Giáo án Lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng - Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi của bé

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHƠI – TẬP, VẬN ĐỘNG NHẸ NHÀNG

Động tác phát triển cơ hô hấp, tay, chân, lườn.

(Vận động nhẹ nhàng theo các động tác)

1. Mục đích- yêu cầu.

- Trẻ biết tập các động tác theo cô giáo.

- Trẻ có ý thức trong khi luyện tập, hứng thú luyện tập.

- Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong khi tập luyện.

2. Chuẩn bị.

- Sắc xô, khu vực dạo chơi, vận động bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn.

- Trẻ khỏe mạnh.

3. Tổ chức hoạt động.

- Cô và trẻ đi dạo chơi, thổi nơ tay, khởi động các khớp tay, chân.

- Trẻ vận động nhẹ nhàng theo cô tác động tác tay, chân, lườn, bụng,.

- Cô nhận xét động viên trẻ.

 

doc 19 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 14794Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng - Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi của bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
- Trẻ có ý thức trong khi luyện tập, hứng thú luyện tập.
- Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong khi tập luyện.
2. Chuẩn bị.
- Sắc xô, khu vực dạo chơi, vận động bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn.
- Trẻ khỏe mạnh.
3. Tổ chức hoạt động.
- Cô và trẻ đi dạo chơi, thổi nơ tay, khởi động các khớp tay, chân.
- Trẻ vận động nhẹ nhàng theo cô tác động tác tay, chân, lườn, bụng,...
- Cô nhận xét động viên trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHƠI - TẬP TRONG CÁC KHU VỰC CHƠI
Tên các khu vực chơi
Mục đích 
yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành chơi
1. Khu chơi thao tác vai:
Trò chơi: Ru em bé, cho em búp bê ăn, chơi nấu ăn
- Trẻ biết ru em ngủ, cho em ăn.
- Trẻ biết chơi với các đồ chơi nấu ăn
- Búp bê, bộ đồ nấu ăn, giường, nôi ngủ, tủ, bàn, ghế
- Trẻ bế búp bê đung đưa để ru ngủ, bón cho em ăn
- Trẻ tập các thao tác với các đồ chơi nấu ăn đơn giản
- Giải quyết tình huống trong khi trẻ chơi.
- Bao quát trẻ khi trẻ chơi
2. Khu xếp hình:
Xâu vòng, lắp ghép đồ chơi
- Trẻ biết lắp ghép các đồ chơi.
- Trẻ biết xâu vòng màu xanh, màu đỏ
- Các khối lắp ghép bằng nhựa
- Hoa, hạt và dây đủ cho trẻ xâu vòng ( màu đỏ, màu xanh).
- Trẻ lắp ghép các đồ chơi để tạo thành ngôi nhà.
- Giải quyết tình huống trong khi trẻ chơi.
- Bao quát trẻ khi trẻ chơi
- Trẻ xâu vòng màu xanh, màu đỏ cùng với cô
3. Khu xem sách tranh:
Tranh ảnh và trò chuyện về chủ đề.
- Trẻ biết chọn tranh có các hình ảnh như: Quả bóng, búp bê, ô tô,..
- Biết trả lời câu hỏi của cô giáo
- Tranh ảnh, sách truyện theo chủ đề 
- Trẻ chọn được tranh, chỉ và nói đúng hình ảnh phù hợp với nội dung chủ đề
- Giải quyết tình huống trong khi trẻ chơi.
- Bao quát trẻ khi trẻ chơi
5. Bé thích
chơi TC dân gian
Biết tên trò chơi, luật chơi, cách chơi các TCDG.
- Các loại hột hạt, que, mũ...
- Chơi kéo cưa lừa sẻ, trồng nụ trồng hoa, chi chi chành chành, nu na nu nống,...
Thứ hai ngày 16 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. ĐÓN TRẺ 
- Đón trẻ, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ. Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
- Trẻ vui chơi tự chọn – Điểm danh – Chấm báo ăn – Chào cờ.
II. HOẠT ĐỘNG CHƠI - TẬP:
1. Vận động nhẹ nhàng: Tập các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật..
2. Hoạt động chơi – Tập có chủ định
PTTC, XH- TM: 
NDTT: Dạy hát: “ ĐÔI DÉP”
Trò chơi: “ TAI AI TINH”
a. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả và hiểu nội dung bài hát
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát. Trẻ biết lắng nghe và đoán âm thanh của dụng cụ âm nhạc.
* Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng ca hát và cảm thụ âm nhạc.
* Thái độ: Trẻ vâng lời cô, đi học không khóc nhè.
b. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Đĩa nhạc, dụng cụ âm nhạc,...
- Đồ dùng của trẻ: Quần áo gọn gàng.
- Địa điểm: Trong lớp
c. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú, trò chuyện chủ đề
- Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
* Hoạt động 2: Dạy hát
- Cô hát lần 1: Cử chỉ
- Lần 2: Hát và làm động tác
 + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
 + Trong bài hát nói về cái gì?
 + Đôi dép trong bài hát như thế nào?
 + Đôi dép dùng để làm gì?
- Cô hát và làm động tác.
- Cô dạy trẻ hát từng câu.
- Cô và trẻ hát 3- 4 lần. Cô động viên trẻ hát
- Thi đua cá nhân trẻ hát. Cô nhận xét, sửa sai, khen trẻ.
 Các con nhớ phải đi dép và giữ gìn đôi dép sạch sẽ,...
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Tai ai tinh”
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi. Nhận xét, khen trẻ.
- Kết thúc: Cô cùng trẻ hát: “ Đôi dép”
- Trẻ trò chuyện
- Trẻ chú ý
- Trẻ lắng nghe cô hát
- Trẻ trả lời
- Đôi dép
- Rất xinh
- Để đi
- Trẻ hát
- Trẻ hát thi đua
- Trẻ chú ý
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ hát
3. Dạo chơi ngoài trời
- Chơi ở khu vực vườn hoa
- Chơi theo ý thích
a. Yêu cầu:
- Đảm bảo an toàn cho trẻ. Trẻ vui chơi đoàn kết
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm khu vực vườn hoa.
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích. Phát triển ngôn ngữ, tư duy cho trẻ.
- Phát triển vận động thô qua các trò chơi ngoài trời
b. Chuẩn bị:
- Đồ dùng: Khu vực vườn hoa, bàn ghế, hột hạt, lá, phấn, dây đan tết, giấy A4, giấy màu, sáp màu, hồ dán
c. Tiến hành:
- Cho trẻ ra sân trường. Giới thiệu về buổi dạo chơi
- Cho trẻ quan sát, trò chuyện về khu vực vườn hoa.
- Gợi ý cho trẻ quan sát 
- Chơi theo ý thích. Gợi ý cho trẻ chơi các nhóm chơi
- Động viên khuyến khích trẻ chơi
- Trò chơi vận động : Cho trẻ chơi “ Gieo hạt”
4. Chơi – Tập trong các khu vực chơi:
- Khu chơi Thao tác vai: Chơi với Búp bê, nấu ăn, ru búp bê ngủ
- Khu bé xếp hình: Xếp theo ý thích
- Khu bé làm sách tranh: Trò chuyện về lớp học của bé
- Khu bé chơi trò chơi dân gian: Chơi các trò chơi dân gian
5. Vệ sinh – ăn trưa – ngủ trưa.
- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân trước khi ăn.
- Cô kê bàn ghế, chuẩn bị khăn lau, đĩa đựng cơm rơi.
- Trước khi chia ăn cô đeo găng tay, đeo khẩu trang, tạp dề để chia ăn.
- Chú ý những trẻ biếng ăn xếp vào 1 bàn. Động viên trẻ ăn hết xuất.
- Trẻ ăn xong cho trẻ đi vệ sinh, lau miệng. Cô trải chiếu, lấy gối cho trẻ ngủ.
- Trẻ ngủ dậy cô dọn dẹp đồ dùng.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Vận động nhẹ - Vệ sinh, ăn phụ
2. Ôn bài hát: Đôi dép
a. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ thuộc lời bài hát. Mạnh dạn tự tin hát cùng cô.
- Trẻ không tranh giành đồ chơi với các bạn trong lớp
b. Chuẩn bị:
- Đầu đĩa, đĩa bài hát, xắc xô, lớp học sạch sẽ...
c. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Trò chuyện cùng trẻ
* Hoạt động 2: Ôn lại bài hát: Đôi dép
- Cô giới thiệu bài hát. Cô hát cho tre nghe 1 lần.
- Cô cùng trẻ hát 2 – 3 lần. Cô động viên trẻ hát.
- Trẻ vui chơi 2 - 3 lần
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô cho trẻ chơi theo ý thích
3. Vệ sinh – ăn chiều. Chơi theo ý thích
4. Vệ sinh – nêu gương - trả trẻ
Đánh giá cuối ngày:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 17 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ 
- Đón trẻ, nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ. Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
- Trẻ vui chơi tự chọn – Điểm danh – Chấm báo ăn.
B. HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP:
1. Chơi tập: Vận động nhẹ nhàng các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật..
2. Hoạt động chơi – tập có chủ định.
GIÁO DỤC NGÔN NGỮ:
Truyện: CÁI CHUÔNG NHỎ 
a. Mục đích - Yêu cầu:
* Kiến thức: Trẻ nhớ tên chuyện: Cái chuông nhỏ. Trẻ hiểu được cốt chuyện
* Kỹ năng: - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ biết lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô 
* Thái độ: Trẻ biết đoàn kết yêu thương nhau. Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện. 
 b. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Tranh truyện, PP, máy chiếu, chuông, chiếu, đầu đĩa, ... 
- Đồ dùng của trẻ: Quần áo gọn gàng
- Địa điểm: Trong lớp.
 c. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú 
 - Cho trẻ chơi “ chuông kêu ở đâu “
 - Cách chơi: cô cho trẻ lên bịt mắt .Cô lắc chuông trẻ nghe và trẻ chỉ tay về phía cô 
 - Tiếng chuông kêu như thế nào? 
 - Cô có một câu chuyện có tên là: Cái chuông nhỏ. Các con hãy lắng nghe cô kể 
* Hoạt động 2: Cô kể chuyện.
- Cô kể lần một: Cử chỉ.
- Cô vừa kể câu chuyện gì? Trong chuyện có những con vật nào?
- Lần 2: Máy chiếu 
- Mèo con có cái gì? 
- Ai mượn cái chuông của mèo con? 
 - Tại sao mèo con lại không cho các bạn mượn? 
- Mèo con đến gần bờ sông để làm gì?
 - Mèo bị làm sao? Ai đã cứu mèo con?
 - Mèo con có ân hận không? Mèo con nói với các bạn như thế nào?
 - Cô kể lần 3 (có thể cho xem đĩa, dối dẹt ) 
 * TC: Cùng làm đông tác kéo mèo rơi xuống nước lên. 
 - GD trẻ biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô cùng trẻ hát bài: Là con mèo
- Trẻ chơi TC
- Leng keng ,leng keng 
- Trẻ chú ý
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Cái chuông 
- Chó ,thỏ ,dê 
- vì mèo con sợ các bạn lấy 
- Để nhìn mình dưới nước
- Bị ngã. Các bạn chó thỏ dê 
- Có. Mèo con cho các bạn mượn cái chuông nhỏ 
- Cho trẻ xem đĩa
- Trẻ chơi
- Trẻ chú ý
- Trẻ hát
3. Dạo chơi ngoài trời
- Chơi ở khu vườn cổ tích
- Chơi theo ý thích
a. Mục đích - Yêu cầu:
- Đảm bảo an toàn cho trẻ
- Trẻ biết dạo chơi quanh sân trường và hít thở không khí trong lành
- Phát triển khả năng quan sát. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Phát triển vận động thông qua các trò chơi ngoài trời
- Trẻ biết yêu quý trường lớp, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi
b. Chuẩn bị: 
- Đồ dùng: Bàn ghế, hột hạt, lá, phấn, giấy A4, giấy màu, sáp màu, hồ dán
c. Tiến hành:
- Cô và trẻ đi ra khu vườn cổ tích: + Giới thiệu buổi dạo chơi
+ Hướng cho trẻ quan sát khu vườn cổ tích
+ Trẻ nói lên những gì trẻ quan sát được
- Trẻ chơi theo ý thích: Gợi ý cho trẻ các nhóm chơi
+ Động viên khích lệ trẻ khi chơi
4. Chơi – Tập theo ý thích trong các khu vực chơi:
- Khu chơi Thao tác vai: Chơi với Búp bê, nấu ăn, ru Búp bê ngủ
- Khu bé xếp hình: Xếp theo ý thích
- Khu bé làm nghệ thuật: Chơi với một số dụng cụ âm nhạc 
- Khu bé chơi trò chơi dân gian: Chơi các trò chơi dân gian
5. Vệ sinh – ăn trưa – ngủ trưa.
- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân trước khi ăn.
- Cô kê bàn ghế, chuẩn bị khăn lau, đĩa đựng cơm rơi.
- Trước khi chia ăn cô đeo găng tay, đeo khẩu trang, tạp dề để chia ăn.
- Chú ý những trẻ biếng ăn xếp vào 1 bàn. Động viên trẻ ăn hết xuất.
- Trẻ ăn xong cho trẻ đi vệ sinh, lau miệng. Cô trải chiếu, lấy gối cho trẻ ngủ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Vận động nhẹ - Vệ sinh, ăn phụ
2. Làm vở chủ đề trang 2,3.
a. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ biết cầm bút và tô màu chiếc mũ.
- Trẻ không tranh giành đồ chơi với các bạn trong lớp.
b. Chuẩn bị:
- Vở chủ đề, bút màu, bàn ghế,...
c. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Trò chuyện cùng trẻ
* Hoạt động 2: Tô màu chiếc mũ
- Cô giới thiệu vở chủ đề
- Cô tô mẫu chiếc mũ cho trẻ quan sát.
- Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi.
- Trẻ tô cô động viên khuyến khích trẻ.
* Hoạt động 3: Kết thúc: Cô cho trẻ chơi theo ý thích
3. Vệ sinh – ăn chiều. Chơi theo ý thích
4. Vệ sinh – nêu gương - trả trẻ
Đánh giá cuối ngày:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 18 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. ĐÓN TRẺ 
- Đón trẻ, nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ. Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
- Trẻ vui chơi tự chọn – Điểm danh – Chấm báo ăn.
II. HOẠT ĐỘNG CHƠI - TẬP
1. Vận động nhẹ: Tập chung toàn trường.
2. Hoạt động Chơi – Tập có chủ định
GDTC – XHTM
 Tạo hình: NẶN ĐÔI ĐŨA.
1. Mục đích, yêu cầu:
* Kiến thức: Trẻ biết cách nặn đôi đũa, biết làm mềm đất, lăn dọc, kéo dài...để tạo ra sản phẩm.
* Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, sự khéo léo của đôi bàn tay, khả năng thẩm mỹ của trẻ.
* Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia, biết bảo vệ giữ gìn sản phẩm
2. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Mẫu nặn đôi đũa, đất nặn, bẳng nặn, khăn lau tay.
- Đồ dùng của trẻ: Đất nặn, bảng nặn, khăn lau
- Địa điểm: Trong lớp
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 * Gây hứng thú
- Cô cho trẻ chơi TC: Chiếc túi kỳ lạ
* Hoạt động 1: Quan sát mẫu nặn - Đàm thoại - Cô thực hiện mẫu.
- Trên bàn cô có gì đây?
- Đôi đũa có hình dạng như thế nào?
- Để nặn được đôi đũa cô làm thế nào?
- Bây giờ chúng mình chú ý cô nặn mẫu nhé.
 Cô làm mẫu và giải thích cách làm: Cô làm mềm đất bằng 1 tay, cô bóp cho thật mềm ra, sau đó cô chia đất ra, cô lăn dọc và kéo dài ra để tạo thành chiếc đũa. Cô đã nặn xong một chiếc đũa rồi. Chúng mình cùng quan sát cô nặn tiếp chiếc đũa thứ 2 nhé.
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Cô phát đồ dùng cho trẻ
- Tay đẹp các con đâu?( Trẻ đưa tay ra phía trước)
Cô cùng trẻ chơi trò chơi: “ Tay đẹp”
- Cô cho trẻ thực hiện. Cô bao quát và giúp đỡ những trẻ nặn yếu hơn.
* Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm
- Trẻ mang sản phẩm lên trưng bày
- Con thích sản phẩm nào? Vì sao con thích? 
- Cô nhận xét chung – Tuyên dương trẻ.
- Kết thúc: Cô cùng trẻ hát bài: đu quay
- Trẻ chơi TC
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ chú ý
- Trẻ nhận đồ dùng
- Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trưng bày sản phẩm
- Trẻ nhận xét
- Trẻ chú ý
- Trẻ hát
3. Dạo chơi ngoài trời.
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
- Chơi theo ý thích
a. Yêu cầu: - Đảm bảo an toàn cho trẻ. Trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời. 
- Có kỹ năng quan sát, khả năng chú ý, ghi nhớ, có chủ định.
- Hứng thú tích cực chủ động tham gia hoạt động
- Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ bạn.
b. Chuẩn bị.
 - Khu vực dạo chơi của trẻ sạch sẽ, an toàn
- Hột hạt, lá cây khô, dây, một số quả nhựa, phấn trắng đảm bảo tính an toàn khi trẻ sử dụng chúng.
c. Tiến hành:
* Chơi ở khu đồ chơi..
- Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài: Đi chơi
- Giới thiệu buổi dạo chơi
+ Hỏi trẻ những lưu ý khi ra sân chơi. Cho trẻ dạo chơi
+ Hỏi trẻ về những gì nổi bật mà trẻ quan sát được 
+ Tình cảm của trẻ đối với những con vật, đồ chơi trẻ nhìn thấy...
* Chơi theo ý thích
+ Gợi ý các nhóm chơi
- TCVĐ: Đuổi bắt cùng cô. Động viên, khích lệ trẻ chơi
4. Chơi – Tập trong các khu vực chơi.
- Khu chơi Thao tác vai: Chơi với Búp bê, nấu ăn, ru Búp bê ngủ
- Khu bé xếp hình: Xếp theo ý thích
- Khu chơi vận động: Tập với vòng, gậy,...
- Khu xem sách: Xem sách, tranh ảnh, tranh truyện về chủ đề.
5. Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa
- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân trước khi ăn.
- Cô kê bàn ghế, chuẩn bị khăn lau, đĩa đựng cơm rơi.
- Trước khi chia ăn cô đeo găng tay, đeo khẩu trang, tạp dề để chia ăn.
- Chú ý những trẻ biếng ăn xếp vào 1 bàn. Động viên trẻ ăn hết xuất.
- Trẻ ăn xong cho trẻ đi vệ sinh, lau miệng. Cô rải chiếu, lấy gối cho trẻ ngủ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Vận động nhẹ - Vệ sinh – Ăn phụ.
2. Ôn nặn đôi đũa
a. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ biết nặn đôi đũa, biết lăn dọc, biết kéo dài.
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm.
b. Chuẩn bị:
- Đất nặn, bảng con, khăn lau tay,...
c. Tiến hành:
- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.
- Cô cho trẻ nặn đôi đũa. Cô động viên khuyến khích trẻ.
- Cô cùng trẻ nhận xét sản phẩm.
- Cô cho trẻ chơi theo ý thích
3. Vệ sinh – ăn chính chiều. Chơi theo ý thích
4. Vệ sinh – nêu gương - trả trẻ
* Đánh giá cuối ngày
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 19 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ 
- Đón trẻ, nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ. Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
- Trẻ vui chơi tự chọn – Điểm danh – Chấm báo ăn.
B. HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP:
1. Chơi tập: Vận động nhẹ nhàng các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật..
2. Hoạt động chơi – tập có chủ định.
GIÁO DỤC NHẬN THỨC:
NBPB: MÀU XANH - MÀU ĐỎ - MÀU VÀNG.
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và gọi tên được các đồ chơi và phân biệt các màu đỏ, màu xanh, màu vàng qua đồ dùng đồ chơi.
- Trẻ nói đúng, rõ tên màu đỏ, màu xanh, màu vàng. 
b. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng phân biệt được các màu sắc
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
c. Thái độ: - Biết nhường nhịn bạn khi chơi
2. Chuẩn bị:
a. Đồ dùng của cô: - Quả nhựa (màu đỏ, xanh, vàng). Đồ chơi (Màu đỏ, màu xanh, màu vàng), vòng thể dục 3 màu,...
b. Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 1 rổ có quả màu xanh, đỏ, vàng.
c. Địa điểm: Trong lớp.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp.
- Cô và trẻ cùng đi chơi đến cây treo quả. 
- Đố bé cây có quả màu gì?(cô chỉ vào quả và hỏi trẻ).
- Cô cho bé hái quả và bỏ vào đúng giỏ: quả màu xanh(đỏ, vàng) bỏ vào giỏ màu xanh (đỏ, vàng).
- Các con vừa hái quả màu gì?
* Hoạt động 2: Nhận biết phân biệt màu xanh – đỏ - vàng.
- Thế mình hái quả xong rồi ,cô cháu mình cùng đi về nhà bằng xe ôtô nhé! Cô đố trẻ: 
- Vòng lái màu gì? 
- Cô cho trẻ nói màu ( Gọi 3-4 trẻ nói)
- Cô lần lượt cầm vòng màu vàng, vòng màu đỏ ( cho trẻ nói tên , màu sắc). 
- Cô và các con cùng làm chú tài xế lái ôtô nhé! 
- Cô cho trẻ chơi: Bóng tròn to
- Cô đưa quả bóng màu xanh ra cho trẻ quan sát và hỏi: 
 + Cô có quả gì đây?
 + Quả bóng này màu gì? ( Cô gọi 3- 4 trẻ trả lời).
- Quả màu đỏ, màu vàng cô cũng đưa ra tương tự và hỏi trẻ.
* Hoạt động 3: Củng cố	
- Cô tạo tình huống trang trí lớp chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10. 
- Cô cho cháu xem mẫu trang trí. 
- Chia 3 nhóm cháu chơi, mỗi nhóm một cây và trang trí. 
+ Nhóm 1: Hoa, quả màu xanh.
+ Nhóm 2: Hoa, quả màu đỏ.
+ Nhóm 3: Hoa, quả màu vàng.
- Khi cháu thực hiện xong, cô động viên cháu đến nhóm khác và cùng thực hiện
- Kết thúc: Cô cùng trẻ hát bài: Cô và mẹ
- Trẻ trả lời
- Trẻ thi hái quả
- Quả táo màu đỏ
- Màu xanh
- Trẻ nói
- Trẻ trả lời
- Vâng ạ.
- Trẻ chơi TC
- Quả bóng
- Màu vàng
- Trẻ chú ý
- Trẻ chơi TC
- Trẻ thực hiện
- Trẻ hát
3. Dạo chơi ngoài trời.
- Chơi ở khu bể cá
- Chơi theo ý thích
a. Yêu cầu:
- Đảm bảo an toàn cho trẻ. Trẻ chơi ở khu vực bể cá. 
- Có kỹ năng quan sát, khả năng chú ý, ghi nhớ, có chủ định.
- Hứng thú tích cực chủ động tham gia hoạt động
- Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ bạn.
b. Chuẩn bị.
- Khu vực dạo chơi của trẻ sạch sẽ, an toàn
- Hột hạt, lá cây khô, dây, một số quả nhựa, phấn trắng đảm bảo tính an toàn khi trẻ sử dụng chúng.
c. Tiến hành:
* Chơi ở khu vực sân trường
- Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài: Cá vàng bơi
- Giới thiệu buổi dạo chơi
+ Hỏi trẻ những lưu ý khi ra sân chơi
+ Cho trẻ dạo chơi
+ Hỏi trẻ về những gì nổi bật mà trẻ quan sát được 
+ Tình cảm của trẻ đối với các con vật...
* Chơi theo ý thích
+ Gợi ý các nhóm chơi
- TCVĐ: Chi chi chành chành. Động viên, khích lệ trẻ chơi
4. Chơi – Tập trong các khu vực chơi
- Khu chơi Thao tác vai: Chơi với Búp bê, nấu ăn, ru Búp bê ngủ
- Khu bé xếp hình: Xếp theo ý thích
- Khu chơi vận động: Tập với vòng, gậy,...
- Khu xem sách: Xem sách, tranh ảnh, tranh truyện về chủ đề.
5. Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa.
- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân trước khi ăn.
- Cô kê bàn ghế, chuẩn bị khăn lau, đĩa đựng cơm rơi.
- Trước khi chia ăn cô đeo găng tay, đeo khẩu trang, tạp dề để chia ăn.
- Chú ý những trẻ biếng ăn xếp vào 1 bàn. Động viên trẻ ăn hết xuất.
- Trẻ ăn xong cho trẻ đi vệ sinh, lau miệng. Cô rải chiếu, lấy gối cho trẻ ngủ.
- Trẻ ngủ dậy cô dọn dẹp đồ dùng.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Vận động nhẹ - Vệ sinh, ăn phụ
2. Làm vở chủ đề trang 5,6.
a. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ biết cầm bút và tô màu quả bóng.
- Trẻ không tranh giành đồ chơi với các bạn trong lớp.
b. Chuẩn bị:
- Vở chủ đề, bút màu, bàn ghế,...
c. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Trò chuyện cùng trẻ
* Hoạt động 2: Tô màu quả bóng
- Cô giới thiệu vở chủ đề
- Cô tô mẫu quả bóng cho trẻ quan sát.
- Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi.
- Trẻ tô cô động viên khuyến khích trẻ.
* Hoạt động 3: Kết thúc: Cô cho trẻ chơi theo ý thích
3. Vệ sinh – ăn chiều. Chơi theo ý thích
4. Vệ sinh – nêu gương - trả trẻ
Đánh giá cuối ngày:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 20 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. ĐÓN TRẺ 
- Đón trẻ, nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ. Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
- Trẻ vui chơi tự chọn – Điểm danh – Chấm báo ăn.
II. HOẠT ĐỘNG CHƠI - TẬP
1. Vận động nhẹ: Tập chung toàn trường.
2. Hoạt động Chơi – Tập có chủ định
GDTC – XHTM
Âm nhạc: ÔN MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC.
a. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát và tên tác giả của bài hát.
 - Trẻ thuộc lời, giai điệu các bài hát trong chủ đề.
 - Trẻ hứng thú nghe cô hát, biết biểu lộ cảm xúc theo bài hát.
* Kỹ năng: - Trẻ hát đúng và hát rõ ràng, tự tin. Phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ.
* Thái độ: - Giáo dục trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động.
b. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Đầu đĩa, bài hát, xắc xô, mũ âm nhạc,...
- Đồ dùng của trẻ: Xắc xô, phách tre.
- Địa điểm: Trong lớp.
c. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động âm nhạc tổng hợp 
- Cô giới thiệu chương trình: Cuộc thi giọng hát Việt nhí 2017.
- Phần 1: Tài năng của Bé.
- Phần 2: Thưởng thức âm nhạc.
- Ba đội sẽ giao lưu với nhau qua một bài hát: “ Cháu đi mẫu giáo”.
- Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?
* Phần 1: Tài năng của bé: “Hát theo hình vẽ”
- Yêu cầu của phần chơi này như sau:
 Trên màn hình chương trình có ba ô cửa dánh số 1,số 2 và số 3. Ba đội sẽ phải vượt qua những thử thách của chương trình để giành quyền mở ô cửa, khi ô cửa được mở ra thì ba đội sẽ phải lần lượt hát, hoặc đọc một bài thơ nói về nội dung của ô cửa đó.
* Ô cửa số 1: Tranh về chiếc đu quay
- Trò chuyện với trẻ về bức tranh.
- Hát và vận động bài hát: 

Tài liệu đính kèm:

  • docLop nha tre 24 36 thang_12191015.doc