Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - GV: Kiều Thị Đào - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

TẬP ĐỌC

MÙA THẢO QUẢ

I. MỤC TIÊU:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn , nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

 - Hiểu ND: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được c.hỏi trong SGK).

 - HS K, G nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 - Tranh minh hoạ bài học trong SGK.

 - Bảng phụ ghi sẵn các câu, đoạn văn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 1/Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3HS đọc bài thơ “Tiếng vọng” trả lời câu hỏi.

 + Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào ?

 + Vì sao tác giả băn khoăn day dứt về cái chết của chim sẻ ?

 + Nêu đại ý của bài?

 - Nhận xét

 2/Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đề.

 

doc 33 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 804Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - GV: Kiều Thị Đào - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm việc cá nhân.
- GV hướng dẫn HS quan sát ảnh tư liệu :
+ Ảnh tư liệu cảch chết đói năm 1945. để HS nêu nhận xét về tội ác của chế độ thực dân trước cách mạng, từ đó liên hệ việc Chính phủ (do Bác Hồ lãnh đạo) đã chăm lo đến đời sống của nhân dân.
+ Ảnh tư liệu về phong trào bình dân học vụ để HS nhận xét về tinh thần “diệt giặc dốt” của nhân dân ta, từ đó thấy rằng chế độ mới rất quan tâm đên việc học của dân.
+ HS lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung.
+ Nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu người chết, nông nghiệp đình đốn, hơn 90% người mù chữ, ngoại xâm và nội phản đe doạ nền độc lập...
+ Cách mạng vừa thành công nhưng đất nước gặp muôn vàn khó khăn, tưởng như không vượt qua nổi.
+ Các nhóm lắng nghe và nhận nhiệm vụ.
+ Vì chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm vậy, chúng có thể làm dân tộc ta suy yếu, mất nước...
+ Nếu không đẩy lùi được nạn đói, nạn dốt thì ngày sẽ có càng nhiều đồng bào ta chết đói, nhân dân không đủ hiểu biết để tham gia cách mạng, xây dựng đất nước... Nguy hiểm hơn, nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì không đủ sức chống lại giặc ngoại xâm, nước ta có thể trở lại cảnh mất nước.
+ HS thảo luận hoàn thành nội dung.
+ Trong thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những việc phi thường là nhờ tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta.
+ Nhân dân một lòng tin tưởng vào Chính phủ, vào Bác Hồ để làm cách mạng.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo, nhóm khác theo dõi bổ sung.
- HS quan sát ảnh tư liệu và nhận xét.
- 2 HS lần lượt nêu trước lớp:
- Hình 2:Chụp cảnh nhân dân đang quyên góp gạo, thùng quyên góp có dòng chữ “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”.
- Hình 3:Chụp một lớp bình dân học vụ, người đi học có nam, nữ, có già, có trẻ,...
 3/ Củng cố, dặn dò: 
 - Gọi HS đọc bài học.
 - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 _______________________________________
Buổi chiều 
Luyện từ và câu : (Thực hành)
Tiết 1 : LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về quan hệ từ.
- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết quan hệ từ.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1 : 
H: Tìm các quan hệ từ trong các câu sau:
a) Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn xoè lá lấn chiếm không gian.
b) Bạn Hoa học tập rất chăm chỉ nhưng kết quả vẫn chưa cao.
c) Em nói mãi mà bạn Lan vẫn không nghe theo.
d) Bạn Hải mà lười học thì thế nào cũng nhận điểm kém.
e) Câu chuyện của bạn Hà rất hấp dẫn vì Hà kể bằng tất cả tâm hồn mình.
Bài tập2: 
H: Điền thêm các quan hệ từ vào chỗ chấm trong các câu sau:
a) Trời bây giờ trong vắt thăm thẳm ... cao.
b) Một vầng trăng tròn to đỏ hồng hiện lên chân trời sau rặng tre đen của làng xa.
c) Trăng quầng hạn, trăng tán mưa.
d) Trời đang nắng, cỏ gà trắng mưa.
e) Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng cũng có những người yêu tôi tha thiết, sao sức quyến rũ, nhớ thương cũng không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này. 
Bài tập3: 
H: Tìm từ đúng trong các cặp từ in nghiêng sau:
a) Tiếng suối chảy róc rách như/ ở lời hát của các cô sơn nữ.
b) Mỗi người một việc: Mai cắm hoa, Hà lau bàn nghế, và/ còn rửa ấm chén.
c) Tôi không buồn mà/ và còn thấy khoan khoái, dễ chịu.
4.Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- S lên lần lượt chữa từng bài 
- HS làm các bài tập.
Đáp án :
a) Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn xoè lá lấn chiếm không gian.
b) Bạn Hoa học tập rất chăm chỉ nhưng kết quả vẫn chưa cao.
c) Em nói mãi mà bạn Lan vẫn không nghe theo.
d) Bạn Hải mà lười học thì thế nào cũng nhận điểm kém.
e) Câu chuyện của bạn Hà rất hấp dẫn vì Hà kể bằng tất cả tâm hồn mình.
Đáp án : 
Và.
To ; ở.
Thì ; thì.
Thì.
Và ; nhưng.
Đáp án :
a) Như.
b) Còn.
c) Mà.
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau.
Toán (Thực hành)
Tiết 1: LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nắm vững cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên
- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính và giải toán có liên quan dến rút về đơn vị.
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- GV cho HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài tập1: Đặt tính rồi tính:
a) 6,372 x 16	 b) 0,894 x 75
c) 7,21 x 93	 d) 6,5 x 407 
 Bài tập 2 : Tìm y
a) y : 42 = 16 + 17, 38	
b) y : 17,03 = 60 
Bài tập 3 : Tính nhanh
a) 3,17 + 3,17 + 3,17 +  + 3,17 
 ( 100 số hạng )
b) 0,25 x 611,7 x 40.
Bài tập 4 : (HSKG)
Có 24 chai xăng, mỗi chai chứa 0,75 lít mỗi lít nặng 800 gam. Hỏi 24 chai đó nặng bao nhiêu kg, biết mỗi vỏ chai nặng 0,25 kg.
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- HS lên lần lượt chữa từng bài
Đáp án :
a) 101,902
b) 67,05
c) 670,53
d) 2645,5
Bài giải :
a) y : 42 = 16 + 17, 38
 y : 42 = 33,38
 y = 33,38 x 42
 y = 1401,96 
b) y : 17,03 = 60
 y = 60 x 17,03
 y = 1021,8
Bài giải :
a) 3,17 + 3,17 + 3,17 +  + 3,17 
 ( 100 số hạng )
 = 3,17 x 100 = 327
b) 0,25 x 611,7 x 40
 = (0,25 x 40) x 611,7
 = 10 x 611,7.
 = 6117
Bài giải :
Số lít xăng đựng trong 24 chai là : 
 0,75 x 24 = 18 (lít)
 24 vỏ chai nặng số kg là :
 0,25 x 24 = 6 (kg)
18 lít nặng số kg là :
 800 x 18 = 14 400 (g)
 = 14,4 kg
24 chai đựng xăng nặng số kg là : 
 14,4 + 6 = 20,4 (kg)
 Đáp số : 20,4 kg.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán (Thực hành)
 LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nắm vững cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên
- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính và giải toán có liên quan dến rút về đơn vị.
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- GV cho HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài tập1: Đặt tính rồi tính:
a) 6,372 x 16	 b) 0,894 x 75
c) 7,21 x 93	 d) 6,5 x 407 
 Bài tập 2 : Tìm y
a) y : 42 = 16 + 17, 38	
b) y : 17,03 = 60 
Bài tập 3 : Tính nhanh
a) 3,17 + 3,17 + 3,17 +  + 3,17 
 ( 100 số hạng )
b) 0,25 x 611,7 x 40.
Bài tập 4 : (HSKG)
Có 24 chai xăng, mỗi chai chứa 0,75 lít mỗi lít nặng 800 gam. Hỏi 24 chai đó nặng bao nhiêu kg, biết mỗi vỏ chai nặng 0,25 kg.
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- HS lên lần lượt chữa từng bài
Đáp án :
a) 101,902
b) 67,05
c) 670,53
d) 2645,5
Bài giải :
a) y : 42 = 16 + 17, 38
 y : 42 = 33,38
 y = 33,38 x 42
 y = 1401,96 
b) y : 17,03 = 60
 y = 60 x 17,03
 y = 1021,8
Bài giải :
a) 3,17 + 3,17 + 3,17 +  + 3,17 
 ( 100 số hạng )
 = 3,17 x 100 = 327
b) 0,25 x 611,7 x 40
 = (0,25 x 40) x 611,7
 = 10 x 611,7.
 = 6117
Bài giải :
Số lít xăng đựng trong 24 chai là : 
 0,75 x 24 = 18 (lít)
 24 vỏ chai nặng số kg là :
 0,25 x 24 = 6 (kg)
18 lít nặng số kg là :
 800 x 18 = 14 400 (g)
 = 14,4 kg
24 chai đựng xăng nặng số kg là : 
 14,4 + 6 = 20,4 (kg)
 Đáp số : 20,4 kg.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ tư, ngày 22 tháng 11 năm 2017
TẬP ĐỌC
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát.
 - Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong : Cần cù làm việc để góp ích cho đời.
 (Trả lời được c.hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ cuối bài).
 - HS K, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được toàn bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Tranh minh họa bài trong SGK.
 - Bảng phụ ghi sẵn câu, khổ thơ cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên đọc và trả lời câu hỏi .
 + Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? 
 + Những chi tiết nào cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh ? 
 + Nêu ND của bài? 
 - Gọi HS nhận xét, GV kết luận 
 2/ Bài mới: GV cho HS quan sát tranh minh hoạ liên quan đến nội dung bài. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài. 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
+ Lần 1: Theo dõi sửa lỗi về phát âm cho HS. 
+ Lần 2: Hướng dẫn HS giọng đọc, cách ngắt nhịp thơ.
+ Lần 3: Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ đã được chú giải. 
+ Yêu cầu HS giải nghĩa thêm các từ: 
Hành trình: chuyến đi xa và lâu, nhiều gian khổ, vất vả.
Thăm thẳm: nơi rừng rất sâu ít người đến được.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài, giọng trải dài, tha thiết, cảm hứng ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của bầy ong.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Gọi 1HS đọc khổ thơ đầu và đọc câu hỏi 1.
+ Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
 + Những chi tiết thể hiện sự vô tận của thời gian:
- Cho HS đọc khổ thơ 2 + 3
 + Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào? Nơi ong đến có vẻ gì đặc biệt?
+ Vẻ đẹp đặc biệt:
- Cho HS đọc khổ thơ 3 . 
 + Em hiểu nghĩa câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” là thế nào?
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 4.
 + Qua 2 dòng thơ cuối bài, nhà thơ muốn nói điều gì về công việc của loài ong?
+ Yêu cầu HS trao đổi tìm đại ý của bài.
* GV chốt ý ghi bảng .
 ND: Bài thơ ca ngợi loài ong chăm chỉ, cần cù, làm một công việc vô cùng hữu ích cho đời: nối các mùa hoa, giữ hộ cho người những mùa hoa đã phai tàn.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và HTL 2 khổ thơ cuối bài.
- Cho HS đọc diễn cảm nối tiếp 4 khổ thơ.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ cuối.
- Cho HS thi đọc diễn cảm, mỗi nhóm 1 em lên đọc.
* Nhận xét và tuyên dương những em đọc tốt.
+ 1 HS đọc, lớp theo dõi và đọc thầm.
+ HS đọc nối tiếp các khổ thơ, chú ý các từ khó.
- HS giải nghĩa các từ theo yêu cầu.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Theo dõi GV đọc diễn cảm.
- 1 HS đọc, lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi, bổ sung.
 +Chi tiết : “đôi cánh đẫm nắng trời” và ” không gian là nẻo đường xa”.
+ Bầy ong bay đến trọn đời, thời gian vô tận.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
 + Ong rong ruổi trăm miền: ong có mặt nơi thăm thẳm rừng sâu, bờ biển, quần đảo khơi xa
 + Nơi rừng sâu: bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
 + Nơi biển xa: có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Nơi quần đảo: có loài hoa nở như là không tên
.- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Đến nơi nào bầy ong chăm chỉ giỏi giang cũng tìm được hoa làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời.
- HS đọc thầm 4 khổ thơ và trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm tìm đại ý, đại diện nhóm nêu, lớp nhận xét bổ sung.
- 4 HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ cuối bài.
- Đại diện mỗi nhóm 1 em lên thi đọc diễn cảm.
 3/ Củng cố, dặn dò: 
 - Yêu cầu HS nêu đại ý bài thơ.
 - GV nhận xét tiết học và dặn HS học bài và chuẩn bị bài Người gác rừng tí hon.
________________________________________________
TOÁN
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: Biết: 
 - Nhân một số thập phân với một số thập phân.
 - Phép nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Bảng nhóm, phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng tính và giải bài tập 4 về nhà. 
 Điền dấu > , < , = thích hợp vào chỗõ chấm :
 80,9 x 10 . 8,09 x 100 b) 4,987 x 100  49,87 x 100
 13,5 x 50 . 1,35 x 500 3,67 x 1000  367 x 100 
 - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét 
 2/ Bài mới: Giới thiệu bài-ghi đề
Hoạt động đạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
- GV nêu bài toán ở ví dụ 1: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 6,4m, chiều rộng 4,8m. Tính diện tích mảnh vườn đó?
 + Muốn tính diện tích mảnh vườn HCN ta làm như thế nào ?
 + Hãy đọc phép tính tính diện tích mảnh vườn HCN?
- Yêu cầu HS tìm kết quả của phép nhân 6,4m x 4,8m.
- Gợi ý HS đổi đơn vị đo để phép tính bài toán trở thành phép nhân hai số tự nhiên: 64 x 48 = 3072 (dm2); rồi chuyển 3072 dm2 = 30,72 m2 để tìm được kết quả phép nhân 6,4 x 4,8 = 30,72 (m2)
- HS đối chiếu kết quả của phép nhân 64 x 48 = 3072 (dm2) với kết quả của phép nhân 6,4 x 4,8 = 30,72 (m2), từ đó thấy được cách thực hiện phép nhân 6,4 x 4,8
- GV nêu và ghi lên bảng phép nhân thông thường để HS nhận xét.
- Yêu cầu HS tự rút ra nhận xét cách nhân một số thập phân với một số thập phân.
b.GV nêu ví dụ 2 và yêu cầu HS vận dụng nhận xét trên để thực hiện phép nhân 4,75 x 1,3.
c.Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
* Lưu ý 3 thao tác: Nhân, đém và tách.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: a, c (HS K,G làm thêm bài b, d)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài và nêu cách tính.
- GV nhận xét. 
 Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự tính rồi điền kết quả vào bảng số.
- GV hướng dẫn HS nhận xét để nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân các số thập phân.
+ Em hãy so sánh tích a x b và b x a khi a = 2,36 và b = 4,2.
+ Như vậy ta có a x b = b x a.
+ Hãy phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân các số thập phân.
Bài 3: HS K, G GV gọi HS đọc đề bài toán. 
- Cho HS giải bài toán vào vở.
- GV cùng HS nhận xét.
- HS nghe và nêu lại bài toán.
- HS trả lời.
- HS nêu: 6,4 x 4,8
- HS trao đổi với nhau và thực hiện:
 6,4m = 64dm 4,8m = 48dm
 64 
 48
 512
 256
 3072 (dm2)
3072dm2 = 30,72m2
* Vậy: 6,4 x 4,8 = 30,72 (m2)
+ 2 HS lên bảng thực hiện. 
+ HS tự rút ra nhận xét cách nhân một số thập phân với một số thập phân.
+ 2 HS nêu quy tắc.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- 2HS lên bảng làm, lần lượt nêu trước lớp.
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng và sửa bài.
- 1 HS đọc, nêu yêu cầu, lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở. 
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
+ Hai tích a x b và b x a bằng nhau và bằng 14,112 khi a = 2,36 và b = 4,2.
+ Khi đổi chỗ các thừa số của một tích thì tích đó không thay đổi.
- 1 HS đọc, nêu yêu cầu, lớp đọc thầm.
Bài giải
 Chu vi vườn cây hình chữ nhật là:
(15,62 + 8,4) x 2 = 48,04 (m)
 Diện tích vườn cây hình chữ nhật là:
15,62 x 8,4 = 131,208 (m2)
 Đáp số: Chu vi: 48,04m
 Diện tích: 131,208 m2
- 1 HS lên bảng giải, lớp giải vở. Lớp nhận xét sửa bài.
 3/ Củng cố - dặn dò: 
 - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
 - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS làm bài tập và chuẩn bị bài sau .
_________________________________________________
TẬP LÀM VĂN
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
 - Nắm được cấu tạo 3 phần ( MB,TB,KB ) của bài văn tả người ( ND ghi nhớ)
 - Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Bảng phụ ghi sẵn dàn ý 3 phần của bài Hạng A Cháng.
 - Một vài tờ giấy khổ lớn và bút dạ để HS lập dàn ý.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS đọc lá đơn kiến nghị về nhà các em viết lại.
 - Gọi 3 HS đọc lại cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh đã học.
 - GV nhận xét 
 2/ Bài mới: Giới thiệu bài-ghi đề.
 Trong các tiết TLV trước, các em đã nắm được cấu tạo 3 phần của một bài văn tả cảnh, học được các lập dàn ý XD đoạn, viết hoàn chỉnh một bài văn. Hôm nay, các em sẽ được học một thể loại mới Văn tả người.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Nhận xét.
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ Hạng A Cháng.
- GV gọi 1 HS đọc bài văn.
- Gọi HS đọc các câu hỏi gợi ý tìm hiểu cấu tạo bài văn.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, lần lượt các câu hỏi.
 + Qua bức tranh, em cảm nhận được điều gì về anh thanh niên?
- Anh thanh niên này có điểm gì nổi bật?
- Yêu cầu HS trả lời, GV và cả lớp nhận xét bổ sung, chốt lại những ý đúng.
Câu 1: Xác định phần mở bài.
(Từ đầu đẹp quá): giới thiệu người định tả (Hạng A Cháng) bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình khoẻ, đẹp của A Cháng.
Câu 2: Ngoại hình của A Cháng có những điểm gì nổi bật?
Câu 3: Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào?
Câu 4: Phần kết bài.
Câu 5:HS rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả người.
+ GV chốt ý và rút ra ghi nhớ.
* Ghi nhớ : SGK
Hoạt động 2: Luyện tập. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV HD HS:
- Khi lập dàn ý cần chú ý bám sát cấu tạo 3 phần mở bài, thân bài, kết bài)của bài văn miêu tả người).
- Yêu cầu HS nêu đối tượng các em chọn tả người trong gia đình mình.
+ Em định tả ai?
+ Phần mở bài em nêu những gì?
+ Em cần tả được những gì về người đó trong phần thân bài?
+ Phần kết bài nêu tình cảm, cảm nghĩ của mình với người đó.
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho 3HS.
- Cho HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV tuyên dương những em làm bài tốt.
- HS quan sát tranh minh hoạ.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS hoạt động trao đổi nhóm đôi.
- Anh thanh niên là người rất khoẻ mạnh và chăm chỉ.
- HS xác định phần mở bài và nội dung.
- HS trả lời, em khác bổ sung. 
 + Ngực nở vòng cung; da đỏ như lim; bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ; vóc cao, vai rộng, người đứng như cái cột đá trời trồng; khi đẽo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
 + Nguời lao động rất khoẻ, rất giỏi, cần cù. Say mê lao động, tập trung cao độ đến mức chăm chắm vào công việc.
+ Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
- Lớp lắng nghe và rút ra ghi nhớ.
- HS đọc nội dung ghi nhớ.
- 3 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ 1 HS đọc.
+ HS lắng nghe gợi ý.
- HS nối tiếp nêu.
+ Ông em / mẹ / em bé,...
+ Phần mở bài giới thiệu về người định tả.
+ Phần thân bài:
 Tả hình dáng (tuổi tác, tầm vóc, nước da, mắt, má, chân tay, dáng đi, cách nói, ăn mặc,...)
 Tả tính tình (những thói quen của người đó trong cuộc sống, người đó khi làm, thái độ đối với mọi người xung quanh,...)
 Tả hoạt động (những việc người đó thường làm hay việc làm cụ thể,...)
+ Phần kết bài nêu tình cảm, cảm nghĩ của mình với người đó.
- 2 HS làm bài vào phiếu, lớp làm bài vào giấy.
- 2 HS dán bài làm lên bảng.
- 2 HS nối tiếp đọc, lớp nhận xét bài làm của bạn. 
 3/ Củng cố - dặn dò: 
 - Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.(3HS đọc )
 - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý của bài văn vào vở và chuẩn bị tiết sau.
 - GV nhận xét tiết học
________________________________________
KHOA HỌC
ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết một số tính chất của đồng
 - Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng. 
 - Quan sát nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 -Thông tin và hình trang 50, 51 SGK. - Một số đoạn dây đồng.
 - Sưu tầm tranh ảnh, một số đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng.
 - Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi - GV nhận xét ghi điểm.
 + Nêu nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.
 + Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép trong gia đình.
 - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét 
 2/ Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đề
 Đây là sợi dây đồng. Đồng có nguồn gốc từ đâu? Nó có tính chất gì? Nó có ứng dụng gì trong đời sống? Cách bảo quản các đồ dùng bằng đồng như thế nào? Các em sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài học hôm nay.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Làm việc với vật thật
- Yêu cầu làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm quan sát sợi dây đồng và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng so với đoạn dây thép.
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm, nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận: Dây đồng có màu nâu đỏ, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn SGK sau đó ghi lại kết quả trả lời vào phiếu.
- GV gọi một số HS trình bày bài làm của mình, em khác nhận xét.
- HS quan sát và tthảo luận nhóm.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài vào phiếu cá nhân. 
- HS lần lượt trình bày.
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
- Có màu nâu đỏ, có ánh kim
- Dễ dát mỏng và kéo sợi 
- Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt
- Có màu nâu hoặc màu vàng, có ánh kim và cứng hơn đồng 
Kết luận: Đồng là kim loại. Đồng- thiếc, đồng, kẽm đều là hợp kim của đồng.
Hoạt động 3: Quan sát và trả lời.
* GV yêu cầu HS:
- Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK.
Kết luận: 
- Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện, một số bộ phận của ôtô, tàu biển
- Các hợp kim của đồng Được dùng để làm các dụng cụ trong gia đình như nồi, mâm; các dụng cụ nhạc như kèn  hoặc để chế tạo vũ khí, đúc tượng
- Các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng để ngoài không khí có thể bị xỉn màu, vì vậy thỉnh thoảng người ta dùng thuốc đánh đồng để lau chùi làm cho chúng sáng bóng trở lại.
- 2 HS nêu lại.
- HS nối tiếp thực hiện yêu cầu.
 + Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
 + Nêu cách bảo quản những đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong gia đình.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
 3/ Củng cố - dặn dò: 
 - Gọi HS nêu bài học. GV kết hợp giáo dục. 
 - Về học bài và chuẩn bị bài sau.
__________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc