Giáo án lớp ghép 2 + 4 – Tuần 07 – Phùng Văn Hoàng

Toán

Luyện tập

- Giúp củng cố về nhiều hơn, ít hơn

- Rèn kỹ năng giải toán về nhiều hơn, ít hơn.

- HS có ý thức chăm chỉ học bài.

H: 1 hs lên bảng làm bài tập 3 (trang 30)

G: Chữa bài; nhận xét.

 - Giới thiệu bài mới; hướng dẫn BT2(tr 31) gọi học sinh đọc tóm tắt, hướng dẫn xác định dạng toán và giải

H: bày vào vở,1 hs lên bảng làm

 Đáp số: 11 tuổi

G: KT, Hướng dẫn BT3 , gọi hs đọc tóm tắt, hướng dẫn xác định dạng toán và giải (tr.31)

H: Làm bài tập 3 vào vở; 1 hs lên bảng làm :Đáp số: 16 tuổi

 

docx 31 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp ghép 2 + 4 – Tuần 07 – Phùng Văn Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóm 2
GV
- Cho hs trình bày k.quả; nx.
- KL: 
+ Nguyên nhân: ăn nhiều, ít vận động... 
+ Phòng bệnh: ăn đủ theo chế độ; tập TDTT; ..
- Củng cố bài, cho hs nhắc lại nd bài.
- Dặn dò.
Tiết 3.
N2
N4
Môn
Tập đọc
LTVC
Tên bài
Thời khóa biểu.
Cách viết tên người, tên địa lí 
Việt Nam.
I. Mục tiêu
- Rèn đọc to rõ ràng, dứt khoát TKB; Biết nghỉ hơi sau từng dòng từng cột.
- Đọc và nắm được những tiết học chính của lớp. Hiểu được tác dụng của TKB.(trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4).
- GD hs vận dụng soạn sách theo Thời khoá biểu.
- Nắm quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí VN. Biết vận dụng những quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam(BT1, BT2, mục III), tìm và viết đúng một vài tên riêng VN(BT3) .
 - Giáo dục HS có ý thức viết hoa đúng các danh từ riêng .
II. Đddh
G: Thời khoá biểu của lớp 
Sgk, vbt.
III. Các hoạt động dạy học:
G: Kiểm tra bài cũ : gọi hs đọc đoạn 1 bài : Người thầy cũ; nhận xét; 
- Giới thiệu bài mới; Đọc mẫu toàn bộ thời khoá biểu của lớp, Hướng dẫn đọc theo trình tự thứ, tiết.
H: Luyện đọc theo trình tự thứ, tiết.
G: Kiểm tra, hướng dẫn đọc theo trình tự lần 2.
H: Luyện đọc theo thứ.
G: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài qua các câu hỏi trong SGK
H: đọc thầm bài và thảo luận câu hỏi trong (SGK)
G: KT, chốt lại=>Nội dung chính của bài: TKB dùng để biết các môn học trong ngày và soạn sách vở.
-Hướng dẫn đọc lại ,gọi hs đọc, Gv nhận xét.
+ Củng cố: em có thực hiện soạn sách theo Thời khoá biểu chưa?
+ Dặn dò: Về học bài và chuẩn bị bài sau: Người mẹ hiền
H:ghi bài
H. Tự h/s xem lại bài trước.
G: Gọi HS nêu quy tắc viết hoa tên người. Nhận xét. 
 - GTB, h/d tìm hiểu NX1 và 2. Gọi HS đọc nội dung và y/c của bài - Giao việc 
H: Tự h/s làm thảo luận cặp, làm bài vào vở bài tập.
G: NX,KL => Ghi nhớ, h/s đọc ghi nhớ- Hướng dẫn BT1 (sgk).
- i - HS đọc y/c của bài tập 1 yêu cầu
 h/s làm việc cá nhân vào VBT.
H: Tự h/s viết hoàn chỉnh bài ca dao.
G: K/t h/s làm bài, nhắc nhở h/s, gọi h/s nhận xét, chốt lại lời giải: Gọi h/s đọc yc bài 2: Hướng dẫn làm bài.- Giao việc.
H: Làm bài tập 2. nhận xét được nhiều nơi nhất.
G: Chữa bài, gọi h/s nx, gv nx và KL: NX, KL. 
- Củng cố, dặn dò: NX tiết học, về nhà tìm thêm DT chỉ người và viết một đoạn văn ngắn ghi tên các địa phương.
- HS - ghi bài vào vở.
-------------------------------
Tiết 4.
N2
N4
Môn
Tập viết
Kể chuyện
Tên bài
 CHỮ HOA E, Ê
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG.
I. Mục tiêu
- HS viết được chữ hoa E, Ê theo cỡ vừa và nhỏ(1 dòng).Chữ và câu ứng dụng: Em yêu .(3 lần) 
- Viết được câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ đều nét và nối chữ đúng qui định.
- GD học sinh thêm yêu trường lớp.
- Nghe-kể lại được từng đoạn câu chuyên theo tranh minh hoạ(SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng( do Gv kể ).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.
 - GD hs có ước mơ cao đẹp mang lại niềm vui , hạnh phúc cho mọi người .
* GDBVMT:
-Giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống của con người
II. Đddh
G:Chữ E,Ê, Em yêu trường lớp
H:Bảng con, vở viết
Tranh trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
G: KTĐD của hs và nhận xét;
Giơí thiệu bài mới; hướng dẫn quan sát chữ hoa E,Ê so sánh và HD cách viết chữ E,Ê.
H: Luyện viết chữ hoa E, Em ra bảng con.
G: nhận xét chữ viết của hs ; 
- HD viết cụm từ ứng dụng.:đọc từ ứng dụng – Hướng dẫn viết bài vào vở,giao việc
H: Luyện viết vào vở
G: Theo dõi, uốn nắn
H: tiếp tục luyện viết vào vở
G: Nhận xét chữ viết của hs 
+ Củng cố:lại cách viết chữ hoa E,Ê
+ Dặn dò: Về viết tiếp bài ở nhà và chuẩn bị bài sau: Chữ hoa G
G.- KTBC, gọi h/s kể lại chuyện Một nhà thơ chân chính, gọi h/s nx .
- GTB, trực tiếp.
 - GV h/d h/s kể chuyện. Lời ước dưới trăng. GV kể lần 1, lần 2. - H/s kể chuyện theo từng đoạn.
H. Tự h/s tập kể theo bàn, theo từng nội dung của truyện. 
G.- KT h/s kể theo nhóm, gọi h/s NX, g/v NX và bổ sung, hd/hs tập kể. Trao đổi nội dung truyện.
H.Tự h/s tập kể .
G. - KT h/s kể cá nhân, nhắc nhở h/s, vg cho h/s kể toàn bộ nd câu chuyện. Tìm hiểu nội dung câu chuyện. 
H.-Tự h/s tập kể nội dung câu chuyện.
G - Cho h/s thi Kể chuyện trước lớp, gọi h/s NX bổ sung. Tuyên dương h/s kể hay, g/v NX .
- CC. Gọi h/s kể lại toàn bộ câu chuyện, qua câu chuện trên em cần học tập được điều gì?
- DD. Về nhà kể lại câu chuyện nhiều lần. Chuẩn bị bài sau. Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
H. H/s ghi bài.
-------------------------------
Tiết 5.
Tập làm văn (Lớp 4).
Tiết 13: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu: 
- Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn ( đã cho sẵn cốt truyện)
II. Đồ dùng day học: 
- SGK,VBT.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lê bảng mỗi HS kể 3 bức trang truyện Ba lưỡi rìu.
- Gọi 1 HS kể toàn truyện.
- Nhận xét .
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1(SGK/72):
- Gọi HS đọc cốt truyện.
- Yêu cầu HS đọc thầm và nêu sự việc chính của từng đoạn. Mỗi đoạn là một lần xuống dòng. GV ghi nhanh lên bảng.
- Gọi HS đọc lại các sự việc chính.
Bài 2(SGK/73):
- Gọi 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của chuyện.
- Yêu cầu HS trao đổi hoàn chỉnh đoạn văn theo nhóm 3.
Chú ý nhắc HS phải đọc kĩ cốt truyện, phần mở đầu hoặc diễn biến hoặc kết thúc của từng đoạn để viết nội dung cho hợp lý.
- Gọi 2 nhóm dán phiếu lên bảng, đại diện nhóm đọc đoạn văn hoàn thành. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Chỉnh sửa lỗi dùng từ, lỗi về câu cho từng nhóm.
- Yêu cầu các nhóm đọc các đoạn văn đã hoàn chỉnh
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại 4 đoạn văn theo cốt truyện Vào nghề và chuẩn bị bài sau: LT phát triển câu chuyện (SGK/75).
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 3 HS đọc thành tiếng.
- Đọc thầm, thảo luận cặp đôi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ Đoạn 1: Va-li-a ước mơ trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn.
+ Đoạn 2: Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa.
+ Đoạn 3: Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn.
+ Đoạn 4: Va-li-a đã trở thành 1 diễn viên giỏi như em hằng mong ước.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm.
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung phiếu của các nhóm.
 - Theo dõi, sửa chữa.
 - 4 HS tiếp nối nhau đọc.
Thứ.., ngày,...,tháng., năm.
Tiết 1.
N2
N4
Môn
Mĩ thuật
Toán 
Tên bài
Bài 4: Vẽ tranh
Vẽ tranh đế tài: Em đi học.
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG.
I. Mục tiêu
- HS hiểu nội dung đề tài.
- HS tập vẽ tranh đề tài Em đi học.
- Vẽ được tranh đề tài Em đi học.
*HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
 - Giúp HS nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng .
 - Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
- Làm BT1, 2
 - GD hs tính cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. Đddh
+ Giấy vẽ hoặc VTV.
+ Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
* GTB: Trực tiếp
HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm chọn nội dung đề tài:
- GV đặt câu hỏi:
Hàng ngày em đi học cùng với ai?
Phong cảnh hai bên đường, phong cảnh cổng trường như thế nào?
Màu sắc cây cối, như thế nào?
- GV bổ sung thêm một số nội dung: 
+ Có thể vẽ cảnh em đang đi học cùng các bạn trên đường hoặc đi học tới cổng trường.
+ Nên vẽ 2 hoặc 3 bạn cùng đi học, không nên vẽ 1 bạn hoặc quá nhiều bạn.
+ Chú ý các động tác và màu sắc quần áo của các bạn và cảnh thiên nhiên xung quanh.
HĐ 2: Cách vẽ tranh:
+ Chọn và sắp xếp các hình ảnh chính, phụ cho cân đối.
+ Có thể vẽ 2 hoặc 3 bạn cùng đi học,mỗi bạn một dáng, mặc quần áo khác nhau..
+ Vẽ, sửa thêm một số chi tiết cho tranh sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích.( màu tươi sáng, phù hợp nội dung)
HĐ 3: Thực hành:
- GV cho HS vẽ bài.
- Khi HS thực hành GV đến từng bàn để quan sát và, hướng dẫn bổ sung thêm.
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá:
- GV yêu cầu HS tham gia nhận xét về:
+ Cách sắp xếp hình vẽ trong tờ giấy.
+ Hình vẽ ( sinh động)
+ Màu sắc của tranh.
- GV nhận xét bổ sung.
- Nhận xét chung tiết học.
* Củng cố, dặn dò:
- Các em đã học tập được gì qua giờ học hôm nay?
- Hoàn thành bài ở nhà (nếu chưa xong).
- CBBS: Xem trước bài mới.
H. Tự h/s xem lại bài 4.T42.
G. KT h/s làm BT4, gọi h/s NX, GV nx.
- Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 - HD h/s tìm hiểu VD trong SGK.
-HD h/s làm BT1. Nêu kết quả tính.
H: H/s làm BT1.1 h/s lên bảng làm, lớp làm vào vở.
G: -KT h/s làm BT1, gọi h/s chữa. GV NX .
- HD h/s làm BT2. Viết số hoặc chữ thích hớp vào chỗ chấm.
H: làm bài tập 2.T43. 
G: - GV chữa bài, nhận xét.
- HD h/s làm BT3.T43. Điền dấu. 
1 h/s lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
H: làm BT3.T43, 1 h/s lên bảng làm, lớp làm vào vở.
G: - KT h/s làm Bt3, gọi h/s nx, GV nx.
- CC. Nhận xét giờ học.
- D D. Về nhà xem lại bài, làm BT vào vở bài tập, ch/bị bài sau. Biểu thức có chứa ba chữ. 
H/s ghi bài. 
-------------------------------
Tiết 2.
N2
N4
Môn
Toán
Kĩ thuật
Tên bài
LUYỆN TẬP
KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG
I. Mục tiêu
- Hs nhận biết dụng cụ đo khối lượng:cân đĩa, cân đồng hồ (cân bàn) và tập cân với cân đồng hồ.
- Rèn kỹ năng làm tính cộng, trừ và giải toán có kèm đơn vị ki- lô-gam.
- GD học sinh tính chính xác. 
- Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và 1 số SP có đường khâu ghép hai mép vải (áo, quần, vỏ gối ....)
- 2 mảnh vải hoa ,kích thước 20cm x 30cm
- Chỉ khâu, kim khâu, kéo thước, phấn vạch.
 - Giáo dục cho HS yêu thích môn 
học & rèn luyện tính kiên trì, sự khéo
léo của đôi tay.
II. Đddh
Sgk, vbt.
- Bộ thực hành kĩ thuật ... lớp 4.
III. Các hoạt động dạy học:
H: 1 học sinh lên bảng làm bài tập 2 cột 2 (tr 32)
G: Chữa ,nhận xét. 
- Giới thiệu bài: Luyện tập.
Hướng dẫn làm (bt1) nhận biết cân đồng hồ và cách cân. Giao việc.
H: làm bài cá nhân.
G: KT hs thực hiện, Hướng luyện tập BT3 cột 1: tính (tr 33) 
H: Làm bài tập 1 vào vở; 1 hs lên bảng làm. 
G: Gọi hs nhận xét bài làm của bạn; gv chữa bài ; Hướng dẫn bài 4 (tr 33)
H: Làm bài tập 4 ,giải toán
Thực hiện phép tính: 26 – 16 = 10 (kg).
G: Gọi hs nêu bài giải BT4.
+Củng cố: Hs nêu lại cách cân đồng hồ.
 Nhận xét giờ học.
+Dặn dò: BTVN bài3 cột 2 và BT5 (tr 33). Làm bài trong vở bài tập. 
 Chuẩn bị bài: 6 cộng với 1 số.
GV 
- Giới thiệu bài, ghi bảng
- Cho hs nhắc lại quy trình thực hiện khâu ghép ...bằng mũi khâu thường.
- HD hs thực hành ... Giao việc.
HS
Thực hành khâu ...
GV
- Kiểm tra, giúp đỡ hs hoàn thành sản phẩm và nx.
- Y/c hs hoàn thành bài tập. Giao việc 
HS 
Tiếp tục thực hành.
GV
- Kiểm tra, cho hs trưng bày sản phẩm và gợi ý hs nê nx.
- NX, xếp loại.
- Củng cố bài, nx giờ học 
Dặn dò.
HS
Cất đồ dùng HT.
-------------------------------
Tiết 3.
N2
N4
Môn
Kể chuyện
Tập đọc
Tên bài
NGƯỜI THẦY CŨ 
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI.
I. Mục tiêu
 HS xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện (bt 1).
-HS kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện, đủ, đúng trình tự (BT 2).
- Rèn kỹ năng nghe: nghe bạn kể và nhận xét bạn kể.
-GD học sinh luôn kính trọng thầy cô giáo.
- Đọc rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên
 - Hiểu ND: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của các em.( TL được các CH 1,2,3,4 trong SGK).
 - Giáo dục HS có những ước mơ cao đẹp trong cuộc sống.
II. Đddh
Tranh vẽ ttrong sgk.
Tranh minh họa trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
G:Gọi kể lại từng đoạn câu chuyện Mẩu giấy vụn.
Gv cùng hs nhận xét.
- Giới thiệu bài mới.
HD đọc yêu cầu 1.Giao việc. 
H:Nhận xét về các nhân vật trong câu chuyện: Dũng, thầy giáo, bố Dũng.
G: Gọi hs nhắc lại; nhận xét; 
HD kể lại từng đoạn theo đoạn
H: Tập kể lại từng đoạn.
G: Gọi hs kể trước lớp nhận xét, tuyên dương hs kể tốt. Giao việc
H: Tìm hiểu ý nghĩa: Em thích nhân vật nào? Vì sao?
+Em có thái độ như thế nào với thầy cô giáo?
G: Củng cố: cần kính trọng biết ơn các thầy cô giáo.
Nhận xét giờ học. 
Dặn dò: Tập kể lại chuyện cho người thân nghe. 
G.KTBC: gọi h/s đọc bài Trung thu độc lập..., và TLCH về nội dung bài.
- Nhận xét .
- GTB.
Bài mới:
- Gọi hs khá, giỏi đọc bài
- GV đọc mẫu: h/s đọc bài nối tiếp. 
H: - H/s đọc bài theo đoạn.
G: KT đọc nối tiếp, sửa sai. 
Hướng dẫn đọc từ khó. Hướng dẫn luyện đọc theo cặp, đọc cả bài.
H: luyện đọc theo đọc cả bài, tự chỉnh sửa cho nhau.
G: Kiểm tra, nhận xét. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.h/d hs tìm hiểu bài qua các câu hỏi tr sgk, tìm ý chính, ghi bảng.- Giao việc.
H: Đọc thầm và tập trả lời câu hỏi sgk, Suy nghĩ nội dung bài đọc.
G: Tiếp tục tìm hiểu bài, trả lời câu hỏi, tóm tắt ý chính. 
=> Nội dung chính của bài: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của các em.
- HD đọc diễn cảm toàn bài: -Cho hs đọc. 
- T/c cho hs thi đọc theo bàn.
- GV cùng hs nhận xét.
 -Củng cố: Qua bài em rút ra được điều gì?
-Tổng kết, nhận xét tiết học.
- HD h/s chbị bài sau. Trung thu độc lập
H: ghi bài.
-------------------------------
Tiết 4.
N2
N4
Môn
Âm nhạc
Chính tả (Nhớ viết)
Tên bài
Ôn tập bài hát: Múa vui.
Gà Trống và Cáo.
I. Mục tiêu
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca, biết kết hợp vài động tác phụ hoạ.
- Nhớ – viết đúng bài CT; trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng bt (2) a/b, hoặc (3) a/b, hoặc bt do GV soạn.
 - GD hs Có ý thức viết đúng, viết đẹp Tiếng Việt.
II. Đddh
Nhạc cụ, thanh phách, một vài động tác múa đơn giản.
Sgk, vở chính tả.
III. Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt đông 1: Ôn tập bài hát Múa vui.
- GV cho HS hát ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức: hát theo nhóm, tổ, cá nhân.
- H/dẫn HS hát ôn kết hợp vỗ tay theo nhịp, phách và tiết tấu lời ca. GV nhận xét.
2/ Hoạt động 2: Hát với tốc độ khác nhau.
- GV h/dẫn HS hát với 2 tốc độ khác nhau
- Lần 1: GV cho HS hát với tốc độ vừa phải.
- Lần 2: Hát với tốc độ nhanh hơn. 
- Qua 2 lần hát em thấy lần nào là phù hợp? (vừa phải).
3/ Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động.
- GV h/dẫn HS vài động tác vận động phụ hoạ theo bài hát.
- Cho cả lớp thực hiện hát kết hợp vận động tại chỗ.
- Mời từng nhóm lên đứng thành vòng tròn vừa hát vừa kết hợp vận động phụ hoạ.
- GV nhận xét nhóm nào thực hiện tốt nhất.
4/ Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
- Bài hát Múa vui của nhạc sĩ nào sáng tác?
- Cho HS nhắc lại các bài hát được học từ đầu năm đến nay, về nhà tập hát lại các bài hát trên để tiết sau ôn tập.
GV - Ổn định tổ chức. 
 - Giới thiệu bài, g/v ghi đầu bài.
 - HD h/s đọc bài chính tả, g/v đọc mẫu, h/s theo dõi, h/d h/s viết từ khó.
H: Viết từ dễ sai, những từ ngữ được chú thích, trả lời các câu hỏi: 
G: nhận xét, gv đọc cho h/s viết bài vào vở.- Giao việc.
H: H/s tự xem bài .
G: KT h/s soát bài, nhắc nhở h/s.
- HD h/s làm BT2.
H: Tự h/s làm BT2..
- GV: KT h/s làm, gọi h/s nhận xét cho bạn, g/v nhận xét và tìm lời giải đúng. 
 * Phần a: yêu cầu HS tự làm bài a) 
- Dặn dò h/s về xem lại bài, chuẩn bị bài sau. Trung thu độc lập.
H: Thảo luận bài viết của nhau.
-------------------------------
Tiết 5.
Thể dục.
( Gv bộ môn giảng dạy )
-------------------------------
Thứ.., ngày,...,tháng., năm.
Tiết 1.
N2
N4
Môn
LTVC
Toán
Tên bài
TỪ NGỮ VỀ MÔN HỌC – TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG
BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ.
I. Mục tiêu
- Củng cố vốn từ về các môn học và họat động của người học(BT 1,BT2);
- Rèn kỹ năng đặt câu với các từ chỉ hoạt động. Chọn được từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chõ trống trong câu (BT4).
- GD hs chăm chỉ học tập.
- Giúp HS nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ .
 - Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ .
- Làm BT1, 2
 - GD hs tính cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. Đddh
Sgk, vbt.
Sgk, vbt.
III. Các hoạt động dạy học:
G: KTBC: gọi hs nói 1 câu kiểu: Ai là gì? Nhận xét.
- Giới thiệu bài mới; hướng dẫn bài tập 1, giao việc.
H: Ghi tên các môn học của lớp 2 trong thời khoá biểu. 
G: gọi hs trình bày,Nhận xét. 
HD bài tập 2:Các bạn trong tranh vẽ đang làm gì?
H:Quan sát và nêu từ:đọc,nói,viết,học
G: Gọi học sinh trình bày; Kết luận: đó là các từ chỉ hoạt động. 
Hướng dẫn bài tập 3.
H: kể lại nội dung tranh vẽ bằng 1 câu.
G: KT, Nhận xét
-Hướng dẫn điền từ vào bảng phụ BT4: dạy, giảng, khen
- Củng cố:nhắc lại nội dung giờ học, nhận xét tiết học. 
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau : từ chỉ hoạt động trạng thái,dấu phẩy.
H: xem lại BT 3 và câu khẳng định phủ định ở BT4.
G - Gọi h/s chữa BT3T43, gọi h/s nx, gv NX.
- GTB. HD h/s tìm hiểu VD trong sgk. H/d h/s làm BT1.T44. 
H: T/h làm bài 1..T44. Tính giá trị của a+b+c nếu
G:- KT h/s làm BT1, gọi h/s nx. GV chốt lại bài đúng. 
 - HD h/s làm BT2T44. Gọi h/s đọc yc. 1h/s lên bảng làm, lớp làm vào vở.
H: Học sinh làm BT 2 vào trong vở. 
G: Gọi h/s chữa bài, Nxét và chốt lời giải đúng: cho h/s làm tiếp BT3.
H:- Học sinh xác định yêu cầu làm BT3T4.
G - KT h/s làm Bt3, nhắc nhở h/s. 
HD h/s làm BT4T44, về nhà. . 
- C C- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài, chbị bài sau. Tính chất kết hợp của phép cộng.
H: Ghi bài vào vở.
--------------------------------
Tiết 2.
N2
N4
Môn
Toán
LTVC
Tên bài
6 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 6 + 5
LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM.
I. Mục tiêu
- Giúp hs biết cách thực hiện phép cộng dạng 6 + 5
- Lập công thức 6 cộng với một số; học thuộc bảng cộng 6 để tính nhẩm. Dựa vào bảng 6 cộng với một số để tìm được số thích hợp điền vào ô trống.
- GD hs yêu thích học toán.
 - Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý VN để viết đúng các tên riêng VN trong bt1; viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2.
 - Giáo dục HS có ý thức viết hoa đúng các danh từ riêng VN .
II. Đddh
Sgk, vbt.
Một số tên người, tên đị lí VN.
III. Các hoạt động dạy học:
H: 1 hs lên bảng làm BT5 (tr33)
 Con ngỗng cân nặng là:
 2 + 3 = 5 (kg)
 Đáp số :5 kg
G: Chữa bài, nhận xét.
Giới thiệu bài mới; 
Hướng dẫn Xây dựng phép tính 6+5=? thành lập công thức 6 cộng với một số.
H: Thao tác trên qtính và thành lập công thức 6 cộng với một số; đọc thuộc. 
G: Kiểm tra, Hướng dẫn làm bài tập 1, 2 (tr.34) tính nhẩm và tính theo cột dọc. 
H: Làm bài tập 1, 2 vào vở; 2 hs lên bảng làm bài tập 
G: Nhận xét, chữa bài; Hướng dẫn bài 3 (tr .34)
Phát phiếu, giao việc.
H: Làm bài tập 3 vào phiếu.
GV: Nhận xét, chữa bài; Hướng dẫn bài tập 5 so sánh (về nhà)
+ Củng cố: đọc lại bảng cộng 6
+ Dặn dò: Học thuộc 6 cộng với một số, và làm bài trong vở bài tập. Chuẩn bị bài sau: 26 + 5 (tr 35).
GV. KTBC: Gọi HS nêu quy tắc viết hoa tên người. Nhận xét. 
- GV GTB, h/d tìm hiểu NX1 và 2. Gọi HS đọc nội dung và y/c của bài.
H: Thảo luận, làm bài, báo cáo.
- H/s khác nhận xét.
G: nhận xét, kết luận KL => Ghi nhớ, h/s đọc ghi nhớ
- Hướng dẫn BT1 (sgk).
- i -HS đọc y/c của bài tập 1 yêu cầu.
H/s làm việc cá nhân vào PBT
H: Làm BT1: viết hoàn chỉnh bài ca dao.
G: NX, KL.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2. HD làm bài.- Giao việc.
H: Nhận xét với những hs đi được nhiều nơi nhất.
-G Nhận xét, KL. 
- Củng cố, dặn dò: NX tiết học, về nhà tìm thêm DT chỉ người và viết một đoạn văn ngắn ghi tên các địa phương. Chuẩn bị bài sau. Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
H: H/s ghi bài. 
-------------------------------
Tiết 3.
N2
N4
Môn
Chính tả(Tập chép)
Khoa học
Tên bài
NGƯỜI THẦY CŨ 
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA
I. Mục tiêu
- Nhìn, viết chính xác và trình bày đúng một đoạn trong bài: Người thầy cũ.
-Học sinh làm đúng BT phân biệt ui/uy: ch/tr
-Giáo dục tính cẩn thận trình bày đẹp.
- Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá:
- Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hoá .
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu háo .
- Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.
- GD hs thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.
* GDBVMT:
-Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
II.KNS
-Tự nhận tức về sự nguy hiểm của bệnh lây qua đường tiêu hóa (nhận thức về trách nhiệm giữ vệ sinh phòng bệnh của bản thân)
-Trao đổi ý kiến với các thành viên của nhóm, với gia đình và cộng đồng về các biện pháp phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
III. Đddh
G: Chép sẵn đoạn viết lên bảng lớp.
HS: SGK, vở viềt chính tả.
- Tranh ảnh minh hoạ trong sgk.
IV. Các hoạt động dạy học:
G:KT đồ dùng; 
Giới thiệu bài mới.
Đọc đoạn bài viết. 
Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài. 
HD tìm từ khó viết, giao việc.
H: đọc bài và tìm hiểu nội dung, viết những chữ khó: xúc động, mắc lỗi, hình phạt
G:chữa bài, Hướng dẫn cách trình bày bài viết. 
H: chép bài vào vở.
G: Đọc lại bài cho Học sinh soát lỗi; Chấm bài; 
Hướng dẫn bài tập 2.Giao việc.
H: Điền ui/uy vào chỗ chấm.
G: chữa bài ,nhận xét bài viết, bài tập.
+ Củng cố lại cách viết ui/uy
- Dặn dò: Bài tập về nhà: Làm BT3 điền âm ch/tr; Nhận xét bài viết của hs. Giao việc.
H: ghi bài.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
- HD tìm hiểu một số bệnh...
- Phát phiếu, Giao việc.
- Cho hs nêu ý kiến, nx.
- KL: Một số bệnh đường tiêu hoá thường mắc là bệnh tiêu chảy, tả, lị... 
? bệnh.....nguy hiểm ntn?
- KL: Bệnh.... đều có thể gây chết người nếu không cứu chữa kịp thời...
- HD hs thảo luận về nguyên nhân, cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. Giao việc.
- Cho hs nêu ý kiến, nx.
- NX, kl: 
+ N/ nhân do ăn uống mất vệ sinh, ...
+ Phòng bệnh: ăn chín, uống sôi, ..
- HD hs trao đổi về ý thức giữ v/s, phòng bệnh và vận động mọi người ...
+ Viết khẩu hiệu.
+ Vẽ tranh. 
- Củng cố bài, NX thái độ học tập.
- Dặn dò: thực hiện vẽ tranh hoặc viết khẩu hiệu
-------------------------------
Tiết 4.
Mĩ thuật. (Lớp 4)
Bài 7: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI " PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG"
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: 
- HS hiểu đề tài vẽ tranh phong cảnh.
- HS tập vẽ tranh phong cảnh .
- Vẽ được tranh theo cảm nhận riêng.
* HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
* HS thêm yêu mến quê hương.
	II. ĐỒ DÙNG

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 07.docx