và ghi vào vở.
Câu 3: Viết vào chỗ trống những ước mơ của em về đất nước ta. Mai sau em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó?
GV tổ chức HD cho HS làm và trả lời, nhận xét, bổ sung GV chốt ý.
HĐ 3: (15 phút). Luyện k/n phân biệt r/d/gi, lên/yên/iêng
Câu 4: Tìm các từ ngữ chứa vần đã cho iên/yên/iêng 
- HS nêu yêu cầu. Cả lớp làm vào vở
- Trình bày bài đã điền, nhận xét, sửa sai.
- GV nhận xét chung.
Câu 5: Nối tiếng để tạo thành từ ngữ đúng
Từ: dành dụm, rành mạch, giành dụm gia đình, da thịt, ra trận.
HS nêu Y/C, làm bài vào vở, GV theo dõi HS, T/C nhận xét, chữa bài.
Câu 6: Tìm những từ viết sai chính tả và gạch dưới.
- HS nêu yêu cầu. Cả lớp làm vào vở
- Trình bày bài đã điền, nhận xét, sửa sai. GV chốt ý. HS đọc lại.
Giải nghĩa các thành ngữ tục ngữ .
Câu 7: Điền vào chỗ trống iên, yên hoặc yêng
- HS nêu yêu cầu. Cả lớp làm vào vở
- Trình bày bài đã điền, nhận xét, sửa sai. 
- GV nhận xét chung. Chốt ý.
HĐ 4: (10 phút) Củng cố ND bài Đôi giày ba ta màu xanh
- HS đọc và trả lời các câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm sau:
Câu11: Ngày bé tác giả thích điều gì?
Câu 12: Vì sao tác giả mua đôi giày ba ta màu xanh cho Lái?
Câu 13: Tưởng tượng mình là bạn Lái, viết 3 câu bày tỏ niềm vui khi có đôi giày ba ta màu xanh.
HĐ 5: (3 phút) Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học, dăn dò.
 Chiều Thứ năm ngày 10 tháng 10 năm 2013
THỰC HÀNH TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG (BÀI 5, 6, 7, 8/24, 25)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố:
- Về cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung các bài tập
- Vở Luyện tập Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1: (2 phút) GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài.
HĐ 2: (35 phút) HD HS luyện tập
 Bài 5- 24: Củng cố k/n tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 -GV treo bảng phụ. YC HS đọc bài toán, tự làm bài vào vở, sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp nhận xét, Hs nêu cách làm, GV chốt kết quả đúng: 9 tuổi
Bài 6- 24: Củng cố k/n tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 - HS nêu y/c và tự nháp bài và điền Đ/S vào vở, GV theo dõi HD thêm cho HS yếu và chấm điểm cho HS.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng. HS nêu lại kết quả đúng: Cháu 6 tuổi
Bài 7 - 24: Củng cố k/n tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Gọi 1 HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập 
- HS tự nháp bài và khoanh đáp án đúng vào vở, 
-YC HS tự làm bài vào vở, sau đó gọi 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp chú ý quan sát, nhận xét và bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
Bài 8 - 24: Củng cố k/n tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Gọi 1 HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập 
- HS tự nháp bài và khoanh đáp án đúng vào vở, sau đó gọi 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp chú ý quan sát, nhận xét và bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
HĐ 3: (3 phút) Củng cố, dặn dò: GV tổng kết giờ học
SINH HOẠT LỚP
- Nhận xét nền nếp của HS
- Nhận xét về đạo đức và kết quả học tập trong tuần.
- Tổ chức biểu diễn văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiáo án tuần 8.doc