Giáo án Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non của bé

Hoạt động

* Khởi động: Đi chậm, đi nhanh, đi kiễng gót.

* BTPTC:

- Hô hấp: Hít vào, thở ra.

- Tay:

+ Đưa 2 tay lên cao ra phía trước, sang hai bên (kết hợp vẫy, bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân)

- Lưng, bụng, lườn:

+ Ngửa người ra sau, kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái.

- Chân:

+ Đưa chân ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau

 

doc 28 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 852Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non của bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 năng rửa tay bằng sà phòng, phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, và khi tay bẩn
- Khi rửa tay không vẩy nước ra ngoài, không làm ướt quần áo
- Rửa tay không còn mùi sà phòng
- Đi vệ sinh đúng nơi qui định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách.
* Hoạt động trò chuyện
- Trò chuyện với trẻ về thao tác rửa tay theo 6 bước, để trẻ nhớ lại cách rửa tay? rửa tay sạch để giữ gìn sức khỏe..
* Hoạt NHĐ:
- “Tại sao răng quan trọng” 
* Hoạt động vệ sinh: 
Thực hành rửa tay dưới vòi nước bằng xà phòng.
- Theo dõi nhắc nhở trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn 
Phát triển nhận thức
130
Trẻ biết được một số đặc điểm nổi bật của trường lớp
- Trẻ biết được một số đặc điểm của trường lớp mầm non, trường tiểu học 
- Công việc của những cô, thầy và những người làm việc trong trường.
* Hoạt động trò chuyện
- Trò chuyện về trường Mầm Non Bình Hòa của bé
* Hoạt động học:
- Trò chuyện về trường mầm Bình Hoà của bé
- Trò chơi: Trang trí trường MN
* Hoạt động ngoài trời:
- Quan sát, đàm thoại, thảo luận về trường, lớp của bé.
104
Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10
- Đếm thành thạo trong phạm vi 10
- Cháu nhận biết các chữ số từ 1- 10
* Hoạt động học
- Đếm đến 5, nhận biết các nhóm có 5 ĐT, chữ số 5
*Trò chơi: Tìm bạn
* Hoạt động góc 
- Nối những vật có số lượng 1,2 với chữ số 1,2
Phát triển ngôn ngữ
91
Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. 
- Nhận dạng và phát âm đúng chữ cái đã học trong bảng chữ cái tiếng Việt.
- Chọn chữ cái đã học trong từ. 
* Hoạt động học
- Làm quen các đường nét cơ bản
* Hoạt động góc (HT)
- Trẻ tập tô các nét cơ bản
64
Trẻ nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ
- Phát âm các tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu và các thanh điệu.
- Phát âm đúng, rõ ràng những điều muốn nói để người khác có thể hiểu được.
* Hoạt động học
- Đọc thơ: Cô giáo của con, 
- Trò chơi: xúc sắc xúc sẻ
* Hoạt động ngoài trời
- Làm quen với các bài thơ trong chủ đề
* Hoạt động góc :
Tô vẽ về trường MN
* Hoạt động MLMN :
Kể chuyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao sau đó đặt câu hỏi để trẻ trả lời theo nội dung tác phẩm đó.
Phát triển thẩm mỹ
100
Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em
- Hát đúng giai điệu lời bài hát 
- Thể hiện được tình cảm sắc thái của bài hát.
* Hoạt động học
- Dạy hát: Ngày vui của bé
*TCAN: Bao nhiêu bạn hát.
* Hoạt động ngoài trời
- Làm quen với các bài hát 
135
Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa có bố cục cân đối 
- Sử dụng các kỹ năng vẽ để hoàn thành bức tranh có bố cục cân đối 
* Hoạt động học
- Vẽ trường mầm non của bé
* Hoạt động góc (TH)
- Vẽ các bạn, đồ chơi
* Hoạt động ngoài trời
- Vẽ tự do trên sân 
Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội
54
Trẻ có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn
- Thực hiện các quy tắc ứng xử phù hợp trong sinh hoạt hàng ngày: Có thói quen chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn, nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ hoặc cho quà, xin lỗi khi có lỗi....
* Hoạt động trò chuyện 
- Giáo dục lễ giáo, kỹ năng sống hằng ngày cho trẻ.
- Xem tranh ảnh, xem phim
- Trò chuyện về cô giáo, bạn bè trong lớp.
* Giờ đón và trả trẻ
- Tập cho trẻ kỹ năng sống hằng ngày, đến lớp biết chào cô, về nhà chào bố mẹ..nói lời cảm ơn, xin lỗi..
50
 Thể hiện sự thân thiện và đoàn kết với bạn bè.
- Chơi chung với bạn vui vẻ và giúp nhau hoàn thành công việc
- Không đánh bạn, không dành giật của bạn, không la hét....
 * Hoạt động góc
- Chơi đóng vai “Cô giáo”; 
-Chơi xây dựng: “Xây trường mầm non”
* Hoạt động lao động
- Cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi qui định
II. KẾ HOẠCH TUẦN:
 Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ
- Cô ân cần đón trẻ vào lớp, hướng trẻ vào các đồ dùng đồ chơi có trong trường mầm non và chọn góc chơi thích hợp.
- Trò chuyện với trẻ về trường mầm non, về các cô, các bác , các chú trong trường mầm non ( tên trường, tên lớp, địa chỉ.....).
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, tâm sinh lí của trẻ khi ở nhà.
- Điểm danh.
THỂ DỤC SÁNG
v Khởi động:
- Trẻ nghe nhạc chuyển đội hình, khởi động tay chân.
v Trọng động:
+ Cơ hô hấp : Gà gáy ( 1).
- Đưa 2 tay khum trước miệng làm tiếng gà gáy ò ó o.
+ Cơ tay vai : Tay đưa ngang lên cao (2).
- Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang 1 bước, đồng thời đưa 2 tay ra ngang ( lòng bàn tay sấp).
- Nhịp 2: đưa 2 tay lên cao ( lòng bàn tay hướng vào nhau).
- Nhịp 3: như nhịp 1.
- Nhịp 4: về TTCB.
- Nhịp 5 6 7 8 như nhịp 1 2 3 4.
+ Cơ chân : Ngồi khụy gối ( 2 ).
- Nhịp 1: 2 tay đưa ra ngang lòng bàn tay ngửa.
- Nhịp 2: Ngồi khụy gối, 2 tay đưa ra trước lòng bàn tay sấp.
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4: Về TTCB.
- Nhịp 5 6 7 8 như nhịp 1 2 3 4.
+ Cơ bụng lườn động tác : Đứng cúi người về trước ( 3 )
- Nhịp 1: Bước chân trái sang trái 1 bước, 2 tay đưa cao, lòng bán tay hướng vào nhau.
- Nhịp 2: Cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân, đầu gối thẳng.
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4: Về TTCB.
+ Cơ bật : Bật tiến về phía trước ( 1 ).
v Hồi tĩnh:
- Cho trẻ chơi uống nước.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
+LQVT:
Đếm đến 5, nhận biết các nhóm có 5 đối tượng, chữ số 5.
+ LQVH:
- Thơ: 
Cô giáo của con.
+ Tạo hình:
- Vẽ trường mầm non.
+ KPKH:
- TC về trường Mầm Non.
+NHĐ: : “ Tại sao răng quan trọng”
* PTNN:
Làm quen các nét cơ bản.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
*Quan sát trò chuyện:
- Quan sát tranh một công việc của cô giáo.
- Cho trẻ đi tham quan trường mầm non.
- Cho trẻ quan sát thiên nhiên vào mùa thu.
- Cho trẻ quan sát công việc của các cô, chú trong trường mầm non.
*Trò chơi vận động – Trò chơi dân gian
- Trò chơi: nhảy dây, rồng rắn lên mây, kéo co.
*Chơi tự do. 
HOẠT
 ĐỘNG
 GÓC
v Góc phân vai : “ Cô giáo”.
+Yêu cầu: Trẻ biết đóng vai cô giáo, biết kết hợp cùng bạn khi chơi
+ Chuẩn bị :
- Một số đồ dùng, đồ chơi để trẻ chơi “ Cô giáo” như sách, vở, bút... .
+ Tổ chức hoạt động :
- Cô cho trẻ hát “ Cô giáo em” và hỏi trẻ hát bài hát gì, nói về ai?
- Các con có thích được đóng vai cô giáo hay không?
- Cô hướng dẫn trẻ vào góc chơi và một số kỹ năng để thể hiện vai chơi “ cô giáo”.
- Gợi ý để các nhóm chơi liên kết nhau khi chơi, tạo sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong lúc chơi.
 v Góc xây dựng : “Xây trường mầm non”.
+Yêu cầu: Trẻ biết xây mô hình trường MN đẹp có bố cục hợp lý, đoàn kết khi chơi
+ Chuẩn bị :
- Nhiều khối gỗ, gạch, cát, sỏi, cây xanh, đồ chơi ngoài trời...
+ Tổ chức hoạt động :
- Cô và trẻ cùng hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”.
- Trò chuyện về trường mầm non cùng trẻ của mình, gợi ý để trẻ kể về trường mầm non của mình có gì?
- Cô cho trẻ thỏa thuận vai chơi, cáh xây dựng, bố trí các phòng học, cảnh quang xung quanh, đồ chơi, bông hoa....sao cho hợp lý và đẹp mắt.
 v Góc học tập : “Xem tranh ảnh trường mầm non”. 
+Yêu cầu: Trẻ cùng nhau xem tranh và nói được nội dung của bức tranh
+ Chuẩn bị: Một số tranh ảnh, sách truyện về trường mầm non....
+ Tổ chức hoạt động :
- Cô gợi ý trẻ về nội dung của góc chơi, trẻ quan sát các hình ảnh về trường mầm non, những đồ dùng, đồ chơi. Hướng dẫn trẻ cách lật, mở sách, xem tranh...động viên trẻ để trẻ tự tìm từ thích hợp nói về nội dung tranh, truyện đang xem.
- Trẻ vào nhóm chơi, cô chú ý giúp đỡ trẻ khi chơi.
 v Góc nghệ thuật: “ Tô màu trường mầm non, ca hát về trường mầm non...”
+Yêu cầu: Trẻ biết tô màu phù hợp, biểu diễn các bài hát về TMN tốt
+ Chuẩn bị: Giấy màu , hồ , kéo , đất nặn , các loại nhạc cụ .
+ Tổ chức hoạt động :
 - Cô cho trẻ quan sát tranh tô mẫu của các anh chị trước, hỏi trẻ về nội dung của bức tranh. Cho trẻ nói lên nhận xét các bức tranh, hỏi trẻ có thích tô, vẽ, nặn...như thế này không?
- Cô cho trẻ vào góc chơi và theo dõi trẻ chơi.
 v Góc thiên nhiên : Chơi với cát và nước, vật chìm vật nổi, tưới cây...
+Yêu cầu: Trẻ chơi đoàn kết.
+ Chuẩn bị: Một số dụng cụ cho trẻ hoạt động
+ Tổ chức hoạt động:
- Cô giới thiệu các góc chơi, nhiệm vụ của góc chơi, trẻ biết thể hiện được nhiệm vụ của mình, thể hiện tình cảm của mình đối với thiên nhiên thông qua việc chăm sóc chúng và biết tiết kiệm khi sử dụng.
- Trẻ chọn vai chơi và về góc chơi.
VỆ SINH ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
- Cho trẻ làm vệ sinh theo nhóm, nhắc nhở trẻ làm đúng thao tác.
- Trẻ biết ngồi ngay ngắn vào bàn ăn, khi ăn không nói chuyện, biết tên các món ăn, và mời cô trước khi ăn.
- Trẻ biết giữ im lặng khi ngủ, ngủ đủ giấc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Làm quen bài mới: Cô giáo của con
*Ôn bài cũ: Ôn các bài học sáng
*Trò chơi: Đếm tiếp theo, chạy tiếp cờ, tung bóng, hãy chọn đúng.
Trả trẻ
- Chơi tự do, vệ sinh, nêu gương, trả trẻ.
Chuyên môn duyệt GV lập kế hoạch
 Nguyễn Thị Tung
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
 Thứ hai, ngày 28 tháng 08 năm 2017
I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1. Đón trẻ:
- Cô ân cần đón trẻ vào lớp, hướng trẻ vào các đồ dùng đồ chơi có trong trường mầm non và chọn góc chơi thích hợp.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, tâm sinh lí của trẻ khi ở nhà.
- Điểm danh.	
- TDS: 1 2 2 3 1
2. Hoạt động có chủ đích:
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Hoạt động: Làm quen với toán
Đề tài: Đếm đến 5 nhận biết các nhóm có 5 đối tượng, chữ số 5
a- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết đếm đến 5 nhận biết số lượng trong phạm vi 5 và chữ số 5.
- Rèn kỹ năng đếm đến 5 và xếp tương ứng cho trẻ.(CS: 104)
- Trẻ biết áp dụng vào thực tế cuộc sống và ham thích học toán nhiều hơn.
b- Chuẩn bị:
- Không gian: Trong lớp và ngoài sân.
- Đồ dùng và phương tiện:
+ Đồ dùng của cô: Như của trẻ nhưng lớn hơn.
- Các nhóm đồ vật để xung quanh lớp có số lượng 5.
+ Đồ dùng của trẻ: 
- Mỗi trẻ có 5 cái lồng đèn, 5 cây nến, 5 cái bánh trung thu, 5 cái dĩa, 5 viên kẹo, 5 cái ly.
- Mỗi trẻ có chữ số từ 1- 5 rời và trên bông hoa.
+Tích hợp: KPXH: Trò chuyện về Trường mầm non
c- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định:
+ Cho trẻ hát, múa “ Trường chúng cháu là trường mầm non”.
- Trò chuyện về trường mầm non
-Nào bây giờ chúng ta cùng ra thăm vườn trường nhé!
2. Nội dung:
2.1Hoạt động 1: Ôn số lượng trong phạm vi 4
- Con nhìn xem trong vườn trường có mấy bồn hoa, trong bồn hoa có hoa gì, và số lương là mấy, tìm bồn hoa có số lượng 4 và đặt chữ số tương ứng?
- Cho trẻ chơi vài lần.
2.2 Hoạt động 2: Đếm đến 5 nhận biết nhóm có 5, chữ số 5.
- Cho cháu đếm số lượng phấn (5).
- Cho cháu đếm số lượng bảng đen (4).
- Vậy nhóm nào nhiều hơn? Nhóm nào ít hơn?
- Muốn nhóm nến bằng nhóm phấn ta phải làm sao?
- Vậy hai nhóm bằng nhau chưa? Bằng nhau là mấy? (5).
- Để chỉ nhóm có số lượng 5 ta dùng chữ số 5(phân tích số 5 cho trẻ biết).
- Cho trẻ hát “Ngày vui của bé”.
- Tương tự như trên cô gắn 5 cái bánh, 5 viên kẹo, 5 cái ly, cho trẻ đếm và đặt chữ số 5.
- Cho trẻ chơi “dung dăng dung dẻ”.
2.3Hoạt động 3: Luyện tập 
- Cho trẻ xếp nhiều nhóm đồ dùng thứ nhất có lượng 4.
- Cho trẻ xếp nhóm đồ dùng thứ hai có số lượng 5.
- Vậy nhóm nào nhiều hơn? Nhóm nào ít hơn?
- Để 2 nhóm bằng nhau ta phải làm sao?
- Vậy hai nhóm bằng nhau chưa? Bằng nhau là mấy?
- Cho cháu bớt dần cất đồ dùng.
+ Liên hệ thực tế:
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp đồ dùng gì có số lượng 5.
- Cho cháu hát “vui đén trường”.
+ Chơi:Tô màu nhóm đồ dùng có số lượng 5
- Cho trẻ về 3 nhóm tô màu theo yêu cầu của cô.
- Một nhóm bánh, nhóm bảng đen, nhóm quả.
- Cô nhận xét
- Trẻ đọc “hương cốm tới trường”và chuyển đội hình.
+ Trò chơi: Tìm bạn
- Cho 1 số trẻ có chữ số 5, chữ số 4, chữ số 3.
- Trẻ vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh của cô “ Tìm bạn, tìm bạn” thì cháu náo có 5 cái bánh nắm tay với trẻ có chữ số 5, hoặc trẻ nào có 4 cái bánh thì nắm tay với trẻ có chữ số 4,...
- Cho trẻ chơi vài lần.
3. Kết thúc:
- Hát: Ngày vui của bé.
- Cho trẻ hát máu.
- Trẻ suy nghĩ trả lời.
- Lắng nghe cô nói và trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đếm và trả lời.
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ đếm.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lên làm.
- Trẻ suy nghĩ và trả lời.
- Lắng nghe cô nói.
- Trẻ hát.
- Trẻ chơi cùng cô.
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lên làm.
- Trẻ suy nghĩ và trả lời.
- Trẻ bớt dần rồi cất đồ dùng.
- Trẻ lên tìm.
- Trẻ hát và chuyển đội hình.
- Nghe cô nhận xét.
- Trẻ đọc thơ và chuyển đội hình.
- Nghe cô giải thích cách chơi.
- Trẻ chơi.
- Trẻ hát và đi ra.
3. Hoạt động chuyển tiếp: Chơi: Gà gáy
4. Hoạt động ngoài trời:
- Quan sát tranh một số công việc của cô giáo.
- Trò chơi: Nhảy dây, nu na nu nống
- Chơi tự do.
5. Hoạt động góc:
v Góc phân vai : “ Cô giáo”. (Trọng tâm) (CS: 50)
+Yêu cầu: Trẻ biết đóng vai cô giáo, biết kết hợp cùng bạn khi chơi
+ Chuẩn bị : Một số đồ dùng, đồ chơi để trẻ chơi “ Cô giáo” như sách, vở, bút... .
+ Tổ chức hoạt động :
- Cô cho trẻ hát “ Cô giáo em” và hỏi trẻ hát bài hát gì, nói về ai?
- Các con có thích được đóng vai cô giáo hay không?
- Cô hướng dẫn trẻ vào góc chơi và một số kỹ năng để thể hiện vai chơi “ cô giáo”.
- Gợi ý để các nhóm chơi liên kết nhau khi chơi, tạo sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong lúc chơi.
* Góc kết hợp : 
- Góc xây dựng : “Xây trường mầm non”.
- Góc học tập : “Xem tranh ảnh trường mầm non”. 
6. Hoạt động chiều:
- Làm quen thơ cô giáo của con.
- Chơi: Đếm tiếp theo.
- Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ.
II. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
.
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
 Thứ ba, ngày 29 tháng 08 năm 2017
I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1. Đón trẻ:
- Trò chuyện với trẻ về trường mn, về các cô, các bác , các chú trong trường MN
- Trao đổi với phụ huynh về các hoạt động trong ngày của trẻ.
- Điểm danh.
- TDS: 1 2 2 3 1
2. Hoạt động có chủ đích:
Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: Làm quen văn học
Đề tài: Thơ: Cô giáo của con
a- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thuộc thơ và đọc diễn cảm đồng thời hiểu được nội dung của bài thơ.
- Trẻ đọc thơ diễn cảm và trả lời các câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.( cs:91)
- Giáo dục trẻ yêu thương, kính trọng và vâng lời cô giáo.
b- Chuẩn bị: 
- Không gian: Trong lớp
- Đồ dùng phương tiện:
+ Đồ dùng của cô: Tranh có nội dung bài thơ.
-Tích hợp: KPXH: Trò chuyện về cô giáo của mình
c- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ôn định:
- Cho trẻ hát “ Mẹ và cô”.
- Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về ai?
- Không chỉ có những bài hát nói về cô giáo mà cũng có những bài thơ nói về cô giáo cũng rất hay như bài thơ “ Cô giáo của con” do cô sưu tầm, bây giờ cả lớp mình cùng lắng nghe cô đọc thơ nha.
2.Nội dung:
2.1Hoạt động 1: Cô đọc mẫu
s Cô đọc thơ lần 1 cho trẻ nghe.
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? 
s Cô đọc thơ lần 2 kết hợp tranh minh họa.
2.2Hoạt động 2: Trẻ đọc – đàm thoại
- Cô cho cả lớp đọc thơ.
+Bài thơ cô vừa đọc nói về ai?
+Mỗi khi vào lớp các con thấy cô như thế nào?
+ Đến lớp cô dạy các con làm gì?
+Muốn cô giáo vui các con phải như thế nào ?
- Cô cho tổ, nhóm đọc thơ.
- Bây giờ lớp mình thích chơi cùng cô không?
- Cho trẻ chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”.
- Cô mời 1 vài trẻ đứng lên đọc thơ.
+ Các con thấy cô giáo có yêu thương các con không?
- Cô giáo đã làm rất nhiều việc cho các con, các con có yêu thương cô giáo của mình không?
- Yêu thương cô giáo thì các con phải làm sao?
+ Giáo dục: trẻ biết yêu thương, vâng lời, kính trọngcô giáo và các cô trong trường mầm non.
2.3Hoạt động : Luyện tập
+Trò chơi: Xúc xắc xúc xẻ.
- Cô có 1 cái lon, trong đây đựng rất là nhiều hình có liên quan đến nội dung bài thơ, vừa đi vừa hát, khi bài hát kết thúc tại chỗ bạn nào thì bạn đó sẽ rút thẻ hình ra và đọc câu thơ có liên quan đến nội dung hình đó.
- Cho trẻ chơi vài lần.
3. Kết thúc: Đọc thơ “ Cô giáo của em” và đi ra.
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.
- Lắng nghe cô đọc thơ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nghe cô đọc thơ và quan sát tranh.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc thơ theo yêu cầu.
- Trẻ suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
- Trẻ chơi.
- Trẻ đọc thơ theo yêu cầu.
- Trẻ suy nghĩ trả lời.
- Nghe giáo dục.
- Nghe giải thích.
- Trẻ chơi.
- Đọc thơ và đi ra.
3. Hoạt động chuyển tiếp: Chơi: Gà gáy.
4. Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ đi tham quan trường mầm non.
- Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây, chơi kéo co
- Chơi tự do.
5. Hoạt động góc:
 v Góc xây dựng : “Xây trường mầm non”. (Trọng tâm) (CS: 50)
+Yêu cầu: Trẻ biết xây mô hình trường MN đẹp có bố cục hợp lý, đoàn kết khi chơi
+ Chuẩn bị : Nhiều khối gỗ, gạch, cát, sỏi, cây xanh, đồ chơi ngoài trời...
+ Tổ chức hoạt động :
- Cô và trẻ cùng hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”.
- Trò chuyện về trường mầm non cùng trẻ của mình, gợi ý để trẻ kể về trường mầm non của mình có gì?
- Cô cho trẻ thỏa thuận vai chơi, cáh xây dựng, bố trí các phòng học, cảnh quang xung quanh, đồ chơi, bông hoa....sao cho hợp lý và đẹp mắt.
* Góc kết hợp : 
- Góc Phân vai : “cô giáo”.
- Góc học tập : “Xem tranh ảnh trường mầm non”. 
6. Hoạt động chiều:
- Ôn lại bài thơ: Cô giáo của con.
- Chơi vận động: Chạy tiếp cờ.
- Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ.
II. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
.. 
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Thứ tư, ngày 30 tháng 8 năm 2017
I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1. Đón trẻ:
- Cô tới lớp sớm vệ sinh và thông thoáng phòng học để đón trẻ
- Trao đổi với phụ huynh về những món ăn trẻ đuọc ăn hàng ngày ở lớp.
- Điểm danh.
- TDS: 1 2 2 3 1
2. Hoạt động có chủ đích:
Phát triển thẩm mỹ
Hoạt động: Tạo hình
Đề tài: Vẽ trường mầm non ( đề tài)
a- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ vẽ được trường MN có nhiều lớp học đẹp, bố cục hợp lý, có các chi tiết phụ phù hợp.
- Rèn cho trẻ cách cầm bút, kỹ năng vẽ nét ngang, nét xiên, tô màu.(CS: 135)
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp và biết chăm tới lớp.
b- Chuẩn bị:
- Không gian: Trong lớp
- Đồ dùng phương tiện:
+ Đồ dùng của cô: Tranh ảnh về trường mầm non.
+ Đồ dùng của cháu: Bàn ghế, tập, viết chì, bút màu.
- Tích hơp: KPXH: Trò chuyện về trường mầm non
c- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định: 
- Cho trẻ hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”.
- Cho trẻ quan sát tranh ảnh về trường mầm non, và trò chuyện về trường mầm non 
2. Nội dung:
2.1 Hoạt động 1: Quan sát tranh:
- Trên đây cô có bức tranh vẽ trường mầm non, bạn nào có thể nói cho cô biết hình dạng bên ngoài của trường mầm non như thế nào không? ( thân trường, mái trường).
- Xung quanh trường có những gì?
- Cô cho trẻ quan sát 2- 3 tranh mẫu của cô và cho trẻ nói lên những đặc điểm của các bức tranh đó.
- Các con có thích vẽ trường mầm non của mình không?
2.2 Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ đọc vè học vẽ và về bàn ngồi.
- Cô hướng dẫn trẻ cách lật tập vở, cách ngồi, cách cầm bút, tô màu
- Cô cho trẻ thực hiện.
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe.
- Cô theo dõi quan sát giúp đỡ trẻ yếu kém.
+ Báo sắp hết giờ.
+ Báo hết giờ.
2.3 Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ mang sản phẩm lên giá treo.
- Cô mời 1- 2 trẻ lên nhận xét.
- Cô nhận xét chung và giáo dục trẻ biết giữ gìn trường lớp, đồ dùng cá nhân và đồ dùng tập thể sạch sẽ, gọn gàng
3. Kết thúc: Hát " Trường chúng cháu là trường MN
- Trẻ hát.
- Trẻ quan sát tranh ảnh và đàm thoại cùng cô.
- Trẻ quan sát tranh và đàm thoại cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc vè và về bàn ngồi vẽ.
- Trẻ mang sản phẩm lên giá treo.
- Trẻ nhận xét.
- Nghe cô nhận xét và giáo dục.
- Hát và đi ra ngoài.
3. Hoạt động chuyển tiếp: Chơi: trời mưa che dù.
Phát triển thẩm mỹ
Hoạt động: Giáo dục âm nhạc
NDTT: Ca hát “Ngày vui của bé”.
 NDKH: Nghe hát “ Ngày đầu tiên đi học”
 Trò chơi: Bao nhiêu bạn hát.
a- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thuộc và hát đúng lời của bài hát “ Ngày vui của bé”.(CS: 100)
- Rèn cho trẻ khả năng hát diễn cảm, và hưởng ứng theo giai điệu của bài hát.
- Giáo dục trẻ yêu trường, thích đến lớp.
b- Chuẩn bị:
- Không gian: Trong lớp
- Đồ dùng phương tiện:
+ Đồ dùng của cô:Cô thuộc lời bài hát và hát diễn cảm bài hát.
+ Đồ dùng của cháu: Khăn bịt mắt.
- Tích hợp: KPXH: Trò chuyện về ngày khai trường 
c- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định:
- Cô đố, cô đố?
- Cô đố lớp mình là lớp gì? Có mấy tổ và có những ai?
- Khi đến trường các con thấy như thế nào?
- Hằng ngày các con tham gia vào những hoạt động gì?
- Hôm nay cô và các con cùng nhau ca hát bài 
“ Ngày vui của bé” diễn tả niềm vui của bé khi đến trường nhé.
2. Nội dung:
2. 1Hoạt động 1: Dạy hát: Ngày vui của bé.
- Cô hát cho trẻ nghe lần .
- Cô nói tên bài hát. Tên tác giả.
- Cả lớp hát với cô.
- Cô mời bạn trai, bạn gái hát.
+ Cho trẻ chơi: cặp kè chấm muối mè.
- Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát. 
- Cô cho trẻ hát tiếp.
2.2 Hoạt động 2: Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học
- Các con ơi! Các con có biết trường mình đang học là trường gì không?
- Các con có yêu trường của mình không?
+ Giáo dục: yêu trường lớp mình thì các con phải biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp
- Cô hát lần 1 diễn cảm.
- Cô nói tên bài hát, tên tác gải.
- Đàm thoại về nội dung bài hát.
- Cho trẻ hát “ Ngày vui của bé”.
- Cô hát lần 2 minh họa.
+ Chơi : Tập tầm vông.
- Cô cho trẻ hát tiếp.
+ Chơi: trời mưa.
2.3 Hoạt động 3: Trò chơi: Bao nhiêu bạn hát.
- Cô giải thích cách chơi: Cô gọi 1 trẻ lên biịt mắt, cho từ 1, 2 trẻ hát , khi mở khăn trẻ phải đoán được bao nhiêu bạn hát.
- Cô cho trẻ chơi.
3. Kết thúc:
- Hát “ Ngày vui của bé”
- Cháu nghe cô đố và trả lời.
- Cháu đàm thoại cùng cô.
- Nghe cô hát.
- Lớp hát.
- Trẻ hát theo yêu cầu.
- Trẻ chơi.
- Trẻ đàm thoại cùng cô.
- Trẻ hát.
- Trẻ suy nghĩ trả lời.
- Cháu lắng nghe cô hát 
- Cháu lắng nghe cô hát.
- Cháu hát
- Cháu xem cô vận động.
- Trẻ chơi.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ chơi.
- Cháu lắng nghe cô giải thích.
- Cháu chơi vài lần.
- Cháu hát và đi ra ngoài.
4. Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ đi tham quan một số lớp học.
- Trò chơi dân gian: Kéo co, nu na nu nống
- Chơi tự do.
5. Hoạt động góc:
4/ Hoạt động góc:
v Góc phân vai : “ Cô giáo”. (CS: 50)
+Yêu cầu: Trẻ biết đóng vai 

Tài liệu đính kèm:

  • doc01truong mn t 1 2016-2017.doc