Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 19 - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Chủ đề nhánh: Tết nguyên đán

A. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất

- Trẻ biết phối hợp tay, chân nhịp nhàng để ném trúng đích thẳng đứng bằng 2 tay.

- Trẻ nhận biết được một số thay đổi thời tiết của mùa xuân để ăn mặc cho phù hợp

* Lồng ghép Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: Trẻ nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường ích lợi của chúng đối với sức khỏe.

 * Lồng ghép chỉ số: 2, 5, 16, 16, 20

2. Phát triển nhận thức

- Phát triển ở trẻ khả năng phán đoán nhận xét về các hiện tượng xung quanh về tết và mùa xuân.

- Trẻ phát triển kỹ năng nhận biết, phát âm tô, viết một số chữ cái

* Lồng ghép Giáo dục kỹ năng sống: Kỹ năng tự phục vụ, tự cởi, mặc áo sử dụng nhà vệ sinh dọn đồ dùng cá nhân và xếp dọn đồ dùng chung của nhóm lớp

* Lồng ghép chỉ số:93, 97, 99, 103, 113

3. Phát triển ngôn ngữ

 - Phát triển khả năng sự diễn đạt sự hiểu biết của mình mở rộng kỹ năng giao tiếp với cô giáo bạn bè

 - Trẻ biết sử dụng các câu từ để miêu tả về mùa xuân. Trẻ biết diễn đạt bằng lời những gì trẻ cảm nhận được về tết và mùa xuân.

 * Lồng ghép Giáo dục bảo vệ môi trường: Trẻ biết giữ ging vệ sinh chung ở trường lớp. Biết dọn vệ sinh phòng nhóm lớp giúp cô.

 * Lồng ghép chỉ số: 62, 65, 69, 73, 80

 

doc 21 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 2464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 19 - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Chủ đề nhánh: Tết nguyên đán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o trẻ hát bài Mùa xuân đến rồi, Mùa xuân
- Tổ chức cho trẻ hát cả lớp hát
- cá nhân trẻ hát. Nhóm ban nhạc hát
- Cuối buổi cô nhận xét tuyên dương trẻ
 	3. Vẽ tự do trên sân trường
- Tập chung trẻ lại phổ biến nội dung hoạt động cho trẻ
- Cô phát phấn cho mỗi trẻ vẽ theo ý thích của mình
- Cô đi quan sát trẻ hướng dẫn trẻ vẽ
- Cuối buổi cô tập chung trẻ lại tuyên dương khuyến khích động viên trẻ
- Cô chốt lại và giáo dục trẻ
 	 4. Trò chơi vân động
 	 - Ném còn
 	 - Kéo co
 	- Đá bóng
Phần IV. Hoạt động góc
I. Nội dung
Góc phân vai: Chơi gia đình gói bánh trưng, bày mâm ngũ quả
Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa ngày tết
Góc học tập: Vẽ hoa quả mùa xuân
Góc nghệ thuật: xem tranh ảnh về mùa xuân
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tưới cây
 II. Mục đích – yêu Cầu
1. Kiến thức: - Trẻ biết nấu ăn, bán hàng biết xây dựng công viên mùa xuân.
	- Trẻ biết vẽ hoa đào, hoa mai và biểu diễn các bài hát về mùa xuân.
	- Trẻ biết chăm sóc cây mùa xuân
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát phát triển ngôn ngữ cho trẻ
	- Rèn kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ, phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ.
3. Giáo dục: - Giaó dục trẻ ngoan, vâng lời ông bà, bố mẹ và lễ phép với người lớn tuổi.
	- Giaó dục trẻ ngoan, chú ý, chơi đoàn kết với bạn trong khi chơi, biết giữ gìn đồ dùng học tập.
III. Chuẩn bị
Đồ chơi nấu ăn, bánh kẹo trong ngày tết
- Các bài hát về chủ đề mùa xuân
 IV. Cách tiến hành	
 	1. Thỏa thuận trước khi chơi
Các con ơi khi mùa xuân về chúng mình dược đón chào một năm mới, và được đón một ngày lễ lớn trong năm đó chính là ngày tết cổ truyền của dân tộc ta, và trong những ngày giáp tết này ai ai cũng đi chợ mua sắm những đồ dùng những thứ cần thiết cho ngày tết và hôm nay ở góc phân vai cô con mình cùng đi chợ tết và sắm thật nhiều đồ tết các con nhé. Và chúng mình sẽ mua thật nhiều đồ để về nấu ăn để gia đình cùng xum họp quanh bếp cùng thưởng thức những món ăn trong những ngày tết.
 	 Xuân xuân ơi! Xuân đã về có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến. chúng mình thấy mùa xuân về có vui không, mùa xuân được hoà mình trong những lời ca, tiếng hát thật vui nhộn và mang đến cho chúng ta một không khí tết tràn ngập tiếng cười. nào chúng mình hãy cùng hoà mình cùng với những lời ca tiếng hát để góp phần cho màu xuân thêm đẹp và thêm vui nhé.Ai sẽ cùng cô đến với góc nghệ thuật nào?
 	Phương nam hoa mai thắm, phương bắc đào hồng tươi mùa xuân hoa khoe sắc hương thơm ngát đất trời các con ơi! Mùa xuân đến giúp cho cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc. và là mùa cho hoa đào và hoa mai nở rực rỡ, khoe sắc hương khắp phuơng trời, và hôm nay ở góc học tập chúng mình sẽ cùng vẽ lên những bông hoa đào, hoa mai thật đẹp để mang mùa xuân đến thật nhanh nhé. Ai sẽ tham gia ở góc học tập?
 	 Các con ạ, các bạn nhỏ sống ở thành thị vào các dịp lễ tết này bạn ấy được bố mẹ đưa đi chơi trong các công viên các khu vui chơi giải trí rất thú vị trong đó có rất nhiều đồ chơi, chúng mình có thích được đi chơi như các bạn ấy không, vậy ngay từ bây giờ chúng mình phải ngoan, học giỏi này thì sau này lớn lên chúng mình sẽ được bố mẹ đưa về các thành phố lớn vào các công viên chơi nhé. Còn bây giờ, tại sao các con không tự xây dựng cho chúng mình một khu công viên mùa xuân thật đẹp và thật nhiều đồ chơi để chúng mình chơi nhé. Ai sẽ tham gia xây dựng khu vui chơi giải trí này.
 	Các con có yêu cây xanh không, các con biết gì về cây xanh vây? Vậy để cây lớn lên và phát triển bình thường ra hoa kết trái, và hôm nay cô con mình cùng đến với góc thiên nhiên và cùng chăm sóc cây trong vườn trường nhé, ai sẽ tham gia góc này?
b. Qúa trình chơi
Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ:
 	- Chào các bạn các bạn đang đi đâu thế?
 	- Các bạn đang đi chợ tết ạ, các bác sẽ mua gì trong những ngày tết này?
 	- Đi chợ xuân các bác có vui không?
 	- Chúng ta hãy cùng vào cửa hàng bách hoá đằng trước xem ở đó sẽ có rất nhiều đồ để chúng ta lựa chọn đấy?
 	- Chào bác bán hàng, cửa hàng mình đã bán đồ tết chưa ạ?
 	- Bác tìm giúp tôi một cây hoa đào nhé?
 	- Các bác định mua gì?
 	- Ở đây có rất nhiều thực phẩm phục vụ cho ngày tết đấy, chúng mình hãy lựa chon thật khéo những đồ tươi, ngon và rẻ nữa để gia đình các bạn sẽ có những bữa ăn thật ngon trong những ngày tết này nhé?
 	- Ôi ở đây sao mà vui thế, các bạn ơi các bạn đang làm gì thế?
 	- Các bạn hát bài gì vậy?
 	- Bài hát này nói đến điều gì?
 	- Bạn hát bài này với dụng cụ âm nhạc nào vậy?
 	- Các bạn biểu diễn hay quá, các bạn hãy biễu diễn lại một lần nữa tặng tôi có được không?
 	- Các bạn đang làm gì mà chăm chú thế?
 	- Con đang vẽ gì vây?
 	- Con định vẽ hoa mai như thế nào?
 	- Con sẽ vẽ hoa mai màu gì?
 	- Còn con con đang vẽ hoa gì vậy?
 	- Hoa đào con vẽ màu gì?
 	- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của miền nào?
 	- Hoa mai là loài hoa đặc trưng của miền nào?
 	- Và chúng thường xuất hiện vào màu nào?
 	- Ôi, chào các bác thợ xây, các bác đang xây dựng cho mình một khu công viên mùa xuân thật là đẹp.
 	- Ở đây các bác sẽ xây gì?
 	- Trong khu vui chơi giải trí này sẽ đẹp hơn khi chúng ta xây cho nó một khu vực trồng hoa, các bác sẽ xây bồn hoa ở đâu?
 	- Chỗ này các bác sẽ xây gì?
 	- Đồ chơi này chúng mình sẽ đặt ở đâu?
 	- Các bạn ơi! Các bạn đang làm gì thế? Cây đó là cây gì vậy?
 	- Ai sới cỏ cho cây?
 	- Ai tưới nước cho cây?
 	- Ai bắt sâu cho cây?
 	Để vườn trường luôn xanh xạch đẹp chúng mình phải làm những gì?
 	Cô đàm thoại với trẻ ở các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ giao lưu giữa các góc chơi.
c. Kết thúc quá trình chơi
 	- Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về khu vui chơi giải trí được các bác thợ xây xây dựng lên.
 	- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đò chơi đúng nơi quy định.
Phần V: HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. Nội dung
Đọc thơ hát kể chuyện về chủ đề.
Vẽ về ngày tết quê em
Hoạt động góc
Hát bài hát sắp đến tết rồi
Vệ sinh các góc chơi
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức : - Trẻ biết đọc thơ hát kể chuyện theo chủ đề chủ điểm
	- Trẻ biết vẽ ngày tết quê em, biết hát các bài hát sắp đến tết
2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng đọc thơ, hát, kể chuyện 
	- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định
3. Giáo dục : - Trẻ ngoan ngoãn trong giờ học.
II. Chuẩn bị
 	- Các bài thơ, bài htas, câu chuyện về chủ điểm
 	- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, trống lắc, thanh gõ. 
III. Tổ chức thực hiện
1. Đọc thơ hát kể chuyện về chủ đề.
 - Ôn định tổ chức lớp, giới thiệu nội dung hoạt động với trẻ.
- Cho trẻ đọc các bài thơ về chủ đề chủ điểm
- Hát các bài hát
- kể chuyện
- Cho trẻ đọc
 	+ Cả lớp đọc 3 – 4 lần
 	+ Tổ đọc thi.	
 	+ Nhóm yêu thơ đọc
 	+ Cá nhân trẻ đọc thơ
2. Vẽ về ngày tết quê em
Chúng mình cùng nhìn xem trên bàn chúng mình có gì vậy?
	+ Có rất nhiều bức tranh các loài hoa, và con có bức tranh vẽ hoa gì?
	+ Mỗi loài hoa có nhiều màu khác nhau?
	+ Mỗi bạn đã đều có cho mình một bức tranh về một loại hoa?
	Và bây giờ chúng mình sẽ cùng nhau tô cho chúng mình những bông hoa thật đẹp nhé!
3. Hoạt động góc
- Cô ổn định tổ chức lớp.
- Giới thiệu nội dung hoạt động với trẻ, hỏi ý định trẻ thích chơi góc nào ?
- Trẻ lựa chọn góc và chơi theo nhóm.
- Cô quan sát trẻ chơi .
- Cô động viên khuyến khích cho trẻ chơi
4. Hát bài hát sắp đến tết rồi
5. Vệ sinh các góc chơi.
* Vệ sinh trả trẻ 
- Nêu gương, cắm cờ, bé ngoan cuối tuần.
- Trả trẻ trao đổi với phụ huynh tình hình học tập và sức khỏe của trẻ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Ngày soạn:09/01/2016
Ngày dạy: 11/01/2016
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Nội dung hoạt động: BÉ VUI XUÂN
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức : Trẻ biết dùng tay ném túi cát (quả còn) đưa cao ngang tầm mắt nhằm đích và ném vào đích. Biết kết hợp nhịp nhàng giữa cơ tay, cơ vai và lưng.
2. Kỹ năng : Rèn cho trẻ kỹ năng vận động nhanh nhẹn.
3. Giáo dục : Giáo dục trẻ yêu quê hương đất nước thông qua tổ chức lễ hội, đề cao lòng tự hào dân tộc.
II.Chuẩn bị 
- Cô: Bài tập rộng rãi, đủ diện tích cho trẻ hoạt động.
 2 đích thảng đứng cao 1 m. Túi cát dơi dừng quả còn: 16-30 túi. Dây thừng cho trẻ kéo co, dây bước đầu của 2 đội.
- Trẻ: Trang phục gọn gàng.
III.Tổ chức hoạt động 
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
* Mở đầu 
đi dự lễ hội mùa xuân
Hoạt động 2:
Tham gia lễ hội mùa xuân
Bài tập phát triển chung:
Vận động cơ bản:
Trò chơi: "Kéo co"
Hoạt động 3
Hồi tĩnh
- Cô và trẻ cùng lắng tai nghe tiếng loa gọi:
Loa loa loa loa....
Mở hội mừng xuân
Mời bạn gần xa
Cùng vui dự hội
Loa loa loa loa....
- Cô và trẻ cùng đi đến nơi dự hội. đi thành vòng tròn.
- Lễ hội mùa xuân của chúng mình có rất nhiều đao dốc, đi lên đèc, đi bằng mũi bàn chân.
- đoạn đường này bằng phẳng, đi bình thường. Xuống dốc, đi bàng gót bàn chân.
- đoạn đường này bàng phẳng, đi bình thường.
- đoạn đường này mặt đường hơi nhỏ, chúng mình đi nghiêng mu chân nhé.
*đi bình thường.
- Nghe thấy tiếng trống vang dần dập, chúng mình đi nhanh chân lên nhé.
- Đến lễ hội rồi, chúng mình hãy cùng nhau tham gia vào vòng xoè nhé.(Cô cùng trẻ nắm tay nhau thành vòng tròn múa xoè theo nhạc của bài hát "Inh lả ơi".
+ động tác tay (Hát lần 1)
+ động tác chân + Bụng ( Hát lần 2)
+ Bật: Bật nhảy cao theo nhịp trống.
- Trong lễ hội ở Chiềng Khoa Sơn la có rất nhiều trò chơi thú vị. Chúng mình sẽ tham gia trò chơi "Ném còn".
-Trong sân còn, chúng mình thấy có những gì?
- Và bạn nào biết cách chơi ném còn chưa? Lên ném cho cô và các bạn cùng xem.
- Cô nhận xét 2 trẻ ném.
- Cô làm mẫu + phân tích động tác:
Tư thế chuẩn bị: chân trái bước lên trước 1 bước, tay phải cầm quả còn, mắt nhìn thẳng về phía đích. Khi nghe tiếng trống thì gập khuỵu tay, người hướng về phía sau, lấy sức ném thẳng quả còn vào đích. Ném còn là một trò chơi dân gian rất phổ biến của đồng bào dân tộc Thái. Trai còn của ai ném trúng đích vào đích chính là thể hiện sự khơỉ mình, tai giái, khéo lao của người đó.
- Cho trẻ thực hiện ném còn theo từng nhóm theo hiệu lệnh là tiếng trống.
- Cô quan sát nhận xét trẻ ném, sửa sai.
- Cô thấy các con ném còn rất giỏi, bây giờ chúng mình hãy cùng tham gia 1 trò chơi dân gian khác. đó là trò chơi "Kéo co". Bạn nào nhắc lại cách chơi cho cô và các bạn cùng nghe.
- Dưới nền cô đi· dần 1 bằng giấy phấn chia ranh giới giữa 2 đội. Khi nghe tiếng trống, thành viên của 2 đội sẽ bám vào sợi dây thừng và dùng sức kéo đội bạn kia về phía mình. Đội nào bước chân qua vạch sang sân của đội bạn là sẽ bị thua.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- ở Huyện Chiềng Khoa có rất nhiều dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Thái, Mường, Dao, HMông....và còn nhiều dân tộc khác nữa. Bây giờ chúng mình sẽ tập làm động tác đi xung xính của đồng bào HMông nhé.
- Trẻ đi bình thường.
- Trẻ đi bằng mũi bàn chân nào.
- Trẻ đi bình thường.
- Trẻ đi bàng gót bàn chân.
- Trẻ đi bình thường.
- Trẻ đi nghiêng mũi chân.
- Trẻ đi bình thường.
- Trẻ chạy chậm. Chạy nhanh.
- Có 2 cây nêu và nhiều quả còn.
- Gọi 2 trẻ lên ném
- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát.
- 2 trẻ /lần.
- Trẻ nhắc lại cách chơi.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chia thành 2 đội và chơi dưới sự hướng dẫn của cô giáo.
- Trẻ làm động tác đi xóng xính quanh sân tập từ 2 - 3 phút.
Trẻ thực hiện
- trẻ hồi tĩnh
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích
 Trò chuyện về ngày tết cổ truyền
2. Trò chơi vận động
 ném còn
3. Chơi tự do
 Chơi tự do trên sân trường
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc PV: Chơi gia đình gói bánh trưng, bày mâm ngũ quả
Góc NT: Xem tranh ảnh về mùa xuân
Góc TN: Chăm sóc cây, tuới cây
Góc XD: Xây dựng vườn hoa ngày tết
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Đọc thơ hát kể chuyện về chủ điểm
2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về.
E. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Ngày soạn: 09/01/2016
Ngày dạy: 12/01/2016
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Nội dung hoạt động: TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY TẾT
CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC
I.Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
	- Trẻ biết được tết cổ truyền, tết nguyên đán được đón vào đầu năm mới. Biết một số tập tục cổ truyền của người việt nam biết không khí tết của mỗi gia đình.
2. Kỹ năng
	 - Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng so sánh, phát triển tư duy, sáng tạo.
3. Giáo dục
	- Trẻ biết yêu quý quan tâm đến người thân ý nghĩa ngày tết cổ truyền
II. Chuẩn bị 
	Tranh ảnh ngày tết
	Bài hát sắp đến tết rồi. Mùa xuân đến rồi
III. Tổ cức hoạt động
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1.
Ổn định tổ chức
Hoạt động 2
Quan sát tranh
Hoạt động
Trò chơi “Gian hàng ngày tết”
- Cô và trẻ cùng hát bài “Sắp đến tết rồi” 
- Trò chuyện với trẻ
+ Mùa xuân đến có ngày gì vui nhất
Ai biết về ngày tết
= Các con ạ mùa xuân là mùa năm mới của ngày tết và ai đã sưu tầm được tranh ảnh ngày tết.
- Gợi ý để trẻ nói lên nội dung tranh, ảnh về người, cây cối, cảnh vật.
- Các bạn đã giới thiệu bức tranh sinh động về ngày tết. Cô giới thiệu tranh
+ Giới thiệu tranh chợ hoa ngày tết.
- Bức tranh vẽ gì?
- Vẽ hoa gì?
- Tượng trưng cho mùa gì?
+ Bức tranh gia đình trang trí chuẩn bị ngày tết.
- Mọi người đang làm gì?
- Trong nhà trang trí cái gì?
- Đó là tranh vẽ cảnh gia đình trang trí để đón tết, mẹ gói bánh trưng, cành đào
+ Cho trẻ kể về tết vừa qua nhà mình chuẩn bị những gì?
- Cô cho trẻ biết ngày tết là ngày đầu tiên của năm mới khi hoa đào hoa mai nở báo hiệu tết đến đó là tết nguyên đán tết cổ truyền của ccas dân tộc việt nam.
- Vậy ngày tết bố mẹ đưa các con đi chơi đâu?
- Các con chúc tết ông bà bố mẹ điều gì?
+ Ở địa phương có những hoạt động gì? Có trò chơi dân gian gì?
- Cô nêu luật chơi, cách chơi cho trẻ
- Cho trẻ chơi 5-7 phút
+ Cô và trẻ cùng nhau hát bài mùa xuân đến rồi
Trẻ hát cùng cô
Ngày tết
2-3 Trẻ trả lời
Mùa xuân ạ
Trang trí ngày tết
Trẻ kể
Kéo co, ném còn
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích	
 Vẽ tự do trên sân trường
2. Trò chơi vận động
 kéo co
3. Chơi tự do
 Chơi tự do trên sân trường
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc PV: Chơi gia đình gói bánh trưng, bày mâm ngũ quả
Góc NT: Xem tranh ảnh về mùa xuân
Góc TN: Chăm sóc cây, tuới cây
Góc XD: Xây dựng vườn hoa ngày tết
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Vẽ về ngày tết quê em
2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về.
E. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Ngày soạn: 10/01/2016
Ngày dạy: 13/01/2016
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Nội dung hoạt động: TRUYỆN “Sự tích bánh trưng bánh dày”
I.Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
Trẻ nhớ tên truyện “Sự tích bánh trưng bánh giày, hiểu được nội dung câu chuyện biết được pong tục tập quán của người việt nam.
2. Kỹ năng
 Phát triển khả năng ghi nhớ nội dung câu chuyện cho trẻ.
3. Giáo dục
Trẻ biết giữ gìn phong tục tập quán của người việt nam.
II. Chuẩn bị
 Tranh câu truyện
 Đất nặn cho trẻ
III. Tổ chức hoạt động
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Gây hứng thú cho trẻ
Hoạt động 2
Kể chuyện
Đàm thoại
Hoạt động 3.
Kết thúc
Cho trẻ hát bài “ Mùa xuân ơi”
Trong bài hát ở đất trời phương nam hoa mai vàng rực rỡ phương bắc tràn ngập hoa đào mọi người đều vui đón mùa xuân đến.
- Mùa xuân đến chúng được đón ngày gì?
- Trong ngày tết mọi người thường làm bánh gì?
- À đúng rồi trong những ngày tết thì mỗi gia đình của các con thường làm bánh trưng đấy các con ạ.
- Cô cho trẻ xem tranh ảnh về bánh trưng.
- Để biết được ai đã nghĩ ra cách làm bánh trưng, bánh giày cô mời cả lớp mình cùng nhau lắng nghe cô kể cho các con nghe câu chuyện “ Sự tích bánh trưng, bánh giày”
- Lần 1. Kết hợp cử chỉ điệu bộ
- Lần 2. kết hợp trình chiếu.
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? 
+ Trong câu chuyện đó có những nhân vật nào?
+ Vậy theo phong tục của dân tộc này tết thường làm bánh gì?
* Trích dẫn câu chuyện.
- Các hoàng tử đã làm gì?
- Lang Liêu đã làm gì để có lễ vật dang vua?
+ Lang Liêu đã nói ý nghĩa của thứ bánh đó như thế nào?
+ Vua đạt tên thứ bánh đó là gì? 
+ Lang Liêu đã làm bánh giày như thế nào?
+ Vua cha đã đặt tên cho bánh vuông là gì? 
+ Vua cha đã nhường ngôi cho ai?
- Ai là người đầu tiên người nghĩ ra cách làm bánh trưng, bánh giày?
- Vậy qua câu chuyện chúng mình cần học tập những ai?
=> Chúng mình phải biết chăm chỉ lao động gioongs như Hoàng tử và Lang Liêu nhé trong câu chuyện nhé.
Cho trẻ về góc chơi với đất nặn bánh trưng, bánh giày.
Trẻ hát cùng cô
2-3 Trẻ trả lời
Sự tích bánh trưng, bánh giày
Vua hung vương
Bánh trưng, bánh giày
Bánh giày ạ.
Bánh chưng ạ.
Lang Liêu, Hoàng tử
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 1. Hoạt động có chủ đích	
 Quan sát bầu trời mùa xuân
 2. Trò chơi vận động
 kéo co
 3. Chơi tự do
 Chơi tự do trên sân trường
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc PV: Chơi gia đình gói bánh trưng, bày mâm ngũ quả
Góc NT: Xem tranh ảnh về mùa xuân
Góc TN: Chăm sóc cây, tuới cây
Góc XD: Xây dựng vườn hoa ngày tết
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hoạt động góc
2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về.
E. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Ngày soạn: 10/01/2016
Ngày dạy: 14/01/2016
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Nội dung hoạt động: BÉ GÓI BÁNH TRƯNG
I.Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
 Trẻ biết được nguyên vật liệu để gói bánh trưng, Biết bánh trưng là bánh đặc trưng của tết nguyên đán, tết cổ truyền của dân tộc việt nam.
 2. Kỹ năng
 Rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay và thẩm mỹ
 - Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định. Kỹ năng tự phục vụ.
 3. Giáo dục
 - Giáo dục trẻ tôn trọng ngày tết và ý nghĩa của ngày tết cổ truyền việt nam
 II. Chuẩn bị
 - Các hộp vuông
- Hồ dán, giấy cắt sẵn làm lạt
III. Tổ chức hoạt động
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện cùng trẻ
Hoạt động 2
Bé gói bánh trưng
Hoạt động 3
Trung bày sản phẩm
- Cô cùng trẻ hát bài “Sắp đến tết rôi”
- Nghe nhạc và hát theo bài hát “Mùa xuân ơi” 
- Khi mùa xùa xuân đến có những gì?
- Mùa xuân đến có gì vui nhất?
Ai biết gì về ngày tết?
- Con hiểu gì về ngày tết nguyên đán?
- Trong gia đình con mua sắm những đồ dùng gì?
+ Các con có biết ngày tết nguyên đán có bánh gì đặc trưng?
- cô cho trẻ xem tranh ảnh vẽ về ngày tết.
+ Bức tranh vẽ gì?
- Mọi người đang làm gì?
- Trong nhà trang trí cái gì?
=>. TRanh vẽ về cảnh gia đình trang trí để đón ngày tết và mẹ gói bánh trưng còn bé cắm hoa đào.
+ Ai còn nhớ tết vừa qua bố mẹ các con thường làm bánh gì trong ngày tết?
+ Muốn gói được bánh trưng chúng mình cần những nguyên vật liệu gì để gói được bánh trưng các con?
- À nguyên vật liệu cần có như gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, muối hạt tiêu, lạt, lá dong đấy các con ạ
- Vậy cả lớp chúng mình có muốn gói bánh trưng không nào?
- Chia trẻ thành 3 nhóm
- Cho trẻ về nhóm của mình
+ Cho trẻ tự lấy đồ dùng về nhóm của mình để gói và trang trí bánh trưng.
Đàm thoại với trẻ.
+ Con định gói và trang trí bánh trưng như thế nào?
- Con sẽ buộc lạt như thế nào?
- Trong khi trẻ thực hiện cô bật nhạc bài hát “Sắp đến tết rồi”
+ Trẻ thực hiện
- Khi trẻ thực hiện cô đi quan sát và hướng dẫn cách tráng trí cho chiếc bánh trưng thật đẹp.
+ Cô ra hiệu sắp hết thời gian cho trẻ
- Cô cho trẻ mang bánh trưng để trang trí ngày tết
- Cô nhận xét lần lượt cho các nhóm tuyên dương những trẻ có ý thức có cố gắng khuyến khích động viên những trẻ còn yếu.
- Cô cùng trẻ trang trí ngày tết.
Trẻ hát cùng cô
Ngày tết ạ
Bánh chưng ạ
Trẻ TL
Bánh chưng ạ
Trẻ kể
Trẻ về nhóm
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích:	
 - Hát về mùa xuân
2. Trò chơi vận động:
 - Đá bóng
3. Chơi tự do:
 - Chơi tự do trên sân trường
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc PV: Chơi gia đình gói bánh trưng, bày mâm ngũ quả
Góc HT: Vẽ hoa quả mùa xuân
Góc TN: Chăm sóc cây, tuới cây
Góc XD: Xây dựng vườn hoa ngày tết
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hát bài sắp đến tết rồi
2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về.
E. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
.
Ngày soạn: 11/01/2016
Ngày dạy: 15/01/2016
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển TC-XH
Nội dung hoạt động: BÉ HAY HÁT
(Sắp đến tết rồi)
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
 Trẻ biết được mùa xuân có những loại, loại quả gì.
Trẻ thấy được tình cảm gia đình bạn bè và những người thân xum họp, quay quần bên nhau trong những ngày tết
2. Kỹ năng
 Rèn kỹ năng ca hát, ghi nhớ có chủ định
Phát triển tình cảm xã hội, phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3. Giáo dục
 Trẻ ngoan, có ý thức giữ gìn bản sắc truyền thống của dân tộc ta trong những ngày tết cổ truyền
II. chuẩn bị
 Xắc xô, các câu đố.
 Bài hát “Sắp đến tết rôi”, “Mùa xuân ơi”
III. Tổ chức hoạt động
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Bé vui trổ tài
Hoạt động 2
Bé ca hát đón chào mùa xuân
Hoạt động 3
Bé vui đón xuân
- Nhiệt liệt chào mừng các bé đến với ngày hội “Chào xuân năm mới” của lớp Mẫu giáo lớn Trường MN Chiềng Khoa
- Đến với hội thi ngày hôm 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 19 tết nguyên đán.doc