Giáo án Lớp Mầm - Tuần 1 đến 6

1. Đón trẻ :

2. Chơi

- Điểm danh.

- Trò chuyện về thời tiết trong ngày.

- Trò chuyện chủ đề nhánh 1: “Trường mầm non thân yêu của bé”

3. Thể dục sáng

-Tập với bài: “ Mùa hè vui”.

- Trò chơi: “ Gieo hạt” - Trẻ biết chào cô, bạn, người thân, cất ĐDĐC đúng nơi qui định. Trẻ chơi vui vẻ, đoàn kết cùng bạn.

- Trẻ dạ cô khi cô gọi tên .

-Trẻ nêu được đặc điểm thời tiết của ngày, gắn đúng biểu tượng thời tiết trong ngày.

-Trẻ biết tên chủ đề, hiểu nội dung chủ đề: Trường bé học là trường gì? ở trường có những ai?.

-Trẻ tập cùng cô và bạn, tập đúng động tác, tập nhịp nhàng theo lời bài hát.

- Tạo tâm thế sảng khoái, thoải mãi cho trẻ chuẩn bị bước vào các hoạt động trong ngày.

- Rèn kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn cho trẻ.Rèn nề nếp TD trên sân, tạo cho trẻ có thói quen TD.

- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục thể thao.

 

doc 168 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1002Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp Mầm - Tuần 1 đến 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Rèn luyện cho trẻ ngôn ngữ nói mạch lạc, đủ từ, đủ câu. 
- Trẻ biết cách chơi các trò chơi do cô tổ chức.
3. Giáo dục: 
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, có ý thức khi tham gia các hoạt động tập thể.
- Trẻ hứng thú tham gia học tập có nề nếp.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ
- Slide hình ảnh: Qủa bóng, búp bê, cái ca
- Lô tô : Qủa bóng, búp bê, cái ca
2. Địa điểm tổ chức: 
Trong lớp học
III. Tổ chức hoạt động:
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Ổn định, gây hứng thú.
- Cho trẻ hát bài hát “ Em ngoan hơn búp bê”
- Hỏi trẻ:
 + “Các con vừa hát bài hát gì?”
 + “Đi học các được học lớp gì?
2. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay cô cùng các con nhận biết tập nói số đồ dùng đồ chơi trong lớp nhé đó là: Qủa bóng, búp bê, cái ca 
3. Hướng dẫn:
a.Hoạt động 1: Nhận biết tập nói “Qủa bóng”:
- Các con nhìn xem cô có gì ? 
- Cái gì đây ?
- Cô giáo thiệu tên trường: Qủa bóng 
- Cho trẻ phát âm. Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm: “Qủa bóng”.
- Qủa bóng màu gì ?
- Cho trẻ tập nói “Qủa bóng màu vàng” (Cả lớp, các tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm)
- Các con đã được chơi quả bóng chưa?
- Có thích không?
- Qủa bóng có màu gì?
- Cô giảng giải : Qủa bóng này có mà vàng
b. Hoạt động 2:Nhận biết tập nói “búp bê”
- Cô có gì đây?
- Cô giới thiệu tên lớp: Búp bê
- Cho trẻ phát âm. Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm: “búp bê”.
- Đây là búp bê trai hay búp bê gái ?
- Cho trẻ phát âm. Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm: “Búp bê gái”.
- Búp bê có đáng yêu không?
 Các con nhớ phải giữ gìn búp bê cẩn thận nhé 
c. Hoạt động 2:Nhận biết tập nói “cái ca”
- Cô có gì đây?
- Cô giới thiệu tên lớp: Đây là cái ca
- Cho trẻ phát âm. Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm: cái ca 
- Cái ca để làm gì?
- Cho trẻ phát âm. Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm: “cái ca để uống nước”.
- Các con có thích uống nước không?
- ở lớp nhà trẻ có những ai
- uống nước giúp cơ thể khẻo mạnh nên các con hằng ngày nhớ uống nước nhé
* Hoạt động 3: So sánh . Qủa bóng, búp bê, cái ca 
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh: Qủa bóng, búp bê, cái ca 
có gì giống nhau: (Đều là đồ dùng đồ chơi trong lớp)
- Qủa bóng, búp bê, cái ca có gì khác nhau? 
(Qủa bóng hình tròn, búp bê mô phỏng hình dạng con người, cái ca để uống nước, khác nhau về hình dạng và công dụng)
- Mở rộng: Ngoài quả bóng, búp bê, cái ca các con còn biết những đồ chơi nào nữa.
Cô cho trẻ quan sát hình ảnh của một số đồ dùng đồ chơi và gọi tên đồ dùng đồ chơi đó
- Giáo dục: giữ gìn đồ dùng đồ chơi
c. Hoạt động 3 : Luyện tập :
* Trò chơi 1: Ai nhanh nhất:
- Cho trẻ cầm rổ lô tô về chỗ ngồi.Chúng mình cùng chơi với cô nhé.
- Các con chọn cho cô quả bóng
-Cho trẻ giơ lên và phát âm.
-Chọn cho cô lớp nhà trẻ
-Cho trẻ giơ lên và phát âm.
-Cho trẻ chơi 2-3 lần.
4. Củng cố: 
- Củng cố tên bài: Hôm nay cô và các con nhận biết những gì?
5.Nhận xét và kết thúc:
- Giáo dục trẻ.
- Nhận xét, tuyên dương.
-Trẻ hát cùng cô.
-Trẻ trả lời:
+ “ Em ngoan hơn búp bê”
+ Lớp nhà trẻ.
- Trẻ nghe.
-Trẻ quan sát hình ảnh.
- Qủa bóng
- Qủa bóng màu vàng
-Trẻ phát âm.
(cả lớp phát âm, trẻ phát âm).
- Rồi ạ.
- Có ạ.
-Màu vàng ạ
- Trẻ trả lời.
- Búp bê gái
-Trẻ phát âm.
- có ạ
- Vâng ạ
- cái ca
- Trẻ lên chỉ.
Uống nước
Trẻ phát âm
- Trẻ nghe.
Có ạ
Trẻ so sánh
Bếp nấu ăn, khăn mặt.
- Trẻ nhắc lại tên bài.
-Trẻ nghe.
* Đánh giá trẻ hằng ngày ( đánh giá những vấn đề nổi bật về : Tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc; thái độ hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ): 
Thứ 5 ngày 21 tháng 9 năm 2017.
Tên hoạt động : Âm nhạc: dạy hát “Qủa bóng”
 Nghe hát: Búp bê
Hoạt động bổ trợ: 
 Văn học: Đọc thơ “Bạn mới”
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ hát được theo cô cả bài hát “ Vui đến trường” ,thích lắng nghe cô hát, nhớ được tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát được nghe.
- Trẻ hiểu và biết cách chơi trò chơi âm nhạc.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng hát theo cô.
- Rèn luyện kỹ năng vận động hát đúng nhạc cho trẻ, hát đúng giai điệu bài hát.
- Rèn luyện kỹ năng chơi trò chơi âm nhạc.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trả lời câu hỏi rõ ràng.
3.Giáo dục thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia biểu diễn, biểu diễn một cách tự nhiên, vui tươi.
- Trẻ biết yêu quý trường lớp, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi vui vẻ, đoàn kết cùng các bạn trong lớp.
II. Chuẩn bị:
 1.Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:
- Đài, đĩa bài hát: Qủa bóng, búp bê
- Một số dụng cụ âm nhạc
2. Địa điểm tổ chức:
- Trong lớp học
III. Tổ chức hoạt động
 HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Cho trẻ ngồi vào vị trí 
2. Giới thiệu bài:
- Trò chuyện về chủ đề nhánh “ Đồng dùng đồ chơi bé yêu thích” để dẫn dắt vào bài.
- Có một bài hát rất hay nói về đồ chơi trong lớp . Đó là bài hát “ quả bóng” đấy các con có thích không nào? 
3. Hướng dẫn:
* Hoạt động 1: Dạy hát “ Qủa bóng”
- Cô hát lần 1: thể hiện giai điệu vui tươi, trong sáng của bài hát.
+ Cô giới thiệu tên bài hát: Bài hát có tên “ Qủa bóng”- Huy trân
+ Cô giới thiệu tên tác giả bài hát.
- Cô hát lần 2: kết hợp với nhạc không lời
+ Giảng nội dung bài hát: Bài hát có giai điệu vui tươi, rộn ràng.. Bài hát nói về quả bóng được ví như một bạn nhỏ chưa ngoan nên phải đứng một mình
* Dạy trẻ hát:
- Cô cho trẻ hát 2-3 lần, cô chú ý sửa sai cho trẻ hát ngọng, sai lời.
+ Cho trẻ hát theo nhiều hình thức khác nhau:
- Cả lớp hát .
- Cho tổ hát theo tay cô.
- Cho nhóm bạn nam ( nữ ) hát .
- Cho cá nhân trẻ hát .
( cô chú ý lắng nghe, sửa sai cho trẻ kịp thời).
* Hoạt động 2: Nghe hát “ Búp bê”
- Cô hát lần 1: Hát không nhạc.
=> Giới thiệu tên bài hát- tác giả: 
+ Cho trẻ nhắc lại tên bài hát cùng cô.
- Cô hát lần 2: Hát với nhạc đệm
+ Cô giới thiệu nội dung bài hát: bài hát nói về Bạn búp bê bé tý teo nhưng rất đáng yêu và không khóc nhè
- Cho trẻ nghe giai điệu bài hát.( bật đĩa)
+ Cho cả lớp cùng hưởng ứng
- Cô củng cố, giáo dục trẻ .
* Hoạt động 3: Trò chơi: Tai ai tinh.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến luật chơi và cách chơi: Cô mời 1 bạn lên đội mũ chóp, cô cho bạn ở dưới lớp hát và sử dụng dụng cụ âm nhạc , cô đố bạn đội mũ biết tên bạn hát? Và sử dụng dụng cụ âm nhạc gì?
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Cô bao quát trẻ chơi.
4. Củng cố:
- Củng cố bài: Hôm nay cô dạy các con bài hát gì
- Giáo dục trẻ: Yêu thích đến lớp học
5. Nhận xét – tuyên dương:
- Trẻ ngồi vào vị trí
- Trò chuyện chủ đề cùng cô.
- có ạ 
- Trẻ lắng nghe cô hát
- Trẻ nghe cô giới thiệu
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát
- Cả lớp hát
- Tổ hát 
- nhóm trẻ hát
- Cá nhân trẻ hát
- Trẻ lắng nghe cô
- Trẻ lắng nghe
- Nhắc lại tên bài hát.
- Chú ý lắng nghe
- Trẻ hưởng ứng
- Lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
* Đánh giá trẻ hằng ngày ( đánh giá những vấn đề nổi bật về : Tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc; thái độ hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ): 
Thứ 5 ngày 22 tháng 9 năm 2017.
Tên hoạt động : Nhận biết phân biệt: Màu đỏ- màu vàng
Hoạt động bổ trợ: 
 Đồng dao: Dung dăng dung dẻ
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên màu đỏ, màu vàng
- Biết màu đỏ, màu vàng của một số đồ dùng, đồ chơi.
2. Kỹ năng: 
- Trẻ gọi đúng tên màu đỏ, màu vàng. 
- Trẻ phân biệt được lọ hoa màu đỏ, màu vàng, bông hoa màu đỏ, màu vàng. 
- Trẻ có kỹ năng lấy và cất đồ dùng theo yêu cầu của cô. 
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
3. Thái độ: 
- Trẻ hứng thú tham gia học tập, biết lấy cất đồ dùng gọn gàng đúng nơi quy định. 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng
* Đồ dùng của cô: 
- Bài giảng điện tử trên powerpoint. 
- 1 lọ hoa màu đỏ, 1 lọ hoa màu xanh, 1 bông hoa màu đỏ, 1 bông hoa màu xanh. 
- Nhạc bài “Hoa bé ngoan”, “Ra vườn hoa”.
* Đồ dùng của trẻ: 
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng 1 lọ hoa màu đỏ, 1 lọ hoa màu vàng, 1 bông hoa màu đỏ, 1 bông hoa màu xanh. 
2. Địa điểm: 
- Trong lớp học
III.CÁCH TIẾN HÀNH: 
 Hướng dẫn của giáo viên
 Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức 
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Dung dăng dung dẻ” 
- Cô Hải mặc áo màu gì? Bạn nào mặc áo màu giống của cô Thủy? (Nếu trẻ không trả lời được cô gợi mở giúp trẻ) 
2. giới thiệu bài.
Giờ nhận biết phân biệt hôm nay cô sẽ cùng các con nhận biết phân biệt màu đỏ màu vàng nhé
3. Tổ chức các hoạt động
*Hoạt động 1: Nhận biết màu đỏ, màu xanh. 
 Cô cho trẻ nhận biết phân biệt lọ hoa màu đỏ, lọ hoa màu vàng. Hoa màu đỏ, hoa màu vàng qua hình ảnh trên máy tính. Các con cùng hướng lên màn hình xem cô Thủy có gì nhé!
- Lần 1: 
+ Các con nhìn xem cô có lọ hoa màu gì? 
+ Các con nhìn xem cô còn có lọ hoa màu gì nữa? 
- Cô đưa lần lượt lọ hoa màu đỏ, lọ hoa màu vàng ra cho trẻ phân biệt lọ hoa màu đỏ, lọ hoa màu vàng.
- Lần 2: Ngoài những lọ hoa màu đỏ, lọ hoa màu vàng ra cô còn có những bông hoa rất đẹp.
+ Các con nhìn xem cô có hoa màu gì? 
+ Ngoài hoa màu đỏ các con xem cô còn có hoa màu gì nữa?
- Cô đưa lần lượt hoa màu đỏ, hoa màu xanh ra cho trẻ phân biệt hoa màu đỏ, hoa màu vàng. 
- Cô cắm hoa vào lọ các con chú ý xem nhé, cô cắm hoa màu đỏ vào lọ màu gì (đỏ), hoa màu vàng vào lọ màu gì (vàng).
- Cô nhắc lại: “Hoa màu đỏ cô cắm vào lọ màu đỏ, hoa màu vang cô cắm vào lọ màu vàng”.
*Hoạt động 2. Phân biệt màu đỏ, màu xanh.
- Cô đã chuẩn bị những lọ hoa và bông hoa rất đẹp, trẻ đi lấy đồ dùng.
- Cô đến gần trẻ hỏi trẻ trong rổ có lọ hoa và bông hoa màu gì?
- Các con hãy xếp hoa và lọ ra phía trước nào.
+ Cô nói chọn cho cô lọ hoa màu đỏ, thì trẻ phải chọn đúng lọ hoa màu đỏ và giơ lên nói lọ hoa màu đỏ. Cô nói chọn cho cô lọ hoa màu vàng thì trẻ phải chọn đúng lọ hoa màu vàng và giơ lên nói lọ hoa màu vàng.
+ Cô nói chọn cho cô bông hoa màu đỏ thì trẻ chọn đúng hoa màu đỏ giơ lên và nói hoa màu đỏ. Chọn cho cô bông hoa màu vàng thì trẻ chọn đúng hoa màu vàng giơ lên và nói hoa màu vàng. 
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần. (Trẻ chưa chọn được cô hướng dẫn trẻ chọn và nói).
- Cô nói chọn cho cô bông hoa màu đỏ cắm vào lọ màu đỏ, thì trẻ phải lấy đúng hoa màu đỏ và cắm vào lọ màu đỏ. Cô nói chọn cho cô bông hoa màu vàng cắm vào lọ màu vàng, thì trẻ lấy đúng hoa màu vàng cắm vào lọ màu xanh.
- Cô hỏi trẻ có thích hoa để tặng các cô không? 
- Cho trẻ cầm 1 bông hoa mà trẻ thích. (Cho trẻ cất đồ dùng) Và cho trẻ lại gần cô hỏi trẻ có bông hoa màu gì? 
*Hoạt động 3. Ôn luyện: Trò chơi : “Thi xem ai giỏi”
- Cách chơi: Trên bàn cô có lọ hoa màu đỏ, lọ hoa màu vàng, bạn nào có hoa màu đỏ thì phải để vào đúng bàn có lọ hoa màu đỏ, bạn nào có hoa màu vàng thì để vào bàn có lọ hoa màu vàng. 
- Cô cho trẻ chơi và kiểm tra kết quả của trẻ. 
- Cô hỏi trẻ hôm nay cô Hải cho các con nhận biết, phân biệt màu gì? 
- Giáo dục trẻ: Không được hái hoa, vặt lá, bẻ cành.
4 Củng cố: 
 Hôm nay chúng mình được nhận biết phân biệt màu gì?
5. Nhận xét tuyên dương.
Cô nhận xét tuyên dương trẻ 
- Trẻ chơi cùng cô.
- Trẻ trả lời. (Nhiều trẻ trả lờ
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời. 
- Trẻ trả lời.
- Trẻ phân biệt. 
- Trẻ lấy và về chỗ
- Trẻ trả lời.
- Trẻ xếp hoa và lọ ra phía trước
- Trẻ chọn. 
- Trẻ chọn lấy hoa theo yêu cầu của cô.
- Trẻ trả lời. 
- Trẻ cất hoa
- Trẻ tham gia chơi.
- Trẻ trả lời.
* Đánh giá trẻ hằng ngày ( đánh giá những vấn đề nổi bật về : Tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc; thái độ hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ): 
.
Tuần thứ: 04 TÊN CHỦ ĐỀ LỚN: BÉ KHỎE- BÉ ĐẸP 
 Thời gian thực hiện: Số tuần: 4 tuần 
	 Tên chủ đề nhánh: Bé là bé trai hay bé 
 Thời gian thực hiện: Số tuần: 01 
 A. TỔ CHỨC CÁC
Hoạt động
Nội dung
Mục đích- Yêu cầu
Chuẩn bị
Đón trẻ
-
Chơi
-
Thể dục sáng
 - Đón trẻ.
- Chơi theo ý thích.
- Điểm danh.
- Dự báo thời tiết.
- Trò chuyện về chủ đề: “Bé là bé trai hay bé gái”
-
 Thể dục sáng: Tập với bài: Nào chúng ta cùng tập thể dục
- Tạo mối quan hệ giữa cô và trẻ.
- Trẻ thích đến trường, lớp cùng cô và các bạn.
- Trẻ được chơi thoải mái theo ý thích
- Trẻ biết được tên mình, tên các bạn theo thứ tự trong sổ điểm danh
- Trẻ biết mô tả đặc điểm thời tiết tại thời điểm quan sát, có khả năng dự báo thời tiết.
- Trẻ nắm được những điểm nổi bật của chủ đề nhánh: “Bé là bé trai hay bé gái”.
- Trẻ nhận biết và phân biệt được bé trai hay bé gái qua trang phục
- Nhằm phát triển thể lực cho trẻ. 
- Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ khi tham gia tập thể dục sáng
- Trẻ tập đúng, đều, đẹp các động tác thể dục theo đúng nhịp bài hát.
- Thông thoáng phòng học.
- Đồ dùng, đồ chơi trong các góc.
- Sổ điểm danh.
- Bảng theo 
dõi thời tiết.
- Tranh chủ đề.
- Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
- Trang phục gọn gàng.
- Nhạc bài hát : “Nào chúng ta cùng tập thể dục”.
Từ ngày 25/ 9 đến 20/10/ 2017
gái 
Từ ngày 25/9 đến 29/9/ 2017
 HOẠT ĐỘNG
 Hướng dẫn của giáo viên
 Hoạt động của trẻ
1. Đón trẻ:
- Đón trẻ tận tay phụ huynh, nhắc trẻ chào cô, các bạn, chào bố, mẹ. Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định
- Cho trẻ vào lớp chơi tự do chơi theo ý thích.
2. Điểm danh:
- Cô điểm danh tên từng trẻ, trẻ nào đi học
đứng lên “dạ cô”, trẻ không đi, cả lớp nói “không đi”.
3. Dự báo thời tiết:
- Cô hướng trẻ quan sát về thời tiết và cho trẻ dự báo thời tiết trong ngày rồi gắn biểu tượng
4. Trò chuyện buổi sáng:
- Cô cùng trẻ quan sát tranh chủ đề: “Bé là bé trai hay bé gái”. Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bức tranh, giáo dục trẻ
5.Thể dục sáng: 
a.Ổn định tổ chức:
- Tập trung trẻ xếp hàng, kiểm tra sức khỏe của trẻ
b. Giới thiệu bài: Tập với bài hát “Nào chúng ta cùng tập thể dục”
c.Hướng dẫn
* Hoạt động1:- Khởi động: Xoay các khớp cổ,tay, chân.
*Hoạt động 2: 
- Trọng động:Tập với bài hát “Nào chúng ta cùng tập thể dục”
+ Đưa tay đầu: đưa 2 tay ra phía trước, cầm nhẹ vành tai nghiêng đầu sang 2 bên.
+ Ô saolắc: 1 tay chống hông 1 tay chỉ ra phía trước
+ Đưa taymình: 2 tay chống hông lắc lư người
+ Ô saolắc: 1 tay chống hông 1 tay chỉ ra phía trước
+ Đưa tayđùi: 2 tay chống vào đầu gối xoay sang trái, sang phải
- Cho trẻ tập 2 lần
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Cỏ thấp - cây cao” 
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
*Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cho trẻ tập động tác nhẹ nhàng 1-2 vòng sân.
d. Kết thúc: Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục 
- Trẻ chào cô và các bạn, cất đồ dùng đúng nơi quy định, chơi tự do trong góc.
- Trẻ “ Dạ cô” khi được gọi tên.
- Trẻ dự báo thời tiết.
- Trò chuyện cùng cô.
- Trẻ xếp hàng.
- Trẻ khởi động.
- Di chuyển thành 2 hàng ngang.
- Trẻ tập.
- Trẻ chơi.
- Trẻ làm động tác 
 A. TỔ CHỨC CÁC
Hoạt động
Nội dung
Mục đích- Yêu cầu
Chuẩn bị
Hoạt động góc
 - 
Hoạt động chơi, tập
1. Góc phân vai: 
- Gia đình
- Bán hàng
- Nấu ăn
- Bế em
2. Góc HĐVĐV
- Xây nhà cho búp bê
- Xếp hàng dào 
- Xếp đường đi
- Lắp ghép theo ý thích
3. Góc sách truyện:
- Xem tranh, ảnh về bé trai, bé gái.
- Tô màu bé trai, bé gái
4. Góc vân động:
- Hát, vận động các bài hát trong chủ đề
- Chơi trò chơi nu na nu nống, con thỏ
5. Góc thiên nhiên: 
- Chăm sóc hoa.
- Tưới nước cho hoa
- Nhặt lá rụng 
- Trẻ biết thể hiện một vài hành động chơi phù hợp với vai chơi ( gia đình, bán hàng nấu cơm, bế em, chào mời khách mua hàng, mua đồ, trả lại tiền thừa)
- Trẻ lựa chọn góc chơi phù hợp với sở thích của bản trẻ.
- Hứng thú khi tham gia các hoạt động
- Trẻ biết vị trí các góc chơi, đồ chơi đặc trưng của các góc.
- Rèn luyện kỹ năng lắp ghép, sắp xếp đồ dùng đồ chơi hợp lý.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử cho trẻ (kỹ năng bán hàng, nấu cơm, bé em,...)
- Trẻ được rèn luyện kỹ năng chơi theo nhóm và hoạt động tập thể.
- Rèn luyện kỹ năng hát, chơi trò chơi, tô màu. 
- Trẻ hát và vận động các bài hát trong chủ đề.
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi cùng các bạn
- Trẻ chơi đoàn kết cùng bạn, biết giúp đỡ bạn trong khi chơi
- Trẻ có kỹ năng chăm sóc, tưới nước, bảo vệ cây, biết nhặt lá rung quanh sân trường.
- Đồ chơi bán hàng.
- Búp bê
- Đồ chơi nấu ăn.
- Đồ chơi lắp ghép.
- Khối gỗ.
- Tranh ảnh về bé trai, bé gái
- Tranh cho trẻ tô
- Bút màu
- Xắc xô
- Dụng cụ chăm sóc cây
- Nước, bình tưới cây 
- Sọt đựng rác
HOẠT ĐỘNG
 Hướng dẫn của giáo viên
 Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ đi tham quan các góc chơi trong lớp.
2.Giới thiệu hoạt động:
- Cô giới thiệu các góc chơi trong ngày.
3.Hướng dẫn cho trẻ hoạt động:
*Hoạt động 1: Thoả thuận chơi:
- Bạn nào giỏi hãy kể cho cô và các bạn biết trong lớp mình có những góc chơi gì? Con thích chơi ở góc nào? Con sẽ rủ bạn nào cùng chơi và chơi như thế nào trong góc chơi?
- Cô nêu cụ thể nhiệm vụ của từng góc, từng vai chơi.
- Cho trẻ nhận vai và góc chơi. Cho trẻ hát, đọc thơ và nhẹ nhàng đi về các góc chơi.
*Hoạt động 2: Quá trình chơi:Trong quá trình chơi, cô bao quát, quan sát tham gia chơi cùng trẻ.
+ Cô gợi ý để trẻ thể hiện ý tưởng chơi.
+ Xử lý giúp trẻ khi gặp khó khăn trong quá trình chơi
- Khuyến khích trẻ liên kết các nhóm chơi.
- Nhắc nhở trẻ trẻ chơi đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau .
* Hoạt động 3: Nhận xét - kết thúc chơi:
- Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi của trẻ.
- Cho trẻ đi tham quan góc hoạt động với đồ vật 
- Cô mời nhóm trưởng giới thiệu về góc chơi :
+ Công trình của nhóm hoạt động với đồ vật là gì?
+ Xếp như thế nào? Xếp có đẹp không?
- Cô mời trẻ nhận xét góc chơi của bạn:
- Cô nhận xét chung về kết quả chơi của các góc, quá trình chơi của trẻ, sản phẩm và cho trẻ cất đồ chơi .
Trẻ tập trung quanh cô
- Trẻ nghe.
- Trẻ kể tên các góc.
- Trẻ trả lời.
- Lắng nghe.
- Trẻ hát và đi vào các góc chơi.
- Trẻ chơi.
- Trẻ liên kết nhóm chơi.
- Tham quan, nhận xét các góc.
- Trẻ giới thiệu góc chơi của mình.
- Trẻ cất đồ chơi
 A. TỔ CHỨC CÁC
Hoạt động
Nội dung
Mục đích- Yêu cầu
Chuẩn bị
Hoạt động ngoài trời
-
Hoạt động chơi tập
1. Hoạt động có chủ đích:
- Quan sát tranh vẽ bé trai, bé gái
- Quan sát các hoạt động vui chơi của bé trai, bé gái
- Đi dạo quanh sân trường
- Chơi với nước, cát
2.Trò chơi vận động: 
- Gieo hạt
- Bóng tròn to
-Trời nắng - trời mưa
3. Hoạt động chơi tự chọn.
- Trẻ có thể nhận và phân biệt được bé trai- bé gái qua trang phục
- Trẻ có thể nói được tên các trò chơi của bé trai, bé gái thường hay chơi.
- Trẻ biết tên các loại cây trong sân trường.
- Trẻ biết cách cầm chai, lọ , phiễu để rót nước vào chai, in bàn tay trên cát.
- Phát triển vận động cho trẻ.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi do cô tổ chức.
- Trẻ được rèn luyện vận động chân, tay, phát triển sự khéo léo cho trẻ.
- Phát triển giác quan (xúc giác) qua việc chơi trò chơi.
 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, luyện hành vi giao tiếp ứng xử.
- Phát triển các giác quan, rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ.
- Trẻ được tự do chơi theo ý thích.
- Trẻ chơi đoàn kết, biết giúp đỡ bạn bè trong khi chơi.
- Trẻ có ý thức khi tham gia các hoạt động tập thể, biết chăm ngoan học giỏi.
- Yêu quý trường lớp và trẻ thích được đến lớp học
- Tranh ảnh về bé trai, bé gái
- Tranh bé trai đang đá bóng
- Tranh bé gái đang chơi búp bê, nấu ăn..
- Chỗ râm mát để trẻ quan sát
- Nước, cát.
- Trẻ thuộc bài đồng dao.
- Sân trường sạch sẽ.
- Đu quay, cầu trượt sạch sẽ, an toàn.
- Phấn, vòng, bóng.
HOẠT ĐỘNG
 Hướng dẫn của giáo viên
 Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức: 
- Tập trung trẻ, kiểm tra sức khỏe của trẻ.
- Trò chuyện về thời tiết trong ngày => giáo dục
2. Giới thiệu bài: 
- Cô giới thiệu các hoạt động ngoài trời
3. Hướng dẫn: 
* Hoạt động 1: Hoạt động có chủ đích:
- Quan sát tranh bé trai, bé gái, đàm thoại với trẻ về đạ điểm, trang phục của bé trai, bé gái=> Giáo dục
- Quan sát tranh bé trai đang đá bóng, đàm thoại về tên trò chơi các bạn đang chơi.
- Quan sát tranh bé gái đang chơi búp bê, nấu ăn đàm thoại với trẻ về tên các trò chơi mà bạn gái đang chơi
=>Giáo dục
- Quan sát các khu vực trong trường: Cô đưa trẻ dạo chơi xung quanh sân trường cho trẻ quan sát cây cối xung quanh trường => Giáo dục
- Cô cùng trẻ chơi với nước: Rót nước vào chai xem chai nào to hơn, chai nào nhỏ hơn..
- Cô cùng trẻ chơi với cát in bàn tay trên cát, cô quan sát nhắc trẻ không được lấy cát ném vào bạn..
=>Giáo dục trẻ không được ném cát vào bạn, không được ném cát ra sân, chơi xong cta đồ dùng đúng nơi quy định.
* Hoạt động 2: Trò chơi vận động: 
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi.
- Tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, tuyên dương
*Hoạt động 3: Hoạt động chơi tự chọn: 
- Cô cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời, cô quan sát bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi chơi.
4. Củng cố:
- Giờ hoạt động ngoài trời hôm nay các con được quan sát gì?
- Các con được chơi những trò chơi gì?
=> Giáo dục 
5. Nhận xét, tuyên dương: 
- Nhận xét giờ hoạt động ngoài trời
- Nhận xét tuyên dương những trẻ ngoan tham gia vào giờ học, nhắc nhở những trẻ chưa ngoan cần cố gắng.
- Trẻ tập trung.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ quan sát tranh và đàm thoại cùng cô
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ rót nước vào chai
- Trẻ in bàn tay trên cát
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi.
- Trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời
- Trẻ trả lời
Trẻ nghe
 A.TỔ CHỨC CÁC
Hoạt động
Nội dung
Mục đích- Yêu cầu
Chuẩn bị
Hoạt động ăn
1. Trước khi ăn.
2. Trong khi ăn.
3. Sau khi ăn.
- Trẻ biết tên món ăn, biết giá trị dinh dưỡng có trong món ăn.
- Biết cách xúc cơm ăn, biết kê ghế ngồi vào bàn ăn.
- Rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ, không làm rơi vãi thức ăn, không xúc cơm sang bát của bạn và ăn gọn gàng , có một số thói quen hành vi văn minh (mời cô và các bạn trước khi ăn, không nói chuyện, nô đùa)
- Vệ sinh sạch sẽ ( lau tay, lau miệng, uống nước,....) cất bát thìa sau khi ăn 
- Không chạy nhảy sau khi ăn xong
- Giáo dục trẻ biết ăn hết xuất, không làm rơi cơm, cháo ra chiếu.
- Mặc quần áo công tác, khẩu tran
- Dụng cụ đựng, chia thức ăn.
- Bài hát mời bạn ăn
- Bàn, ghế (đủ 4- 6 trẻ một bàn)
- Bát, thìa.
 - Đĩa đựng khăn lau ẩm,  đĩa đựng thức ăn rơi.
- Khăn lau miệng, cốc uống nước
Hoạt động ngủ
Trước khi ngủ.
Theo dõi trẻ ngủ.
Sau khi ngủ dậy.
- Đảm bảo chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ.
- Trẻ được nghỉ ngơi sau những hoạ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop mam tuan 123456_12180438.doc