Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Quê hương – Đất nước – Bác Hồ

* Phát triển thể chất

+ Dinh dưỡng và sức khỏe:

- Biết một số món ăn truyền thống của địa phương thức ăn tốt cho sức khỏe và biết được sự cần thiết của các loại thức ăn này đối với cơ thể. Trẻ hiểu thực phẩm có nhiều cách chế biến khác nhau: Luộc, xào, nấu canh. Trẻ biết và không ăn uống một số loại thức ăn có hại cho sức khỏe.

- Biết tự phục vụ bản thân như mặc và cởi quần áo. Tự lực trong việc vệ sinh hàng ngày: Rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn chải răng hàng ngày và biết che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp.

 

doc 66 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 7671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Quê hương – Đất nước – Bác Hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trẻ chơi theo ý thích( chơi với cát, nước, xâu lá, vẽ phấn), chơi trên những đồ chơi trong sân trường, nhặt lá, nhặt rác trên sân trường.
- Trò chơi vận động: Nhảy qua dây, mèo đuổi chuột.
- Trò chơi học tập: Tìm bạn.
- Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng.
- Thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ vào ngày thứ 2.
Chơi,
hoạt 
động ở
các góc
* Góc xây dựng: Xây buôn làng của bé. Trẻ phối hợp các vật liệu chơi và sự hiểu biết của mình để tạo ra mô hình về buôn làng....
* Góc học tập: Vẽ, tô màu, xé dán về một số cảnh đẹp, địa danh nổi tiếng của huyện Krông nô thân yêu .
* Góc nghệ thuật: Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện các bài trong chủ đề 
* Góc phân vai: Nấu ăn. Trẻ thể hiện sự hiểu biết của mình bằng việc đóng vai người nội trợ nấu ăn.
* Góc thư viện: Xem tranh ảnh, sách, truyện tranh về chủ đề , về huyện Krông nô thân yêu.
* Góc thiên nhiên: Tưới cây chăm sóc cây xanh.
Ăn, ngủ
- Hướng dẫn trẻ làm vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn
- Trẻ mời cô và bạn trước khi ăn, động viên trẻ ăn hết suất, không làm vãi rơi cơm, không nói chuyện trong lúc ăn... 
- Cô cùng trẻ chuẩn bị chỗ ngủ. Trẻ ngủ ngon, đủ giấc.
- Động viên trẻ ăn hết suất, vệ sinh sau khi ăn.
Chơi, hoạt 
động theo ý thích
- Trẻ thực hiện các vận động như: Vo, xoắn, xoáy, vặn, búng ngón tay, véo, vuốt.
- Đọc một số bài thơ, hát múa một số bài hát trong chủ đề chủ đề nước Việt Nam mến yêu ( Hát: Em yêu thủ đô, Nhớ ơn Bác...; Truyện : Sự tích bánh chưng, bánh giày. ) Cháu chơi tự do theo ý thích, chơi ở các góc. Trẻ nhận biết về huyện Krông nô thân yêu với các địa danh, đặc sản nổi tiếng, nghề truyền thống của địa phương.
- Trò chuyện về huyện Krông nô thân yêu..
Vệ sinh
Nêu gương
Trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ gọn gàng sạch sẽ .
- Nêu gương những trẻ ngoan, động viên những trẻ chưa ngoan.
- Cô trả trẻ ân cần, chu đáo.Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày, nhắc nhở trẻ chào cô, chào cha mẹ trước khi ra về.
Hoạt động chơi ngoài trời
*Trò chơi vận động: Nhảy qua dây
- Chuẩn bị: Một sợi dây thừng dài khoảng 2m.
- Luật chơi:
+ Nhảy qua dây không được chạm. 
 + Ai chạm dây sẽ mất lượt chơi và phải ra cầm dây.
- Cách chơi: Lúc đầu, cô và một cháu mỗi người cầm một đầu sợi dây thừng để chùng xuống, sao cho gần chạm đất. Trẻ ở ngoài lần lượt chụm chân nhảy qua dây. Sau đó, cô nâng dần độ cao, lần lượt cho trẻ nhảy qua dây. Ai chạm vào dây phải cầm dây cho bạn nhảy.
- Khi cô nâng độ cao cô sẽ nói trẻ nhảy cao hơn và độ cao phải phù hợp với trẻ. 
* Trò chơi vận động : “ Mèo đuổi Chuột”
- Mục đích : Mèo phải chui đúng lỗ Chuột đã chui, nếu chui nhầm phải ra ngoài một lần chơi
- Cách chơi : Cho trẻ đứng thành vòng tròn ,cầm tay nhau giơ cao lên.Chọn 2 trẻ sức tương nhau,một trẻ làm Mèo ,một trẻ làm Chuột,khi nào cô hô 2-3 thì chuột chạy và Mèo đuổi Chuột ,Chuột chui vào lỗ nào thì Mèo phải chui vào đúng lỗ ấy .Mèo bắt được Chuột coi như Mèo thắng Chuột ,nếu không bắt được Chuột thì coi như Mèo bị thua .Trẻ đứng cổ vũ .
*Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng
- Chuẩn bị: Sân sạch sẽ, thoáng mát.
- Luật chơi: Đọc đến câu thơ cuối cùng bắt đầu lộn nửa vòng quay lưng vào nhau( hoặc đối mặt).
- Cách chơi: Từng đôi một đứng cầm tay nhau vừa đọc lời thơ vừa vung tay sang hai bên theo nhịp, cứ mỗi tiếng vung tay sang ngang một bên:
Lời 1:
Lộn cầu vồng
Nước sông đang chảy
Thằng bé lên bảy
Con bé lên ba
Đôi ta cùng lộn.
Lời 2
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có chị mười ba
Ra lộn cầu vồng.
* Trò chơi học tập : “ Tìm bạn”
- Mục đích : Rèn luyện phản xạ nhanh
- Luật chơi: Tìm bạn có hình hoặc đồ chơi giống nhau cả về màu sắc và kích thước 
- Chuẩn bị : Mỗi trẻ một đồ dùng có kích thước khác nhau ( băng giấy ,lô tô về cảnh đẹp của đất nước )mỗi loại có 2 cái giống nhau và bằng nhau cả về màu sắc và kích thước 
- Cách chơi : Mỗi trẻ cầm một đồ chơi vừa đi ,vừa hát ,khi cô nói “ Tìm bạn” thì trẻ phải quan sát và tìm bạn có đồ chơi giống của mình rồi cầm tay nhau giơ đồ chơi lên cao.Ai tìm nhanh và đúng sẽ được khen .
Chơi, hoạt động ở các góc
* Thoả thuận trước khi chơi:
Cô cho trẻ hát bài hát: “Múa với bạn Tây Nguyên”, giới thiệu với trẻ về chủ đề mới, gợi ý trẻ phát hiện đồ chơi mới trong từng góc 
Cho trẻ chọn góc chơi mà trẻ thích, gợi ý trẻ về các góc chơi bàn bạc phân nhóm và vai chơi.
* Góc xây dựng: Xây buôn làng quê em
- Yêu cầu: Trẻ biết dùng các khối xốp , hàng rào ,cây xanh ,hoa cỏ, hình lắp ghép , cổng ,ghế đáđể xây dựng buôn làng có nhiều kiểu nhà, có nhiều cây xanh, hoa cỏ....
Biết phối hợp với nhau khi chơi , biết phân vai chơi, tham gia chơi sôi nổi
- Chuẩn bị: Vật liệu xây dựng, khối xây dựng, đồ chơi lắp ghép, hàng rào, cây xanh, hoa cỏ, cổng
- Tiến hành: Cô gợi ý trẻ thoả thuận chơi, trẻ khởi xướng ý định của mình,phân vai chơi, một bạn làm chủ thầu điều khiển công trình xây dựng, một số bạn thợ xây,làm tài xế để chở vật liệu xây dựng, một số bạn lắp ghép. “Khi xây buôn làng thì phải xây gì, xây như thế nào?”
- Cô đàm thoại cùng trẻ về cách xây nhà ,phân bố các ngôi nhà hợp lý , xây hàng rào ,cách bố trí các loại cây xanh,hoa cỏ cho phù hợp.
*Góc phân vai: Quầy hàng lưu niệm,nấu ăn
- Yêu cầu: Trẻ thể hiện được vai chơi, phản ánh lại những công việc mà trẻ đã thấy và phản ánh lại trong cuộc chơi , biết phân vai chơi, chơi đoàn kết, .Trẻ biết giao lưu giữa các nhóm ,biết trao đổi giữa người bán hàng và khách mua hàng, biết xin lỗi cảm ơn khi trao đổi .
Trẻ biết quầy hàng lưu niệm là nơi bán các loại đồ lưu niệm ,những sản phẩm nổi tiếng của địa phương . Có thái độ lịch sự lễ phép khi trao đổi
- Chuẩn bị: Đồ dùng nấu ăn, một số bức tranh về cảnh đẹp của huyện nhà,
- Tiến hành:Cô gợi ý trẻ phân vai chơi, một số trẻ làm người nấu ăn đi chợ mua thức ăn về nấu ăn cho đội xây dựng, khi mua thì phải trả tiền, người bán hàng niềm nở chào hỏi bán hàng cho khách, lấy tiền và thối tiền còn dư lại cho khách. Người bán hàng làm đúng nhiệm vụ của mình. 
*Góc học tập: Vẽ, tô màu, xé dán, làm ambum một số cảnh đẹp của huyện Krông Nô
- Yêu cầu: Trẻ biết vẽ, tô màu, xé dán một số cảnh đẹp theo cảm nhận của trẻ, biết sử dụng màu để tô màu tranh về cảnh đẹp của quê hương cho hợp lý, tạo ra sản phẩm đẹp.
- Chuẩn bị: Giấy a4, bút chì, bút màu,giấy màu, bàn ghế...
- Tiến hành: Trẻ vẽ ,xé dán theo suy nghĩ và theo ý thích của trẻ, ngồi đúng tư thế, không xé giấy, bẻ màu...
* Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
- Yêu cầu: Trẻ thể hiện sự quan tâm của mình tới môi trường, thiên nhiên, biết cách chăm sóc cây xanh.
- Chuẩn bị: Một số cây cảnh, xô tưới nước, khăn ước
- Tiến hành: Một số trẻ đi lấy nước và tưới nước cho cây, một số trẻ lấy khăn lau lá cho cây, nhổ cỏ cho cây...
* Góc nghệ thuật: Hát múa, vỗ tay theo một số bài hát về chủ đề.
- Yêu cầu: Trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình khi biểu diễn các bài hát.
- Chuẩn bị: Một số nhạc không lời và có lời bài hát về quê hương đất nước, dụng cụ âm nhạc: xắc xô, phách tre, trống lắc...
- Tiến hành: Trẻ lên múa hát, chọn dụng cụ âm nhạc và vận động phù hợp...
* Góc thư viện: Xem tranh ảnh, sách truyện về Huyện Krông Nô
- Yêu cầu: Trẻ biết cách dở sách,biết nội dung bức tranh, kể chuyện sáng tạo theo tư duy của trẻ .
- Chuẩn bị: Một số tranh ảnh, sách truyện kể về quê hương, đất nước...
- Tiến hành: Hướng dẫn trẻ cách dở sách, tư thế ngồi và tầm nhìn của trẻ vào sách cho hợp lý.
Trẻ thực hiện cuộc chơi: Cô đi từng góc gợi mở và chơi cùng trẻ, uốn nắn thao tác, ngôn ngữ, thái độ của trẻ, phát triển mối quan hệ qua lại giữa các nhóm chơi, tạo cơ hội để trẻ bộc lộ khả năng của mình, tạo một số tình huống để trẻ thể hiện tốt vai chơi của mình. Khi đã gần hết thời gian của buổi chơi, cô đến từng góc chơi cho trẻ tự nhận xét góc chơi của mình ,cô nhận xét chung từng góc chơi, gợi mở để buổi chơi sau được tốt hơn, cho trẻ đến tham quan góc xây dựng, chú kỹ sư trưởng giới thiệu về công trình của mình .
- Trẻ cất dọn đồ dùng, đồ chơi.
 {{{{{{
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
 Ngày soạn: Thứ sáu ngày 01 tháng 05 năm 2015
 Ngày dạy : Thứ hai ngày 04 tháng 05 năm 2015
Hoạt động : An toàn giao thông
Tên hoạt động: Không chơi đùa gần đường sắt
 	 Truyện : Bê mẹ , bê con 
1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết được chơi gần đường sắt là không an toàn. 
- Giáo dục trẻ phải biết lắng nghe lời mẹ ,vâng lời bố mẹ dặn khi ra đường 
2. Chuẩn bị
-Tranh minh họa câu chuyện “ Bê mẹ ,bê con” 
3. Tiến trình hoạt động 
* Ổn định : 
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Thỏ biết vâng lời mẹ”
- Trong bài thơ bạn thỏ có nghe lời mẹ dặn không ?
- Các con có nghe lời bố mẹ không ? 
- Các con phải biêt nghe lời bố mẹ ,nếu không nghe lời thì sẽ không ngoan nhất là khi các con chơi ngoài đường .Cô cũng có một câu chuyện nói về một bạn bê đã không nghe lời mẹ dặn ,chạy đi ăn cỏ gần đường sắt suýt nữa bị tai nạn đấy ! các con hãy nghe cô kể chuyện “ Bê mẹ ,bê con”để biết lý do vì sao nhé !
* Hoạt động 1 : 
- Cô kể chuyện diễn cảm cho trẻ nghe 
- Giảng nội dung câu chuyện : Câu chuyện kể về 2 bạn Bê đi ăn cỏ quên cả lời mẹ dặn nên đã chơi gần đường sắt ,đường sắt là nơi tàu hỏa chạy. Hai chú bê chạy nhảy quanh mẹ và xin mẹ cho đi tìm cỏ non để ăn , khi đi mẹ đã dặn 2 chú bê rất kỹ càng ,rồi chú bê thất cỏ non xanh mơn mởn ,cả hai mải ăn vượt lên gần đường sắt ,quên cả lời mẹ dặn .
Bê mẹ đi tìm bê con thì thấy hai chú bê đang ăn cỏ gần đường sắt ,vừa lúc đó tàu chạy tới, bê mẹ chạy tới ôm 2 con và nói nguy hiểm quá . Hai chú Bê đã rất ân hận vì đã không nghe lời mẹ dặn .
* Hoạt động 2 : 
- Cô kể lại chuyện lần 2 theo tranh minh họa 
- Đàm thoại :
 + Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì ?
 + Bê mẹ đã dặn 2 chú bê con thế nào ?
 + Hai chú bê có nghe lời mẹ dặn không ? 
 + Hai chú bê đã ăn cỏ ở đâu ? có nguy hiểm không ?
 +Vậy các con có nghe lời bố mẹ dặn không ?
Giáo dục : Đường sắt là nơi tàu hỏa chạy vì vậy rất nguy hiểm ,khi các con được bố mẹ cho về quê chơi thì các con nhớ là không chơi gần đường sắt ,không được ném đất đá lên những đoàn tàu . Các con còn nhỏ nên khi ra đường phải có người lớn đi cùng nhé !
* Kết thúc : 
Cô cho trẻ hát bài " Nhớ lời cô dặn”
 {{{{{{
Lĩnh vực : Phát triển nhận thức
Tên hoạt động: So sánh, thêm bớt, tách gộp trong phạm vi 10
1.Mục đích yêu cầu.
* Kiến thức :
- Trẻ biết so sánh ,thêm bớt ,tách gộp trong phạm vi 10.
* Kiến thức :
- Rèn kỹ năng xếp đếm đồ dùng từ trái sang phải, khả năng chú ý thực hiện các yêu cầu của cô, khả năng nói mạch lạc và ghi nhớ có chủ định.
* Kĩ năng :
- Trẻ hứng thú với hoạt động học và tích cực tham gia trò chơi, yêu thích học toán.
* Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp quan sát, dùng lời, thực hành trải nghiệm.
2. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: 10 quả na, 10 quả táo, 
- Đồ dùng của trẻ: 10 quả na, 10 quả táo kích thước nhỏ hơn của cô
- Một số đồ dùng có số lượng 10
3. Tiến trình hoạt động
*Ổn định :
- Mời các bạn đến với hội thi: “ Bé thông minh” của huyện Krông Nô
- Tôi xin giới thiệu 3 đội chơi đến từ 3 trường trong huyện nhà : Đội Sơn Ca, Anh Đào và đội Họa Mi
- Các bạn sẽ phải trải qua rất nhiều phần thi để tìm ra đội thắng cuộc trong hội thi ngày hôm nay
- Và xin mời các đội hãy quan sát và cử ra một thành viên trả lời các câu hỏi của ban tổ chức : “ Các đội hãy quan sát và tìm ra những đồ dùng đồ chơi có số lượng 10 ,đếm và đọc to”
(Cô cho 3 cá nhân lên tìm và đếm ,cả lớp kiểm tra)
- Hôm nay các bạn sẽ tìm và trả lời các câu hỏi trong phần thi kiến thức “ So sánh , thêm bớt , tách gộp trong phạm vi 10”
* Hoạt động 1 :
* So sánh thêm bớt trong phạm vi 10
- Đây là những bông hoa rất đẹp mà ban tổ chức đã chuẩn bị cho hội thi, bây giờ bạn nào giỏi phát hiện ra nhóm hoa màu gì có số lượng là 10 bông hoa, và nhóm bông hoa màu nào có số lượng ít hơn 10 bông hoa và hãy thêm vào cho đủ số lượng 10 nào?
 Cô cho trẻ lên đếm, so sánh và thêm vào cho đủ số lượng 10 
* Tách gộp trong phạm vi 10
- Các bạn rất là giỏi. Cho trẻ đếm lại số lượng nhóm hoa trẻ mới vừa thêm vào được.
Các bạn ơi! Huyện của chúng ta có thời tiết rất thuận lợi cho các loại cây ăn trái và đây là những sản phẩm do các bác nông dân huyện nhà thu hoạch được đấy
- Có mấy quả táo 10. tất cả là 10 quả táo , có mấy quả na 1.10 quả na . Tất cả là 10 quả na . Bây giờ cô muốn tách ra thành 2 nhóm, có bạn nào suy nghĩ giúp cô tách nhóm bao nhiêu và bao nhiêu nhỉ? Đại diện mỗi đội chơi sẽ có cách tách nhóm riêng tùy thích nhé ( Cho 3 cá nhân lên tách và đọc số lượng mỗi phần, cả lớp kiểm tra)
Và bây giờ cô muốn gộp 2 nhóm lại với nhau thì kết quả như thế nào nhỉ?
- Cho trẻ biết số lượng 10 dù tách làm mấy phần thì khi gộp lại đều có số lượng là 10.
- Sau đó cô bớt dần số lượng mỗi nhóm
* Hoạt động 2 : Phần thi : “ Bé nhanh trí”
Cho trẻ đi vòng tròn và lấy rổ
- Trong rổ của con có gì ?
- Hãy làm theo yêu cầu của cô nhé!
- Xếp cho cô 10 quả táo , trẻ xếp và đếm
- Trẻ bớt 2 ,thêm vào 2 bông hoa cho đủ số lượng 10
- Từ 10 quả táo này các con hãy tách cho cô nhóm 9-1?
- Trẻ đếm lại 2 nhóm
- Các con hãy gộp 2 nhóm lại với nhau nào ?
- Có số lượng là bao nhiêu?
- Tương tự từ số lượng 10 cho trẻ tách và gộp các nhóm 8 và 2; 7 và 3
- Cho trẻ tự tách theo ý thích của trẻ và hỏi kết quả trẻ đã tách được
- Cho trẻ gộp lại, hỏi trẻ từ số lượng 10 ta có thể tách 2 nhóm theo nhiều cách khác nhau và khi ta gộp lại đều được số lượng bao nhiêu?
- Cho trẻ đếm lại và lần lượt bớt bỏ vào rổ.
* Hoạt động 3 : Phần thi : “ Chung sức” 
- Đến với hội thi hôm nay các bạn là người đồng bào dân tộc đã mang đến cho hội thi rất nhiều những sản phẩm truyền thống của dân tộc mình và đây là những chiếc áo truyền thống của các bạn. Ba đội chơi sẽ phải đi theo đường dích dắc lên xếp những chiếc áo vào 2 giỏ của đội mình sao cho khi gộp 2 giỏ có số lượng là 10 chiếc áo .Trẻ đếm số lượng mỗi nhóm
Giáo dục : Các bạn phải luôn tự hào về huyện KrôngNô của chúng ta ,có truyền thống cách mạng có môi trường xanh đẹp .Các bạn phải học giỏi để xây dựng huyện nhà và có ý thức bảo vệ cảnh quan nơi mình sống nhé!
- Cô phát quà cho 3 đội chơi
*Kết thúc : 
 Lớp hát bài hát “ Múa với bạn Tây Nguyên”
Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày
*/ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
..
*/ Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ :
..
*/Kiến thức và kỹ năng của trẻ:
..
*/Những thay đổi cần thiết
..
	{{{{{{
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
 Ngày soạn: Thứ bảy ngày 02 tháng 05 năm 2015
 Ngày dạy : Thứ ba ngày 05 tháng 05 năm 2015
 Lĩnh vực : Phát triển thẩm mỹ
 	Tên hoạt động: Hát và vận động bài “Múa với bạn Tây Nguyên”
 Tác giả : Phạm Tuyên
 Trò chơi âm nhạc: “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”
1.Mục đích yêu cầu 
* Kiến thức :
- Trẻ thuộc lời ,hiểu nội dung bài hát ,vận động nhịp nhàng theo lời bài hát.
- Trẻ cảm nhận được giai điệu ngọt ngào của bài hát , tham gia sôi nổi trò chơi
- Qua bài hát trẻ cảm nhận được sự đoàn kết của các dân tộc sống trên mảnh đất Tây Nguyên.
* Kĩ năng :
- Trẻ hát đúng lời, giai điệu của bài hát.
* Thái độ :
- Qua bài hát trẻ biết yêu quý quê hương, yêu quý bạn bè
* Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp quan sát, dùng lời, thực hành trải nghiệm.
2. Chuẩn bị 
- Đĩa nhạc không lời ,có lời bài hát “Múa với bạn Tây Nguyên” , băng nhạc về chủ đề
- Tranh minh hoạ bài hát, dụng cụ âm 
3. Tiến trình hoạt động
* Ổn định :
- Cô cho trẻ đọc thơ : Em yêu miền Nam
- Các bạn vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ nói về miền nào?
- Vậy nước ta có những miền nào?
- Vậy các bạn biết chúng ta đang ở khu vực nào đây ?
Để hiểu rõ hơn về mảnh đất Tây Nguyên xinh đẹp xin mời các bạn đến với “ Trò chơi âm nhạc” với nhiều phần thi hấp dẫn các bạn sẽ hiểu rõ hơn về mảnh đất tây Nguyên mình nhé
* Hoạt động 1 :Chào mừng các bạn đến với phần thi : “ Giai điệu thân quen”
- Đến với phần thi này các bạn hãy lắng nghe tôi hát một bài hát nhé !
- Cô hát bài hát một lần
- Đó là bài hát gì? 
- Cô hỏi trẻ về nội dung bài hát
Giảng nội dung qua tranh minh hoạ: Bài hát nói về tình cảm của các bạn nhỏ đến với mảnh đất tây Nguyên, các bạn cùng nhau hát theo nhịp đàn Tơ rưng, cùng múa hát với các bạn Tây Nguyên, những cháu Bác Hồ chăm ngoan.
- Cô mở nhạc có lời bài hát, cả lớp, cùng cô hát theo một lần 
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát 2 lần ( chú ý sửa sai để trẻ hát thuộc lời và hát đúng giai điệu bài hát)
- Vậy qua phần thi này các bạn đã hiểu bài hát này được hát theo giai điệu của miền nào chưa ? (Tây Nguyên)
* Hoạt động 2 : Phần thi “Nhanh trí”
- Các bạn vừa hát bài hát gì? 
- Của tác giả nào?
- Trong bài hát có nhắc tới những gì?
- Các bạn ở Tây Nguyên như thế nào?
- Giáo dục: các con biết không Tây Nguyên là một nơi rất đẹp và con người ở đây thì sống rất thương yêu nhau, vui vẻ đoàn kết và các con cũng đang sống trên mảnh đất này các con phải biết yêu thương quý mến nhau nhé. 
* Hoạt động 3 : Phần thi “Tài năng”
- Để bài hát thêm sôi động các bạn sẽ hát và vận động theo bài hát nhé
- Cô hát và vận động một lần 
- Cho cả lớp hát và vận động (trẻ xếp thành 2 vòng tròn vừa hát và vận động)
- Thi đua 3 tổ hát và vận động ,hát nối tiếp
- Nhóm hát và vận động : 2 nhóm
- Cá nhân hát và vận động : 3-4 cháu
* Hoạt động 4 :Phần thi cho khán giả
Đến với phần thi này các bạn sẽ cùng tham gia trò chơi “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”.Ban tổ chức sẽ đưa ra một số giai điệu về các bài hát trong chủ đề các bạn đang học, khi giai điệu bài hát bật lên các bạn sẽ phải đoán nhanh tên bài hát và hát bài hát đó, các bạn có thể mời bạn của mình hát cùng với mình cho sôi động nhé!
- Trao quà cho 3 đội thi
* Kết thúc :
- Cả lớp đọc bài thơ : “ Quê nội”
Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày
*/ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
..
*/ Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ :
..
*/Kiến thức và kỹ năng của trẻ:
..
*/Những thay đổi cần thiết
..
	{{{{{{
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
 Ngày soạn: Chủ nhật ngày 03 tháng 05 năm 2015
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 06 tháng 05 năm 2015
Lĩnh vực : Phát triển thể chất
Tên hoạt động: “ Bật qua vật cản”
1.Mục đích yêu cầu 
* Kiến thức :
- Trẻ thực hiện đúng yêu cầu bài tập: Trẻ nhún mạnh để bật qua vật cản
- Phát triển cơ chân cho trẻ.
* Kĩ năng :
- Trẻ thực hiện đúng kĩ năng bật, rèn kĩ năng bật của đôi chân
* Thái độ :
- Giáo dục trẻ trật tự trong giờ học biết đoàn kết với bạn, trẻ hứng thú tham gia
hoạt động, tập thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh
* Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp quan sát, dùng lời, thực hành trải nghiệm.
2. Chuẩn bị:
Băng nhạc, một miếng xốp có kích thước cao 10- 15 cm,bề mặt rộng 5-6 cm, dài khoảng 50 cm làm vật cản.
3.Tiến trình hoạt động
*Ổn định :
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Quê em”
- Các con vừa đọc bài thơ gì ?
- Trong bài thơ quê hương của chúng ta có gì ? 
- Các con có thể kể tên một vài cảnh đẹp của huyện Krông Nô mà các con biết không ? 
- Vậy các con có muốn mình học thật giỏi để lớn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp không ? 
- Muốn làm được điều đó thì thì các con phải có sức khoẻ và các con phải tập thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh .Hôm nay cô sẽ cho các con thực hiện bài tập “ Bật qua vật cản” nhé !
* Hoạt động 1 : 
* Khởi động :
Cô cùng trẻ đi vòng tròn theo lời bài hát “ Múa với bạn Tây Nguyên” kết hợp với các kiểu đi: Đi bằng gót chân, đi mũi bàn chân, đi thường, đi nhanh, đi chậm ,chạy nhanh, chạy chậm.Đi về đội hình 3 hàng dọc, cho trẻ xoay trái, phải thành 3 hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
* Trọng động :
Cho trẻ tập bài tập phát triển chung theo bài hát: “ Hòa bình cho bé”
* Động tác tay:
- TTCB: 2 tay thả xuôi, 2 chân khép
- N1: Đưa 2 tay về trước đồng thời vỗ vào nhau
- N2: Về tư thế chuẩn bị
- N3: Đưa 2 tay về sau đồng thời vỗ vào nhau
- N4: Về TTCB
* Động tác cơ chân:
- TTCB: 2 tay thả xuôi, 2 chân khép
- N1:2 tay dang ngang, 2 chân khép
- N2: Nhún gối, 2 tay gập sau gáy
- N3: như nhịp 1
- N4: Về TTCB
* Động tác cơ bụng – lườn
- TTCB: 2 tay thả xuôi, 2 chân khép
- N1: 2 tay chống hông, quay người sang trái
- N2: 2 tay chống hông , quay người về phía trước
- N3: 2 tay chống hông, quay người sang phải
- N4:Về TTCB
* Động tác bật nhảy
- TTCB: 2 chân khép, 2 tay chống hông
- N1: Bật chân trái lên trước, chân phải sau
- N2: 2 chân khép, 2 tay chống hông
- N3: Bật chân phải lên trước, chân trái sau
- N4: Về TTCB
* Hoạt động 2 :
* Vận động cơ bản:
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng ngang đối diện
- Hôm nay các con hãy rèn luyện sự khéo léo và rèn luyện sức mạnh của toàn thân qua bài tập : “Bật qua vật cản” 
- Cô mời một trẻ xung phong lên thực hiện động tác 
- Cô làm mẫu, vừa làm vừa giải thích
Tư thế chuẩn bị: Tư thế vạch chuẩn ,khi có hiệu lệnh nhún mạnh và dùng sức bật của toàn thân để bật qua vật cản, không chạm vật cản .
- Mời 2 trẻ lên thực hiện mẫu
- Lần lượt cho trẻ thực hiện đến hết lớp.
- Cô bao quát, động viên, sửa sai cho trẻ
- Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại
- Thi đua nhóm 
- Thi đua 3 tổ 
* Hoạt động 3:
* Trò chơi : Chuyền bóng .
Cô cho 3 đội thi đua chuyền bóng qua trái, qua phải ,đội nào nhanh sẽ thắng, đội thua phải nhảy lò cò
Giáo dục : Các con phải tập thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh ,có sức khỏe tốt để xây dựng quê hương, đất nước.
Hồi tĩnh : Cho trẻ đi và hít thở nhẹ nhàng
*Kết thúc :
Lớp đọc câu ca dao “ Gió đưa cành trúc la đà
 Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương
 Mịt mù khói tỏa ngàn sương
 Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”
Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày
*/ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
..
*/ Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ :
..
*/Kiến thức và kỹ năng của trẻ:
..
*/Những thay đổi cần thiết
..
	{{{{{{
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
 Ngày soạn: Thứ hai ngày 04 tháng 5 năm 2015
 Ngày dạy : Thứ năm ngày 07 thán

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN QUE HUONG_12226791.doc