Giáo án Mầm non - Chủ đề “đồ dùng đồ chơi của bé”

I. Phát triển thể chất

* Vận động:

1. Trẻ biết vận động cơ bản: Đi, bò , tr¬ườn, chui, chạy và tập hít thở

* Hoạt động với đồ vật:

2. Trẻ biết tập xâu vòng. - Chơi - tập vận động nhẹ nhàng.

- Đi các kiểu chân

- Bò chui qua cổng

- Đi trong đường hẹp.

- Tập xâu vòng - Vận động: Bò chui qua cổng, đi trong đường hẹp.

- Chơi TC:

+ TC vận động: Bóng tròn to, Con bọ dừa, hãy tìm đồ vật có dạng hình này, chạy tiếp cờ, gieo hạt

+ TC dân gian: Nu na nu nống, Mèo đuổi chuột, Chi chi chành chành, dung dăng dung dẻ,.

- TC: Gieo hạt

 

doc 26 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 2038Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non - Chủ đề “đồ dùng đồ chơi của bé”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn bè trong khi tập luyện.
2. Chuẩn bị.
- Sắc xô, khu vực dạo chơi, vận động bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn.
- Trẻ khỏe mạnh.
3. Tổ chức hoạt động.
- Cô và trẻ đi dạo chơi, thổi nơ tay, khởi động các khớp tay, chân.
- Trẻ vận động nhẹ nhàng theo cô tác động tác tay, chân, lườn
- Cô nhận xét động viên trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHƠI - TẬP TRONG CÁC KHU VỰC CHƠI
Tên các khu vực chơi
Mục đích 
yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành chơi
1. Khu chơi thao tác vai:
Trò chơi: Ru em bé, cho em búp bê ăn, chơi nấu ăn
- Trẻ biết ru em ngủ, cho em ăn.
- Trẻ biết chơi với các đồ chơi nấu ăn
- Búp bê, bộ đồ nấu ăn, giường, nôi ngủ, tủ, bàn, ghế
- Trẻ bế búp bê đung đưa để ru ngủ, bón cho em ăn
- Trẻ tập các thao tác với các đồ chơi nấu ăn đơn giản
- Giải quyết tình huống trong khi trẻ chơi.
- Bao quát trẻ khi trẻ chơi
2. Khu xếp hình:
Xâu vòng, lắp ghép đồ chơi
- Trẻ biết lắp ghép các đồ chơi.
- Trẻ biết xâu vòng màu xanh, màu đỏ
- Các khối lắp ghép bằng nhựa
- Hoa, hạt và dây đủ cho trẻ xâu vòng ( màu đỏ, màu xanh).
- Trẻ lắp ghép các đồ chơi để tạo thành ngôi nhà.
- Giải quyết tình huống trong khi trẻ chơi.
- Bao quát trẻ khi trẻ chơi
- Trẻ xâu vòng màu xanh, màu đỏ cùng với cô
3. Khu xem sách tranh:
Tranh ảnh và trò chuyện về chủ đề.
- Trẻ biết chọn tranh có các hình ảnh như: Quả bóng, búp bê, ô tô,..
- Biết trả lời câu hỏi của cô giáo
- Tranh ảnh, sách truyện theo chủ đề 
- Trẻ chọn được tranh, chỉ và nói đúng hình ảnh phù hợp với nội dung chủ đề
- Giải quyết tình huống trong khi trẻ chơi.
- Bao quát trẻ khi trẻ chơi
4. Khu vận động:
Chơi nhà bóng.
TC: Bóng tròn to, bắt chước tạo dáng
- Trẻ biết chơi với bóng, các trò chơi: Bóng tròn to, bắt chước tạo dáng
- Trẻ hứng thú khi chơi trò chơi
- Nhà bóng.
- Chơi trò chơi: bóng tròn to
- Trẻ trèo bậc thang vào nhà bóng
- Trẻ cầm bóng tung cao, đá bóng bằng chân, đưa bóng qua đầu, chuyền bóng cho bạn
- Giải quyết tình huống trong khi trẻ chơi.
- Bao quát trẻ khi trẻ chơi
Thứ hai ngày 09 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. ĐÓN TRẺ 
- Đón trẻ, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ. Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
- Trẻ vui chơi tự chọn – Điểm danh – Chấm báo ăn – Chào cờ.
II. HOẠT ĐỘNG CHƠI - TẬP:
1. Vận động nhẹ nhàng: Tập các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật..
2. Hoạt động chơi – Tập có chủ định
GIÁO DỤC NHẬN THỨC:
Nhận biết tập nói: CÁI BÁT – CÁI THÌA.
1. Mục đích – yêu cầu
a. Kiến thức: - Trẻ nhận biết và gọi tên được một số đồ dùng.
- Trẻ biết được lợi ích và công dụng của đồ dùng.
b. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng phân biệt được các đồ dùng đó.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lac cho trẻ.
c. Thái độ: - Trẻ có ý thức sử dụng và sử dụng đồ trong gia đình.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
2. Chuẩn bị: 
a. Đồ dùng của cô: - Cái bát, cái thìa
- Tranh vẽ cái bát, tranh vẽ cái thìa. 
- Hộp đựng quà cái bát, cái thìa. Băng đĩa nhạc.
b. Đồ dùng của trẻ: - Tranh lô tô: Cái bát, cái thìa.(mỗi trẻ một bộ).
c. Địa điểm: Trong lớp
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ôn định tạo hứng thú:
- Cho cả lớp hát bài: “Giờ ăn đến rồi”.
- Trò chuyện:
+ Trong bữa ăn hằng ngày ở gia đình, các con thường thấy những gì để đựng thức ăn?
+ Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu những đồ dùng đó nhé!.
* Hoạt động 2: Trò chuyện.
* Cái bát:
- “Trời tối” “Trời sáng".
- Cô giới thiệu: Hôm nay bạn búp bê có tặng lớp chúng ta một món quà. Cô và các con cùng mở ra xem nhé!.
- Cô đưa cái bát thật ra.
 + Hỏi trẻ đây là cái gì?
- Cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân cùng đọc (Cái bát).
 + Cái bát này dùng để làm gì?
 + Miệng bát có dạng hình gì?
 + Cái bát này có màu gì?
 Đây là cái bát, miệng bát có dạng hình tròn. Nó có màu trắng, dùng để đựng cơm. Được làm bằng sứ rất dể vỡ khi sử dụng các con phải nhớ phải cẩn thận.
* Cái thìa:
- “Nhìn xem” “Nhìn xem”.
- Cô đưa cái thìa (vật thật) cho trẻ xem.
 + Hỏi trẻ đây là cái gì?.
Cho cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân trẻ đọc (Cái thìa).
 + Cái thìa dùng để làm gì?
 + Khi xúc cơm các con xúc cơm bằng tay nào? (Cho cả lớp cùng đưa tay phải lên).
 Đây là cái thìa được làm bằng inox, dùng để xúc cơm và thức ăn.
* So sánh cái bát và cái đĩa.
- Giống nhau:
 + Đều để dùng trong gia đình
 + Đều được làm bằng sứ, bằng inoc.
- Khác nhau:
 + Cái bát dùng để đựng cơm
 + Cái thìa dùng để đựng xúc cơm và thức ăn.
* Hoạt động 3: Luyện tập củng cố.
 Cô đọc câu đố:
 “Miệng tròn lòng trắng phau phau
 Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hằng ngày”
- Cô hỏi tiếp: Cái gì dùng để xúc ăn?
- Cái gì đựng cơm, thức ăn hằng ngày?
- Cô đọc câu đố trẻ lắng nghe và chọn lô tô thích hợp đưa lên cô kiểm tra.
* Trò chơi 1: “Vật gì biến mất”
 Trên màn hình cô xuất hiện cái bát, cái thìa. Lần lượt cho từng đồ dùng biến mất và cho trẻ trả lời.
* Trò chơi 2: “Tìm đúng nhà”
Cô chuẩn bị 2 bức tranh:
Bức tranh 1: vẽ hình cái bát
Bức tranh 2: vẽ hình cái thìa
 Cô phát cho mỗi trẻ 1 lô tô tương ứng với 2 bức tranh trên. Cho trẻ vừa đi vừa hát, khi kết thúc lời bài hát cô nói: “Tìm đúng nhà” thì trẻ cầm lô tô nào thì về bức tranh đó.
- Cô hướng dẩn trẻ chơi từ 2 – 3 lần.
* Kết thúc: Cô cùng trẻ hát bài: Chiếc khăn tay
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Vâng
- Trẻ chú ý
- Cái bát
- Trẻ nói
- Đựng cơm
- Hình tròn
- Màu trắng
- Trẻ chú ý
- Xem gì, xem gì
- Cái thìa
- Trẻ đọc
- Xúc cơm và thức ăn
- Tay phải
- Trẻ chú ý 
- Trẻ so sánh
- Trẻ chú ý
- Cái thìa
- Cái bát
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chú ý
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ hát
3. Dạo chơi ngoài trời.
- Chơi ở khu có đồ chơi
- Chơi theo ý thích
a. Yêu cầu:
- Đảm bảo an toàn cho trẻ
- Trẻ chơi đồ chơi ngoài trời ở khu vực trước cửa lớp. 
- Có kỹ năng quan sát, khả năng chú ý, ghi nhớ, có chủ định.
- Hứng thú tích cực chủ động tham gia hoạt động
- Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ bạn.
b. Chuẩn bị.
- Khu vực dạo chơi của trẻ sạch sẽ, an toàn
- Hột hạt, lá cây khô, dây, một số quả nhựa, phấn trắng đảm bảo tính an toàn khi trẻ sử dụng chúng.
c. Tiến hành:
* Chơi ở khu vực sân trường
- Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài: Đi chơi
- Giới thiệu buổi dạo chơi
+ Hỏi trẻ những lưu ý khi ra sân chơi
+ Cho trẻ dạo chơi
+ Hỏi trẻ về những gì nổi bật mà trẻ quan sát được 
+ Tình cảm của trẻ đối với các bạn...
* Chơi theo ý thích
+ Gợi ý các nhóm chơi
- TCVĐ: Bóng tròn to. Động viên, khích lệ trẻ chơi
4. Chơi – Tập trong các khu vực chơi
- Khu chơi Thao tác vai: Chơi với Búp bê, nấu ăn, ru Búp bê ngủ
- Khu bé xếp hình: Xếp theo ý thích
- Khu chơi vận động: Tập với vòng, gậy,...
- Khu xem sách: Xem sách, tranh ảnh, tranh truyện về chủ đề.
5. Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa.
- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân trước khi ăn.
- Cô kê bàn ghế, chuẩn bị khăn lau, đĩa đựng cơm rơi.
- Trước khi chia ăn cô đeo găng tay, đeo khẩu trang, tạp dề để chia ăn.
- Chú ý những trẻ biếng ăn xếp vào 1 bàn. Động viên trẻ ăn hết xuất.
- Trẻ ăn xong cho trẻ đi vệ sinh, lau miệng. Cô rải chiếu, lấy gối cho trẻ ngủ.
- Trẻ ngủ dậy cô dọn dẹp đồ dùng.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Vận động nhẹ - Vươn vai dài rộng.
2. Chuẩn bị và tổ chức ăn bữa phụ cho trẻ. 
3. Chơi – Tập theo ý thích: Trò chơi dân gian: Kéo cưa lừa xẻ.
a. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ mạnh dạn tư tin giao lưu cùng các bạn, biết chơi trò chơi.
- Không tranh giành đồ chơi với các bạn trong lớp
b. Chuẩn bị: - Đồ chơi, lớp học sạch sẽ...
c. Tiến hành: - Cô nói luật chơi, cách chơi để trẻ hiểu rõ
- Cô chơi cùng trẻ (trò chơi quen thuộc với trẻ)
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi, động viên trẻ.
- Trẻ vui chơi 2 - 3 lần. Cô cho trẻ chơi theo ý thích
4. Vệ sinh – ăn chính chiều. Chơi theo ý thích
5. Vệ sinh – nêu gương - trả trẻ
* Đánh giá cuối ngày
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 10 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ 
- Đón trẻ, nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ. Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
- Trẻ vui chơi tự chọn – Điểm danh – Chấm báo ăn.
B. HOẠT ĐỘNG CHƠI - TẬP
1. Vận động nhẹ nhàng: Tập các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật..
2. Hoạt động chơi – Tập có chủ định
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Thể dục: BÒ CHUI QUA CỔNG 
a. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức: - Trẻ biết bò chui qua cổng không chạm vào cổng.
- Trẻ kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi: Bóng tròn to.
* Kỹ năng: - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát triển thể lực.
* Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
b. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Cổng chui.
- Đồ dùng của trẻ: Trang phục gọn gàng
- Địa điểm: Trong lớp học
c. Tiến hành: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Khởi động: Trẻ đi, chạy, kiễng chân theo cô 
* Hoạt động 2: Trọng động. 
a. BTPTC: Tay em 
+ ĐT1: Tay đẹp đâu ( giơ tay ra trước) Mất rồi( giấu tay sau lưng) 
+ ĐT2: Đồng hồ tích tắc( 2 tay cầm vành tai nghiêng sang hai bên) 
+ ĐT3: Hái hoa ( Ngồi xuống tay vờ hái hoa) 
- Động tác 3 tập bổ trợ 
b. VĐCB: Bò chui qua cổng. 
- Bạn búp bê mời chúng mình đến nhà bạn chơi. Nhưng nhà bạn rất khó đi, phải đi qua một cái cổng rất thấp mới đến được nhà bạn.
* Cô làm mẫu 2 lần giải thích rõ ràng, cô đứng đúng vạch chuẩn sau đó cô bò thật khéo léo chân no tay kia đầu không cúi, mắt nhìn thẳng, đến cổng cô chui thật khéo léo để không chạm vào cổng. Sau đó cô đứng lên chào búp bê.
* Trẻ thực hiện.
- Lần lượt cho từng trẻ thực hiện vài lần.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cho trẻ tập thi đua giữa 2 tổ với nhau vài lần.
c. TCVĐ: Kéo cưa lừa xẻ. Chơi 2 lần
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Đi nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân. Chuyển hoạt động.
- Trẻ khởi động
- Trẻ tập động tác cùng cô
- Trẻ lắng nghe cô
- Trẻ chú ý
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi trò chơi 
- Trẻ đi nhẹ nhàng
3. Dạo chơi ngoài trời.
- Chơi ở khu vườn cổ tích
- Chơi theo ý thích
a. Yêu cầu: - Đảm bảo an toàn cho trẻ. Trẻ chơi ở khu vườn cổ tích. 
- Có kỹ năng quan sát, khả năng chú ý, ghi nhớ, có chủ định.
- Hứng thú tích cực chủ động tham gia hoạt động
- Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ bạn.
b. Chuẩn bị. - Khu vực dạo chơi của trẻ sạch sẽ, an toàn
- Hột hạt, lá cây khô, dây, một số quả nhựa, phấn trắng đảm bảo tính an toàn khi trẻ sử dụng chúng.
c. Tiến hành:
* Chơi ở khu vườn cổ tích.
- Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài: Đi chơi
- Giới thiệu buổi dạo chơi
+ Hỏi trẻ những lưu ý khi ra sân chơi. Cho trẻ dạo chơi
+ Hỏi trẻ về những gì nổi bật mà trẻ quan sát được 
+ Tình cảm của trẻ đối với những con vật, đồ chơi trẻ nhìn thấy...
* Chơi theo ý thích
+ Gợi ý các nhóm chơi
- TCVĐ: Đuổi bắt cùng cô. Động viên, khích lệ trẻ chơi
4. Chơi – Tập trong các khu vực chơi.
- Khu chơi Thao tác vai: Chơi với Búp bê, nấu ăn, ru Búp bê ngủ
- Khu bé xếp hình: Xếp theo ý thích
- Khu chơi vận động: Tập với vòng, gậy,...
- Khu xem sách: Xem sách, tranh ảnh, tranh truyện về chủ đề.
5. Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa.
- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân trước khi ăn.
- Cô kê bàn ghế, chuẩn bị khăn lau, đĩa đựng cơm rơi.
- Trước khi chia ăn cô đeo găng tay, đeo khẩu trang, tạp dề để chia ăn.
- Chú ý những trẻ biếng ăn xếp vào 1 bàn. Động viên trẻ ăn hết xuất.
- Trẻ ăn xong cho trẻ đi vệ sinh, lau miệng. Cô rải chiếu, lấy gối cho trẻ ngủ.
- Trẻ ngủ dậy cô dọn dẹp đồ dùng.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Vận động nhẹ - Vươn vai dài rộng.
2. Chuẩn bị và tổ chức ăn bữa phụ cho trẻ. 
3. Chơi – Tập theo ý thích: Trò chơi dân gian: Gieo hạt.
a. Mục đích – Yêu cầu: - Trẻ mạnh dạn tư tin giao lưu cùng các bạn, biết chơi trò chơi.
- Không tranh giành đồ chơi với các bạn trong lớp
b. Chuẩn bị: - Lớp học sạch sẽ...
c. Tiến hành: - Cô nói luật chơi, cách chơi để trẻ hiểu rõ
- Cô chơi cùng trẻ (trò chơi quen thuộc với trẻ)
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi, động viên trẻ.
- Trẻ vui chơi 2 - 3 lần. Cô cho trẻ chơi theo ý thích
4. Vệ sinh – ăn chính chiều. Chơi theo ý thích
5. Vệ sinh – nêu gương - trả trẻ
* Đánh giá cuối ngày
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 20 tháng 09 năm 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. ĐÓN TRẺ 
- Đón trẻ, nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ.
- Trò chuyện với trẻ về ngày hội đến trường của bé.
- Trẻ vui chơi tự chọn – Điểm danh – Chấm báo ăn.
II. HOẠT ĐỘNG CHƠI - TẬP
1. Vận động nhẹ: Tập chung toàn trường.
2. Hoạt động Chơi – Tập có chủ định
GDTC – XHTM
 Tạo hình: DÁN QUẢ BÓNG MÀU ĐỎ.
a. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức: + Trẻ biết bôi keo và dán quả bóng
+ Trẻ phân biệt được màu đỏ.
* Kỹ năng: + Phát triển khả  năng chú ý lắng nghe của trẻ
+ Rèn luyện sự khéo léo của bàn tay khi dán.
* Thái độ: Trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình làm ra 
b. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: + Tranh mẫu, bút màu, giấy A4, hình quả bóng đã cắt dán sẵn, khăn lau tay...
+ Bàn ghế đủ cho trẻ.
- Đồ dùng của trẻ: + Vở tạo hình, keo dán, khăn lau tay...
- Địa điểm: Lớp học
c. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú, trò chuyện
- Cô cùng trẻ hát bài: Bóng tròn to.
- Cô trò chuyện cùng trẻ về bài hát, về chủ đề.
* Hoạt động 2: Quan sát mẫu
- Cô có bức tranh gì đây? 
- Chùm bóng như thế nào?
 Bóng có rất nhiều hình dạng, có quả bóng hình tròn, có quả hình mặt gấu, hình mặt thỏ..
* Hướng dẫn trẻ dán quả bóng.
- Ngoài ra cô còn có 1 bức tranh nhưng chưa được hoàn thiện, bây giờ cô và các con cùng dán những quả bóng để bức tranh được hoàn thiện nhé!
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2 + giải thích:
 Để dán quả bóng trước tiên cô dùng ngón tay trỏ để cô chấm hồ sau đó cô chấm hồ đúng vào mặt trái của quả bóng, cô lau tay vào khăn lau, cô ấn nhẹ để quả bóng dính chặt không bị rơi.
 Tiếp theo cô chọn quả bóng màu vàng, màu xanh và dán tiếp ( hỏi trẻ thao tác thực hiện khi dán)
- Trước tiên cô làm gì? Chấm hồ xong cô làm gì đây? Cô chọn quả bóng màu gì đây?
Các con có muốn dán những chùm bóng đẹp như cô không?
 Cô có những bức tranh chưa được hoàn thiện và cô đã chuẩn bị cho chúng mình hồ dán, khăn lau tay và nhưng quả bóng rất đẹp các con hãy về chỗ của mình để hoàn thiện những bức tranh giúp cô nào!
* Hoạt động 3: Trẻ về nhóm và thực hiện
- Cho trẻ thực hiện
Mở nhạc nhẹ nhàng cho trẻ thực hiện.
- Trong quá trình trẻ thực hiện cô đến bên trẻ động viên, khuyến khích và giúp đỡ trẻ còn yếu.
- Cô nhắc trẻ chú ý không chấm quá nhiều hồ để bức tranh không bị ướt, không làm nhàu, rách giấy.
- Cô đến bên trẻ, hỏi trẻ: Con đang làm gì? 
- Quả bóng của con dán màu gì?
* Hoạt động 4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm
 Cô treo tất cả sản phẩm của trẻ vào góc treo tranh và cho 1 số trẻ lên giới thiệu bức tranh của mình.
- Bức tranh của con đâu?
- Quả bóng trong tranh con dán màu gì ?
- Cô nhận xét lại lần nữa, động viên, tuyên dương trẻ
* GD: Các con ạ! Quả bóng là đồ dùng, đồ chơi trong lớp nên các con phải chú ý giữ gìn đồ dùng, đồ chơi nhé.
- Trẻ hát
- Trẻ trò chuyện
- Trẻ trẻ lời
- Trẻ chú ý
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ chú ý
- Có ạ
- Trẻ chú ý
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận xét sản phẩm
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý
3. Dạo chơi ngoài trời.
- Chơi ở khu vườn cổ tích
- Chơi theo ý thích
a. Yêu cầu: - Đảm bảo an toàn cho trẻ. Trẻ chơi ở khu vườn cổ tích. 
- Có kỹ năng quan sát, khả năng chú ý, ghi nhớ, có chủ định.
- Hứng thú tích cực chủ động tham gia hoạt động
- Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ bạn.
b. Chuẩn bị.
 - Khu vực dạo chơi của trẻ sạch sẽ, an toàn
- Hột hạt, lá cây khô, dây, một số quả nhựa, phấn trắng đảm bảo tính an toàn khi trẻ sử dụng chúng.
c. Tiến hành:
* Chơi ở khu vườn cổ tích.
- Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài: Đi chơi
- Giới thiệu buổi dạo chơi
+ Hỏi trẻ những lưu ý khi ra sân chơi. Cho trẻ dạo chơi
+ Hỏi trẻ về những gì nổi bật mà trẻ quan sát được 
+ Tình cảm của trẻ đối với những con vật, đồ chơi trẻ nhìn thấy...
* Chơi theo ý thích
+ Gợi ý các nhóm chơi
- TCVĐ: Đuổi bắt cùng cô. Động viên, khích lệ trẻ chơi
4. Chơi – Tập trong các khu vực chơi.
- Khu chơi Thao tác vai: Chơi với Búp bê, nấu ăn, ru Búp bê ngủ
- Khu bé xếp hình: Xếp theo ý thích
- Khu chơi vận động: Tập với vòng, gậy,...
- Khu xem sách: Xem sách, tranh ảnh, tranh truyện về chủ đề.
5. Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa
- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân trước khi ăn.
- Cô kê bàn ghế, chuẩn bị khăn lau, đĩa đựng cơm rơi.
- Trước khi chia ăn cô đeo găng tay, đeo khẩu trang, tạp dề để chia ăn.
- Chú ý những trẻ biếng ăn xếp vào 1 bàn. Động viên trẻ ăn hết xuất.
- Trẻ ăn xong cho trẻ đi vệ sinh, lau miệng. Cô rải chiếu, lấy gối cho trẻ ngủ.
- Trẻ ngủ dậy cô dọn dẹp đồ dùng.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Vận động nhẹ - Vươn vai dài rộng.
2. Chuẩn bị và tổ chức ăn bữa phụ cho trẻ. 
3. Ôn dán quả bóng
a. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ biết dán quả bóng, biết bôi hồ và dán.
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm.
b. Chuẩn bị:
- Vở tạo hình, bóng cắt sẵn, hồ dán, khăn lau tay, lớp học sạch sẽ...
c. Tiến hành:
- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.
- Cô cho trẻ dán quả bóng vào vở. Cô động viên khuyến khích trẻ.
- Cô cùng trẻ nhận xét sản phẩm.
- Cô cho trẻ chơi theo ý thích
4. Vệ sinh – ăn chính chiều. Chơi theo ý thích
5. Vệ sinh – nêu gương - trả trẻ
* Đánh giá cuối ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 12 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ 
- Đón trẻ, nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
- Trẻ vui chơi tự chọn – Điểm danh – Chấm báo ăn.
B. HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP
1. Vận động nhẹ nhàng: Tập các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật..
2. Hoạt động chơi – tập có chủ định
GIÁO DỤC NGÔN NGỮ
Thơ: CHIA ĐỒ CHƠI
a. Mục đích – Yêu cầu.
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ và biết nội dung bài thơ: “Bài thơ nói về sự nhường nhịn, biết chia sẻ đồ chơi với bạn trong khi chơi.”
- Trẻ biết đọc thơ cùng cô và cảm nhận được giọng điệu của bài thơ.
* Kĩ năng:
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Rèn khả năng đọc thơ rõ ràng, đủ câu cho trẻ.
* Thái độ:
- Trẻ biết chia sẻ đồ chơi với bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn. Trẻ biết yêu quý, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
b. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Tranh thơ, PP, máy chiếu, bài đồng dao, đầu đĩa,...
- Đồ dùng của trẻ: Quần áo gọn gàng sạch sẽ
- Địa điểm: Trong lớp.
c. Tiến hành
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định.
- Cô cùng trẻ đọc bài đồng dao: “ Đi cầu đi quán” và đi vòng quanh lớp để đi chợ mua hàng.
- Các con vừa được đi đâu về?
- Các con đã mua được những gì nào?
 Cô thấy các con mua được rất nhiều đồ chơi, các con có muốn chơi không?
- Trong khi chơi các con phải chơi thế nào?
- Có một bài thơ rất hay nói về sự nhường nhịn của các bạn trong khi chơi đấy,các con cùng lắng nghe cô đọc bài thơ “ Chia đồ chơi” nhé!
2. Nội dung
2.1. Hoạt động 1: Cô đọc thơ
- Cô đọc thơ lần 1: Diễn cảm
- Cô đọc thơ lần 2: Kết hợp máy chiếu
2.2. Hoạt động 2: Trích dẫn đàm thoại.
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ có nhắc đên những đồ chơi gì?
Trích dẫn : “ Ô tô đẹp
                      Búp bê xinh”
- Trong bài thơ em bé đã làm gì khi có đồ chơi mới??
Trích dẫn : “ Em chia cho bạn
                     Không chơi một mình”
- Bài thơ “ Chia đồ chơi” nói về bạn nhỏ đã biết nhường nhịn, biết chia sẻ đồ chơi với bạn trong khi chơi đây các con ạ.
=> Các con cũng phải học tập bạn nhỏ trong bài thơ, trong khi chơi phải biết chia sẻ đồ chơi,không tranh giành đồ chơi với bạn nhé!
2.3. Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ
- Cho trẻ đọc thơ cùng cô.
- Cho tổ thi đua đọc cùng cô.
- Khuyến khích, động viên cá nhân đọc cùng cô. Trong quá trình trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ. 
3. Kết thúc
- Cô cho trẻ hát bài hát “ Em búp bê” và đi ra ngoài.
- Trẻ đọc cùng cô và đi quanh lớp.
- Đi chợ ạ
- Đồ chơi ạ
- Có ạ
- Nhường bạn
- Trẻ lắng nghe
- Nghe cô đọc thơ
- Chia đồ chơi
- Ô tô,búp bê
- Trẻ nghe
- Chia cho bạn
- Trẻ nghe
- Dạ
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ hát và đi ra ngoài.
3. Dạo chơi ngoài trời.
- Chơi ở khu vườn cổ tích
- Chơi theo ý thích
a. Yêu cầu: - Đảm bảo an toàn cho trẻ. Trẻ chơi ở khu vườn cổ tích. 
- Có kỹ năng quan sát, khả năng chú ý, ghi nhớ, có chủ định.
- Hứng thú tích cực chủ động tha

Tài liệu đính kèm:

  • docnhanh do dung do choi_12179420.doc