HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG
ĐÓN TRẺ - CHƠI – THỂ DỤC SÁNG:
1. Đón trẻ - chơi:
- Cô đón bé vào lớp, chú ý tình trạng sức khoẻ của trẻ, nhắc nhở trẻ chấn chỉnh quần áo, chải tóc, rửa mặt, chân tay sạch sẽ
- Cô cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài sân.
2. Thể dục sáng:
- Cô cho c/c tập theo bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” với các động tác:
* Tay vai 1: Tay đưa lên cao, ra trước, ra sau
TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay đưa lên cao
+ Nhịp 2: Hai tay đưa ra trước
+ Nhịp 3: Hai tay đưa ra phía sau
+ Nhịp 4: Về TTCB
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên.
*Lưng bụng 2: Đứng quay thân sang bên 90°.
TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay chống hông
+ Nhịp 2: Quay người sang phải 90°
+ Nhịp 3: Như nhịp 1
+ Nhịp 4: Về TTCB
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên.
................................ Những lưu ý cần thay đổi: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Những cháu có dấu hiệu bất thường: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ____________________________________________________ Thứ ba, ngày 19/09/2017 HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG ĐÓN TRẺ - CHƠI – THỂ DỤC SÁNG (Như thứ hai) TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN TRÒ CHUYỆN HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON ĐỀ TÀI: “BÉ CHƠI TRÒ CHƠI CHỮ CÁI O, Ô, Ơ” ĐỐI TƯỢNG: 5 – 6 TUỔI THỜI GIAN: 35 PHÚT ****************** I./ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ o, ô, ơ qua các trò chơi Trẻ tìm được chữ o, ô, ơ trong các từ. Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động II./ CHUẨN BỊ: Mỗi trẻ một rổ gồm có chữ o, ô, ơ Nội dung bài thơ viết vào bìa lịch: “Chim sáo”, “Vì sao mèo sốt” và “Hương cốm tới trường” có các chữ o, ô, ơ. Ngôi nhà có mang chữ cái o, ô, ơ Tranh chữ rỗng o, ô, ơ, giấy màu, bông hoa, sáp màu, .... cho trẻ trang trí Tập tô, viết chì, sáp màu đủ cho trẻ dùng Mẫu tranh hướng dẫn trẻ tô TCTV: Trường mầm non, cô giáo, đồ chơi III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Ổn định-giới thiệu bài -Hát bài:Trường chúng cháu là trường mầm non -Bài hát vừa hát nói lên điều gì? -Thế đến trường c/c được học những gì? -À đến trường c/c được cô giáo dạy rất nhiều điều, vậy hôm nay cô cho c/c xem tranh ảnh và đọc chữ cái trên tranh ảnh này c/c có thích không nào? 1./ Hoạt động 1: Bé chơi trò chơi chữ cái o, ô, ơ * Ôn chữ o, ô, ơ: - Cô treo tranh trường mầm non và thẻ từ “trường mầm non”, “cô giáo”, “đồ chơi” - Cô cho trẻ tìm chữ đã học rồi - Cô dán chữ o, ô,ơ trên bảng và cho trẻ phát âm vài lần * Nhận biết chữ cái qua trò chơi a. Trò chơi 1: Về đúng nhà Luật chơi: Trẻ phải về đúng nhà có mang chữ cái giống như chữ cái trong thẻ của mình. Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một thẻ chữ cái o, ô, ơ, trẻ vừa đi vừa hát, khi cô hô trời mưa, trẻ sẽ về đúng ngôi nhà có mang chữ cái giống như trong thẻ của mình. Bạn nào về sai sẽ nhảy lò cò một vòng. Cô nhận xét và cho trẻ đổi thẻ chữ cái với nhau sau mỗi lần chơi Cô cho trẻ chơi vài lần. b. Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh Luật chơi: Trẻ phải gạch đúng chữ o, ô, ơ theo cô yêu cầu Cách chơi: Cô chuẩn bị nội dung bài thơ viết vào bìa lịch: “Chim sáo”, “Vì sao mèo sốt” và “Hương cốm tới trường” có các chữ o, ô, ơ. Mỗi đội 5 bạn, trẻ sẽ bật qua vòng thể dục và lên gạch chân chữ o, ô, ơ theo yêu cầu của cô. Đội nào gạch đúng, nhanh và được nhiều chữ nhất là đội chiến thắng. c. Trò chơi 3: Trang trí chữ o, ô, ơ Cô cho trẻ về 3 nhóm cùng nhau trang trí chữ o, ô, ơ thật đẹp để trang trí lớp học. Trẻ có thể tô màu, dán bông hoa, giấy màu hoặc vẽ lên chữ rỗng o, ô, ơ để tạo thành sản phẩm. 2./ Hoạt động 2: Thực hiện tập tô Cô hướng dẫn tập tô từ trang 2 – 7: + Tô màu những hình tên gọi có chữ cái o + Nối chữ cái o với các từ có chữ cái o + Bé hãy nối các nét đứt và tô màu bức tranh + Gọi tên các hình vẽ + Bé hãy tô nét tạo thành chữ cái o Hướng dẫn tương tự với chữ ô, ơ Cô cho trẻ về chỗ thực hiện NHẬN XÉT – KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QUAN SÁT GÓC PHÂN VAI: “ĐỒ CHƠI BÁC SĨ, ĐỒ CHƠI NẤU ĂN, CHƠI BÁN HÀNG” TRÒ CHƠI “RỒNG RẮN LÊN MÂY” ************** MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ biết được đặc điểm và tên gọi của góc và đồ dùng đồ chơi ở góc phân vai. Trẻ chú ý quan sát và biết cách chơi trò chơi “Rồng rắn lên mây” CHUẨN BỊ: Vật thật: Góc phân vai Tranh: Trẻ chơi bán hàng TCTV: Chơi bán hàng, đồ chơi bác sĩ, đồ chơi nấu ăn. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Quan sát: Góc phân vai Các con xem lớp của chúng ta có những góc gì? Góc phân vai có những đồ chơi nào? Góc phân vai chúng ta chơi gì? Các con ơi! Muốn đồ dùng, đồ chơi ở các góc luôn đẹp và bền ta phải làm sao? Trò chơi: “Rồng rắn lên mây” Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát: Rồng rắn lên mây Có cây lúc lắc Hỏi thăm thầy thuốc Có nhà hay không? Người đóng vai thầy thuốc trả lời: - Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà... tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: - Có ! Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi: - Rồng rắn đi đâu? Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời: - Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con. - Con lên mấy ? - Con lên một - Thuốc chẳng hay - Con lên hai. - Thuốc chẳng hay Cứ thế cho đến khi: - Con lên mười. - Thuốc hay vậy. Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi: + Xin khúc đầu. - Những xương cùng xẩu. + Xin khúc giữa. - Những máu cùng me. + Xin khúc đuôi. - Tha hồ mà đuổi. Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng. Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc. Nếu đang chơi dằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi. -Cô cho trẻ chơi vài lần. sau mỗi lần chơi cô nhận xét. HOẠT ĐỘNG GÓC (Như thứ hai) HOẠT ĐỘNG CHIỀU TTKT: “TẠO HÌNH ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TẶNG BẠN” TRÒ CHƠI: ĐỔI BẮT BÓNG ********** MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ biết vẽ, nặn, xé dán đồ dùng, đồ chơi để tặng cho bạn Trẻ tích cực tạo ra sản phẩm và biết cách chơi trò chơi “Đổi bắt bóng” CHUẨN BỊ: Bút chì, sáp màu, giấy màu, đất nặn, bảng con, giấy A4, hồ dán, ...đủ cho trẻ dùng TCTV: Sáp màu, đất nặn, giấy màu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: TTKT: “Tạo hình đồ dùng, đồ chơi tặng bạn” Cô cho trẻ quan sát mẫu: vẽ, nặn và xé dán đồ dùng đồ chơi Cô hướng dẫn cách thực hiện Cô cho trẻ nêu ý tưởng Trẻ thực hành. Trò chơi: “Đổi bắt bóng” Luật chơi: Mỗi lần giáo viên thực hiện chỉ được 1 nhóm chơi, trẻ phải chạy theo hướng bóng lăn, không được chạy theo hướng khác Cách chơi: Giáo viên chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm 6-8 trẻ và tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm. Giao viên vừa gọi tên các trẻ vừa đẩy bóng lăn theo hướng khác nhau, trẻ chạy theo và nhặt bóng mang về cho cô. Giao viên tiếp tục đẩy bóng đi theo 1 hướng khác để trẻ chạy theo bóng lần thứ 2. Sau đó, cho nhóm thứ nhất tạm nghỉ,giáo viên tiếp tục trò chơi với nhóm tiếp theo. NÊU GƯƠNG NHẬT KÝ CUỐI NGÀY Tổng số học sinh: Số trẻ có mặt: Số trẻ vắng: Tên các cháu vắng, lí do: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Các hoạt động trong ngày: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Những cháu chưa nắm được yêu cầu: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Những lưu ý cần thay đổi: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Những cháu có dấu hiệu bất thường: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ____________________________________________________ Thứ tư, ngày 20/09/2017 HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG ĐÓN TRẺ - CHƠI – THỂ DỤC SÁNG TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN TRÒ CHUYỆN HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON ĐỀ TÀI: “TẠO HÌNH ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TẶNG BẠN” ĐỐI TƯỢNG: 5 – 6 TUỔI THỜI GIAN: 35 PHÚT ****************** I./ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU - Trẻ biết vẽ, nặn và xé dán đồ dùng đồ chơi tặng bạn, rèn kỹ năng tạo hình cơ bản cho trẻ: Kỹ năng cầm bút vẽ, chia đất, nặn, xé dán, ... để tạo ra sản phẩm - Trẻ biết kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm, biết yêu thích cái đẹp. II./ CHUẨN BỊ - Cô: Các mẫu tạo hình về đồ dùng đồ chơi gồm vẽ, nặn và xé dán Trẻ: Giấy vẽ, bút chì, bút màu, đất nặn, giấy màu, hồ dán, ... Một số nguyên vật liệu tự nhiên. TCTV: Tạo hình, Đồ dùng đồ chơi, Tặng bạn III./ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *Ổn định giới thiệu Đọc thơ “Bạn mới” sau đó cùng trò chuyện Các con vừa đọc bài thơ nói về gì? Bạn mới đến trường thì như thế nào? Vậy hôm nay mình cùng nhau tạo hình đồ dùng, đồ chơi để tặng cho bạn nhé! Hoạt động 1: Quan sát tranh mẫu * Tranh vẽ các đồ chơi Trong lớp mình có những đồ chơi nào? Các con xem cô vẽ gì đây? (gạch, bàn chải đánh răng, cái chén, ống nghe, ...) Con thấy tranh cô vẽ như thế nào? Con thích vẽ đồ chơi gì? Con vẽ như thế nào? *Các mẫu nặn: cái chén, cái ly, đôi đũa, cái muỗng Cô nặn gì nào? Cái chén cô nặn như thế nào? Cô còn nặn gì nữa? Cô thích nặn đồ chơi nào? Con nặn làm sao? *Mẫu xé dán: Cái áo, cái quần, cái nón, cái cặp Các thấy cô có tranh gì đây? Cái áo cô xé dán như thế nào? Cô còn xé dán gì nữa? Con thích xé dán đồ dùng đồ chơi gì? Con làm cách nào? Hoạt động 2: Trẻ thực hành Cô cho trẻ về các nhóm thực hành Cô hướng dẫn và khuyến khích, động viên trẻ hoàn thành sản phẩm Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm Cô vừa cho các con làm gì? Cô và trẻ chọn sản phẩm đẹp. Con thấy tranh nào bạn làm đẹp? Vì sao con thấy như vậy ? Bạn sáng tạo như thế nào? GDTT: Ở lớp có rất nhiều đồ dùng đồ chơi, các con nhớ khi chơi phải chơi cẩn thận, không đập phá, phải giữ gìn và bảo vệ để chơi được lâu dài nhé! IV. NHẬN XÉT – KẾT THÚC TIẾT HỌC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QUAN SÁT GÓC HỌC TẬP: “SÁCH TRANH, SO HÌNH, THẺ CHỮ CÁI” TRÒ CHƠI: NHẢY LÒ CÒ ********** MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ biết được tên gọi và đặc điểm của góc và đồ dùng đồ chơi ở góc học tập Trẻ chú ý quan sát và biết cách chơi trò chơi “Nhảy lò cò” CHUẨN BỊ: Cho trẻ quan sát vật thật: Góc học tập (sách tranh, so hình, thẻ chữ cái) TCTV: Sách tranh, so hình, thẻ chữ cái TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Quan sát: Góc học tập Các con xem lớp của chúng ta có những góc gì? Góc học tập có những đồ chơi nào? Góc học tập chúng ta chơi gì? Các con ơi! Muốn đồ dùng, đồ chơi ở các góc luôn đẹp và bền ta phải làm sao? Trò chơi: “Nhảy lò cò” Luật chơi: Bạn nào để chân xuống bị thua và phải ra ngoài một lần chơi Cách chơi: Mỗi lần 10 bạn, trẻ sẽ co một chân lên, tay ôm lấy chân, trẻ còn lại hát: “Nhảy lò cò cho cái giò nó khỏe, nhảy lò cò cho nó khỏe cái giò” và trẻ sẽ nhảy, trong khi nhảy, bạn nào bị rơi chân xuống đất là thua và phải ra ngoài sau một lần chơi. HOẠT ĐỘNG GÓC (Như thứ hai) HOẠT ĐỘNG CHIỀU TTKT: “MỘT SỐ QUI ĐỊNH NỀ NẾP Ở LỚP HỌC” KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ: RÈN KỸ NĂNG RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG ********** MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ biết được một số qui định, nề nếp ở lớp học Trẻ thực hiện được theo cô đủ các bước rửa tay bằng xà phòng CHUẨN BỊ: Video 6 bước rửa tay Xà phòng, nước và khăn lau tay TCTV: 6 bước, rửa tay, xà phòng TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: TTKT: Một số qui định, nề nếp ở lớp học Cô cho trẻ về nhóm quan sát tranh: bé chào cô, giờ học, giờ chơi, bé lau tủ kệ và đặt câu hỏi để trẻ thảo luận: + Khi ra, vào lớp chúng ta phải làm gì? + Giờ học các con phải làm sao? + Để các bạn cùng chơi vui vẻ chúng ta phải làm gì? + Để lớp học sạch đẹp chúng ta phải làm gì? + Để giữ đồ chơi được bền, đẹp chúng ta phải làm gì?... Cho trẻ lên giới thiệu về tranh của nhóm mình Cho trẻ chơi trò chơi nhận biết hành động đúng sai Cô chuẩn bị một số tranh hành động đúng sai nói về qui định, nề nếp của lớp, vệ sinh lớp học, giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Cô cho hai đội thi đua với nhau, mỗi đội 5 bạn. Một đội gắn tranh hành động đúng, một đôi gắn tranh hành động sai, lần lượt từng trẻ sẽ bật qua 3 vòng thể dục lên gắn tranh lên bảng, sau đó chạy về chạm tay bạn kế tiếp, sau đó về cuối hàng đứng, cứ tiếp tục như vậy. Kết thúc bài hát, đội nào được nhiều tranh nhất là đội chiến thắng. Sau mỗi lần chơi, cô kiểm tra lại và cho trẻ chơi hai ba lần. Kỹ năng tự phục vụ: “Rèn kỹ năng rửa tay bằng xà phòng” Cô cho trẻ xem video 6 bước rửa tay Cô rửa mẫu cho trẻ xem theo 6 bước rửa tay Cô vửa thực hiện vừa hướng dẫn trẻ các bước Cô cho trẻ rửa tay (rửa không nước) theo đúng 6 bước. Cô cho từng tổ ra bồn nước rửa tay. NÊU GƯƠNG NHẬT KÝ CUỐI NGÀY Tổng số học sinh: Số trẻ có mặt: Số trẻ vắng: Tên các cháu vắng, lí do: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Các hoạt động trong ngày: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Những cháu chưa nắm được yêu cầu: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Những lưu ý cần thay đổi: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Những cháu có dấu hiệu bất thường: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ____________________________________________________ Thứ năm, ngày 21/09/2017 HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG ĐÓN TRẺ - CHƠI – THỂ DỤC SÁNG TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN TRÒ CHUYỆN HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TCKNXH CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ QUI ĐỊNH NỀ NẾP Ở LỚP HỌC” ĐỐI TƯỢNG: 5 – 6 TUỔI THỜI GIAN: 35 PHÚT ****************** I./ Mục đích – yêu cầu: Trẻ biết một số qui định của lớp mẫu giáo Rèn kỹ năng giữ gìn đồ dùng đồ chơi, giữu gìn vệ sinh cá nhân Trẻ chơi hòa thuận với bạn bè, chú ý học, tích cực tham gia các hoạt động II./ Chuẩn bị: Tranh: bé chào cô, giờ học, giờ chơi, bé lau tủ kệ Tranh nhận biết hành vi đúng sai trong lớp học Tranh rỗng cho trẻ tô màu, giấy màu để làm giấy xích, khăn lau, thau nước, III./ Tổ chức hoạt động: Ổn định - giới thiệu Cô và trẻ cùng hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”sau đó cùng trò chuyện: Trong trường mầm non có những ai? Khi đi học con phải làm sao? Đúng rồi! Khi đi học chúng ta phải biết chào cô, yêu thương bạn bè, đoàn kết với bạn bè, biết nhường nhịn bạn,... Vậy hôm nay, cô và các con cùng tìm hiểu về một số qui định, nề nếp của lớp học nhé! Hoạt động 1: Một số qui định, nề nếp ở lớp học Cô cho trẻ về nhóm quan sát tranh: bé chào cô, giờ học, giờ chơi, bé lau tủ kệ và đặt câu hỏi để trẻ thảo luận: + Khi ra, vào lớp chúng ta phải làm gì? + Giờ học các con phải làm sao? + Để các bạn cùng chơi vui vẻ chúng ta phải làm gì? + Để lớp học sạch đẹp chúng ta phải làm gì? + Để giữ đồ chơi được bền, đẹp chúng ta phải làm gì?... Cho trẻ lên giới thiệu về tranh của nhóm mình *Cho trẻ chơi trò chơi nhận biết hành động đúng sai Cô chuẩn bị một số tranh hành động đúng sai nói về qui định, nề nếp của lớp, vệ sinh lớp học, giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Cô cho hai đội thi đua với nhau, mỗi đội 5 bạn. Một đội gắn tranh hành động đúng, một đôi gắn tranh hành động sai, lần lượt từng trẻ sẽ bật qua 3 vòng thể dục lên gắn tranh lên bảng, sau đó chạy về chạm tay bạn kế tiếp, sau đó về cuối hàng đứng, cứ tiếp tục như vậy. Kết thúc bài hát, đội nào được nhiều tranh nhất là đội chiến thắng. Sau mỗi lần chơi, cô kiểm tra lại và cho trẻ chơi hai ba lần. Hoạt động 2: Bé nào giỏi Hướng dẫn trẻ thực hiện một số qui định, nền nếp ở lớp học: ra vào lớp phải xin phép. Chào bạn, chào giáo viên khi đến lớp và khi ra về, để đồ dùng, đồ chơi đúng nơi qui định....Cho trẻ thực hành cách xin phép, cách xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, đúng chỗ... Hoạt động 3: Bé cùng trải nghiệm Cô cho trẻ về nhóm thực hiện các yêu cầu Nhóm 1: Tô màu tranh bé vệ sinh, sắp xếp lớp học Nhóm 2: Làm dây xích trang trí lớp học Nhóm 3: Lau tủ kệ vệ sinh lớp học. IV. NHẬN XÉT – KẾT THÚC TIẾT HỌC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI KPKH: “SỰ KÌ DIỆU CỦA NAM CHÂM” TRÒ CHƠI: CHƠI VỚI BÓNG I/.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp trẻ biết lực hút của nam châm. Phát triển kĩ năng quan sát, kĩ năng nói mạch lạc. Các cháu hứng thú chơi trò chơi. Trẻ tích cực tham gia hoạt động. II/.CHUẨN BỊ: - Nam châm, sốp, giấy, cây đinh, cây thước nhựa - Các gôm, các đồ dùng khác có trong lớp. III/.CÁCH TIẾN HÀNH: - Cô cho cả lớp hát “ Trường Mầm Non - Con vừa hát bài gì ? - Con thích đến trường không ? - Trường của con là trường gì ? - Hôm nay cô sẽ cho cả lớp cùng nhau tìm hiểu về nam châm nhé ! * Cô và bé cùng gọi tên đồ dùng: - Cho trẻ quan sát những đồ dùng đã chuẩn bị gọi tên chúng và nêu chất liệu của từng đồ dùng. - Mời 2 -3 trẻ lên lấy 1 trong số những vật mà cô chuẩn bị hỏi trẻ: + Vật đó có tên là gì? làm bằng gì? + Nếu cô cho cây đinh và cây thước nhựa vào gần cục nam châm thì sẽ có gì xảy ra? - Cho trẻ trả lời theo suy nghĩ. * Cô và bé cùng khám phá : - Lần lượt cô cho các trẻ được thí nghiệm với các vật xung quanh lớp và đưa ra nhận xét, nam châm hút được những vật làm bằng gì ? - Cô cho trẻ lên chọn đồ vật và đặt gần cục nam châm. - Yêu cầu trẻ quan sát xem dự đoán của trẻ có chính xác hay không? - Cho trẻ nói kết quả thực hiện. - Cho trẻ trả lời theo suy nghĩ. - Cô giúp trẻ giải thích hiện tượng: Nam châm chỉ hút được các vật làm bằng kim loại ngoài ra không hút được các vật làm từ các chất khác. 2/.Trò chơi: Cô cho các cháu chơi với bóng. +Chuaån bò :Một số bóng cho các cháu chơi. + Chia t
Tài liệu đính kèm: