Giáo án Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh 3: Lớp Lá 1 thân yêu

Hoạt động

* Khởi động: Đi chậm, đi nhanh, đi kiễng gót.

* BTPTC: 2 2 1 2 1.

* Thể dục sáng

- Khởi động: Đi tự do, đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khụy gối.

* Hoạt động học

- Đi trên ghế thể dục kết hợp đầu đội túi cát.

*Trò chơi: Chạy tiếp cờ

* Hoạt động trò chuyện

- Trò chuyện với trẻ về thao tác rửa tay theo 6 bước, để trẻ nhớ lại cách rửa tay? rửa tay sạch để giữ gìn sức khỏe.

* Hoạt động vệ sinh:

Thực hành rửa tay dưới vòi nước bằng xà phòng.

- Theo dõi nhắc nhở trẻ rửa tay hằng ngày trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn

Rửa tay không còn mùi sà phòng

 

doc 23 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh 3: Lớp Lá 1 thân yêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồ dùng đồ chơi trong trường MN.
+ Yêu cầu: Trẻ vẽ, nặn và tô màu các đồ dùng và đồ chơi trong trường MN
+ Chuẩn bị: Đất nặn, bàn ghế, bút chì, tranh tô màu.
+ Cách chơi:
- Cô gợi ý cho trẻ biết một số loại đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non. - Cháu biết sử dụng các đồ dùng cô chuẩn bị sẵn để vẽ, nặn, tô màu về trường mầm non theo yêu cầu của cô.
v Âm nhạc: Hát và minh họa các bài hát về trường lớp mầm non. 
+ Yêu cầu: Trẻ hát thành thạo các bài hát về trường lớp mầm non
+ Chuẩn bị: Băng, máy, các bài hát về chủ điểm, các loại mũ múa.
+ Cách chơi:
- Cô gợi ý cho trẻ biết một số bài hát về trường mầm non. Cháu thể hiện lại được các bài hát về chủ đề trường mầm non. Cháu biết minh họa lại theo nội dung của bài hát.
v Thiên nhiên: Nhặt lá cây, tưới cây và chăm sóc cây.
+ Yêu cầu: Trẻ biết chăm sóc cây xanh tốt, trẻ chơi đoàn kết.
+ Chuẩn bị: Bình tưới, nước, hoa, cây xanh.
+ Cách chơi:
- Cô cùng cháu trò chuyện vể góc chơi.
- Cháu biết nhặt những lá cây rơi và biết cùng cô chăm sóc tưới cây. Rèn cho cháu kỹ năng tưới cây và chăm sóc cây xanh trong trường.
VỆ SINH ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
- Cho cháu rửa tay, rửa mặt làm vệ sinh sạch sẽ.
- Cháu biết cùng cô chuẩn bị bàn ăn.
- Rèn nề nếp, thói quen cho cháu trong khi ăn cơm.
- Cho cháu đánh răng sau khi ăn trưa.
- Cháu cùng cô sắp xếp nệm gối để chuẩn bị cho cháu ngủ trưa.
- Cho cháu làm vệ sinh sau khi ngủ dậy.
- Cháu cùng nhau ăn xế.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Làm quen bài mới: Làm quen tách gộp trong phạm vi 5
*Ôn bài cũ: Ôn các bài học sáng
*Trò chơi: Úp lá khoai, chữ số kỳ diệu, “Ai đoán giỏi”.
- Cùng nhau ca hát, biểu diễn văn nghệ.
Trả trẻ
- Vệ sinh, nêu gương, cắm cờ, trả trẻ.
DUYỆT KẾ HOẠCH
Giáo viên
Nguyễn Thị Tung
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
 Thứ hai, ngày 19 tháng 09 năm 2016
I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1. Đón trẻ:
- Cô đến lớp thong thoáng phòng và đón cháu vào lớp 
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa mưa
- Thể dục buổi sáng : 2 2 1 2 1.
- Điểm danh: 
2. Hoạt động có chủ đích:
Hoạt động : Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Chuyện “Món quà của cô giáo”
a- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hứng thú nghe kể chuyện “Món quà của cô giáo” và hiểu nội dung câu chuyện
- Rèn cho cháu kỹ năng ghi nhớ và trả lời trọn câu rõ nghĩa khi đàm thoại.
- Giáo dục cháu biết yêu quý cô giáo và các bạn trong lớp của mình.
b- Chuẩn bị:
+ Không gian: Trong lớp.
+ Đồ dùng phương tiện: Tranh có nội dung câu chuyện, cô thuộc chuyện và kể diễn cảm.
+ Tích hợp: KHXH: Trò chuyện về trường mầm non
c- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định:
+ Hát “ Vui đến trường”.
- Mỗi sáng ba mẹ đưa các con đi đâu?
- Đến trường con được gặp ai?
+ Chơi “Trời tối, trời sáng”.
- Con nhìn xem có ai đến thăm lớp mình nè?
- Cho cháu quan sát và kể tên các nhân vật trong tranh.
- Ngoài các bạn ra còn có ai trong lớp nữa?
- À, cô Hươu Sao là cô giáo đã dạy các bạn đó con.
- Các con có biết không bạn Cún Đốm, Gấu Xù và Mèo Khoang đều cùng học chung một lớp với nhau. Các bạn rất là yêu thương và giúp đỡ nhau, các bạn còn rất là nghe lời cô giáo của mình nữa đó. Vậy con cũng phải giống như các bạn nha.
- Các con có thích đến lớp của các bạn để tham quan xem các bạn học như thế nào không?
- Hát “Ngày vui của bé” và chuyển đội hình.
2.Nội dung:
2.1 Hoạt động 1: Cô kể chuyện
+ Cô kể diễn cảm và cho trẻ xem phim câu chuyện “Món quà của cô giáo”.
- Con vừa xem bộ phim có tên là gì vậy?
- Trong phim có những nhân vật nào?
- Con có thích nghe cô kể chuyện nữa không?
+ Cô kể lần 2: Kèm tranh minh hoạ.
2.2 Hoạt động 2: Đàm thoại
- Đầu tuần cô giáo đã nói gì với các bạn?
 . Cô kể: “Hôm thứ hai đầu tuần . Một món quà!”.
- Từ hôm đó các bạn như thế nào?
 . Cô kể: “Từ hôm ấy. cho quà mà”.
- Các con có biết vì sao bạn Mèo Khoang bị té không?
 . Cô kể: “Hết giờ ra chơi. xoa vào chỗ đau cho Mèo Khoang”.
- Cún Đốm đã nói gì với cô giáo?
 . Cô kể: “Quà của của cô  chính con đã làm cho bạn Mèo Khoang bị té”.
- Vì sao cô giáo vẫn phát quà cho các bạn?
 . Cô kể: “Cô giáo Hươu Sao . trong năm học mẫu giáo”.
- Con thấy các bạn thế nào?
- Còn các con thì sao? Các con có ngoan không? 
- Các con ơi! Các bạn ấy có lỗi mà biết nhận lỗi là rất ngoan và dũng cảm đó con. Cô mong rằng các con cũng vậy để được cô và mọi người thương yêu nha.
- Hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
2.3 Hoạt động 3: Luyện tập
+Trò chơi: Chơi “Ghép tranh”.
- Cô chuẩn bị tranh và giải thích cách chơi cho cháu.
- Cho cháu lên lấy tranh và gắn theo yêu cầu của cô.
- Cho cháu chơi vài lần.
3. Kết thúc:Hát 1 bài và đi ra ngoài.
- Cháu hát.
- Cháu chơi.
- Cháu kể.
- Cháu trả lời.
- Nghe cô nói.
- Cháu trả lời.
- Cháu hát.
- Lắng nghe cô kể chuyện.
- Cháu suy nghĩ và trả lời.
+ Chú ý nghe cô kể.
- Cháu trả lời.
- Lắng nghe cô kể.
- Cháu trả lời.
- Nghe cô kể.
- Cháu trả lời.
- Cháu suy nghĩ và trả lời.
- Cháu trả lời.
- Cháu hát.
- Cháu lên chọn vai chơi.
- Cháu chơi.
- Cháu hát và đi ra.
3. Hoạt động chuyển tiếp: Chơi « Chi chi chành chành ».
4. Hoạt động ngoài trời:
- Quan sát một số đồ dùng, đồ chơi trong sân trường.
- Chơi dân gian: Kéo cưa lừa xẻ, nu na nu nống.
- Chơi tự do.
5. Hoạt động góc:
v Phân vai: Cô cấp dưỡng. (Trọng tâm)(CS 50)
 + Yêu cầu: Trẻ biết đóng vai cô cấp dưỡng tốt, biết phối hợp với bạn khi chơi
 +Chuẩn bị: 
- Các đồ dùng đồ chơi nấu ăn, sắp xếp gọn gàng.
- Một số thực phẩm cho cháu chế biến.
- Chọn cháu làm nhóm trưởng.
+ Cách chơi: 
- Cô và cháu cùng trò chuyện về chủ đề chơi, cháu biết phản ánh lại được những công việc làm của cô cấp dưỡng ở trong trường mầm non mà bé đang đi học. 
* Góc kết hợp:
- Xây dựng: Xây vườn trường .
- Thư viện: Xem tranh ảnh về đồ dùng đồ chơi và trường lớp mầm non.
- Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề.
6. Hoạt động chiều:
- Rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay.
- Chơi đóng kịch “Món quà của cô giáo”.
- Vệ sinh, nêu gương, ra về.
II. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY 
Thứ ba, ngày 20 tháng 09 năm 2016
I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1. Đón trẻ:
- Cô đến lớp thông thoáng phòng học đón trẻ vào lớp.
- Trao đổi với phụ huynh về cách dạy cho trẻ ôn bài ở trường
- Điểm danh.
- Thể dục buổi sáng : 2 2 1 2 1.
2. Hoạt động có chủ đích:
Hoạt động: Giáo dục ân nhạc
 +NDTT : Ca hát: Lời chào của bé
 +NDKH : Nghe: Lời ru trên nương
 Trò chơi: Đoán xem bạn nào hát
a- Mục đích yêu cầu:
- Cháu thuộc bài hát và thể hiện tốt giai điệu của bài hát
- Rèn cho cháu kỹ năng hát đúng lời, đúng nhịp theo bài hát 
- Giáo dục cháu biết lễ phép với mọi người xung quanh.
b- Chuẩn bị:
+ Không gian: Trong lớp 
+ Đồ dùng, phương tiện: Cô hát tốt bài hát “Lời chào của bé”.
+Tích hợp: KPXH: Trò chuyện về trường lớp của bé
c- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định:
+ Cho cháu chơi “ Trời tối, trời sáng”.
- Các con ơi! Sáng rồi dậy thôi. Hôm nay các con đi đâu vậy?.
- Các con đến trường có thích không? Vì sao?
- Khi tời trường các con thấy các thầy cô giáo mình phải làm gì?
-Khi ra về thì các con làm gì? Có bài hát lời chào của bé, bây giờ các con cùng lắng nghe nha!
2. Nội dung:
2.1 Hoạt động 1: Dạy hát: Lời chào của bé
- Cô và cháu cùng hát vài lần.
- Các con vừa hát bài gì ? 
- Cả lớp cùng hát.
- Khi gặp mọi người xung quanh các con phải như thế nào?
- Cháu hát theo bạn trai, bạn gái.
- Cháu hát luân phiên.
- Cô chú ý sửa sai cho cháu.
- Cháu đọc thơ chuyển đội hình.
2.2 Hoạt động 2: Nghe hát : «Lời ru trên nương».
- hôm nay cô hát cho các con nghe một ca khúc «Lời ru trên nương» hôm nay cô sẽ hát cho các con nghe nha !
- Cô hát lần 1 «Lời ru trên nương» cho cháu nghe.
- Cô nói nội dung và tên tác giả.
- Cho cháu hát theo tổ «Lời chào của bé ».
- Cho cháu hát theo nhóm, hát to nhỏ.
- Cho cháu hát theo cá nhân.
- Cô hát lần 2 kem minh hoạ «Lời ru trên nương».
2.3 Hoạt động 3: «Đoán xem bạn nào hát »
- Cô giải thích cách chơi : Cho 1 tre lên bịt mắt, gọi một trẻ đứng lên hát, khi mở khăn trẻ phải đoán được tên bạn hát.
- Cho cháu chơi vài lần.
- Cô theo dõi cháu chơi.
3. Kết thúc: Hát «Lời chào buổi sáng ».
Cháu chơi.
Cháu trả lời câu hỏi của cô.
Cháu kể.
Cháu xem và trả lời các câu hỏi.
Cháu hát cùng cô. 
Cháu trả lời.
Cháu hát.
Cháu kể.
Cháu hát.
Cháu đọc thơ và chuyển đội hình.
Cháu chú ý lắng nghe cô hát.
Cháu chú ý lắng nghe cô nói.
Cháu hát theo yêu cầu của cô.
Cháu hát theo yêu cầu của cô.
Nghe cô hát.
Cháu chú ý nghe
Cháu chơi vài lần.
Cháu hát và đi ra ngoài.
3. Hoạt động chuyển tiếp: Chơi: Thổi bóng
Hoạt động 2: Phát triển thẩm mỹ
Đề tài: Vẽ trang trí theo ý thích tranh treo ở lớp. ( đề tài)
a- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hứng thú sáng tạo vẽ và trang trí tranh treo ở lớp theo ý thích của mình thật đẹp.
- Rèn kỹ năng cầm bút, kỹ năng vẽ các nét cơ bản, kỹ năng tô màu cho trẻ.
- Giáo dục cháu biết yêu quí, giữ gìn bảo vệ trường lớp sạch đẹp.
b- Chuẩn bị:
+Không gian: Trong lớp
+ Đồ dùng, phương tiện: Một số tranh vẽ trang trí khác nhau.
- Bàn ghế, bút chì màu, đen đủ để cháu sử dụng, máy hát.
+ Tích hợp: KPXH: Trò chuyện về trường mầm non của bé
c- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định:
- Cho cháu hát và đi đến mô hình trường mầm non.
- Cô cháu cùng đàm thoại về mô hình có những gì?
- Các con ơi ở trường mầm non Hoạ Mi ngoài những đồ chơi này ra còn có phòng triển lãm tranh nữa. Bây giờ cô và các con cùng đến phòng tranh nha!
2. Nội dung:
2.1 Hoạt động 1: Quan sát – đàm thoại
- Cho cháu quan sát một số tranh treo ở lớp.
- Cô cháu cùng đàm thoại về bức tranh.
- Hỏi trẻ đã thấy những gì trên bức tranh.
- Đọc thơ “Cô giáo”.
- Cho cháu xem lần lượt một số tranh trang trí khác nhau.
- Đàm thoại về những đường nét, hoa văn trang trí trên bức tranh.
- Trên đây là những bức tranh trang trí về phong cảnh, đồ chơi... Hôm nay cô và các con hãy vẽ trang trí theo ý thích của mình một bức tranh thật đẹp nhé.
- Gợi hỏi vài trẻ thích vẽ trang trí tranh gì?
- Cháu đọc vè về bàn ngồi.
2.2 Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
- Cô nhắc nhở cháu tư thế, cách ngồi và một số kỹ năng trong khi tô màu.
- Cho cháu thực hiện, cô mở nhạc cho cháu nghe.
- Cô theo dõi quan sát cháu.
- Báo sắp hết giờ.
- Cô theo dõi, giúp đỡ cháu thực hiện còn yếu.
- Báo hết giờ và cho cháu mang sản phẩm lên.
2.3 Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm:
- Cho cháu lên nhận xét các sản phẩm vừa làm được. Hỏi cháu thích sản phẩm nào? Vì sao cháu thích?
- Cô nhận xét chung: Khen những bạn làm đẹp và động viên những bạn làm còn yếu.
- Các con ơi! Trong lớp mình có rất là nhiều các đồ dùng đồ chơi cho các con. Khi sử dụng các con phải nhớ giữ gìn cẩn thận và nhường nhịn cùng bạn nha.
3. Kết thúc: Hát nắng sớm và đi ra ngoài.
- Cháu hát và đến mô hình.
- Đàm thoại cùng cô.
- Cháu lắng nghe cô nói.
- Cháu quan sát và đàm thoại cùng cô.
- Cháu quan sát và trả lời.
- Cháu đọc thơ.
- Cháu quan sát.
- Cháu đàm thoại.
- Lắng nghe cô nói.
- Cháu nói lên suy nghĩ của cháu.
- Cháu đọc vè về bàn ngồi.
- Chú ý nghe cô nhắc nhỡ.
- Cháu thực hiện.
- Cháu mang sản phẩm lên.
- Cháu lên nhận xét.
- Nghe cô nhận xét.
- Lắng nghe cô giáo dục.
- Hát 1 bài và đi ra.
4. Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ đi dạo và quan sát đồ dùng của lớp.
- Chơi vận động: Nhảy dây, chi chi chành chành
- Chơi tự do.
5. Hoạt động góc:
v Xây dựng: Xây vườn trường .(Trọng tâm)(CS 50)
+ Yêu cầu: Trẻ biết đóng vai cô cấp dưỡng tốt, biết phối hợp với bạn khi chơi
+ Chuẩn bị: Các đồ chơi xây dựng.Cây xanh, bông hoa, cổng, một số đồ chơi.
+ Cách chơi:
- Cô cùng cháu trao đổi về đề tài và cách xây, cháu biết dùng các nguyên vật liệu chuẩn bị sẵn xây dựng thành vườn trường của mình. Cháu biết cách sắp xếp bố cục một cách hợp lý theo yêu cầu của cô.
* Góc kết hợp:
- Phân vai: Cô cấp dưỡng..
- Tạo hình: vẽ đồ chơi trong lớp
- Thiên nhiên: Nhặt lá cây, chăm sóc cây và tưới cây. 
6. Hoạt động chiều:
- Ôn lại bài “Lời chào của bé).
- Chơi: “Chiếc túi kỳ lạ”.
- Vệ sinh, nêu gương, ra về.
II. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
—–—–—–—–—–—–—–—–—
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
 Thứ tư, ngày 21 tháng 09 năm 2016
I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1. Đón trẻ:
- Cô trao đổi với phụ huynh của một số trẻ cá biệt trong lớp
- Thể dục buổi sáng : 2 2 1 2 1.
- Điểm danh.
2. Hoạt động có chủ đích: 
Hoạt động: Phát triển nhận thức
Đề tài: Chia nhóm có số lượng 5 bằng nhiều cách khác nhau
a- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết chia nhóm có số lượng 5 bằng nhiều cách khác nhau.
- Rèn kỹ năng chia nhóm, đếm và phán đoán cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết trật tự và chú ý trong giờ học. 
b- Chuẩn bị:
+Không gian: Trong lớp và ngoài sân.
+ Đồ dùng và phương tiện: Bánh, kẹo, lồng đèn
+ Tích hợp: KPXH: Trò chuyện về đêm trung thu
c- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định:
+ Cho trẻ hát, múa “ Rước đèn dưới ánh trăng”.
- Các con có biết bài hát này nói về điều gì không?
- Trung thu đến thì các con thường làm gì?
- Trăng trung thu rất tròn và rất đẹp, trên cung trắng đó còn có Chị Hằng và Chú Cuội nữa. Các con có muốn chị Hằng và chú Cuội xuống đây chơi cùng các con không?
- Cho trẻ gọi: Chị Hằng ơi!, Chú Cuội ơi!
- Các con nhìn xem Chị Hằng, Chú Cuội mang gì đến cho các con nè.
2. Nội dung:
2.1 Hoạt động 1: Ôn số lượng 5:
- Co cho trẻ tham quan gian hàng bán các loại bánh, đồ dùng phục vụ trung thu
- Cô cho trẻ đếm xem có bao nhiêu bánh trung thu ( 5), bao nhiêu lồng đèn( 5), bao nhiêu kẹo (5).
- Cho trẻ đếm và nói lên kết quả.
- Cô gõ nhạc cụ âm nhạc cho cháu đếm.
2.2 Hoạt động 2: Chia 5 đối tượng thành 2 phần:
- Cho cháu đọc thơ “ Trăng ơi từ đâu đến”.
- Cô cho trẻ quan sát sô lồng đèn trên bảng của cô và đếm
- Cô chia 5 lồng đèn bàng nhiều cách khác nhau cho trẻ nói kết quả khi chia, khi gộp lại thì ra sao? (4-1, 3-2, )
- Cô đưa ra 5 cái bánh và hỏi trẻ.
+ Tay phải cô cầm mấy cái bánh.(4)
+ Bên trái cô cầm mấy cái bánh.(1)
- Cách chia này có bằng nhau không ? vì sao?
- Còn cách chia nào khác không ? (3-2)
2.2 Hoạt động 3: Luyện tập :
- Cho cháu lấy đồ chơi ra phân chia nhiều cách khác nhau và nói kết quả (cô theo dõi)
- Cho cháu hát “Gác trăng”.
+ Trò chơi : Tìm bạn.
- Khi nghe hiệu lệnh tìm bạn, thì cháu có số 1 tìm cháu cháu có số 4, ( 3 bông hoa + 2 bông hoa) thành từng đôi.
+ Trò chơi: bé là hoạ sỹ:
- Cho trẻ về 4 nhóm cùng nhau tô màu 2 nhóm bánh sao cho 2 nhóm cộng lại bằng 5
- Cho cháu chơi .
- Cô nhận xét khi trẻ chơi xong
3. Kết thúc: Hát: Rước đèn dưới ánh trăng.
- Cho trẻ hát máu.
- Trẻ suy nghĩ trả lời.
- Trẻ gọi cùng cô.
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ đếm và trả lời.
- Trẻ lắng nghe và trả lời.
- Trẻ đọc thơ.
- Trẻ quan sát
- Trẻ quan sát và trả lời.
Trẻ quan sát
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ hát.
- Nghe giải thích.
- Trẻ chơi.
- Trẻ chơi
- Trẻ hát và đi ra.
3. Hoạt động chuyển tiếp: Chơi: Chi chi chành chành
Hoạt động: Phát triển thể chất
Đề tài: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát
a.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên vận động, cách thực hiện “đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát”.
- Rèn luyện cho trẻ sự khéo léo, tự tin, dẻo dai kiên trì khi thực hiện; biết định hướng trong không gian. 
- Giáo dục trẻ chú ý tập trung vào giờ học, thường xuyên luyện tập thể dục 
b- Chuẩn bị:
+Không gian: Trong lớp
+Đồ dùng phương tiện: Sân cho trẻ tập phải sạch sẽ, ống cờ, băng ghế
+Tích hợp: Trò chuyện về trường MN
c- Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định:
- Trẻ hát: lớp chúng mình
- Trò chuyện về lớp của trẻ
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết cùng nhau
2. Nội dung:
2.1 Khởi động:
- Trẻ nghe nhạc chuyển đội hình khởi động tay chân: như kiễng chân, đi nhón gót
2.2. Trọng động:
a.Bài tập phát triển chung:
 -ĐT hô hấp: thổi bóng bay.
 -ĐT tay: tay đưa ra phía trước, đưa lên cao. 
 -ĐT chân: đứng đưa từng chân ra phía trước, lên cao.
 -ĐT bụng:đứng cúi về phía trước tay chạm ngón chân.
 -ĐT bật: bật tách chân khép chân.
b.Vận động cơ bản: “đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát”
-Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang.
- Hôm nay cô dạy cho các con “đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát”.
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích.
-Cô làm mẫu lần 2 giải thích: TTCB: đi đến đầu ghế, bước từng chân lên ghế sau đó đặt túi cát lên đầu hai tay chống hông, mắt nhìn thẳng đầu không cúi đi tiếp tục đến đầu ghế kia tay cầm túi cát bước xuống từng chân rồi về cuối hàng đứng.
 Cô mời 1-2 trẻ lên thực hiện.
 Cho cháu nhắc lại cách thực hiện.
 Cô cho cả lớp thực hiện theo từng tổ.
 Cô quan sát trẻ sửa sai cho trẻ.
 Các con vừa vận động gì?
*Giáo dục trẻ biết chú ý hứng thú tham gia hoạt động trong giờ học, các con còn phải biết thường xuyên luyện tập thể dục để giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
c.Trò chơi vận động: “nhảy tiếp sức”
-Luật chơi: khi nhảy đến ống cở phải đổi cờ rồi chạy về đưa cho bạn đứng đầu hàng. Khi nhận được cờ bạn đầu hàng mới được nhảy tiếp.
- Cách chơi: chia trẻ thành 3 tổ đều nhau xếp theo hàng dọc. Khi các con nghe thấy hiệu lệnh của cô thì cháu thứ nhất ở cả 3 hàng nhảy liên tiếp lên phía trước lấy 1 lá cờ chạy nhanh về đưa cho bạn thứ 2. Khi cháu thứ 2 nhận được cờ thì tiếp tục nhảy lên đến ống cờ đổi cờ khác đưa cho ban thứ 3. Cháu nào nhảy xong xuống đứng ở cuối hàng cứ tiếp tục như vậy cho đếm hết, tổ nào xong trước sẽ thắng cuộc. Nếu ai không nhớ đổi cờ sẽ mất lượt phải nhảy lại một lần.
-Cho cháu chơi thử.
-Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô theo dõi động viên trẻ khi chơi.
3.Hồi tĩnh: Cho trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng
-Trẻ hát
-Trẻ trò chuyện
- Trẻ nghe nhạc chuyển đội hình, khởi động tay chân.
- Trẻ tập
- Nghe cô nói.
-Lắng nghe cô giải thích
- Trẻ làm mẫu.
- Trẻ thực hiện.
- Nghe giải thích.
- Trẻ chơi.
- Trẻ chơi.
4. Hoạt động ngoài trời:
- Quan sát, trò chuyện về thời tiết trong ngày.
- Chơi vận động: Kéo co, lộn cầu vồng
- Chơi tự do.
5. Hoạt động góc:
v Xây dựng: Xây vườn trường. (Trọng tâm) (CS: 50)
+ Yêu cầu: Trẻ biết đóng vai cô cấp dưỡng tốt, biết phối hợp với bạn khi chơi
+ Chuẩn bị:
- Các đồ chơi xây dựng.
- Cây xanh, bông hoa, cổng, một số đồ chơi.
- Chọn cháu chơi.
+ Cách chơi:
- Cô cùng cháu trao đổi về đề tài và cách xây, cháu biết dùng các nguyên vật liệu chuẩn bị sẵn xây dựng thành vườn trường của mình. Cháu biết cách sắp xếp bố cục một cách hợp lý theo yêu cầu của cô.
* Góc kết hợp:
- Thư viện: Xem tranh ảnh về đồ dùng đồ chơi và trường, lớp MN.
- Âm nhạc: Hát và minh họa các bài hát về trường lớp mầm non. 
- Tạo hình: Vẽ, nặn,tô màu các đồ dùng đồ chơi trong trường MN.
6. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ làm quen cách chia nhóm 5 thành 2 phần.
- Chơi tự chọn theo các góc.
- Vệ sinh, nêu gương, ra về.
II. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
 Thứ năm, ngày 22 tháng 09 năm 2016
I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1. Đón trẻ:
- Trao đổi với phụ huynh về các khoản đóng góp tháng 9
- Thể dục buổi sáng : 2 2 1 2 1.
- Điểm danh: 
2. Hoạt động có chủ đích:
Hoạt động: Phát triển nhận thức
Đề tài: Trò chuyện về đồ dùng đồ chơi của lớp.
a- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, màu sắc, công dụng của một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp mầm non nơi cháu đang học.
- Trẻ phân biệt được đồ dùng nào sử dụng trong học tập và đồ dung nào sử dụng trong vui chơi ở trường lớp mầm non của bé
- Giáo dục cháu biết yêu quý trường lớp và có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và giữ vệ sinh trường lớp luôn sạch sẽ.
b- Chuẩn bị:
+ Không gian: Trong lớp và ngoài sân.
+ Đồ dùng phương tiện:
- Một số đồ dùng, đồ chơi trong trường lớp mầm non.
- Tranh ảnh về lớp học, một số đồ dùng, đồ chơi, các góc chơi.
+Tích hợp: Tạo hình: Cắt dán, tô màu các đồ dung đồ chơi trong lớp
c- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định:
+ Cho cháu hát “Đi chơi” và cùng cô dạo quanh sân trường.
- Đi chơi cùng cô và các bạn có thích không con?
- Bây giờ chúng ta đang đứng ở đâu đây con?
- Trong sân trường của mình có gì?
- Cô cho cháu kể tên các lọai đồ chơi ở ngoài trời. 
- Ngoài các loại đồ chơi ngoài trời ra con còn thấy đồ chơi ở đâu nữa?
- Vậy lớp các con học có những đồ chơi gì nè?
- Muốn biết lớp mình như thế nào, có những gì thì bây giờ cô và các con cùng nhau trò chuyện về đồ dùng đồ chơi của lớp nhé.
2. Nội dung:
2.1Hoạt động 1: Trò chuyện về các loại đồ chơi trong lớp học của bé.
+ Cho cháu chơi «Bóng lăn ».
- Các con đang chơi gì đó ?
- Chơi có vui không con ?
- Bóng cũng là 1 trong những đồ chơi rất thú vị của lớp mình đó con.
- Trong lớp mình còn nhiều đồ dùng chơi khác rất là hay nữa các con có thích không?
 Cô cho cháu chơi với các đồ chơi.
- Trong lúc cháu chơi cô đi đến bên cháu và hỏi cháu đang chơi gì?
- Tên đồ chơi cháu đang chơi, nó được làm bằng gì ?
- Muốn chơi được đồ chơi đó con phải làm sao ?
Có mấy loại đồ chơi này ?
2.2 Hoạt động 2: Màu sắc, công dụng của đồ chơi
- So sánh giữa 2,3 loại đồ chơi với nhau.
- Cô nhắc lại nêu cháu nói sai hoặc nói chưa đầy đủ nội dung của đồ chơi đó.
- Cô cung cấp thêm cho cháu một số đồ chơi khác có ở các góc trong lớp cho cháu tìm hiểu thêm.
- Cô nhắc nhở cháu trong lúc chơi không nên tranh giành đồ chơi với bạn và phải trật tự trong khi chơi.
- Ngoài các loại đồ chơi ra trong lớp còn có các đồ dùng để phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt của mình nữa đó con.
- Trong lớp mình có những đồ dùng gì ?
- Cô cho cháu nêu tên một số đồ dùng đó ra.
- Các đồ dùng đó dùng để làm gì vậy con?
+ Các con ơi, trong lớp học của mình có rất nhiều là đồ dùng đồ chơi, khi chơi các con phải biết nhường nhịn và không tranh giành đồ chơi với bạn nha. Và các con phải biết giữ gìn các đồ chơi đó cẩn thận và sạch sẽ nha.
- Trẻ hát « Trường của cháu đây là trường mầm non »
2.3 Hoạt động 3: Luyện tập
+Bé khéo tay: Dán và tô màu đồ dùng đồ chơi của lớp.
- Cho cháu về 3 nhóm để dán và tô màu
+ Chơi: Ai nhanh hơn
- Cho cháu đi vòng tròn

Tài liệu đính kèm:

  • doc03 lop la 1 cua be.doc