Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Cư Pui 1

Tiết 1: SINH HOẠT ĐẦU TUẦN: CHÀO CỜ

I. MỤC TIÊU

- HS biết tự giác xếp hàng nhanh trật tự.

- Im lặng lắng nghe nhận xét của thầy TPT và BGH nhà trường.

II. CHUẨN BỊ

- Ghế HS

III. HOẠT ĐỘNG DƯỚI CỜ

- Nhắc nhở HS xếp hàng: HS xếp hàng nhanh trật tự, không xô đẩy nhau, ngồi ngay ngắn.

- Nghe thầy TPT nêu kế hoạch tuần học.

- Nghe đại diện BGH nhắc nhở chuẩn bị cho tuần học mới.

- Nhắc tổ trực nhật thu dọn ghế.

Tiết 2: TOÁN: XĂNG-TI-MÉT KHỐI. ĐỀ-XI-MÉT KHỐI

I. MỤC TIÊU

- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.

- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích; xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.

- Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

- Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.

- BTCL: 1, 2.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ đồ dùng học Toán, mô hình quan hệ giữa xăng - ti - mét khối, đề - xi - mét khối như SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 30 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Cư Pui 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t khối
- GV đưa ra mô hình quan hệ minh hoạ, yêu cầu HS quan sát.
- Cho HS quan sát mô hình trực quan. (một hình lập phương có các cạnh là 1 m), nêu: Đây là 1 m3
- Mét khối là gì? Nêu cách viết tắt?
+ Có một hình lập phương có cạnh dài 1m. Vậy thể tích của hình lập phương đó là bao nhiêu?
+ Giả sử chia các cạnh của hình lập phương thành 10 phần bằng nhau, mỗi phần có kích thước là bao nhiêu dm?
+ Giả sử sắp xếp hình lập phương nhỏ cạnh 1dm vào hình lập phương cạnh 1m thì cần bao nhiêu hình để xếp đầy?
+ Thể tích hình lập phương cạnh 1dm là bao nhiêu ?
+ Vậy 1m3 bằng bao nhiêu dm3 ?
- 1m3 = 1000 dm3 hay 1000 dm3 = 1m3
- Yêu cầu HS nhắc lại.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, nhận xét rút ra mối quan hệ giữa mét khối - dm3 - cm3
- GV chốt lại.
- Hướng dẫn HS nêu nhận xét mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp mấy lần đơn vị bé hơn tiếp liền?
- Gọi HS đọc lại bảng trên.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Chữa bài và đánh giá.
- Chốt lại cách đọc, viết đơn vị xăng - ti - mét khối, đề - xi - mét khối.
Bài 2 (giảm tải bài 2a)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
+ Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả bài của mình.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét chữa bài, đánh giá cho HS.
- Hỏi các HS lên bảng nêu cách đổi từ đơn vị đo là mét khối thành các đơn vị đo dm3, cm3?
Bài 3
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ?
- Để giải được bài toán điều đầu tiên ta cần biết gì ? 
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp trong 2 phút.
- Gọi vài đại diện trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- GV chữa bài và đánh giá cho HS
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nêu lại khái niệm mét khối, mối liên hệ giữa mét khối với dm3, cm3.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- HS lên bảng làm bài tập.
- 2 HS lên bảng trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- HS quan sát mô hình.
1m
 1m3
 1m
1m
- Mét khối là thể tích của hình lập phương cạnh dài 1m. Viết tắt là: m3
- Thể tích hình lập phương đó là 1m3
- Mỗi phần có kích thước là 1dm.
- Xếp 1 hàng 10 hình lập phương
- Xếp 10 hàng thì được 1 lớp
- Xếp 10 lớp thì đầy hình lập phương cạnh 1dm.
- 1dm3.
- 1m3 = 1000 dm3
- HS nhắc lại
1m3 = 1000dm3
1m3 = 1000000cm3
- 1 HS lên bảng điền, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
- Mỗi đơn vị đo thể tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
- Nối tiếp nhau đọc.
- 1 HS đọc.
- HS lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp thực hiện làm bài vào vở 
- HS đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn.
- 2 HS nhận xét, chữa bài.
a) Đọc các số đo: (Làm miệng)
b) Viết số đo thể tích: (Bảng con)
- 1 HS đọc
+ Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là xăng ti mét khối.
- 1 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS đọc, lớp nhận xét.
- 2 HS nhận xét, chữa bài.
b. 1dm3=1000cm3;
1,969dm3=1969cm3
m3 = 250000m3 
19,54 m3 = 19540000 cm3
- HS nêu yêu cầu.
- Cho biết chiều dài chiều rộng và chiều cao của một cái hình hộp dạng hình hộp chữ nhật.
- Hỏi có thể xếp được bao nhiêu hlp 1dm3 để đầy cái hộp đó? 
Bài giải
Sau khi xếp đầy hộp ta được 2 lớp hình lập phương 1dm3. Mỗi lớp hình lập phương 1dm3 là: 
5 × 3 = 15 (hình)
Số hình lập phương 1dm3 để xếp đầy hộp là 
15 × 2 = 30 (hình )
 Đáp số : 30 hình
- Mét khối là thể tích của hình lập phương cạnh dài 1m.
- Lắng nghe.
Tiết 3: LTVC: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU 
- Củng cố cho HS những kiến thức về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ thể hiện sự tương phản.
- Rèn cho HS kĩ năng làm bài tập thành thạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
+ Để biểu thị quan hệ tương phản giữa các vế trong câu ghép ta làm như thế nào? Cho ví dụ? 
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự đặt câu.
- Gọi HS đọc bài.
- Nhận xét, chỉnh sửa lỗi đặt câu cho HS.
- Tuyên dương HS có tiến bộ.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yều cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài.
- Nhận xét chốt lại.
- Củng cố lại cách phân tích các vế trong câu ghép.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự đặt câu.
- Gọi HS đọc bài.
- Nhận xét chốt lại chỉnh sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS.
- Tuyên dương HS có tiến bộ. 
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
+ Để biểu thị quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép ta có thể nối chúng bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ: tuy .. nhưng ..., mặc dù ...nhưng, dù .. nhưng ..., 
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài 
- Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
Ví dụ:
a) Tuy bạn Hoa nhỏ người nhưng bạn Hoa rất khỏe.
b) Mặc dù nhà xa nhưng Dũng không bao giờ đi học muộn.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài, 1 HS làm bảng phụ.
- HS đọc bài và tự làm bài, đại diện chữa bài.
a) Chủ ngữ ở vế 1 : gia đình bạn Hà; 
 Vị ngữ ở vế 1 : khó khăn 
- Chủ ngữ ở vế 2 : bạn ; 
- Vị ngữ ở vế 2 : học rất giỏi.
Cặp quan hệ từ : Tuy  nhưng
b) Chủ ngữ ở vế 1 : cô giáo;
 Vị ngữ ở vế 1 : đã nhăc nhở nhiều lần.
- Chủ ngữ ở vế 2 : bạn Khánh; 
- Vị ngữ ở vế 2 : chưa có nhiều tiến bộ.
Cặp quan hệ từ : Mặc dù  nhưng
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài 
- Nối tiếp nhau đọc bài.
Ví dụ: Trong lớp em, bạn Hoa là một HS ngoan, gương mẫu. Bạn rất lễ phép với thấy cô và người lớn tuổi. Tuy bạn Hoa nhỏ người nhưng bạn Hoa rất khỏe.
- Lắng nghe.
Tiết 4: TẬP ĐỌC: CHÚ ĐI TUẦN
I. MỤC TIÊU 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ.
- Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các các chú đi tuần (học thuộc lòng những câu thơ yêu thích).
- HS trên chuẩn học thuộc lòng bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài Phân xử tài tình và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* Luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài
- Chia đoạn: 4 đoạn.
+ Đ1: từ đầu ... lá bay xuống đường.
+ Đ2: tiếp ... ngủ nhé!
+ Đ3: tiếp ... cháu nằm.
+ Đ4: còn lại 
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc bài.
+ Lần 1: HS đọc, sửa lỗi phát âm cho HS.
- Gọi HS đọc chú giải.
+ Lần 2: HS đọc, yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
+ Lạnh lùng là gì?
+ Thế nào là vắng vẻ ?
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- Nhận xét HS làm việc.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài
+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?
- Nêu ý chính đoạn 1?
+ Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu HS được thể hiện qua những từ ngữ, chi tiết nào?
- Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu HS, quan tâm, lo lắmg cho các cháu, sẵn sàng chịu gian khổ.....các cháu học hành giỏi giang, một tương lai tốt đẹp.
- Nêu nội dung đoạn 2, 3, 4?
+ Nội dung của bài thơ là gì?
- Chốt lại, ghi bảng: Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các các chú đi tuần.
* Đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc đoạn, yêu cầu HS dựa vào nội dung bài để tìm giọng đọc phù hợp.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ 1, 2.
- GV đọc mẫu.
- Nêu cách ngắt nghỉ, từ ngữ nhấn giọng?
- Gọi HS đọc thể hiện.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét đánh giá cho từng HS.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ theo hình thức nối tiếp.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng cả bài.
- GV nhận xét đánh giá
3. Củng cố, dặn dò
+ Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- HS lên bảng trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài.
+ Lần 1: HS đọc, sửa lỗi phát âm cho HS.
- 1 HS đọc chú giải trong SGK.
+ Lần 2: HS đọc, giải nghĩa từ khó.
- Lạnh, làm tác động mạnh đến tâm hồn, tình cảm.
- Vắng, không có người.
- HS ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc.
- Lắng nghe.
+ Người chiến sĩ đi tuần trong đêm tối, mùa đông, gió lạnh khi mà tất cả mọi người đã yên giấc ngủ.
- Cảnh vất vả khi đi tuần đêm.
+ Những từ ngữ, chi tiết: cách xưng hô thân mật: chú, cháu, các cháu ơi; dùng các từ: yêu mến, lưu luyến.
+ Các chi tiết: hỏi thăm giấc ngủ có ngon không; dặn các cháu cứ yên tâm ngủ nhé.
+ Mong ước “Mai các cháu....tung bay”
- Tình cảm những mong ước đối với các cháu.
- HS nêu, HS khác bổ sung.
- HS nhắc lại.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài, mỗi HS đọc 1 khổ thơ, nêu giọng đọc tùng khổ thơ.
- Theo dõi GV đọc mẫu tìm cách đọc hay.
- 1, 2 HS đọc.
- HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- HS thi đọc, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ. Mỗi HS đọc 1 khổ thơ.
- HS tham gia thi đọc.
- HS năng khiếu thi đọc
- Lớp nhận xét.
- HS nêu 
- Lắng nghe.
Tiết 5: KĨ THUẬT (GV Bộ môn)
-----------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 07 tháng 02 năm 2018
Tiết 1: TOÁN: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
- Biết đọc, viết các đơn vị đo mét khối đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa chúng.
- Biết đổi các đơn vị đo thể tích, so sánh các số đo thể tích.
- BTCL: 1, 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- GV viết các số đo thể tích lên bảng và gọi HS đọc.
- GV đọc lần lượt các số đo thể tích cho HS viết, yêu cầu HS viết đúng theo thứ tự đọc.
- Chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Nhận xét chốt lại.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tự đọc số và chọn câu trả lời đúng.
- Nhắc lại HS cách đọc các số đo thể tích: Đọc phần giá trị như đọc số bình thường sau đó kèm theo tên đơn vị.
- Nhận xét đánh giá cho HS 
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
+ Bài yêu cầu gì?
+ Để thực hiện so sánh đúng em làm thế nào? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài.
- Chữa bài HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và đánh giá cho HS.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm.
- Nhận xét chốt lại.
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức vừa luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- HS lên bảng làm bài tập.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc 
- HS đọc theo chỉ định của GV.
- HS lên bảng viết, lớp viết vào vở.
- 2 HS ngồi cạnh nhau kiểm tra bài lẫn nhau.
a. Đọc các số đo.
b. Viết các số đo thể tích.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài vào vở
- Đọc bài, nhận xét chữa bài 
a, c) Đ	
b, d) S
- So sánh các số đo thể tích 
- Để so sánh đúng, các em phải đổi các số đo cần so sánh với nhau về cùng 1 đơn vị. Thực hiện so sánh như với các đại lượng khác.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở ô ly.
- Đọc bài nhận xét chữa bài
a. 913,232413 m3 = 913232413cm3
b. m3 = 12,345 m3
c. m3 > 8372361dm3
- Đọc, viết các đơn vị đo mét khối đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa chúng.
- Lắng nghe.
Tiết 2: TOÁN: THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU 
- Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
- Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập liên quan.
- BTCL: 1, 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Mô hình thể tích của HHCN có kích thước 20cm16cm10cm
- Các hình minh hoạ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích của HHCN
- Nêu bài toán.
- Đưa ra mô hình thể tích của HHCN trong bài toán, yêu cầu HS quan sát và giới thiệu.
+ Để tính được thể tích HHCN trên bằng xăng ti mét khối, ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS quan sát hình đã thể hiện xếp được 1 lớp.
+ Lớp đầu tiên xếp được bao nhiêu HLP 1cm3?
+ Xếp được bao nhiêu lớp như thế?
+ 10 lớp có tất cả bao nhiêu HLP?
+ Vậy Thể tích HHCN có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm, chiều cao 10cm là 3200 HLP 1cm3 hay chính là 3200cm3.
+ Ta có thể tính thể tích của HHCN này như sau: 20 16 10 = 3200 (cm3)
- Hướng dẫn HS nhận biết các kích thước của HHCN.
- GV viết lên bảng sơ đồ:
 = 
 CD CR CC = tt
+ Muốn tính thể tích của HHCN ta làm như thế nào?
- Gọi V : thể tích; a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật.
- Gọi HS lên bảng viết công thức tính thể tích HHCN.
Bài 1
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính thể tích của HHCN.
- Nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS.
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV vẽ hình hướng dẫn HS làm bài.
+ Muốn tính được thể tích khối gỗ ta có thể làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình.
- Yêu cầu HS nêu cách tính.
- Nhận xét chốt lại cách tính đúng.
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS đọc bài
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- HS lên bảng làm bài tập.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- HS nghe và nhớ yêu cầu của bài toán.
+ Ta cần tìm số HLP 1cm3 xếp đầy vào hộp.
- HS quan sát.
+ Xếp được 20 16 = 320 (HLP 1cm3)
+ Xếp được tất cả 10 lớp như thế.
+ 10 lớp có 32010 = 3200 (HLP 1cm3)
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS trả lời các câu hỏi của GV về 3 kích thước đã cho của HHCN.
+ Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dai nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
- Gọi V là thể tích của hình hộp chữ nhật ta có: V = a × b × c
(a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật)
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở.
- 2 HS đổi vở kiểm tra và nhận xét bài của bạn.
- 1 HS nhận xét, chữa bài.
- 2 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
a. Thể tích hình hộp chữ nhật là:
5 × 4 × 9 = 180 (cm3)
b. Thể tích hình hộp chữ nhật là:
1,5 × 1,1 × 0,5 = 0,825 (m3)
- 1 HS đọc
- Chia khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật, rồi tính thể tích từng hình sau đó cộng thể tích hai hình lại.
- HS trao đổi làm bài vào vở.
- HS đọc bài làm.
- HS chữa bài vào vở.
Bài giải
Chiều dài của HHCN nhỏ là:
15 – 8 = 7 (cm)
Thể tích HHCN nhỏ là:
7 × 6 × 5 = 210 (cm3)
Thể tích HHCN lớn là:
12 × 8 × 5 = 480 (cm3)
Thể tích của khối gỗ là :
210 + 480 = 690 (cm3)
 Đáp số : 690 cm3
- 1 HS đọc
- HS quan sát và phân tích hình để nhận biết hình.
- HS nối tiếp nhau nêu các cách tính khác nhau.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở
- Đọc bài nhận xét chũă bài
Bài giải
Thể tích mực nước lúc đầu là:
10 × 10 × 5 = 500 (cm3)
Thể tích mực nước khi có hòn đá là:
10 × 10 × 7 = 700 (cm3)
Thể tích hòn đá là:
700 – 500 = 200 (cm3)
 Đáp số : 200 cm3
- Lắng nghe.
Tiết 3: LTVC: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU 
- Hiểu câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến.
- Tìm câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong truyện người lái xe đãng trí (BT1, mục III); tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra các câu ghép (BT2).
- HS năng khiếu phân tích cấu tạo của câu ghép trong bài tập 1.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 	
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng đặt câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ
Giảm tải
* Ghi nhớ: Giảm tải
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và mẩu chuyện vui Người lái xe đãng trí.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gợi ý.
+ Đánh dấu ngoặc đơn () vào QHT chỉ quan hệ tăng tiến.
+ Dùng dấu gạch chéo (/) để phân cách các vế câu.
+ Gạch 1 gạch ngang dưới bộ phận chủ ngữ, 2 gạch ngang dưới bộ phận vị ngữ.
+ Khoanh tròn vào cặp QHT trong câu.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào?
+ Hãy đặt câu ghép dử dụng cặp quan hệ từ không chỉ ... mà...
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- HS lên bảng đặt và phân tích 1 câu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc
- 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm vào VBT.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài (nếu sai).
+ Anh chàng lái xe đãng trí đến mức ngồi nhầm vào hàng ghế sau lại tưởng đang ngồi sau tay lái. Sau khi hốt hoảng báo công an xe bị bọn trộm đột nhập mới nhận ra rằng mình nhầm.
- HS nối tiếp đặt câu: Không chỉ bạn Mai học giỏi mà bạn ấy còn hát rất hay.
- 1 HS đọc
- 1 HS viết bài vào bảng phụ, HS cả lớp viết bài vào VBT.
- HS đọc câu của mình đặt.
- HS nhận xét.
a. Tiếng cười không chỉ đem lại niềm vui cho mọi người mà nó còn là một liều thuốc trường sinh.
b. Không những hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam.
c. Ngày nay, trên đất nước ta, không chỉ công an làm nhiệm vụ giữ trật tự an ninh mà mỗi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hoà bình.
- Lắng nghe.
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I. MỤC TIÊU 
- Lập được 1 chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự an ninh (Theo gợi ý SGK).
KNS: + Kĩ năng hợp tác (ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình)
+ Thể hiện sự tự tin
+ Đảm nhận trách nhiệm 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 	
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
+ Hãy nêu cấu trúc của chương trình hoạt động?
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS đọc phần Gợi ý trong SGK.
+ Em lựa chọn hoạt động nào để lập chương trình hoạt động?
+ Mục tiêu của Chương trình hoạt động đó là gì?
+ Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào đối với lứa tuổi của các em?
+ Địa điểm tổ chức hoạt động ở đâu?
+ Hoạt động có cần các dụng cụ và phương tiện gì?
- Giảng: Em tưởng tượng mình là Liên đội trưởng hoặc Liên đội phó để lập Chương trình hoạt động.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 2 HS viết bài vào bảng phụ dán lên bảng, đọc Chương trình hoạt động.
- Gọi HS dưới lớp đọc Chương trình hoạt động của mình.
- Đánh giá HS
3. Củng cố, dặn dò
+ Hãy nêu cấu trúc của chương trình hoạt động?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- 2 HS nối tiếp nêu 
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc.
- HS trả lời nối tiếp.
VD: Triển lãm về an toàn giao thông.
Thăm các chú công an giao thông.
+ Tuyên truyền vận động mọi người cùng nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông.
+ Gắn bó thêm tình bạn bè, rèn ý thức cộng đồng.
+ Địa điểm ở các trục đường chính của địa phương gần khu vực trường.
+ Loa cầm tay, cờ tổ quốc, khẩu hiệu, biểu ngữ, ....
- HS lắng nghe.
- 2 HS viết vào bảng phụ, lớp làm bài vào VBT.
- HS đọc bài, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc Chương trình hoạt động của mình.
- HS nêu.
- Lắng nghe.
Tiết 5: KHOA HỌC: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.
GDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Dụng cụ thực hành theo nhóm (GV hỗ trợ): 1 cục pin Con thỏ, dây đồng có vỏ bọc nhựa, bóng đèn , một số vật dụng khác bằng kim loại, nhựa, cao su
- Bóng đèn điện hỏng tháo lắp được và còn nhìn rõ 2 đầu dây.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu 3 ví dụ về 3 ứng dụng của năng lượng điện trong những lĩnh vực sống khác nhau.
- Chúng ta cần lưu ý gì khi sử dụng dụng cụ dùng điện trong sinh hoạt?
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* Tình huống xuất phát
- Cho HS quan sát Pin, bóng đèn. 
+ Nêu một số hiểu biết của em về pin, bóng đèn?
+ Từ pin, bóng đèn dây dẫn làm thế nào để đèn sáng?
- Từ pin, bóng đèn dây dẫn để đèn sáng thực hiện lắp mạch điện.
* Nêu ý kiến ban đầu của HS
- Yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm lắp mạch điện.
- Yêu cầu HS trình bày quan điểm của các em về vấn đề trên.
* Đề xuất câu hỏi 
- Từ những ý kiến ban đầu của của HS do nhóm đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến trên
- Định hướng cho HS nêu ra các câu hỏi liên quan.
- Tập hợp các câu hỏi của các nhóm:
+ Lắp mạch điện thế nào để đèn sáng?
+ Dòng điện có từ đâu?
+ Bóng đèn phát sáng vì sao?
+ Điều kiện để bóng đèn phát sáng là gì?
- Gọi HS đọc các câu hỏi
* Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu
- Tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày thí nghiệm
* Kết luận, kiến thức mới 
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi trình bày thí nghiệm.
- Tổ chức cho các nhóm thực hiện lại thí nghiệm về lắp mách điện (nếu thí nghiệm đó không trùng với thí nghiệm của nhóm bạn).
- Hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
- Kết luận: Mạch điện cần được nối đúng yêu cầu: đầu vào chuôi đền cần nối với cực dương của pin qua đó rồi nối tiếp với cực âm. Như vậy, sẽ tạo nên mạch điện thông suốt cho dòng điện lưu thông, đèn mới sáng. Dòng điện được tạo ra từ pin.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- HS lên bảng trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- HS quan sát và nêu. 
- HS lấy pin và chỉ vào dấu hiệu qui định: dấu cộng (+) là cực dương, dấu trừ (-) là cực âm; chỉ cho bạn cùng xêm 2 đầu dây tóc bóng đèn và nơi 2 đầu dây này được đưa ra ngoài; chỉ lại và mô phỏng sự hoạt động của mạch điện.
- HS làm việc cá nhân: ghi vào vở TN những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về mạch điện.
- HS làm việc theo nhóm 4: tập hợp các ý kiến vào bảng nhóm.
- Các nhóm đính bảng phụ lên bảng lớp và cử đại diện nhóm trình bày
- HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến.
- Ví dụ HS có thể nêu: Bóng đèn phát sáng nhờ đâu? Đèn sáng cần điều kiện gì? Nguồn điện để đèn sáng có ở đâu?...
- Theo dõi.
- 1 HS đọc.
- HS thảo luận theo nhóm 4, đề xuất các thí nghiệm nghiên

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 23 Lop 5_12270884.doc