Giáo án lớp ghép 2 + 4 – Tuần 12 – Phùng Văn Hoàng

Toán

Tìm số bị trừ

- Giúp hs biết tìm x trong các bài tập dạng x-a=b (với a, b là các số có không quá 2 chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (biết tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ).

- Rèn kỹ năng vẽ đoạn thẳng và tìm điểm cắt nhau của 2 đoạn thẳng và đặt tên điểm đó.

- HS có ý thức chăm chỉ học bài.

 

docx 32 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp ghép 2 + 4 – Tuần 12 – Phùng Văn Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý trí, nghị lực của con người; bước đầu biết sếp các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa (BT1); hiểu nghĩa từ nghị lực (BT2); điền đúng một số từ (nói về ý trí, nghi lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (T3); hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4).
- GD hs ham học môn LTVC
II. Đddh
Tranh trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
N2
N4
G: KTBC: gọi hs đọc đoạn 1 bài: Sự tích cây vú sữa.
Gv nhận xét. 
- GTBM: Dựa vào tranh để giới thiệu. 
Đọc mẫu toàn bài, HD đọc câu nối tiếp. Giao việc.
H. Tự h/s xem lại bài trước.
H: Luyện đọc câu nối tiếp, k/hợp đọc từ khó: kẽo cà, quạt, giấc tròn
G. KTBC: Gọi HS đặt câu có sử dụng tính từ. Nhận xét. 
GV giới thiệu bài, hướng dẫn bài tập 1, 2. Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập. 
Giao việc. 
G: KT, hướng dẫn đọc khổ thơ, chia 2 khổ thơ, giao việc.
H: Thảo luận, làm bài tập 1, 2 (T118- sgk), báo cáo.
- H/s khác nhận xét.
H: Luyện đọc từng khổ thơ trong nhóm, kết hợp đọc từ chú giải: nắng oi
G: NX, kết luận. Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3. Yêu cầu HS làm việc cá nhân. Giao việc. 
G: KT, Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài qua các câu hỏi trong SGK (giảm câu 3).
H: Làm BT 3 vào vbt, báo cáo kết quả. 
H: đọc thầm bài và thảo luận câu hỏi trong (SGK), tìm ý chính đoạn.
G: NX, KL. Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 4. H/dẫn làm bài. Giao việc.
G: KT, chốt lại ý => Nội dung chính của bài: người mẹ hi sinh vì con để con yên giấc ngủ.
 -H/d đọc thuộc lòng, gọi hs đọc, nhận xét.
+ Củng cố: Nêu lại nội dung bài.
Em có tình cảm ntn đối với công ơn mẹ?
+ Dặn dò: Về học thuộc bài, chuẩn bị bài sau: Bông hoa niềm vui.
H: Thảo luận, làm bài, báo cáo.
H: ghi bài.
G: NX, KL về ý nghĩa của từng câu tục ngữ. 
- Củng cố, h/s đọc lại ghi nhớ, lấy ví dụ về ý trí - nghị lực.
- Dặn dò: NX tiết học, về nhà HTL các câu tục ngữ. Ch/bị bài sau. Tính từ. 
-------------------------------
Tiết 4.
N2
N4
Môn
Tập viết
Kể chuyện
Tên bài
Chữ hoa K.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I. Mục tiêu
- HS viết đúng chữ hoa K (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Kề vai sát cánh (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ).
- Viết được câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ đều nét và nối chữ đúng qui định.
- GD hs trình bày sạch đẹp.
- Dựa vào gợi ý (sgk), biết chọn và kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc nói về người có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- Hiểu được câu chuyện và nêu được ND chính của câu chuyện.
- GD hs năng động tự tin, và mạnh dạn kể.
II. Đddh
G: Chữ K, Kề vai sát cánh
H: Bảng con, vở viết
Ghi sẵn đề bài trên bảng.
III. Các hoạt động dạy học:
N2
N4
G. KTBC: Gọi h/s kể lại chuyện Bàn chân kì diệu, gọi h/s nx, gv nhận xét.
GTB: trực tiếp. 
GV h/d h/s kể chuyện đã nghe, đã đọc.
G: KTĐD của hs và nhận xét.
- GTBM; Hướng dẫn quan sát chữ hoa K, so sánh và Hướng dẫn cách viết chữ K.
H. Kể và thảo luận ý nghĩa câu chuyện, KC và, trao đổi về ý nghĩa câu truyện.
H: Luyện viết chữ hoa K, Kề vai sát cánh ra bảng con.
G. KT h/s kể, gọi h/s nx, g/v nhận xét, hd hs tập kể. Trao đổi nội dung truyện.
G: nhận xét chữ viết của hs. 
- HD viết cụm từ ứng dụng. Đọc từ ứng dụng – Hướng dẫn viết bài vào vở, giao việc.
H.Tự h/s tập kể.
H: Luyện viết vào vở.
G. KT h/s kể cá nhân, nhắc nhở h/s, gv cho h/s kể toàn bộ nd câu chuyện.
G: Theo dõi, uốn nắn.
H. Tự h/s tập kể, nội dung câu chuyện.
H: tiếp tục luyện viết vào vở.
G: Cho h/s thi kể chuyện trước lớp, gọi h/s nhận xét, bổ sung. Tuyên dương h/s kể hay, g/v nhận xét.
- CC: Gọi h/s kể lại toàn bộ câu chuyện, qua câu chuyện trên em cần học tập được điều gì?
- DD: Về nhà kể lại câu chuyện nhiều lần. Chuẩn bị bài sau. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
G: Nhận xét chữ viết của hs. 
+ Củngcố: lại cách viết chữ hoa K.
+ Dặn dò: Về viết tiếp bài ở nhà và chuẩn bị bài sau: Chữ hoa L.
H. H/s ghi bài.
-------------------------------
Tiết 5.
Tập làm văn (Lớp 4).
Tiết 23: Kết bài trong bài văn kể chuyện.
I. Mục đích yêu cầu
 - Kiến thức - kĩ năng: Nhận biết được hai cách kết bài (kết bài mở rộng, không mở rộng) trong bài văn kể chuyện (mục I bài tập 1, BT2 mục III).
 + Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng, không mở rộng, BT3, mục III.
 - Thái độ: HS chăm chỉ học tập.
 - HS có ý thức vượt khó trong cuộc sống, vươn lên trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học: 
- SGK.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 - GV yêu cầu hs trả lời:
 + Có mấy cách mở bài? Đó là mở bài nào? 
- Gọi HS đọc mở bài gián tiếp Hai bàn tay.
 - Nhận xét về câu văn, cách dùng từ của HS.
 3.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 - Hỏi: + có những cách mở bài nào? 
 - Gv giới thiệu.
* Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1,2:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Ông trạng thả diếu. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và tìm đoạn kết chuyện.
- Gọi HS phát biểu.
- Hỏi: Bạn nào có ý kiến khác?
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS làm việc trong nhóm.
- Gọi HS phát biểu, GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- GV đọc và ghi bảng đoạn kết bài để cho HS so sánh.
- Gọi HS phát biểu.
- Kết luận: vừa nói vừa chỉ vào bảng.
+ Cách viết của bài thứ nhất chỉ có biết kết cục của câu truyện không có bình luận thêm là cách viết bài không mở rộng.
+ Cách viết bài thứ hai đoạn kết trở thành một đoạn thuộc thân bài. Sau khi cho biết kết cục, có lời đánh giá nhận xét, bình luận thêm về câu chuyện là cách kết bài mở rộng.
- Hỏi: thế nào là kết bài mở rộng, không mở rộng?
 * Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
 * Luyện tập:
 Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS cả lớp theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi: Đó là những kết bài theo cách nào? Vì sao em biết?
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét chung kết luận về lời giải đúng.
 Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS đọc bài. GV sữa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từ HS. Ghi điểm những HS viết tốt.
4. Củng cố dặn dò:
 - Hỏi; Có những cách kết bài nào?
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài kiểm tra viết 1 tiết bằng cách xem trước bài trang 124/SGK.
 - Nhận xét tiết học.
- HS trả lời
+ Có hai cách mở bài, mở bài gián tiếp và mở bài trực tiếp.
 -Có 2 cách mở bài:
+ Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc chuyện.
+ HS1: Vào đời vuađến chơi diều.
+ HS2: Sau vì nhà nghèođến nước nam ta.
HS đọc thầm, dùng bút chì gạch chân đoạn kết bài trong truyện.
- Kết bài: thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ trạng nguyên. Đó là trạng nguyên trẻ nhất của nước việt Nam ta.
- Đọc thầm lại đoạn kết bài.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận để có lời đánh giá hay.
- Trả lời:
+ Trạng nguyên Nguyễn Hiền có ý chí, nghị lực và ông đã thành đạt.
+ Câu chuyện giúp em hiểu hơn lời dạy của ông cha ta từ ngàn xưa; “có chí thì nên”
+Nguyễn Hiền là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực vưon lên trong cuộc sống cho muôn đời sau.
- 1 HS đọc thành tiếng, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Cách viết bài của chuyện chỉ có biết kết cục của truyện mà không đưa ra nhiều nhận xét, đánh giá. Cách kết bài ở BT3 cho biết kết cục của truyện, còn có lời nhận xét đánh giá làm cho người đọc khắc sâu, ghi nhớ ý nghĩa của chuyện.
- Lắng nghe.
-Trả lời theo ý hiểu.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS tiếp nối nhau đọc từng cách mở bài. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Cách a. là mở bài không mở rộng vì chỉ nêu kết thúc câu chuyện Thỏ và rùa.
+ Cách b/ c/ d/ e/ là cách kết bài mở rộng vì đưa ra thêm những lời bình luận nhận xét chung quanh kết cục của truyện.
-Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, dùng bút chì đánh dấu kết bài của từng chuyện.
a) Một người chính trực: kết bài không mở rộng
b)Nỗi dằn vặt: kết bài không mở rộng
- HS vừa đọc đoạn kết bài, vừa nói kết bài theo cách nào.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu.
- Viết vào vở bài tập.
- HS đọc kết bài của mình.
a) KB: Tô Hiến ThànhTrần Trung Tá “ Câu chuyện giúp chúng ta hiểu: người chính trực làm gì cũng theo lẽ phải, luơn đặt việc công, đặt lợi ích của đất nước lên trên tình riêng”
b) Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, emvun trồng. Mãi sau này khi lớn em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!”. An-đrây-ca tự dằn vặt, tự cho mình có lỗi vì em rất yêu thương ông. Em đã trung thực, nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- HS làm bài.
- HS trả lời
- HS lăng nghe
-------------------------------
Thứ ngày....tháng.năm.
Tiết 1.
N2
N4
Môn
Mĩ thuật
Toán 
Tên bài
Vẽ theo mẫu
Vẽ cờ tổ quốc hoặc cờ lễ hội.
Luyện tập.
I. Mục tiêu
- HS nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cờ.
- Tập vẽ một lá cờ Tổ quốc hoặc cờ lễ hội.
- Bước đầu nhận biết ý nghĩa của các loại cờ.
* HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
- Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh.
- GD hs biết vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập.
- Làm BT1 (d1); 2 (a, b "d1"); 4 chỉ tính chu vi.
II. Đddh
+ Giấy vẽ hoặc VTV.
+ Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
N2
N4
1. Ổn định lớp:
- Cho HS hát một bài.
H. Tự h/s xem lại bài 4.T68.
2. Kiểm tra bài cũ:(2')
H: Để vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào đường diềm như thế nào cho đẹp?
- GV gọi hs trả lời, gv nhận xét.
G. KT h/s làm BT4, gọi h/s NX.
 - GV NX toàn lớp.
Giới thiệu bài: Trực tiếp.
- HD h/s làm BT1T68. Tính.
* GTB: trực tiếp.
H: H/s làm BT1.T68, 1 h/s lên bảng làm, lớp làm vào vở.
HĐ 1: Quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu một số loại cờ (cờ thật hay ảnh) và đặt câu hỏi:
H: Cờ Tổ quốc hình gì?
H: Nền cờ có màu gì?
G: KT h/s làm BT1, gọi h/s chữa. 
GV NX và chữa bài.
- HD h/s làm BT2T68. Tính bằng cách thuận tiện nhất. 
- GV nhấn mạnh: Để vẽ được lá cờ đẹp và gần với mẫu các em cần quan sát kĩ hình dáng, đặc điểm, tỉ lệ, màu sắc của lá cờ trước khi vẽ.
H: làm bài tập 2.T68.
HĐ 2: Cách vẽ lá cờ:
- GV vẽ minh họa lên bảng cách vẽ lá cờ qua các bước để HS quan sát.
G: GV chữa bài, nhận xét.
- HD h/s làm BT4.T68. 1 h/s lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
* Cờ Tổ quốc:
+ Vẽ hình lá cờ vừa với phần giấy.
+ Vẽ ngôi sao ở giữa nền cờ.
+ Vẽ màu (nền đỏ, sao vàng).
H: làm. BT4.T68, 1 h/s lên bảng làm, lớp làm vào vở. 
HĐ 3: Thực hành:
- GV cho tự chọn mẫu để vẽ.
- Khi HS thực hành GV đến từng bàn để quan sát và gợi ý, hướng dẫn bổ sung thêm.
G: KT h/s làm Bt4, gọi h/s nx, GV nx. HD h/s làm BT3 T68, gọi h/s chữa bài, chốt lại lời giải đúng.
- CC: Nhận xét tiết học.
- DD. Về nhà xem lại bài, làm BT vào vở bài tập, ch/bị bài sau. Nhân với số có hai chữ số. 
H/s ghi bài. 
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá:
- GV cho HS tham gia nhận xét về:
+ Cách sắp xếp hình vẽ trong tờ giấy.
+ Hình dáng, tỉ lệ, đặc điểm, màu sắc của hình lá cờ đã vẽ so với mẫu vẽ.
- GV bổ sung, nhận xét.
* Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
- Các em đã học tập được gì qua giờ học hôm nay?
- CBBS: Quan sát tranh, ảnh về vườn hoa, công viên...
-------------------------------
Tiết 2.
N2
N4
Môn
Toán
Kĩ thuật
Tên bài
33 – 5.
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa (Tiết 3)
I. Mục tiêu
- Giúp hs: biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm 100, dạng 33 – 5.
- HS áp dụng phép trừ dạng 33 - 5 để giải bài toán và tìm số hạng chưa biết của một tổng. (đưa về phép trừ dạng 33 – 8).
- GD hs yêu thích học toán.
- Hoàn thiện bài thực hành Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
- Luyện kĩ năng QS, tìm kiến thức trong tranh ảnh, thực tế. 
- Thực hành khâu ... đúng quy trình kĩ thuật.
II. Đddh
Bộ đồ dùng dạy toán.
- Bộ thực hành cắt, khâu, thêu....
III. Các hoạt động dạy học:
N2
N4
H: 1 hs đọc bảng 13 trừ đi một số.
G: Chữa, nhận xét. 
GTBM: trực tiếp.
Hướng dẫn thực hiện phép trừ 33 - 5 hướng dẫn thao tác trên que tính.
HS
Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của các thành viên.
H: nêu lại cách thực hiện.
GV
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS qua NT.
- Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
- Cho hs tiếp tục thực hành khâu viền xung quanh.... bằng mũi khâu đột.
 - Giao việc
G: KT, HD bài tập 1/ (tính – tr.58) và BT2 đặt tính rồi tính hiệu (phần a).
HS
- Thực hành khâu...
H: Làm bài tập 1, 2 vào vở, lên bảng làm bài tập 1, 2. 
GV 
- KT, nhắc hs khâu đều mũi, vuốt đường khâu cho thẳng.
- Cho hs thực hành tiếp. Giao việc.
G: Nhận xét chữa bài.
Hướng dẫn bài tập 3: tìm x – (trang 58)
HS
- Thực hành cá nhân.
H: Làm bài tập 3. 
Nêu cách tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
GV
- Cho hs trưng bày sản phẩm và nx.
- KT, nx, đánh giá.
- Củng cố - dặn dò.
G: chữa bài hướng dẫn BT 4 VN
+ Củng cố: Gọi hs nhắc lại cách thực hiện phép trừ dạng 33 – 5.
+ Dặn dò: về nhà làm bài trong VBT và Chuẩn bị bài sau: 53-15 (tr 59).
-------------------------------
Tiết 3.
N2
N4
Môn
Kể chuyện
Tập đọc
Tên bài
Sự tích cây vũ sữa.
Vẽ trứng.
I. Mục tiêu
- Dựa vào từng ý tóm tắt HS kể lại được từng đoạn và phần chính câu chuyện: Sự tích cây vú sữa. 
- Rèn kỹ năng nghe: nghe bạn kể và nhận xét bạn kể.
- GD hs ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ.
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô); bước đầu đọc diễn cảm được lời thầy giáo (nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần).
- Hiểu ND: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài (TL được các CH trong sgk).
II. Đddh
Tranh trong sgk. 
III. Các hoạt động dạy học:
N2
N4
G: GTBM.
Hướng dẫn đọc yêu cầu 1. Hướng dẫn học sinh kể bằng lời đoạn 1.
Giao việc.
G.KTBC: gọi 1 h/s đọc bài Vua tàu thuỷ BTB, và TLCH về nội dung bài.
- Nhận xét.
- GTB. GV h/d hs tìm hiểu nội dung bài.
- Gọi hs khá, giỏi đọc bài.
- GV đọc mẫu: h/s đọc bài nối tiếp. 
H: kể đoạn 1 có thể thêm từ ngữ như; tôi, em
H: H/s đọc bài theo đoạn.
G: Gọi hs kể lại; nhận xét; HD kể phần chính dựa vào tóm tắt.
G: KT đọc nối tiếp, sửa sai. 
Hướng dẫn đọc từ khó. Hướng dẫn luyện đọc theo cặp, đọc cả bài.
H: kể lại theo tóm tắt.
H: luyện đọc theo đọc cả bài, tự chỉnh sửa cho nhau.
G: Gọi hs kể trước lớp nhận xét, tuyên dương cho hs kể tốt. Giao việc.
G: Kiểm tra, NX.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. h/d hs tìm hiểu bài qua các câu hỏi tr sgk, tìm ý chính, ghi bảng. Giao việc.
H: Tìm hiểu ý nghĩa: Câu chuyện nói lên điều gì về tình mẹ con?
- Tập kể toàn bộ câu chuyện.
H: Đọc thầm và tập trả lời câu hỏi sgk, Suy nghĩ nội dung bài đọc.
G: gọi hs nêu ý nghĩa câu chuyện 
+ Củng cố: Tình cảm của em với bố mẹ ntn? 
+ Dặn dò: Tập kể lại chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau.
G: Tiếp tục tìm hiểu bài, trả lời câu hỏi, tóm tắt ý chính. 
=> Nội dung chính của bài.
- HD đọc diễn cảm toàn bài: Cho hs đọc.
- T/c cho hs thi đọc theo bàn.
- GV cùng hs nhận xét.
- CC: Qua bài em rút ra được điều gì?
- Tổng kết, nhận xét tiết học.
- DD: Nhắc hs về nhà đọc lại bài, xem lại nội dung bài đọc.
Nhắc h/s chuẩn bị bài sau: Văn hay chữ tốt.
H: ghi bài.
-------------------------------
Tiết 4.
N2
N4
Môn
Âm nhạc
Chính tả (Nghe viết)
Tên bài
Ôn tập bài hát: 
Cộc cách tùng cheng.
Người chiến sĩ giàu nghị lực.
I. Mục tiêu
Hát chuẩn xác và tập biểu diễn bài hát trước lớp.
 Biết tên gọi và hình dáng 1 số nhạc cụ gõ dân tộc.
- Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng bài tập CT phương ngữ (2) a / b, hoặc BT do Gv soạn.
- GD hs chú ý lắng nghe để viết và trình bày bài.
II. Đddh
III. Các hoạt động dạy học:
N2
N4
+ Kiểm tra 1 vài em bài hát Cộc cách tùng cheng.
GV - Ổn định tổ chức. 
 - Giới thiệu bài, g/v ghi đầu bài.
 - HD h/s đọc bài chính tả, g/v đọc mẫu, h/s theo dõi, h/d h/s viết từ khó.
1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Cộc cách tùng cheng.
- GV đệm đàn cho cả lớp cùng hát.
- Cho từng dãy bàn hoặc từng tổ, nhóm hát.
H: Viết từ dễ sai, những từ ngữ được chú thích, trả lời các câu hỏi.
+ HS biểu diễn bài hát theo nhóm trước lớp.
G: Nxét, gv đọc cho h/s viết bài vào vở.
- Giao việc.
2/ Hoạt động 2: Giới thiệu 1 số nhạc cụ gõ.
* GV cho HS xem nhạc cụ trong SGK để cho các em nhận biết.
H: H/s tự xem bài, soát lại bài .
+ Trống cái: Là loại trống lớn dùng trong những ngày lễ, hội, đình đám, báo hiệu giờ ra vào lớp của HS ở trường.
+ Trống con: Loại trống nhỏ bằng cở 1/3 trống lớn.
G: KT h/s soát bài, nhắc nhở h/s. 
HD h/s làm BT2.
+ Mõ: Loại dụng cụ có hình bầu dục, rỗng bên trong thường dùng trong các lúc tụng kinh ở nhà chùa, làm bằng gỗ mít.
H: Tự h/s làm BT2.
+ Thanh la: Dụng cụ làm bằng đồng hình tròn, giống hình cái chiêng của người dân tộc nhưng không có núm.
+ Thanh phách: Dụng cụ làm bằng gỗ hoặc tre, dẹp, bầu ở 2 đầu.
+ Sênh tiền: 
- Cho cả lớp hát kết hợp dùng nhạc cụ có sẵn gõ đệm theo nhịp hoặc theo phách.
GV: KT h/s làm, gọi h/s nhận xét cho bạn, g/v nhận xét và tìm lời giải đúng. 
- GV chấm bài và nhận xét.
 - Dặn dò h/s về xem lại bài, chuẩn bị bài sau. Người tìm đường lên các vì sao.
3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
- Cho HS hát lại bài hát Cộc cách tùng cheng.
- GV nhận xét tiết học.
- Tìm hiểu thêm tên gọi 1 số dụng cụ gõ khác.
H: ghi bài.
-------------------------------
Tiết 5.
Thể dục.
( Gv bộ môn giảng dạy )
-------------------------------
Thứ ngày....tháng.năm.
Tiết 1.
N2
N4
Môn
LTVC
Toán
Tên bài
Từ ngữ về tình cảm. Dẫu phẩy.
Nhân với số có hai chữ số.
I. Mục tiêu
- MRVT về tình cảm gia đình; biết ghép tiếng theo mẫu để tạo các từ chỉ tình cảm gia đình, biết dùng 1 số từ để điền vào chỗ trống trong câu (bt1, 2). Nói được 1 đến 2 câu về hoạt động của mẹ và con được vẽ trong tranh.
- Rèn kỹ năng sử dụng dấu phẩy trong câu.
- GD hs ý thức về tình yêu quý mọi người trong gia đình.
- Biết cách thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.
- Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.
- GD hs yêu thích môn học và tiếp thu bài học
- Làm BT1 (a, b, c), 3.
II. Đddh
Tranh trong sgk.
Sgk, vbt.
III. Các hoạt động dạy học:
N2
N4
G: GTBM; nêu n/d giờ học.
HD bài tập 1, BT2, giao việc.
G: Gọi h/s chữa BT3T68, gọi h/s nx, gv nhận xét.
- GTB. HD h/s tìm hiểu VD trong sgk. H/d h/s làm BT1.T69. Đặt tính rồi tính.
H: làm bài tập: ghép các tiếng: yêu, thương, quý, mến, kính.
- Thảo luận về từ cần điền vào chỗ chấm.
H: T/h làm bài 1.T69. 
G: gọi hs trình bày, NX. Giao việc BT3. 
G: KT h/s làm BT1, gọi h/s nx. GV chốt lại bài đúng. 
HD h/s làm BT2. Tính gtrị của biểu thức.
H: nói câu dựa vào tr/vẽ.
H: Học sinh làm BT2 vào trong vở.
G: Gọi hs trình bày, KL, HD bài tập 4, g/việc.
G: Gọi h/s chữa bài, nhxét và chốt lời giải đúng: cho h/s làm tiếp BT3.
H: Đọc bài, dùng dấu phẩy tách giữa các cụm từ.
H: Học sinh xác định yêu cầu làm BT3T69. Giải toán.
G: KT, nhận xét, chốt gọi hs đọc lại BT4.
- Củng cố: đối với mọi người trong gia đình em có thái độ ntn? 
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: từ ngữ về công việc gia đình câu kiểu...Giao việc.
G - KT h/s làm Bt3, nhắc nhở h/s. 
CC: Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau. Luyện tập.
H: Chép BT 4 vào vở.
H: Ghi bài vào vở.
--------------------------------
Tiết 2.
N2
N4
Môn
Toán
LTVC
Tên bài
53 - 15
Tính từ (T2)
I. Mục tiêu
- Hs biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 53 – 15. 
 Biết tìm số bị trừ, dạng x – 18 = 9.
- Củng cố về vẽ hình vuông theo mẫu. 
- GD hs yêu thích học toán.
- Hs nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất BT1, mục III); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2, BT3, mục III).
- GD hs vận dụng kiến thức bài học trước và bài học này để làm các bt và biết TT.
II. Đddh
Que tính.
III. Các hoạt động dạy học:
N2
N4
H: 2 hs lên bảng làm bài tập 3/b, c (tr 58).
GV. KTBC: Gọi HS nêu ghi nhớ bài động từ. Gv và hs nhận xét.
- GTB, hướng dẫn tìm hiểu NX1 và 2. 
Gọi HS đọc n/dung và y/c của bài GV.
G: Chữa, nhận xét. 
- GTBM; giảng bài hướng dẫn thực hiện phép trừ dạng 53 - 15=
H: Thảo luận, làm bài, báo cáo.
- H/s khác nhận xét.
H: thực hiện trên que tính và nêu cách thực hiện như SGK.
G: NX, KL => Ghi nhớ, h/s đọc ghi nhớ.
H/dẫn BT1 sgk. HS đọc y/c của bài tập 1, h/s làm việc cá nhân vào vbt.
G: KT, HD bài tập 1/dòng 1 (tính – tr. 59) BT2 đặt tính rồi tính.
H. Làm BT1: Tìm tính từ trong các đoạn văn.
H: Làm bài tập 1, 2; 2 hs lên bảng làm bài tập 1, 2. 
G: NX, KL. Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2. HD làm bài. Giao việc.
G: Nhận xét chữa bài HD bài tập 4 vẽ hình theo mẫu. 
H: Làm bài 2: Viết câu có dùng tính từ.
H: Làm bài tập 4 (tr 59). 
Vẽ hình vuông từ 4 điểm đã cho.
Gv KT, NX, KL.
- CC, dặn dò: 1 h/s nêu lại ghi nhớ.
- NX tiết học, về nhà tìm thêm tính từ và viết một đoạn văn ngắn có sử dụng tính từ. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập về động từ.
G: chữa bài hướng dẫn BT 1/dòng 2 (tr 59) và BT3: tìm x: ( b, c) về nhà làm.
+ Củng cố: Gọi hs nhắc lại cách thực hiện phép trừ dạng 53- 15.
+ Dặn dò: Về nhà làm bài trong vở bài tập Chuẩn /bị bài sau: Luyện tập.
H: H/s ghi bài. 
-------------------------------
Tiết 3.
N2
N4
Môn
Chính tả (Nghe viết)
Khoa học
Tên bài
Sự tích cây vú sữa.
Nước cần cho sự sống.
I. Mục tiêu
- Nghe viết chính xác và trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi: Sự tích cây vú sữa.
- HS làm đúngBT2, Bài tập 3 phân biệt ng/ngh;ch/tr
- Gd hs tính cẩn thận trình bày đẹp
- Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.
- Luyện cho HS kĩ năng QS, tìm kiến thức trong tranh ảnh, thực tế.
II. Đddh
Vở chính tả.
- Hình minh hoạ trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
N2
N4
G: KT vở. 
GTBM; Đọc bài viết. 
HD tìm hiểu nội dung bài; 
HD tìm từ khó viết, giao việc.
HS
- Xem lại

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 12.docx