Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (Sáng + chiều)

Tiết: 1 HĐTT: CHÀO CỜ

Tiết: 2 Toán: DIỆN TÍCH HÌNH THANG

I.Mục tiêu

-Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.

-Giáo dục ý thức yêu thích môn học, rèn tính chính xác.

- Bài tập cần làm: B1a, B2a.

II. Đồ dùng : Bộ đồ dạy toán 5; Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định Hs

2.Dạy bài mới :

*Giới thiệu bài.

*Hình thành công thức tính diện tích hình thang ( như SGK )

Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích tam giác ADK.

Diện tích hình thang ABCD là:

 (DC + AB) x AH : 2

(S: diện tích; a,b độ dài các cạnh đáy; h: chiều cao)

*.Thực hành

Gv hướng dẫn làm bài tập: 1a, 2a sgk.

Bài 1:Tính diện tích hình thang

(Chỉ làm câu a).

- Chữa bài

- Xem bài của Quan, Đi, Luyện.

Bài 2: Tính diện tích mỗi hình thang

(Chỉ làm câu a).

- Chữa bài

 

doc 14 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (Sáng + chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19 Thứ 2 ngày 8 tháng 1 năm 2018
Tiết: 1 HĐTT: CHÀO CỜ
Tiết: 2 Toán: DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I.Mục tiêu
-Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.
-Giáo dục ý thức yêu thích môn học, rèn tính chính xác.
- Bài tập cần làm: B1a, B2a.
II. Đồ dùng : Bộ đồ dạy toán 5; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định Hs
2.Dạy bài mới : 
*Giới thiệu bài.
*Hình thành công thức tính diện tích hình thang ( như SGK )
Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích tam giác ADK.
Diện tích hình thang ABCD là:
 (DC + AB) x AH : 2
(S: diện tích; a,b độ dài các cạnh đáy; h: chiều cao)
*.Thực hành
Gv hướng dẫn làm bài tập: 1a, 2a sgk.
Bài 1:Tính diện tích hình thang
(Chỉ làm câu a).
- Chữa bài
- Xem bài của Quan, Đi, Luyện.
Bài 2: Tính diện tích mỗi hình thang
(Chỉ làm câu a).
- Chữa bài
Bài 3: (Dành cho HSKG)
- Bài toán cho biết gì?
- bài toán hỏi gì?
- Hãy nêu cách làm?
- Chấm, chữa bài
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Hs so sánh
Hs phát biểu qui tắc
 S = (a + b) x h : 2
Hs làm bảng 
Cả lớp nhận xét 
a/ (12 + 8) x 5 = 50 (cm2)
b/ (9,4 + 6,6) x 10,5 = 84 (m2)
 2Hs làm bảng lớp
Cả lớp nhận xét
a/(4 + 9) x 5 : 2 = 32,5(cm2)
b/(3 + 7) x 4 : 2 = 20 (cm2)
Hs làm vào vở
Cả lớp sửa bài.
Tóm tắt, giải vào vở
Chiều cao hình thang:
 (110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)
Diện tích của hình thang:
 (110+90,2)x100,1: 2 = 10020,01(m2)
Gv chấm 7-10 bài, nhận xét chung
Hs nhắc lại bài học 
Tiết : 3 Tập đọc: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (tiết 1)
I.Mục tiêu : 
- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật.
-Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. 
Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 trong sgk. ( không cần giải thích lí do ) .
-Hs khá, giỏi phân vai đọc vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật
(câu hỏi 4)
-Giáo dục Hs có ý thức là người công nhân.
II. Đồ dùng : Tranh minh họa bài đọc sgk; Bảng phụ. Ảnh chụp bến Nhà Rồng.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
b.Hdẫn Hs luyện đọc, tìm hiểu bài
*Luyện đọc: 3 đoạn 
Hdẫn giọng đọc, ngắt nghỉ hơi, sửa phát âm
c.Tìm hiểu bài
H. Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
H. Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước?
H. Những chi tiết nào cho thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau?
- Nêu nội dung ý nghĩa của bài ?
2.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Chuẩn bị phần tiếp theo của đoạn kịch sau.
Hs nghe,quan sát tranh
1Hs đọc toàn bài
Hs đọc nối tiếp đoạn
Hs luyện đọc cặp
1Hs đọc toàn bài
- Tìm việc làm ở Sài Gòn
- Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ ... Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào? Vì anh với tôi ... chúnh ta là công dân nước Việt ...
- Vì anh Lê nghĩ đến công ăn việc làm, miếng cơm manh áomà anh Thành chỉ nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
- Hs nêu 
- 3 Hs đọc phân vai
Hs tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
Hs luyện đọc lại.
Hs thi đọc.
Hs nhắc lại nội dung chính của bài.
Tiết: 5 GDKNS:
 Chiều, thứ 2 ngày 8 tháng 1 năm 2018
Tiết: 2 Chính tả: NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
I.Mục tiêu
-Viết đúng chính tả ; trình bày đúng hình thức văn bản luật ; không mắc quá 5 lỗi.
-Làm được BT (2) a/b, hoặc BT (3) a/b, hoặc BTCT phương ngữ do Gv soạn.
-Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng
Bút dạ; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định Hs
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Hdẫn HS nghe viết
Gv đọc bài chính tả
Tìm từ khó
Bài viết cho em biết điều gì?
Gv đọc từng câu hoặc cụm từ
Gv đọc lại toàn bài
Gv chấm 5-7 bài, nhận xét chung
c.Hdẫn làm bài tập 
Bài tập 2: Tìm chữ cái thích hợp
Gv kết luận: Điền theo thứ tự như sau :
Giấc, trốn, dim, gom, rơi, giêng, ngọt.
Bài tập 3a:Tìm tiếng bắt đầu r,d hay gi...
Ra, giải, già, dành.
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
HS ghi nhớ quy tắc viết chính tả trên.
-HS nghe,quan sát tranh
HS lắng nghe, giải nghĩa từ
HS đọc thầm, viết bảng từ dễ viết sai 
HS trả lời
HS viết chính tả
HS tự soát lỗi
HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét bài
HS làm bài vào vở
HS làm bài vào vở
HS nhẩm thuộc quy tắc
Tiết : 3 Tự học: Ôn luyện.
 Thứ 3 ngày 9 tháng 1 năm 2018
Tiết 2: Đạo đức: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1)
 I. Mục tiêu
Học xong bài này HS biết:
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê huơng.
* Phần lồng ghép kiến thức GDBVMT trong phần củng cố bài .
-GD HS tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu quê hương.
 * Lồng ghép GDKNS :
- Kĩ năng xác định giá trị(yêu quê hương).
Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan điểm, những hành vi việc làm không phù hợpvới quê hương).
Kĩ năng Tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống văn hoá, truyền thống cách mạng, về danh lam thắng cảnh, con người của quê hương.
Kĩ năng Trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.
 II. Tài liệu và phương tiện
- Giấy, bút màu
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyện : Cây đa làng em
+ Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương
+ cách tiến hành
 1. Đọc truyện Cây đa làng em
 2. Thảo luận
? Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?
? Hà đã gắn bó với cây đa như thế nào?
? bạn Hà đã góp tiền để làm gì?
? Những việc làm của bạn Hà thể hiện điều gì với quê hương?
? qua câu chuyện của bạn Hà , em thấy đối với quê hương chúng ta phải làm gì?
* Hoạt động 2: Làm bài tập SGK
+ Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương 
+ cách tiến hành :
- HS thảo luận nhóm 2 bài tập 1
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
GV KL: trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương
- Gọi HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
+ Mục tiêu: HS kể được những việc các em đã làm thể hiện tình yêu quê hương của mình.
+ cách tiến hành:
- HS trao đổi theo gợi ý của GV
? bạn quê ở đâu? Bạn biết gì về quê hương mình?
? Bạn đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương ?
- GVKL và khen một số HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương của mình bằng những việc làm cụ thể.
* Hoạt động 4: Vẽ tranh 
+Mục tiêu: Những việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương.
+ cách tiến hành 
- cho HS vẽ theo ý thích
- HS trình bày tranh và nêu nội dung tranh 
- GVKL khen ngợi những HS vẽ và nêu được nội dung tranh
- GV đọc 2 lần 
- Vì cây đa là biểu tượng của quê hương ... cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người .
- Mỗi lần về quê Hà đề cùng các bạn đến chơi dưới gốc cây đa 
- Để chữa cho cây sau trận lụt
- Bạn rất yêu quý quê hương.
- Đối với quê hương , chúng ta phải gắn bó yêu quý và bảo vệ quê hương.
- HS nêu yêu cầu nội dung bài tập 1
- Đại diện nhóm trình bày 
- HS đọc ghi nhớ
- HS trả lời theo ý của mình
- HS vẽ tranh
- HS trình bày và nêu nội dung mình vẽ
Tiết: 3 Toán: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - HS biết tính diện tích hình thang.
 - Giải được các bài tập 1; 3(a). 
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1, Kiểm tra bài cũ :
- GV nhận xét.
2, Bài mới:
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: Tính diện tích hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là a và b, chiều cao h.
- Nhận xét- sửa sai.
- Muốn tính DT hình thang em làm thế nào.
Bài 3a:
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét- sửa sai
3, Củng cố, dặn dò:
- Gv hệ thống nội dung bài.
- 2 HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
- 3 Hs làm bảng lớp.
- HS dưới lớp làm vào vở.
a. S = = 70 (cm2)
b. S = : 2 = (m2)
c. S = = 1,15 (m2)
- HS nêu.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
a, Đúng.
b, Sai.
Tiết: 4 Luyện từ và câu: CÂU GHÉP
I.Mục tiêu
-Nắm được khái niệm câu ghép là do nhiều vế câu ghép lại ; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.
- Nhận biết được câu ghép, xác định được vế câu trong câu ghép ( BT1, mục III); thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép ( BT3)
-Hs khá, giỏi thực hiện được yêu cầu của (BT2).
II. Đồ dùng : Bút dạ; Bảng phụ( giấy A4).
III. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Ổn định Hs
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
b.Hdẫn phần nhận xét
Câu 1: Đánh số thứ tự các câu: Gồm 4 câu (CN/VN).
Câu 2: Xếp các câu trên thành nhóm:Câu 1: Câu đơn ; Câu 2, 3, 4: Câu ghép. 
*Ghi nhớ ( SGK ) .
c. Hướng dẫn phần luyện tập
Bài tập 1: Tìm câu ghép 
Gv kết luận:Trời xanh thẳm, biển cũng xanhai cũng thấy như thế. 
Bài tập 2: Có thể tách mỗi vế câu ghép
- Không thể tách mỗi vế câu ghép thành mỗi câu đơn, vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của vế câu khác.
Bài tập 3: Thêm một vế câu vào chỗ trống
a/muôn hoa đua nở.
b/ánh nắng ấm áp.
c/người anh lười biếng, tham lam. 
Gv chấm bài, nhận xét chung
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài tiết sau.
Hs làm nhóm, trình bày
Cả lớp bổ sung
Cả lớp nhận xét 
Hs đọc ghi nhớ. Hs lấy Vd
Một em đọc yêu cầu bài tập
Hs làm theo cặp
Hs lên bảng làm, cả lớp nhận xét bài
Hs làm theo cặp
Hs trình bày, cả lớp nhận xét
Hs làm bài vào vở
Hs nhắc lại bài học
 Chiều, thứ 3 ngày 9 tháng 1 năm 2018
Tiết: 1 Kể chuyện: CHIẾC ĐỒNG HỒ
I.Mục tiêu
-Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh họa trong SGK; Kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện.
-Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
-Giáo dục Hs có ý thức tôn trọng người khác.
II. Đồ dùng : Tranh minh họa truyện sgk; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Ổn định Hs
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
b.Hdẫn Hs kể chuyện
Gv kể lần 1, kể chậm rải.
Giải nghĩa từ khó
Gv kể lần 2, kết hợp chỉ 4 tranh minh hoạ.
c.Hdẫn Hs kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- HS Kể chuyện theo cặp
- HS Kể chuyện trước lớp
Gv nhận xét, theo dõi.
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Kể lại câu chuyện, chuẩn bị bài tiết sau
Hát
Hs quan sát tranh, nghe kể
Hs nghe
Hs kể theo cặp, tìm ý nghĩa câu chuyện
Hs kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện, cả lớp nhận xét, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Lớp nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất.
Hs nhắc lại bài học
Tiết : 3 Tự học: Ôn luyện.
 Thứ 4 ngày 10 tháng 1 năm 2018
Tiết: 1 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu
-Biết tính diện tích hình tam giác vuông, hình thang.
-Giải toán có liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
-Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng : Bộ dạy học toán 5; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Bài cũ
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Thực hành
Gv hướng dẫn làm bài tập: 1, 2 sgk
Bài 1:Tính diện tích hình tam giác
Bài 2: Đọc bài toán
- Chữa bài
Bài 3: Tóm tắt, giải
a)Diện tích mảnh vườn h.thang là: (50 + 70) x 40 : 2 = 2400 (m2)
Diện tích trồng đu đủ là: 2400 : 100 x 30 = 720 (m2)
Số cây đu đủ trồng được là: 720 : 1,5 = 480 (cây)
b) Diện tích trồng chuối là: 2400 : 100 x 25 = 600 (m2)
 Số cây chuối trồng được là: 600 : 1 = 600 (cây)
 Số cây chuối trồng được nhiều hơn số cây đu đủ là: 
 600 – 480 = 120 (cây)
- Gv chấm bài, nhận xét chung
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
2Hs làm bài theo yc của GV
3Hs làm bảng
Cả lớp nhận xét
Đáp án : a/ 6 cm2 ; b/ 2 m2 ; c/ dm2 
- HS đọc bài toán
- 1 Hs làm bảng lớp
 Cả lớp nhận xét
Diện tích của hình thang ABED là:
(1,6 + 2,5) x 1,2 : 2 = 2,46 (dm2)
 Diện tích của hình tam giác BEC là: 1,3 x 1,2 : 2 = 0,78(dm2) 
 Diện tích hình thang ABED lớn hơn diện tích của hình tam giácBEC là:
 2,46 - 0,78 = 1,68 (dm2)
Hs tự làm bài vào vở
- 1 em làm bảng phụ
Đáp số: 120 (cây)
Hs nhắc lại bài học
Tiết: 2 Tập đọc NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (tiết 2)
I.Mục tiêu
- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật.
-Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Trả lời được câu hỏi 1, 2 và 3 .
-Hs khá, giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật
(câu hỏi 4).
-Giáo dục Hs có ý thức là người công nhân.
II. Đồ dùng
Tranh minh họa bài đọc sgk; Bảng phụ. Ảnh chụp bến Nhà Rồng.
III. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Bài cũ
- Nhận xét.
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
b.Hdẫn Hs luyện đọc, tìm hiểu bài
-Luyện đọc: 2 đoạn 
Hdẫn giọng đọc, ngắt nghỉ hơi, sửa phát âm
Gv đọc diễn cảm toàn bài
c,Tìm hiểu bài
Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước nhưng giữa họ có gì khác nhau?
Quyết tâm đi tìm đường cứu nước của anh Thành được thể hiện qua những lời nói , cử chỉ nào?
"Người công dân số một" trong đoạn kịch trên là ai? 
Nêu nội dung ý nghĩa của bài ?
c.Luyện đọc lại
Gv đọc mẫu
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc bài TĐ tiết trước
Hs nghe,quan sát tranh
1Hs đọc toàn bài
Hs đọc nối tiếp đoạn
Hs luyện đọc cặp
1Hs đọc toàn bài
Anh Lê có tâm lí tự ti, cam chịu...
Anh Thành: không cam chịu, rất tin tưởng ở con đường mình đã chọn.
- ... để giành lại non sông ... làm thân nô lệ ...yên phận nô lệ thì ...
- Là Nguyễn Tất Thành. 
Hs nêu
2Hs đọc phân vai
Hs tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
Hs thi đọc.
Hs nhắc lại nội dung chính của bài
Tiết : 3 Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Dựng đoạn mở bài)
I.Mục tiêu
- Nhận biết được hai kiểu mở bài ( trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả người.
-Viết được đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT2.
-Giáo dục ý thức biết quan tâm đến người thân.
II. Đồ dùng
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Ổn định Hs
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
b.Nhận xét về kết quả bài làm của Hs 
Bài 1: Cách mở bài ở hai đoạn này có gì khác nhau?
a/ Mở bài theo kiểu trực tiếp
b/ Mở bài theo kiểu gián tiếp
Gv nhận xét, biểu dương.
Bài 2: Hãy viết hai đoạn mở bài theo hai cách đã biết
Gọi Hs nói tên đề bài đã chọn
Lưu ý: Người em định tả là ai? Tên gì? Em gặp gỡ, quen biết trong trường hợp nào? Ở đâu? Em kính trọng, yêu mến, ngưỡng mộ người ấy như thế nào?
Gọi Hs trình bày.
GV nhận xét.
Gv phân tích để hoàn thiện đoạn mở bài.
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài tiết sau.
- Hát
-Hs nghe.
-Hs rút kinh nghiệm
- Một em đọc yêu cầu bài tập
Chọn đề văn để viết đoạn mở bài.
Viết 2 đoạn mở bài cho đề văn đã chọn.
Một số em giới thiệu đề được chọn
Hs viết đoạn mở bài
Hs tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết.
Lớp nhận xét
Hs viết vào vở.
Hs nhắc lại bài học.
Tiết: 4 GDNGLL: Chủ điểm tháng 1
 Thứ 5 ngày 11 tháng 1 năm 2018
Tiết: 1 Toán: HÌNH TRÒN, ĐƯỜNG TRÒN
I. Mục tiêu:
Nhận biết được hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn.
-Biết sử dụng com – pa để vẽ hình tròn
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Compa, bảng phụ. 
+ HS: Thước kẻ và compa.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Hình tròn
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Giới thiệu hình tròn – đường tròn
Phương pháp: Quan sát, đàm thoại.
Dùng compa vẽ 1 đường tròn, chỉ đường tròn.
Điểm đặt mũi kim gọi là gì của hình tròn?
+ Lấy 1 điểm A bất kỳ trên đường tròn nối tâm O với điểm A ® đoạn OA gọi là gì của hình tròn?
+ Các bán kính OA, OB, OC như thế nào?
+ Lấy 1 điểm M và N nối 2 điểm MN và đi qua tâm O gọi là gì của hình tròn?
+ Đường kính như thế nào với bán kính?
	Hoạt động 2: Thực hành.
Phướng pháp: Luyện tập, thực hành.
	Bài 1:
Theo dõi giúp cho học sinh dùng compa.
Gv quan sát và phụ đạo hs yếu
 Bài 2:
Lưu ý học sinh bài tập này biết đường kính phải tìm bán kính.
Gv quan sát và phụ đạo hs yếu
 Bài 3:
Lưu ý cách vẽ đường tròn lớn và hai nửa đường tròn cùng một tâm.
Gv quan sát và phụ đạo hs yếu
 Bài 4:
Lưu ý vẽ hình chữ nhật. Lấy chiều rộng là đường kính ® bán kính vẽ nửa đường tròn.
Gv quan sát và phụ đạo hs yếu
	Hoạt động 3: Củng cố.
Phướng pháp: Thực hành.
Nêu lại các yếu tố của hình tròn.
Dặn dò: 
Ôn bài
Chuẩn bị: Chu vi hình tròn.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh sửa bài 1, 2, 3.
Hoạt động lớp.
Dùng compa vẽ 1 đường tròn.
Dùng thước chỉ xung quanh ® đường tròn.
Dùng thước chỉ bề mặt ® hình tròn.
 Tâm của hình tròn O.
 Bán kính.
Học sinh thực hành vẽ bán kính.
1 học sinh lên bảng vẽ.
 đều bằng nhau OA = OB = OC.
 đường kính.
Học sinh thực hành vẽ đường kính.
1 học sinh lên bảng.
  gấp 2 lần bán kính.
Lần lượt học sinh lặp lại.
Bán kính đoạn thẳng nối tâm O đến 1 điểm bất kỳ trên đường tròn (vừa nói vừa chỉ bán kính trên hình tròn).
Đường kính đoạn thẳng nối hai điểm bất kỳ trên đường tròn và đi qua tâm O (thực hành).
Hoạt động cá nhân.
Thực hành vẽ đường tròn.
Sửa bài.
Thực hành vẽ đường tròn.
Sửa bài.
Thực hành vẽ theo mẫu.
Thực hành vẽ theo mẫu.
Hs nêu
Tiết: 2 Luyện từ và câu: CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
I.Mục tiêu
-Nắm được hai cách nối các vế câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối.
- Nhận biết một số câu ghép trong đoạn văn ;viết được đoạn văn theo yêu cầu BT2.
-Giáo dục Hs biết vận dụng kiến thức đã học.
II. Đồ dùng
Bút dạ; Bảng phụ( giấy khổ to);Từ điển.
III. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Bài cũ
Gv nhận xét.
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
b.Hdẫn phần nhận xét
Câu 1:Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép 
a)Vế 1/ thì/ vế 2; vế 1/ trong khi ấy/ vế 2.
b)Vế 1/ : / vế 2.
c)Vế 1/ ; / vế 2.
Câu 2: Ranh giới giữa các vế câu
Đoạn a: Nối bằng các từ có tác dụng nối ( thì, trong khi ấy).
Đoạn b, c: Nối trực tiếp (: , ;).
*Ghi nhớ
c.Hdẫn Hs làm bài tập
Bài tập 1:Tìm câu ghép và nêu rõ tác dụng 
Gv kết luận: a.Từ xưa đến naylũ cướp nước;
liên kết quan hệ từ và dấu phẩy.
b.Nó nghiến răng nó không chịu khuất phục; liên kết bằng cách nối trực tiếp bởi dấu phẩy 
c.Chiếc lá lẽ xuôi dòng; nối trực tiếp (,), quan hệ từ “rồi”.
Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn...
Gv lưu ý : Tả ngoại hình: vóc dáng; khuôn mặt; mái tóc; hàm răng; cách ăn mặc
Gv chấm bài, nhận xét chung
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
2Hs làm bài
- theo dõi
Hs làm việc nhóm 
Hs trình bày 
Cả lớp bổ sung
-Hs làm tương tự
Hs đọc phần ghi nhớ trong sgk
-Hs làm nhóm 
Đại diện nhóm trình bày
Cả lớp nhận xét
Hs viết đoạn văn, trình bày
Cả lớp nhận xét 
Hs nhắc lại bài học
 Chiều, thứ 5 ngày 11 tháng 1 năm 2018
Tiết: 1 Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Dựng đoạn kết bài)
I.Mục tiêu
-Nhận biết được hia kiểu theo hai kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK.
-Viết được đoạn kết bài cho bài theo yêu cầu của BT2.
-Hs khá, giỏi làm được BT3.
-Giáo dục Hs có ý thức vận dụng kiến thức đã học .
II. Đồ dùng
Bảng phụ; Mẫu đơn.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Bài cũ
- Nêu các cách mở đoạn
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
b.Hdẫn Hs làm bài tập
Bài 1:Cho biết cách kết bài ở hai đoạn có gì khác nhau
Gv kết luận: 
* Kết bài của đoạn a
- không mở rộng
* Kết bài của đoạn b
mở rộng. 
* Kết bài b khác với kết bài a: ngoài bộc lộ tình cảm của người viết, còn suy luận, liên hệ về vai trò của người nông dân.
Bài 2: Hãy viết hai đoạn kết bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn ở bài tập 2.
- Chấm, chữa bài
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài tuần sau
2 Hs trả bài.
Hs đọc đề bài
 Hs làm việc nhóm đôi
Đại diện nhóm trình bày
Cả lớp nhận xét
Hs đọc đề.
Hs viết vào vở.
Hs đọc kết bài vừa viết
Hs liên hệ
Hs nhắc lại bài học 
Tiết: 2 Tự học: Ôn luyện.
 Thứ 6 ngày 12 tháng 1 năm 2018
Tiết: 1 Toán: CHU VI HÌNH TRÒN
I.Mục tiêu
-Biết qui tắc tính chu vi hình tròn
-Vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn. 
-Giáo dục Hs tính chính xác, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng
Bộ dạy học toán 5; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Bài cũ
- Nhận xét.
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn
Công thức: C = d x 3,14
Hoặc C = r x 2 x 3,14
C là chu vi, d là đường kính ,r là bán kính 
c.Thực hành
Gv hướng dẫn làm bài tập: 1(a, b),2 c, 3 sgk
Bài 1:Tính chu vi hình tròn
- Nhận xét
Bài 2: Tính chu vi hình tròn
- Nhận xét
Bài 3: Tóm tắt, giải
Chu vi của bánh xe ô tô đó là:
 0,75 x 3,14 = 2,355 (m)
- Gv chấm 7-10 bài, nhận xét chung.
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
2Hs làm bài 2 VBT
- Hs rút ra nhân xét, nêu quy tắc.
Hs lên bảng làm, lớp làm nháp
Cả lớp nhận xét, sửa bài
a/C = 0,6 x 3,14 = 1,884 (cm)
 b/ C = 2,5 x 3,14 = 7,85 (dm)
 c/ Đổi 4/5 m = 0,8 m
 C = 0,8 x 3,14 = 2,512 (m)
- Hs làm vào vở
a/ C = 2,75 x 2x 3,14 = 17,27 cm 
b/ C = 6,5 x 2 x 3,14 = 40,82 dm 
c/ C = 0,5 x 2 x 3,14 = 3,14 m
Hs làm vào vở
- 1 số đọc bài
Hs nhắc lại bài học.
Tiết: 4 HĐTT: SINH HOẠT LỚP TUẦN 19
I. Mục tiêu:
- Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 19.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại, thiếu sót.
II. Các hoạt động trên lớp
a. Nhận xét chung các hoạt động trong tuần 19
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn.
	- Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp.
- Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Khen: Đội văn nghệ tích cực tập luyện.
-Tồn tại: Một số bạn chữ viết còn cẩu thả, chưa thật sự rèn luyện.
	- Một số em nam ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu.
- Nhắc nhở lớp luôn lau chùi bảng sạch sẽ.
 b. Phương hướng tuần 20:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 19.
- Rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh.
- Ôn tập đại trà.
- Nhắc HS nộp tiền theo quy định.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 19 Lop 5_12255419.doc