Đón trẻChơiThể dục sáng
- Cô đón bé vào lớp, chú ý tình trạng sức khỏe của trẻ, nhắc nhở trẻ chấn chỉnh quần áo, chải tóc, rửa mặt, chân tay sạch sẽ
- Cô cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài sân.
- Cô tập trung trẻ ngoài sân để tập thể dục buổi sáng, bài “Bé khỏe bé ngoan”.
- Cô cho trẻ đi rửa chân, rửa tay vào lớp chuẩn bị tiết học
- Đọc tiêu chuẩn bé ngoan, trò chuyện về “Khuôn mặt của bé”
- Điểm danh
ng Trò chơi: “Kéo cưa lừa xẻ” Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi Luật chơi: Kết thúc đồng dao, bạn nào kéo được bạn về phía mình là người thắng cuộc. Cách chơi: Trẻ ngồi đối diện nhau, hai tay nắm với nhau và hai bàn chân chống lại với nhau, trẻ nắm tay nhau kéo qua kéo lại, giả bộ làm động tác “Kéo cưa” và đọc đồng dao: “Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khỏe ......... Lấy gì mà cưa” Cô tổ chức cho trẻ chơi vài lần và nhận xét sau mỗi lần chơi. NÊU GƯƠNG Cả lớp hát một bài và đọc TCBN Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 3 hoa), chấm sổ. Khuyến khích những cháu chưa ngoan. Vệ sinh đầu tóc gọn gàng, chuẩn bị ra về. NHẬT KÝ CUỐI NGÀY Tổng số học sinh: Số trẻ có mặt: Số trẻ vắng: Tên các cháu vắng, lí do: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... Các hoạt động trong ngày: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Những cháu chưa nắm được yêu cầu: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Những lưu ý cần thay đổi: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Những cháu có dấu hiệu bất thường: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ____________________________________________________ Thứ ba, ngày 03/10/2017 HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG ĐÓN TRẺ - CHƠI – THỂ DỤC SÁNG (Như thứ hai) TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN TRÒ CHUYỆN HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT ĐỀ TÀI: TUNG BÓNG LÊN CAO VÀ BẮT ************** MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ biết tung bóng lên cao bằng hai tay và đón bắt lấy bóng, không làm rơi bóng xuống sàn Trẻ mạnh dạn, tự tin khi thực hiện bài tập và tham gia trò chơi CHUẨN BỊ: Sân bãi sạch sẽ, bằng phẳng. Qủa bóng, nhạc chủ đề bản thân TCTV: Qủa bóng, tung bóng, bắt bóng TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Ổn định- Giới thiêu Cô cho cháu hát “Đường và chân”, khi cháu hát xong cô cùng trò chuyện với trẻ : Các con vừa đọc bài thơ nói về gì? Chân là một bộ phận trên cơ thể của chúng ta, ngoài ra trên cơ thể của chúng ta còn có các bộ phận nào nữa? Đúng rồi! Vậy hôm nay để luyện cho đôi chân của chúng ta thêm khỏe mạnh, cô và các con cùng nhau tập thể dục nhé! 1/ Hoạt động 1: Khởi động Cô cho các cháu tập hợp đội hình hàng dọc, chuyển thành đội hình vòng tròn đi các kiểu chân khác nhau sau đó trở lại đội hình 3 hàng ngang theo tổ, chuẩn bị tập phần trọng động. 2/ Hoạt động 2: Trọng động *Bài tập phát triển chung: Cô cho c/c tập theo bài hát “Đường và chân” với các động tác: Hô hấp: “Ngửi hoa” (2 – 3 lần) Tay vai 1: Tay đưa lên cao, ra trước, ra sau (3 lần x 8 nhịp) Lưng bụng 2: Đứng quay thân sang bên 90° (2 lần x 8 nhịp) Chân 4: Đưa từng chân ra trước (cẳng chân vuông góc với đùi) (2 lần x 8 nhịp) Bật 2: Bật tách khép chân (2 lần x 8 nhịp) * Vận động cơ bản: - Các con xem cô có gì đây? - Với quả bóng này chúng ta chơi được gì? (Cô cho trẻ nêu ý tưởng và lên làm thử) - Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích - Cô làm mẫu lần 2: (giải thích) + TTCB: Trẻ cầm bóng bằng hai tay. + Cách thực hiện: Trẻ tung bóng lên cao, mắt nhìn theo bóng và đón bắt bóng bằng hai tay khi bóng rơi xuống. Cô chú ý hướng dẫn trẻ tung bóng thẳng lên cao, không tung ra phía trước hoặc phía sau. - Cô làm mẫu lần 3: sử dụng tín hiệu và phân tích chỗ khó. - Cô mời vài trẻ khá lên hiện. - Cô cho trẻ lần lượt thực hiện đến hết hàng - Cô cho hai đội thi đua với nhau, mỗi đội 5 bạn, trẻ sẽ lên thực hiện Đi nối bàn chân tiến sau đó lấy về cho đội mình một đồ dùng, đồ chơi, rồi chạy về chạm tay bạn kế tiếp sau đó về cuối hàng đứng, cứ tiếp tục như vậy. Hết nhạc đội nào được nhiều đồ dùng đồ chơi nhất là đội chiến thắng. *Trò chơi vận động: “Nhảy lò cò” Luật chơi: Bạn nào để chân xuống bị thua và phải ra ngoài một lần chơi Cách chơi: Mỗi lần 10 bạn, trẻ sẽ co một chân lên, tay ôm lấy chân, trẻ còn lại hát: “Nhảy lò cò cho cái giò nó khỏe, nhảy lò cò cho nó khỏe cái giò” và trẻ sẽ nhảy, trong khi nhảy, bạn nào bị rơi chân xuống đất là thua và phải ra ngoài sau một lần chơi. 3/ Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cô cho chơi 1 trò chơi nhẹ “Uống nước” (2 lần) NHẬN XÉT – KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QUAN SÁT MŨI: LỖ MŨI, SÓNG MŨI, LÔNG MŨI TRÒ CHƠI “NÉM LON” ************** MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ biết được đặc điểm và các bộ phận của mũi Trẻ chú ý quan sát và biết cách chơi trò chơi “Ném lon” CHUẨN BỊ: Lon và quả bóng cho trẻ chơi trò chơi ném lon Cho trẻ quan sát tranh cái mũi và mũi thật của bạn kế bên. TCTV: Lỗ mũi, sóng mũi, lông mũi TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Quan sát: Cái mũi Đây là gì? Mũi dùng để làm gì? Cô chỉ và cho trẻ gọi tên các bộ phận của mũi: lỗ mũi, sống mũi, lông mũi và các chức năng của chúng Giáo dục cách giữ gìn và bảo vệ mũi Trò chơi: “Ném lon” - Luật chơi: Bạn nào ném trúng và làm ngã nhiều lon nhất là ngoài chiến thắng - Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội bằng nhau, cho lần lượt 2 trẻ của 2 đội lên ném, bạn nào ném trúng và ngã nhiều lon nhất là người chiến thắng và được cô và các bạn khen. - Cô tổ chức cho trẻ chơi đến hết giờ HOẠT ĐỘNG GÓC (Như thứ hai) HOẠT ĐỘNG CHIỀU TTKT: BÉ CHƠI TRÒ CHƠI CHỮ A, Ă, Â TRÒ CHƠI: “KÉO CO” ********** MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ a, ă, â và nhận biết được chữ a, ă, â qua các trò chơi. Trẻ biết hứng thú tham gia trò chơi CHUẨN BỊ: Sợi dây, thẻ chữ a, ă, â, tranh có mang chữ a, ă, â, ngôi nhà a, ă, â, kẽm nhung TCTV: Sợi dây, đạp vạch, kéo co TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: TTKT: Bé chơi trò chơi chữ a, ă, â Cô gắn chữ a, ă, â lên bảng cho trẻ phát âm vài lần Cho trẻ nhắc lại đặc điểm của chữ. So sánh chữ a, ă, â Cô cho trẻ chơi trò chơi nhận biết chữ a, ă, â * Trò chơi “ Lấy theo yêu cầu của cô” Luật chơi: Trẻ phải lấy đúng âm theo cô yêu cầu và giơ lên phát âm Cách chơi: + Lần 1: Cô lần lượt giơ những bông hoa có mang âm a, ă, â và yêu cầu các cháu chọn thẻ chữ cái giống bông hoa của cô giơ lên và đọc to âm đó + Lần 2: Cô nói đặc điểm âm a, ă, â và cho trẻ chọn thẻ chữ giơ lên và phát âm * Trò chơi “Về đúng nhà” Luật chơi: Trẻ phải về đúng nhà có mang chữ cái giống như chữ cái trong thẻ của mình. Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một thẻ chữ cái a, ă, â, trẻ vừa đi vừa hát, khi cô hô trời mưa, trẻ sẽ về đúng ngôi nhà có mang chữ cái giống như trong thẻ của mình. Bạn nào về sai sẽ nhảy lò cò một vòng. Cô nhận xét và cho trẻ đổi thẻ chữ cái với nhau sau mỗi lần chơi Cô cho trẻ chơi vài lần. * Trò chơi “Chữ a, ă, â ngộ nghĩnh” Cô phát cho trẻ các sợi kẽm nhung và cho trẻ tạo hình chữ a, ă, â theo sở thích Cô quan sát và gợi ý trẻ cách thực hiện. Trò chơi: “Kéo co” - Luật chơi: Đội nào kéo được bạn qua vạch chuẩn là đội thắng cuộc - Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội bằng nhau, cô kẻ một vạch chuẩn ở giữ, cho trẻ xếp thành một hàng dọc và ôm eo nhau. Hai bạn đứng đầu sẽ nắm tay lại, khi có hiệu lệnh của cô, trẻ sẽ kéo. Đội nào kéo được bạn qua vạch chuẩn là đội thắng cuộc. - Cô tổ chức cho trẻ chơi đến hết giờ NÊU GƯƠNG NHẬT KÝ CUỐI NGÀY Tổng số học sinh: Số trẻ có mặt: Số trẻ vắng: Tên các cháu vắng, lí do: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... Các hoạt động trong ngày: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Những cháu chưa nắm được yêu cầu: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... Những lưu ý cần thay đổi: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... Những cháu có dấu hiệu bất thường: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ____________________________________________________ Thứ tư, ngày 04/10/2017 HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG ĐÓN TRẺ - CHƠI – THỂ DỤC SÁNG TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN TRÒ CHUYỆN HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ LQCC: BÉ CHƠI TRÒ CHƠI CHỮ A, Ă, Â ****************** I./ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ a, ă, â qua các trò chơi. Trẻ chú ý học, chăm chú thực hiện tập tô II./ CHUẨN BỊ: Thẻ chữ cái của cô và trẻ: a, ă, â Một số tranh có chữ a, ă, â GADT, kẽm nhung Mỗi trẻ 1 rổ có chữ a, ă, â Ngôi nhà có mang chữ a, ă, â Tập tô, viết chì, sáp màu đủ cho trẻ dùng. TCTV: Tai, răng, chân mày III./ CÁCH TIẾN HÀNH: *Ổn định giới thiệu Cô và trẻ cùng hát bài: “Cái mũi” sau đó trò chuyện: Các con vừa hát bài hát nói về gì? Mũi để làm gì? Ngoài ra trên khuôn mặt của chúng ta có những bộ phận nào nữa? Bây giờ cô và các con cùng nhau quan sát tranh nhé! Hoạt động 1: Bé chơi trò chơi chữ a, ă, â Cô cho trẻ quan sát một số tranh có chữ a, ă, â: tai, răng, chân mày, .... Cô gắn chữ a, ă, â lên bảng cho trẻ phát âm vài lần Cho trẻ nhắc lại đặc điểm của chữ. So sánh chữ a, ă, â Cô cho trẻ chơi trò chơi nhận biết chữ a, ă, â * Trò chơi “ Lấy theo yêu cầu của cô” Luật chơi: Trẻ phải lấy đúng âm theo cô yêu cầu và giơ lên phát âm Cách chơi: + Lần 1: Cô lần lượt giơ những bông hoa có mang âm a, ă, â và yêu cầu các cháu chọn thẻ chữ cái giống bông hoa của cô giơ lên và đọc to âm đó + Lần 2: Cô nói đặc điểm âm a, ă, â và cho trẻ chọn thẻ chữ giơ lên và phát âm * Trò chơi “Về đúng nhà” Luật chơi: Trẻ phải về đúng nhà có mang chữ cái giống như chữ cái trong thẻ của mình. Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một thẻ chữ cái a, ă, â, trẻ vừa đi vừa hát, khi cô hô trời mưa, trẻ sẽ về đúng ngôi nhà có mang chữ cái giống như trong thẻ của mình. Bạn nào về sai sẽ nhảy lò cò một vòng. Cô nhận xét và cho trẻ đổi thẻ chữ cái với nhau sau mỗi lần chơi Cô cho trẻ chơi vài lần. * Trò chơi “Chữ a, ă, â ngộ nghĩnh” Cô phát cho trẻ các sợi kẽm nhung và cho trẻ tạo hình chữ a, ă, â theo sở thích Cô quan sát và gợi ý trẻ cách thực hiện. Hoạt động 2: Thực hiện tập tô Cô hướng dẫn tập tô Cô cho trẻ về chỗ thực hiện Cô chú ý bao quát lớp và khuyến khích trẻ hoàn thành tập tô IV. NHẬN XÉT – KẾT THÚC TIẾT HỌC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QUAN SÁT MIỆNG: MÔI, RĂNG, LƯỠI TRÒ CHƠI: NHẢY LÒ CÒ ********** MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ biết được tên gọi và một số bộ phận trong miệng Trẻ chú ý quan sát và biết cách chơi trò chơi “Nhảy lò cò” CHUẨN BỊ: Cho trẻ quan sát tranh: cái miệng, mô hình hàm răng và hàm răng thật của bạn TCTV: Môi, răng, lưỡi TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Quan sát: Miệng Đây là gì? Miệng dùng để làm gì? Cô chỉ và cho trẻ gọi tên các bộ phận trên miệng: môi, răng, lưỡi Giáo dục trẻ cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe răng miệng Trò chơi: “Nhảy lò cò” Luật chơi: Bạn nào để chân xuống bị thua và phải ra ngoài một lần chơi Cách chơi: Mỗi lần 10 bạn, trẻ sẽ co một chân lên, tay ôm lấy chân, trẻ còn lại hát: “Nhảy lò cò cho cái giò nó khỏe, nhảy lò cò cho nó khỏe cái giò” và trẻ sẽ nhảy, trong khi nhảy, bạn nào bị rơi chân xuống đất là thua và phải ra ngoài sau một lần chơi. HOẠT ĐỘNG GÓC (Như thứ hai) HOẠT ĐỘNG CHIỀU TTKT: DẠY HÁT “CÁI MŨI” KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ: RÈN KỸ NĂNG ĐÁNH RĂNG ********** MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ thuộc bài hát cái mũi, biết vỗ tay khi hát theo cô Trẻ biết cách đánh răng, biết cách phòng ngừa sâu răng CHUẨN BỊ: Nhạc không lời “Cái mũi” Video hướng dẫn đánh răng Bộ hàm răng, bàn chải đánh răng TCTV: hít thở, bịt mũi, ngửi TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: TTKT: Dạy hát “Cái mũi” Cô hát cho trẻ nghe một lần sau đó giảng nội dung Cô hát lần hai kết hợp với nhạc Cô dạy cả lớp hát vài lân Tổ - nhóm – cá nhân hát Kỹ năng tự phục vụ: “Rèn kỹ năng đánh răng” Cô cho trẻ xem video hướng dẫn đánh răng Cô giới thiệu bộ hàm răng, gọi tên các mặt răng: mặt trước, mặt trong và mặt nhai. Cô thực hành trên bộ hàm răng cho trẻ xem Cô mời một vài trẻ lên thực hành Hỏi trẻ: Con đánh răng khi nào? Tại sao phải đánh răng? Làm gì để phòng ngừa sâu răng? NÊU GƯƠNG NHẬT KÝ CUỐI NGÀY Tổng số học sinh: Số trẻ có mặt: Số trẻ vắng: Tên các cháu vắng, lí do: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Các hoạt động trong ngày: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ........................................................................................................................................... Những cháu chưa nắm được yêu cầu: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... Những lưu ý cần thay đổi: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Những cháu có dấu hiệu bất thường: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ____________________________________________________ Thứ năm, ngày 05/10/2017 HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG ĐÓN TRẺ - CHƠI – THỂ DỤC SÁNG TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN TRÒ CHUYỆN HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ GDAN: DẠY HÁT “CÁI MŨI” ************ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Trẻ thuộc bài hát, biết thể hiện tình cảm khi hát và hát đúng giai điệu, nhịp điệu. Trẻ chú ý học, biết hát và vỗ tay theo cô, chú ý nghe cô hát và tích cực tham gia trò chơi. CHUẨN BỊ: GADT Nhạc không lời: “Cái mũi”, “Năm ngón tay ngoan” TCTV: Hít thở, ngửi, bịt mũi CÁCH TIẾN HÀNH: Ổn định giới thiệu Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “Đôi mắt của em” sau đó cùng trò chuyện: Các con vừa đọc bài thơ nói về gì? Trên khuôn mặt của chúng ta còn có bộ phận nào nữa? Có bạn nào biết bài hát hay bài thơ nào nói về các bộ phận trên cơ thể nữa không? Hoạt động 1: Dạy hát “Cái mũi” Cô mở nhạc cho trẻ nghe giai điệu và hỏi trẻ đã biết hát bài hát này chưa, sau đó mời trẻ lên hát. Cô thấy bạn hát rất hay, nhưng còn một vài chỗ bạn hát chưa được hay và chính xác. Bây giờ các con ngồi đẹp chú ý nghe cô hát lại nhé! Cô hát lần 1 sau đó giảng nội dung Cô hát lần hai kết hợp với nhạc Cô dạy trẻ hát từng câu vài lần Tổ – nhóm – cá nhân hát Cả lớp hát lại Trò chuyện và đàm thoại: + Các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát do ai sáng tác? + Bài hát nói về gì? + Mũi dùng để làm gì? + Để bảo vệ mũi, chúng ta phải làm sao? Hoạt động 2: Nghe nhạc “Năm ngón tay ngoan” Cô cho trẻ xem hình bàn tay, hỏi trẻ nội dung bài hát nào có hình ảnh bàn tay? Cô cho trẻ nghe nhạc lần 1 sau đó giảng nội dung Cô cho trẻ nghe nhạc lần 2 và cho trẻ đứng lên vận động Hoạt động 3: Trò chơi “Nghe tiếng hát tìm đồ vật” Luật chơi: Trẻ phải tìm cho được vật bị giấu và nói đúng tên gọi vật bị giấu đó. Cách chơi: Cô mời một bạn lên, bịt mắt lại, cô giấu một vật phía sau bất cứ bạn nào, sau đó mở mắt cho trẻ. Cô và trẻ cùng hát, khi nghe tiếng hát to, trẻ sẽ tìm, khi nghe tiếng hát nhỏ trẻ sẽ không tìm. Trẻ chú ý nghe theo tiếng hát to nhỏ để tìm cho được vật bị giấu và nói ra được tên gọi của đồ dùng đó. IV. NHẬN XÉT – KẾT THÚC TIẾT HỌC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI KPKH: CÁC GIÁC QUAN CỦA BÉ TRÒ CHƠI: ĐI TRÊN GÁO DỪA ******* MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ biết được đặc điểm và công dụng các giác quan trên cơ thể: vị giác, xúc giác, khứu giác, thính giác và thị giác Trẻ tích cực khám phá và biết cách chơi trò chơi “Đi trên gáo dừa” CHUẨN BỊ: Trống lắc, tiếng nhạc, quả cam, đường, nước ấm, nước lạnh, nước hoa, cà phê, đèn pin, .... Gáo dừa TCTV: nước ấm, nước lạnh, nước hoa TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá khoa học: “Các giác quan của bé” Cô cho trẻ quan sát và gọi tên các nguyên vật liệu: Trống lắc, tiếng nhạc, quả cam, đường, nước ấm, nước lạnh, nước hoa, cà phê, đèn pin, .... Cô tiến hành cho trẻ khám phá các giác quan trên cơ thể bé và giúp trẻ gọi tên các bộ phận và giác quan trên cơ thể, bằng cách cho trẻ khám phá các nguyên vật liệu cô chuẩn bị. Vị giác: + Cho trẻ thử quả cam và đường, hỏi trẻ tại sao biết được vị chua ngọt của đường và quả cam. + Cơ quan vị giác: Lưỡi Xúc giác: + Cho trẻ tiếp xúc với nước ấm và lạnh và hỏi cảm nhận của trẻ, tại sao biết nóng và lạnh. + Cơ quan xúc giác: Da Thính giác: + Cô mở nhạc và lắc trống cho trẻ nghe, hỏi do đau mình nghe thấy được. + Cơ quan thính giác: Tai Khứu giác: + Cô cho trẻ nhắm mắt và xịt nước hoa và cho trẻ ngửi mùi cà phê, hỏi tại sao trẻ nghe được mùi vị của chúng. + Cơ quan khứu giác: Mũi Thị giác: + Cô cho trẻ xem ánh sáng của đèn pin, tranh ảnh, giấy màu và hỏi trẻ tại sao mình nhìn thấy được + Cơ quan thị giác: Mắt. 2. Trò chơi: “Đi trên gáo dừa” Luật chơi: Bạn nào đi đến vạch đích trước là người chiến thắng Cách chơi: Cô tổ chức cho mỗi lần 4 trẻ cùng nhau đi trên gáo, trẻ sẽ dừng ngón chân kẹp sợi dây, tay cầm sợi dây đứng ở vạch xuất phát, khi có khẩu lệnh của cô, trẻ cùng nhau đi về vạch đích, bạn nào tới vạch đích trước là người chiến thắng. Cô tổ chức cho trẻ chơi đến hết giờ HOẠT ĐỘNG GÓC (Như thứ hai) HOẠT ĐỘNG CHIỀU TTKT: TRUYỆN “GIẤC MƠ KỲ LẠ” TRÒ CHƠI: ĐI TRÊN GÁO DỪA ********** MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, biết giữ gìn và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể Trẻ tích cực chơi trò chơi cùng các bạn CHUẨN BỊ: GADT nội dung câu chuyện, video câu chuyện “Giấc mơ kỳ lạ” Gáo dừa TCTV: lười ăn, mệt mỏi, giấc mơ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: TTKT: Truyện “Giấc mơ kỳ lạ” Cô cho c/c nghe lần 1, đặt câu hỏi tạo tình huống: + Mi Mi rất lười ăn, con đoán xem chuyện gì đã xảy ra với bạn Mi Mi nào? + Cô bé choàng tỉnh giấc và cô đã nghĩ gì? Cô kể lần 2 kết hợp cho c/c xem các Link trình chiếu theo nội dung câu chuyện Cô cho trẻ x
Tài liệu đính kèm: