Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 1

Chào cờ

Tiết 2

Tập đọc

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.

2. Kĩ năng: Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.

3. Thái độ: Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc; Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Hạt gạo làng ta” và trả lời các câu hỏi:

+ Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?

+ Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng?

+ Bài thơ cho em hiểu điều gì?

- GV nhận xét.

 

doc 38 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 836Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
?
- GV hướng dẫn giúp đỡ các nhóm.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV chốt lại ý đúng, ghi bảng.
- Lắng nghe
- Lớp làm phiếu bài tập.
+ Ta quyết định mở chiến dịch nhằm giải phóng một phần biên giới , khai thông đường liên lạc quốc tế.
* Diễn biến:
- Sáng 16-9-1950, ta tấn công cụm cớ điểm Đông Khê.
- Sáng ngày 18-9-1950, ta chiếm được cụm cứ điểm.
* Kết quả: 
Qua 29 ngày đêm chiến đấu, ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, làm chủ 750 km trên dải biên giới Việt- Trung.
*ý nghĩa:
Chiến thắng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.
- 4 đại diện trình bày kết quả
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 3: (10 phút)
Làm việc 
theo nhóm 
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm
- Nhóm 1: Nêu điểm khác chủ yếu nhất của chiến dich Việt Bắc thu - đông 1947 với chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Nhóm 2: Tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu thể hiện tinh thần gì?
- Nhóm 3: Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới gợi cho em suy nghĩ gì?
- Nhóm 4: Quan sát hình ảnh tù binh Pháp trong chiến dịch Biên giới em có suy nghĩ gì?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV nêu tác dụng của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- HS làm việc nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
4. Củng cố (2 phút)
? Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Ôn lại bài vừa học. 
- Chuẩn bị bài sau: Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới.
* Rút kinh nghiệm:
Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2015
(Đ/c Dương Hiền soạn giảng)
Ngày soạn: 15/12/2015
Ngày dạy:
Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2015
Tiết 1
Toán
Tiết 73: luyện tập chung
I. Mục tiêu	
1. Kiến thức: Biết thực hiện các phép tính với các số thập phân.
2. Kĩ năng: Vận dụng các phép tính với số thập phân để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận trong làm toán.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Yêu cầu 3 HS nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân, chia một số thập phân cho một số tự nhiên, chia một số thập phân cho một số thập phân.
- HS và GV nhận xét.
3. Bài mới 	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài.
- Lắng nghe.
HĐ 1: (12 phút)
Bài 1 (a, b, c)
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét.
- HS theo dõi.
- Lớp làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm bài.
a) 266,22 : 34 = 7,83
b) 483 : 35 = 13,8
c) 91,08 : 3,6 = 25,3
- Lớp nhận xét bài trên bảng.
HĐ 2: (8 phút)
Bài 2 (a)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
a) (128,4 - 73,2) : 2,4 - 18,32
 = 55,2 : 2,4 - 18,32
 = 23 - 18,32 = 4,68
- Lớp nhận xét bài của bạn.
HĐ 3: (10 phút)
Bài 3
- Mời 1 em đọc bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Nhận xét.
? Nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân?
- 1 HS đọc bài toán.
- Lớp làm bài vào vở. 
- 1 HS trình bày bảng phụ.
Bài giải
Động cơ đó chạy được số giờ là:
120 : 0,5 = 240 (giờ)
 Đáp số: 240 giờ.
- 2 HS nêu.
4. Củng cố (2 phút)
- GV cùng HS hệ thống nội dung của bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại các bài tập đã làm.
- Chuẩn bị bài sau: Tỉ số phần trăm.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Thể dục
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu	
1. Kiến thức: Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng kể chuyện.
3. Thái độ: Học sinh biết yêu thương con người, chung tay xây dựng cuộc sống hạnh phúc.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng lớp viết sẵn đề bài.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Mời 3 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện “Pa-xtơ và em bé”.
- Mời 1 HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới 	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài.
- Lắng nghe.
HĐ 1: (5 phút)
Tìm hiểu đề bài 
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn gạch chân từ: được nghe, được đọc, chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Yêu cầu HS đọc phần gợi ý.
- Gọi HS giới thiệu câu chuyện mình đã chuẩn bị.
- 2 HS đọc đề bài.
- HS theo dõi.
- HS đọc phần gợi ý.
- HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
HĐ 2: (10 phút)
Kể trong nhóm
- Yêu cầu HS thực hành kể trong nhóm 4.
- GV quan sát, giúp đỡ các nhóm.
- HS kể trong nhóm 4.
+ Giới thiệu truyện.
+ Kể những chi tiết làm nổi rõ hoạt động của nhân vật.
+ Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
HĐ 3: (15 phút)
Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Gợi ý cho HS dưới lớp hỏi bạn về ý nghĩa câu chuyện và hành động của nhân vật trong truyện.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS thi kể chuyện.
- HS dưới lớp nêu cầu hỏi, HS kể trả lời.
- Nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất.
4. Củng cố (2 phút)
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Để đem lại hạnh phúc cho mọi người chúng ta cần làm gì?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Kể lại câu chuyện của mình cho người thân cùng nghe.
- Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Tập đọc
Về ngôi nhà đang xây
I. Mục tiêu	
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
3. Thái độ: HS biết yêu quê hương, đất nước.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh họa bài học; Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Mời 2 HS đọc bài “Buôn Chư Lênh đón cô giáo” và trả lời các câu hỏi:
+ Buôn Chư Lênh đón tiếp cô giáo như thế nào ?
+ Em hãy nêu nội dung chính của bài tập đọc ?
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới 	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài.
- Lắng nghe.
HĐ 1: (12 phút)
Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài. 
- GV chia đoạn: 2 đoạn
- Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp lần 1 (GV chú ý sửa lỗi phát âm).
- Gọi HS nêu từ khó đọc.
- Gọi HS đọc.
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- Gọi HS nêu chú giải.
- Y/cầu HS luyện đọc theo cặp
- Mời 2 cặp đọc trước lớp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- 2 HS đọc nối tiếp
- HS nêu từ khó đọc.
- 2 HS đọc. 
- Đọc nối tiếp lần 2.
- HS nêu chú giải.
- HS luyện đọc cặp.
- 2 cặp đọc - lớp nhận xét.
- Theo dõi SGK.
HĐ 2: (10 phút)
Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi:
? Các bạn nhỏ quan sát những ngôi nhà đang xây khi nào?
? Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
? Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà?
? Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi.
? Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
? Bài thơ cho em biết điều gì?
- GV ghi nội dung lên bảng.
- Lớp đọc thầm đoạn và lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Các bạn nhỏ quan sát những ngôi nhà đang xây khi đi học về.
+ Những ngôi nhà đang xây với giàn giáo như cái lồng che chở, trụ bê tông nhú lên, bác thợ nề đang cầm bay, ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi gạch, những rãnh tường chưa trát.
+ Những hình ảnh:
- Giàn giáo tựa cái lồng.
- Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây.
- Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong.
- Ngôi nhà như bức tranh còn nguyên vôi vữa.
+ Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa
Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường.
Làn gió mang hương, ủ đầy những rãnh tường chưa trát.
Ngôi nhà lớn lên với trời xanh
+ Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên: 
- Đất nước ta đang trên đà phát triển. 
- Đất nước là một công trình xây dựng lớn.
- Đất nước đang thay đổi từng ngày, từng giờ.
+ Bài thơ cho em thấy vẻ đẹp của những ngôi nhà đanh xây, điều đó thể hiện đất nước ta đang đổi mới từng ngày.
- 2 HS đọc nội dung chính.
HĐ 3: (8 phút)
Đọc diễn cảm 
- Yêu cầu HS đọc toàn bài, lớp tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 1+ 2
+ Treo bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
+ Đọc mẫu.
- Yêu cầu luyện đọc nhóm 2.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc hay nhất.
- 2 HS đọc bài.
- HS nghe hướng dẫn.
- Lớp luyện đọc trong nhóm.
- HS thi đọc.
- Lớp bình chọn bạn đọc hay.
4. Củng cố (3 phút)
- Mời 1 HS nêu lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Luyện đọc lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Thầy thuốc như mẹ hiền.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 5
Khoa học
bài 29: thuỷ tinh
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thuỷ tinh. Biết được tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao. 
2. Kĩ năng: Phát hiện một số tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường.
3. Thái độ: Yêu khoa học, thích khám phá.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình và thông tin trang 60, 61 SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- GV gọi 2 HS lên trả lời câu hỏi: 
+ Xi măng thường được dùng để làm gì? Xi măng có tính chất gì?
+ Tại sao phải bảo quản các bao xi măng cẩn thận, để nơi khô, thoáng khí?
- HS và GV nhận xét.
3. Bài mới 	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lắng nghe
HĐ 1: (10 phút)
Quan sát và thảo luận 
- Cho HS quan sát các hình trang 60 SGK và dựa vào các câu hỏi trong SGK để hỏi và trả lời nhau theo cặp:
? Kể tên một số đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh?
? Thông thường, những đồ dùng bằng thuỷ tinh khi va chạm mạnh vào vật rắn sẽ thế nào?
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV kết luận: SGV-Tr, 111.
- HS thảo luận nhóm 2 theo yêu cầu của GV.
+ Li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, 
+ Sẽ bị vỡ khi va chạm mạnh.
- HS trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 2: (18 phút)
Thực hành xử lý thông tin
- Cho HS thảo luận nhóm 4. 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi:
? Thuỷ tinh có những tính chất gì?
? Loại thuỷ tinh chất lượng cao thường được dùng để làm gì?
? Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận: SGV-Tr.111.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Thuỷ tinh trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ. Thuỷ tinh không cháy, không hút ẩm và không bị axít ăn mòn.
+ Dùng để làm chai lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, 
+ Cần nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố (2 phút)
- Gọi 1 HS nêu tính chất và ứng dụng của thuỷ tinh.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại bài vừa học. 
- Chuẩn bị bài: Cao su.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Tập làm văn
Luyện tập tả người (tả hoạt động)
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết cách sử dụng và lựa chọn từ ngữ trong miêu tả hoạt động của người.
2. Kĩ năng: Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của người. Dựa vào dàn ý đã lập viết được đoạn văn miêu tả hoạt động của người.
3. Thái độ: Yêu quý những người xung quanh.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Dàn ý gợi ý viết sẵn.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở viết.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- 2 HS đọc đoạn văn tả hoạt động của người em yêu mến.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài
- Nghe
HĐ 1: (12 phút)
Hướng dẫn làm bài tập 1
- Mời HS đọc yêu cầu.
? Dàn ý tả người gồm mấy phần? Nêu từng phần?
- 2 HS đọc yêu cầu và gợi ý
- HS tự lập dàn ý vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- HS dán bài, đọc bài, lớp nhận xét bổ sung.
- 3 HS đọc dàn ý của mình, lớp nhận xét, đánh giá.
- HS trả lời
HĐ 2: (18 phút)
Hướng dẫn làm bài tập 2
- Mời 1 em đọc yêu cầu
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- GV nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Quan sát ảnh SGK hoặc ảnh mang đến lớp, HS làm vở.
- 1 HS làm bảng phụ.
- HS gắn bài lớp nhận xét.
- HS đọc bài (3 - 4 em)
- Các em khác nhận xét
4. Củng cố (2 phút)
- Gọi 1 HS nêu cấu tạo của bài văn tả người.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Chuẩn bị bài: Luyện tập tả người. 
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Địa lí
bài 15: thương mại và du lịch
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta: Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, lâm sản; Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên liệu...; Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.
 Nhớ tên một số điểm du lịch ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, ...
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói (trình bày) vấn đề. 
3. Thái độ: ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh minh họa; Phiếu ghi câu hỏi thảo luận.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; VBT Địa lí.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Nước ta có những loại hình giao thông nào? Loại hình giao thông nào có vai trò quan trọng trong việc chuyên chở hàng hoá?
- GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV giới thiệu bài học
- Lắng nghe
HĐ 1: (18 phút)
Hoạt động thương mại
? Thương mại là gì?
? Em hiểu thế nào là nội thương và ngoại thương?
? Thế nào là xuất khẩu? nhập khẩu ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi:
? Hoạt động thương mại có ở những đâu trên đất nước ta?
? Những địa phương nào có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước?
? Nêu vai trò của hoạt động thương mại?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
+ Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta?
- GV kết luận.
- HS đọc mục 1 SGK trả lời câu hỏi.
- Thảo luận nhóm 4
+ Hoạt động thương mại có ở khắp mọi nơi trên đất nước ta: chợ, ngõ, phố, ...
+ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
+ Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến tay người tiêu dùng.
- Các nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ Các mặt hàng xuất khẩu: khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp, 
+ Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, 
HĐ 2: (10 phút)
Ngành du lịch
- Gọi 1 HS đọc mục 2 SGK
- Yêu cầu HS thảo luận cặp trả lời câu hỏi:
? Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở nước ta?
? Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta?
- GV kết luận
- Gọi HS đọc kết luận SGK.
- 1 HS đọc
- HS thảo luận nhóm 2
- HS trình bày
- 2 HS đọc kết luận.
4. Củng cố (2 phút)
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Hệ thống lại kiến thức.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 15/12/2015
Ngày dạy:
Thứ năm ngày 17 tháng 12 năm 2015
Tiết 1
Toán
Tiết 74: Tỉ số phần trăm
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS bước đầu hiểu biết về tỉ số phần trăm. Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở viết.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính: 14,79 : 17 ; 144 : 45.
- HS và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài
- Nghe
HĐ 1: (10 phút)
Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm (xuất phát từ tỉ số)
- GV đọc bài toán ví dụ SGK (tr.73)
- GV giới thiệu hình vẽ trên bảng:
+ Tỉ số của diện tích trồng hoa và diện tích vườn hoa bằng bao nhiêu? (25 : 100 hay )
+ GV viết bảng: 
Ta viết = 25% ; 25% là tỉ số phần trăm. 
- 2 HS đọc
- HS quan sát hình vẽ
- HS nêu
- HS tập viết kí hiệu %
HĐ 2: (5 phút)
ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm
- GV nêu ví dụ SGK.
- HS thảo luận cặp hoàn thành yêu cầu bài.
- HS nêu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung
HĐ 3: (16 phút)
Thực hành
+ Bài 1: Viết (theo mẫu)
- GV nhận xét, chữa bài:
Kết quả: 
25 %; 15 %; 12 %; 32 %.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bảng con 
- Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
+ Bài 2:
- GV theo dõi HS làm bài, giúp HS lúng túng.
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS đọc đầu bài
- Lớp làm bài vào vở,1 HS làm bảng phụ.
Bài giải
Tỉ số phần trăm của số sản phẩm đạt chuẩn và tổng số sản phẩm là:
95 : 100 = = 95 %
 Đáp số: 95 %
+ Bài 3:
- GV theo dõi HS làm bài, giúp HS lúng túng.
- GV nhận xét, chữa bài
- HS đọc yêu cầu
- Lớp làm vào vở.
- 1 em trình bày trên bảng lớp.
- HS nhận xét, bổ sung. 
Bài giải
a. Tỉ số phần trăm của số cây lấy gỗ và tổng số cây trong vườn là:
540 : 1 000 = = 54 %
b. Số cây ăn quả trong vườn là:
1000 - 540 = 460 (cây)
Tỉ số phần trăm của cây ăn quả và tổng số cây trong vườn là:
460 : 1000 = = 46 %
Đáp số: a. 54 % 
 b. 46 %
4. Củng cố (2 phút)
? Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số ta làm thế nào?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài: Giải toán về tỉ số phần trăm. 
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
I. mục tiêu
1. Kiến thức: HS nêu được những từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2. Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3.
2. Kĩ năng: Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân.
3. Thái độ: Yêu quý kho tàng văn học dân gian Việt Nam, thể hiện tình cảm với người mình yêu mến.
ii. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ viết sẵn BT3.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở BT, vở viết.
iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Thế nào là hạnh phúc? Đặt câu có từ hạnh phúc.
- HS và GV nhận xét.
3. Bài mới 
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài
- Nghe
HĐ 1: (6 phút)
Hướng dẫn làm bài tập 1
- GV theo dõi HS thảo luận.
- GV nhận xét, chữa bài: 
Lời giải 
a) cha, mẹ, chú, dì, ông, bà, cụ, thím, mợ, bác, cậu, anh, chị, em,cháu,... 
b) thầy giáo, cô giáo, bạn bè, bạn thân, lớp trưởng, anh chị lớp trên, các em lớp dưới,...
c) công nhân, nông dân, hoạ sĩ, bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, thuỷ thủ, hải quân, phi công, ... 
d) Kinh, Tày, Nùng, Dao, Thái, Ê-đê, Xơ-đăng,..
- GV gắn bài, gọi HS đọc bài.
- HS đọc yêu cầu và nội dung
- HS thảo luận cặp hoàn thành nội dung bài.
- Các cặp nêu ý kiến.
- HS nhận xét, bổ sung.
- 3 HS đọc bài.
HĐ 2: (8 phút)
Hướng dẫn làm bài tập 2
- GV theo dõi HS thảo luận, giúp HS lúng túng.
- GV nhận xét, chữa bài:
a. Chị ngã em nâng./ Con hát mẹ khen hay. 
b. Không thầy đố mày làm nên./ Kính thầy yêu bạn./ Tôn sư trọng đạo./...
 c. Học thầy không tày học bạn./ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ./ Bạn nối khố./...
- HS đọc yêu cầu và nội dung
- Thảo luận nhóm 6 (T/g 5’)
- Đại diện nhóm dán bài lên bảng
- Lớp nhận xét, bổ sung
HĐ 3: (10 phút)
Hướng dẫn làm bài tập 3
- GV theo dõi HS làm bài, hướng dẫn HS còn lúng túng
- GV nhận xét, chữa bài:
+ đen nhánh, đen mượt, hoa râm, muối tiêu, bạc phơ, mượt mà, óng ả, lơ thơ,...
+ một mí, hai mí, ti hí, đen láy, nâu đen, xanh lơ, lanh lợi, linh hoạt, tinh anh, tinh nhanh, ...
+ trái xoan, vuông vức, thanh tú, nhẹ nhõm, vuông chữ điền, đầy đặn, bầu bĩnh, phúc hậu, ...
+ trắng trẻo, trắng nõn nà, trắng hồng, đen sì, ngăm đen, ngăm ngăm, bánh mật, sần sùi, ...
+ vạm vỡ, mập mạp, to bè bè, lực lưỡng, cân đối, thanh mảnh, nho nhã, thanh tú, ...
- HS đọc yêu cầu và nội dung
- HS làm vở
- 4 HS làm bảng phụ
- HS gắn bài, lớp nhận xét.
HĐ 4: (8 phút)
Hướng dẫn làm bài tập 4
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- Lớp làm vào vở
- 4, 5 HS đọc bài của mình
- Lớp nhận xét bài của bạn
4. Củng cố (2 phút)
- GV hỏi yêu cầu 1 em trả lời: Thế nào là từ miêu tả?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại toàn bài, ghi nhớ vốn từ đã học.
- Chuẩn bị bài sau: Tổng kết vốn từ. 
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3
Tập làm văn
luyện tập tả người (tả hoạt động)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc em bé ở tuổi tập nói tập đi (BT1).
2. Kĩ năng: Miêu tả hoạt động của người với từ ngữ, hình ảnh phù hợp (BT2).
3. Thái độ: Yêu quý mọi người xung quanh, có thái độ ân cần, săn sóc, quan tâm các em nhỏ. 
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: ảnh về em bé.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở, bút.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
- HS, GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu nội dung bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (12 phút)
Hướng dẫn làm bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài và gợi ý của bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS đọc dàn bài của mình.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
- HS đọc 
- HS tự lập dàn bài theo gợi ý:
+ mở bài 
- Giới thiệu em bé định tả, em bé đó là trai hay gái? tên là gì? mấy tuổi? con ai? bé có nét gì ngộ nghĩnh đáng yêu?
+ thân bài
Tả bao quát về hình dáng của em bé
+ Thân hình bé như thế nào?
+ Mái tóc
+ Khuôn mặt
+ Tay chân
Tả hoạt động của em bé: nhận xét chung về em bé, em thích nhất lúc bé làm gì?em hãy tả những hoạt động của em bé: khóc, cười, tập nói, tập đ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 15.1.2015.doc