Giáo án Mẫu giáo lớn - Chủ đề 5: Thế giới động vật - Nhánh: Động vật dưới nước

MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất

 - Trẻ có kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể, biết chăm sóc sức khỏe cho bản thân.

 - Giáo dục trẻ cú kỹ năng về ăn uống hợp vệ sinh, biết được thức ăn nào không nên ăn và thức ăn đó bị ôi thiu. (GDDDSK)

 - Trẻ có ý thức ăn đủ l¬ượng đủ chất, trẻ có thói quen văn hoá,vệ sinh và thói quen tự phục vụ.

- Trẻ có kỹ năng thực hiện một số vận động: Bật xa, nhảy vào vòng liên tục ném xa, Trèo lên suống thang chạy nhấc cao dùi, Đập bóng suống sàn và bắt bóng

2. Phát triển nhận thức.

 - Dạy trẻ nhận biết và gọi đúng tên, một số đặc điểm nổi bật, sống ở môi trường nào? thức ăn là gì?.

 - Dạy trẻ so sánh 2 vật nuôi qua các đặc điểm nổi bật (Con cá, con tôm).

 - Giáo dục trẻ biết ăn uống, và bảo vệ các loại động vật sống dưới nước.

Xác định phía phải,trái,trước,sau

3. Phát triển ngôn ngữ

- Biết sử dụng các từ ngữ để kể chuyện và giới thiệu về một số con vật quen thuộc như tên gọi, bộ phận, thức ăn . . . .

- Biết bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận của mình về các con vật quen thuộc, ở dưới nước qua lời nói cử chỉ và điệu bộ.

- Phát triển ở trẻ khả năng sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày một cách phong phú qua đọc thơ, múa hát theo cô.

- Mở rộng kỹ năng giao tiếp qua các hoạt động khám phá chủ đề như trò truyện, thảo luận, kể truyện.

- Thuộc thơ nàng tiên ốc.

 

doc 120 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1676Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mẫu giáo lớn - Chủ đề 5: Thế giới động vật - Nhánh: Động vật dưới nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mình một cuộc dạo chơi ngoài sân trường chúng mình có thích không? Mùa này chuyển sang mùa đông rồi lên trời rất lạnh nên trước khi ra ngoài sân trường chúng mình hãy cùng kiểm tra lại trang phục đã mặc đủ ấm chưa để 
đảm bảo sức khoẻ tránh bị cảm lạnh, cảm cúm về mùa đông.
+ Cô và trẻ hát bài “Đi chơi” chúng mình đang đứng ở đâu đây?
+ Chúng mình cùng quan sát xem thời tiết hôm nay như thế nào nhé!
 + Hôm nay trời rất lạnh phải không các con, trời lạnh thì chúng mình phải làm gì khi đi ra đường?
+ Bầu trời hôm nay như thế nào?
+ Mây như thế nào?
+ Chúng mình có thấy gió không? Gió mạnh hay gió nhẹ?
+ Chúng mình thấy thế nào? Các con có lạnh không?
+À, trời lạnh rồi nên khi chúng mình ra đường thì chúng mình phải mặc quần áo ấm, quàng khăn để giữ cho cơ thể được ấm áp, giữ cho cổ họng của chúng mình không bị ho này, bịt khẩu trang để giữ ấm phần miệng và mũi của chúng mình tránh cảm cúm khi thời tiết lạnh như thế này? Và chúng mình phải đội mũ để làm gì? Để giữ ấm cho cái đầu phải không nào? Còn tay chúng mình phải đi cái gì để giữ ấm đôi bàn tay? Còn chân thì sao, chúng mình cũng phải đi tất, giầy thật ấm để giữ ấm cho đôi chân nhé!
+ Bây giờ cô con mình cùng vận động cho cơ thể chúng mình nóng lên nhé, nào
 chúng mình cùng chơi trò chơi.
+ Cô có một câu tục ngữ dân gian mà cha ông ta thường dùng để dự báo thời tiết đấy: “Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy, Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi” hay cô còn có câu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì dâm” Chúng mình cùng đọc với cô nhé!
	c. Trò chuyện về một số loài động vật sống trong rừng
	- Cô mời cả lớp mình lên chuyến tàu H5TN cùng đến vườn bách thú nhé!
	- Cô và trẻ hát “Đoàn tàu nhỏ xíu” và đi ra ngoài:
	+ Chúng mình đến nơi rồi các con ơi! Đây là vườn bách thú đấy, chúng mình cùng vào thăm quan nhé!
	+ Đây là con gì?
	+ Còn đây là con gì?
	+ Con Khỉ có đặc điểm gì?
	+ Con Khỉ thích ăn gì?
	+ Con Khỉ là con vật như thế nào?
	+ Còn con Hổ có đặc điểm gì?
	+ Bộ lông của con Hổ như thế nào?
	+ Chân của nó có gì?
	+ Đuôi của con Hổ như thế nào?
	+ Chúng sống ở đâu?
	- Cô chốt lại: Đó đều là những động vật sống trong rừng, có loài thì hiền lành, thích ăn trái cây. Có loài thì hung dữ hay ăn thịt các con vật nhỏ hơn, nhưng chúng đều là những động vật sống trong rừng.
d. Vẽ bạn Thỏ đáng yêu 
	- Cô và trẻ hát và vận động “Trời nắng, trời mưa” mưa to rồi mau mau về thôi. 
	+ Thỏ về chuồng.
	+ Các chú Thỏ đang ở đâu vậy?
	+ Các chú Thỏ đáng yêu hãy ra đây với cô nào, cô có món quà tặng các con đấy!
	+ Hôm nay, cô muốn tặng các chú Thỏ đáng yêu một bức tranh đấy, chúng mình cùng quan sát xem, bức tranh này vẽ gì đây?
	+ Vẽ chính chúng ta đấy?
	+ Chúng mình có muốn vẽ chúng mình như bức tranh này không?
	+ Bây giờ, cô tặng chúng mình mỗi bạn một viên phấn cùng vẽ nên sân những chú thỏ thật đáng yêu nhé!
	+ Cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ vẽ.
	+ Cô nhận xét trẻ vẽ. 
e. Trò chuyện về một số loài động vật sống trong rừng 
	- Hôm nay cô tiếp tục mời cả lớp mình lên chuyến tàu H5TN cùng đến vườn bách thú nhé!
	- Cô và trẻ hát “Đoàn tàu nhỏ xíu” và đi ra ngoài:
	+ Chúng mình đến vườn bách thú rồi đấy, chúng mình cùng vào thăm quan nhé!
	+ Đây là con gì?
	+ Còn đây là con gì?
	+ Con Khỉ có đặc điểm gì?
	+ Con Khỉ thích ăn gì?
	+ Con Khỉ là con vật như thế nào?
	+ Còn con Hổ có đặc điểm gì?
	+ Bộ lông của con Hổ như thế nào?
	+ Chân của nó có gì?
	+ Đuôi của con Hổ như thế nào?
	- Các con cùng cô hát và vận động “Voi làm xiếc”
Đung đưa vòi nào Voi to đùng
Đi trên một sợi dây tơ mành
Bước đều, bước bước đều
Vui sướng ghê, Voi đi thật tài
	- Đó là con gì?
	- Con Voi có đặc điểm gì?
	 - Chân con Voi như thế nào?
	- Vòi nó như thế nào?
	- Chúng là những con vật sống ở đâu?
 	* Dọn vệ sinh xung quanh lớp:
 	- Các con ơi! Muốn cho xân trường luôn sạch đẹp thì chúng mình phải làm gì?
 	- Cô cho trẻ dọn vệ sinh sung quanh lớp cùng cô
 	- Cho trẻ nhặt rác bỏ vào xô
 	- Cô nhắc trẻ khi ăn không được vứt rác bừa bãi, phải để đúng nơi quy định.
 	- Cô nhẫn xét tuyên dương trẻ
 2.TCCL.
 * Trời nắng, trời mưa.
 * Thêm con nào.
 * Cáo ơi! Ngủ à. 
 3. Chơi tự do : Chơi tự do trên sân trường
Phần IV : HOẠT ĐỘNG GÓC
	1. Góc PV: Người chăm sóc các con vật ở sở thú.
	2. Góc XD : Xây dưng vườn bách thú.
	3.Góc HT: Đọc truyện xem tranh ảnh về các con vật sống trong rừng. 
	4. Góc NT: Tô màu tranh các con vật sống trong rừng
	5. Góc TN: Chăm sóc góc thiên nhiên.(GDBVMT)	 
I. Mục đích - Yêu cầu:
 	1. Góc phân vai: 
 	- Trẻ biết đóng vai người chăm sóc các con vật trong sở thú
 	- Thể hiện được vai chơi .
 	- Biết được công việc của người chăm sóc các con vật , cho các con vật ăn, vệ sinh chuồng cho các con vật được sạch sẽ.
2. Góc xây dựng: 
 	- Biết xây vườn bách thú, trồng cây,hoa
 3. Góc học tập:
 - Trẻ biết xem tranh và nhận xét về các con vật. 
 4. Góc nghệ thuật: 
 - Trẻ biết vẽ và tô mầu các con vật sống trong rừng
 5. Góc thiên nhiên: 
 - Trẻ biết cách chăm sóc cây.
II. Chuẩn bị:
1. Góc PV: Mô hình vườn bách thú, ống nước, chổi quét
	2. Góc XD : Bộ lắp ghép bằng nhựa, các khối gỗ, cây xanh, hoa, thảm cỏ, đồ chơi các con vật sống trong rừng.
	3. Góc HT : Tranh ảnh sách chuyện về c¸c con vật.
	4. Góc NT : Giấy vẽ, bút chì, bút sáp mầu đủ cho trẻ.
	5. Góc TN : Xô ®ùng nước, khăn lau, gáo tưới.
III. Tổ chức hoạt động:
 	1. Thỏa thuận trước khi chơi:
 	- Cô tập trung trẻ lại cho trẻ hát bài “ Đố bạn”
 	- Cô cháu mình vừa hát bài hát gì?
 	- Bây giờ là giờ chơi gì?
 	a. Góc phân vai: 
 	- Hôm nay góc PV sẽ chơi làm người chăm sóc các con thú trong vườn bách thú nhé!
 	- Vậy ai sẽ chơi ở góc này?
 	- Bạn nào làm người chăm sóc các con thú?
 	- Vậy làm người chăm sóc các con thú thì phải làm những công việc gì? 
 	- Cô chúc các con làm người chăm sóc các con thú thật giỏi nhé!
 b. Góc xây dựng:
 - Ai thích chơi ở góc xây dựng để xây dựng vườn bách thú nào?
 - Ai sẽ là kỹ sư trưởng ?
 - Ai là kỹ sư xây dựng ?
 - Các bác kỹ sư định xây dựng vườn bách thú ntn?
 - Vậy tôi chúc các bác xây dựng được vườn bách thú thật đẹp nhé.
	c. Góc học tập: 
	- Ai thích chơi ở góc học tập để xem tranh ảnh về các con vật sống trong rừng nào?
	d .Góc nghệ thuật: 
	- Bạn nào thích chơi ở góc nghệ thuật để vẽ những bức tranh về các con vật sống trong rừng thật đẹp nào?
e. Góc thiên nhiên:
- Ở góc thiên nhiên cô đã chuẩn bị xô ®ùng nước, khăn lau, gáo tưới để các con chăm sóc cho góc thiên nhiên của lớp mình đấy!
- Vậy bạn nào thích chơi ở góc thiên nhiên nào?.
 	- Cho trẻ nhận góc chơi, cô gợi ý giúp trẻ nhận góc chơi và chơi đều ở các góc.
	2. Quá trình chơi:
 	- Cô đã chuẩn bị các góc chơi các con thích chơi ở góc nào, hãy nhẹ nhàng về góc đó để chuẩn bị chơi .
 	a. Góc phân vai:
 	- Các con ơi! công việc của người chăm sóc các con thú hàng ngày là gì?
 	- Con voi ăn thức ăn gì?
 	- Con hổ, báo ăn thức ăn gì?
 	- Để giữ vệ sinh chuồng sạch sẽ phải làm gì?...
=> Cô đi quan sát, gợi ý hướng dẫn một số thao tác chăm sóc các con vật, và phải đề phòng các con thú giữ.
 	b. Góc xây dựng: 
 	- Cô chọn 1 trẻ nhanh nhẹn làm kỹ sư trưởng, cô gợi ý để trẻ phân công các bạn xây dựng.
 	- Các con biết gì về vườn bách thú?
 	- Để xây dựng được vườn bách thú thì chúng mình phải làm những gì?
 	- Cô cùng chơi với trẻ XD chuồng các con vật, trồng thêm cây xanh, hoa, ghế đá
 	- Động viên trẻ tích cực hoạt động.
 	 c. Góc học tập:
 	- Cô chào các con.
 	- Các con đang là gì vậy?
 	- Con thấy tranh vẽ những con vật gì?
 	- Con vật đó sống ở đâu?
 	- Con vật đó đang làm gì?
=> Các con vật này đều sống trong rừng và là nhũng con thú quý hiếm cần được bảo vệ.
 	d. Góc nghệ thuật:
 	- Cô chào các con!
 	- Các con đang làm gì vậy?
 	- Cô cho trẻ kể tên các con vật sống trong rưng mà trẻ biết.
 	- Vậy các con co thích vẽ những con vật sống trong rừng không?
 	- Cô hướng dẫn một số thao tác vẽ, nặn, cắt dán c¸c con vật (Voi, gấu, sư tử)
 	 e. Góc thiên nhiên: 
 	- Các con ơi muốn cho cây luôn tươi tốt thì chúng mình phải làm gì?
 	- Tưới nước cho cây như thế nào?
 	- Cô hướng dẫn một số thao tác chăm sóc cây, tưới cây, lau lá.
 	- Động viên khuyến khích trẻ chơi.
	3. Nhận xét sau khi chơi:
 	- Cô đi đến các góc chơi, nhận xét tuyên dương .
 	- Cho trẻ đi thăm quan góc xây dựng .
 	- Cho kĩ sư trưởng giới thiệu về công trình xây dựng của mình .
 	- Cô nhận xét tuyên dương trẻ chơi tốt, nhắc nhở một số trẻ cần cố gắng hơn .
 	* Kết thúc : Cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi .
Phần V : HOẠT ĐỘNG VỆ SINH - ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA
I. Mục đích
Rèn kỹ năng vệ sinh: + Rửa tay bằng xà phòng theo đúng quy trình.
 + Rửa mặt và đánh răng đúng cách.
Kỹ năng tự phục vụ: + Trẻ biết tự cất dọn quần áo đồ dùng cá nhân.
 + Tự giải chiếu và tự xúc cơm ăn không vãi.
II. Chuẩn bị:
- Dụng cụ vệ sinh: nước sạch, xà phòng, khăn mặt sạch, chậu hứng nước bẩn, khăn lau tay.
- Dụng cụ ăn uống: chiếu, bát thìa, đồ ăn của trẻ, nước uống và cốc uống đủ cho trẻ.Chỗ ngủ: Kín gió, chăn, gối, chiếu
III. Tổ chức hoạt động.
	- Cô cho trẻ xếp hàng ,xếp xong cô cho trẻ đọc thơ (Bé này bé ơi) 
	- Chúng mình đọc bài thơ bé này bé ơi nào
- vừa rồi chúng mình vừa đọc bài thơ gì? 
- Bài thơ nhắc chúng ta điều gì ?
- Mỗi buổi sáng ngủ dậy chúng mình phải làm gì?
- Đúng rồi sáng ngủ dậy các con phải rửa tay,rửa mặt,đánh răng không thì vi khuẩn sẽ sâm nhập vào cơ thể chúng ta,không chỉ mỗi sáng ngủ dậy mới rửa tay,rửa mặt đâu bất kỳ lúc nào chân tay ,mặt mũi bẩn chúng mình phải rửa nhé, nhưng để rửa tay,rửa mặt như nào cho sạch thì các con phải rửa đúng quy trình Bây giờ cô sẽ hướng dẫn chúng mình rửa tay,rửa mặt nhé.( Cô hướng dẫn quy trình rửa tay ,rửa mặt )
- Như vậy là cô đã rửa tay ,rửa mặt sạch sẽ rồi .bạn nào xung phong lên rửa cho cô và các bạn cùng xem nào.(Cho 1 trẻ lên rửa mẫu ,sau đó cho các trẻ còn lại lên rửa ,cô quan sát giúp đỡ trẻ )
- Trẻ rửa tay xong cho trẻ giúp cô kê bàn, ghế và ăn cơm trước khi ăn cho trẻ đọc thơ “Giờ ăn” mời cô và các bạn. trong khi trẻ ăn cô nhắc trẻ ăn nhanh và ăn hết xuất không làm vãi cơmTrẻ ăn song cho trẻ cùng cô chuẩn bị chỗ ngủ và cho trẻ ngủ.
	- Trẻ dậy cô cho trẻ đi vệ sinh.
PHẦN VI: HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 	- Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ
 	- Chơi vơí bảng.
 	- Ôn thơ: “ Gấu qua cầu”
 	- Dạy trẻ Bh “ Chú voi con”.
 	- Vệ sinh đồ chơi của lớp
I. Mục đích yêu cầu:
 	- Trẻ biết 1 số kỹ năng tự phục vụ bản thân đơn giản.
 	- Biết Chơi vơí bảng.
 - Hát theo cô đúng lời đúng giai điệu bài hát .
 - Trẻ thuộc thơ và đọc diễn cảm bài “Gấu qua cầu”.
 - Biểu Vệ sinh đồ chơi của lớp
II. Chuẩn bị:
 - Tranh ảnh về một số luật lệ giao thông.
 	- Mũ múa, sắc xô, trống lắc, hoa gài tay
III. Tổ chức hoạt động:
 1. Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ:
 - Cô treo tranh vẽ bạn nhỏ tự rửa tay, rửa mặt, chải đầu.
 - Tranh vẽ gì đây?
 - Bạn nhỏ đang làm gì?
 - Sáng ngủ dậy bạn biết làm gì?
 - Để cơ thể khỏe mạnh thì chúng mình phải làm gì?
=> Để cơ thể khỏe mạnh thì chúng mình phài ăn cơm khỏe, thường xuyên tập luyện thể dục và giữ VS cơ thể luôn sạch sẽ nhé!
 2. Chơi vơí bảng.
 3. Ôn thơ: “ Gấu qua cầu”
 - Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ điểm.
 - Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần.
 - Cho cả lớp đọc 4-5 lần.
 - Từng tổ đọc.
 - 2-3 cá nhân trẻ đọc.
 - Trẻ đọc cô động viên khuến khích trẻ 
 - Cô chú ý rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
 - Cô nhận xét động viên, tuyên dương trẻ kịp thời.
 	4. Dạy trẻ bài hát Chú voi con.
 - Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ điểm. 
 - Cô cho trẻ kể tên những bài hát, bài thơ hướng về chủ điểm.
 - Cô hát cho trẻ nghe 2 lần.
 - Giảng nội dung bài hát: nói đến con khỉ, hươu sao, voi, gấu mỗi con có những đặc điểm riêng.
 - Cả lớp hát cùng cô 3-4 lần 
 - Từng tổ hát.
 - Cho cá nhân trẻ hát 
 - Cho trẻ hát động viên khen ngợi trẻ 
* Nêu gương bé ngoan cuối tuần.
- Cô giới thiệu chương trình VN 
 - Hát Cháu yêu cô chú công nhân; Vì sao con chim hay hót, Con chuồn chuồn, Đố bạn, Chú voi con, Đàn gà trong sân, Chú ếch con  Đọc thơ: Ong và bướm, Mèo đi câu cá, Rong và cá, gấu qua cầu . . .
 - Cô cho trẻ sử dụng hoa gài tay, mũ múa, phách tre 
 - Khuyến khích trẻ thể hiện.
 - Nhận xét
	- Cô cho trẻ tự nhận xét về các hoạt động của mình trong ngày, trong tuần, nhận xét về các bạn trong tổ, trong lớp.
	- Cô nhận xét các ưu điểm, hạn chế và tuyên dương, nhắc nhở trẻ.
	- Cô giáo dục trẻ.
 - Cô phát phiếu bé ngoan./.
**************************************
Ngày soạn: 30 / 01 / 2017.
Ngày dạy: Thứ 2/ 02 / 01 / 2017
A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Tên hoạt động: BẬT VỀ PHÍA TRƯỚC TRUYỀN BÓNG.
NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH
Ngày soạn: 31/ 12 / 2016
Ngày dạy: Thứ 3/ 03 / 01 / 2017
A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 Tên lĩnh vực: Phát triển nhận thức.
Tên hoạt động : NHẬN BIẾT SỰ HƠN KÉM VỀ SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 7
I. Mục đích – Yêu cầu.
1. Kiến thức:
 	- Trẻ đếm đến 7, nhận biết số 7 và nhận biết được số lượng trong phạm vi 7. Trẻ biết cách thêm bớt trong phạm vi 7, nhận biết được sự hơn kém trong phạm vi 7.
 	2. Kỹ năng.
 - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định, kỹ năng so sánh, kỹ năng thêm bớt.
 - Phát triển khả năng nhận thức, tư duy của trẻ.
 	3. Giáo dục.
 	- Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc bảo vệ các con vật.
 	- Có ý thức thi đua trong tập thể, đoàn kết với bạn bè.
II. Chuẩn bị.
 	- 7 con thỏ, 7 củ cà rốt đủ cho cô và mỗi trẻ. Của cô kích thước lớn hơn.
 	- Một số nhóm con vật có số lượng trong phạm vi 7.
 	- Các thẻ số từ 1 – 7
III.Tổ chức hoạt động.
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện về chủ điểm
(3- 5 phút)
Hoạt động 2
Luyện tập nhận biết số lượng trong phạm vi 7
(8 – 10 phút)
Hoạt động 3
Nhận biết sự hơn kém trong phạm vi 7:
(12 – 15 p)
Hoạt động 4
Luyện tập
(4 – 5 phút)
Hoạt động 5
Kết thúc
- Cô và trẻ hát và vận động theo bài hát “ Cá vàng bơi”và hỏi trẻ:
- Chúng mình vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói đến con vật gì?
- Con cá vàng đang làm gì?
- Cá sống ở đâu?
- Các con biết gì về loài cá?
- Cá là một loài động vật sống ở đâu?
- Ngoài cá ra các con còn viết những loài động vật nào sống dưới nước nữa?
=> Để biết được điều đó cô con mình cùng đến ao nhà bạn Thỏ để xem ở ao nhà bạn ấy nuôi những con vật gì nhé?
Bé với các con số
- Chúng mình cùng quan sát xem trong ao nhà bạn Thỏ có những con vật gì đây?
- Có tất cả bao nhiêu con cá?
- Có tất cả bao nhiêu con tôm?
- Có tất cảc bao nhiêu con cua?
- Có tất cảc bao nhiêu con ốc?
- Cho trẻ đếm và gắn số tương ứng với số lượng của các con vật.
=> Các con ạ, tất cả những con vật như: Tôm, cua, cá, ốc.. Đều là những con vật sống dưới nước.Chúng cung cấp cho con người một nguồn thực phẩm bổ dưỡng, vì vậy các con phải biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loài động vật này các con đồng ý không nào?
- Bạn Thỏ mời cả lớp chúng mình ra thăm vườn của bạn ấy, chúng mình cùng quan sát xem nhà bạn Thỏ trồng được gì đây?
- Có tất cả bao nhiêu bạn thỏ đang ra vườn?
- Các bạn ấy đang trồng gì vậy?
- Có tất cả bao nhiêu củ cà rốt?
- Số Thỏ và cà rốt như thế nào với nhau?
- Số thỏ thế nào với số cà rốt?
- Số cà rốt thế nào với chú thỏ?
- 6 củ cà rôt mà có 7 bạn Thỏ như vậy 1 bạn Thỏ chưa có cà rốt chúng mình phải làm như thế nào?
- Vậy chúng mình muốn bạn thỏ có củ cà rốt chúng mình phải làm gì?
 - Như vậy, số Thỏ và số cà rốt như thế nào? Chúng bằng nhau và đều bằng bao nhiêu?
- Bạn nào lên chọn giúp cô số 7 và gắn thẻ số tương ứng với số Thỏ và số Cà rốt.
- 1Củ cà rốt đã được nhổ mang về như vậy trên bảng cô còn có mấy củ cà rốt nữa?
- Số thỏ và cà rốt lúc này như thế nào?
- Chúng ta phải làm gì để số Thỏ và số cà rốt bằng nhau?
- Cô lần lượt thêm bớt số lượng Thỏ và cà rốt trong phạm vi 7 cho đến hết. và sau mỗi lần thêm bớt cô cho trẻ gắn thẻ số tương ứng.
- Cô chú ý sửa sai động viên khuyến khích trẻ 
c. Luyện tập, củng cố:
 - Cô cho trẻ tìm xung quang vườn nhà bạn Thỏ nuôi những con vật gì với số lượng trọng phạm 6?
- Nhóm con tìm được nhóm con vật gì vậy? Có tất cả bao nhiêu con?
- Còn nhóm con thì sao?
- Cô nhận xét và động viên trẻ	
d. Trò chơi:
- Chia trẻ thành hai đội đứng đối diện nhau: Một đội Tôm và một đội cá. Hai đôi sẽ cùng vận chuyển số cá và tôm về nhà. Trứơc tiên cùng kiểm tra số cá và tôm của cả hai đội:
- Số cá như thế nào với số tôm?
- Phải làm gì để số tôm và cá bằng nhau và đều bằng 6?
- Một chú tôm đã được thả xuống ao rồi?
- Còn lạo bao nhiêu chú Tôm?
- Số tôm và cá như thế nào với nhau?
- Làm thế nào để số Tôm và cá bằng nhau?
Cô cho trẻ lần lượt thêm, bớt trong phạm vi 6 lần lượt cho đến hết.
Cô kiểm tra kết quả, nhận xét, tuyên dương trẻ.
 Kết thúc:
 Cô và trẻ đọc bài thơ “Rong và cá” và thu dọn đồ dùng rồi ra ngoài!
- Trẻ hát!
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô!
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ đếm và trả lời cô!
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe cô giảng bài và trả lời câu hỏi của cô.
- Không bằng nhau 
- Nhiêu hơn số cà rốt là 1
- Ít hơn số thỏ là 1 ạ
- Trẻ thêm bớt theo sự hướng dẫn của cô!
- Thêm một củ cà rốt ạ
- Chúng bằng nhau ạ và 7 ạ
- Trẻ trả lời
- Trẻ them bớt trong phạm vi 7 theo hướng dẫn của cô giáo.
- Trẻ thực hiện!
- Trẻ tìm nhóm con vật trong phạm vi 6!
- Trẻ hứng thú với trò chơi!
- Trẻ đọc thơ và thu dọn đồ dùng và ra ngoài!
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích: Vẽ Bác Gấu.
2. Trò chơi vận động: Quan sát thời tiết
3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường.
 C. HOẠT ĐỘNG GÓC
	1. Góc PV: Người chăm sóc các con vật ở sở thú.
 	2. Góc XD : Xây dưng vườn bách thú.
 	3.Góc HT: Đọc truyện xem tranh ảnh về các con vật sống trong rừng. 
D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối.
* Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ
* Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần.
* Đánh giá trẻ cuối ngày.
* Vệ sinh cá nhân cho trẻ
* Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày
F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- Tổng số trẻ. Vắng..
- Trạng thái, sức khoẻ trẻ:.....................................................................................
.........................................................................................................................................
	- Thái độ ,trạng thái cảm xúc:............................................................................... .........................................................................................................................................
- Kiến thức , kỹ năng :.......................................................................................... .........................................................................................................................................
******************************
Ngày soạn: 01 / 02/ 2017.
Ngày dạy: Thứ 4/ 04 / 02/ 2017
A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ 
Tên hoạt động: BÁC GẤU ĐEN VÀ HAI CHÚ THỎ
I. Mục đích – Yêu cầu:
	1. Kiến thức: Trẻ đọc thuộc bài thơ,hiểu nội dung bài thơ.Biết đọc thơ diễn cảm.
	2. Kĩ năng: Phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ.Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm 
	3. Thái độ: Trẻ ngoan có ý thức tập chung trong giờ học. Biết bảo vệ động vật quý hiếm, tranh sa con vật hung giữ.
II. Chuẩn bị.
 - Tranh thơ
III. Tổ chức hoạt động. 
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1.
Trò chuyện gây hứng thú
(3 – 5 phút)
hoạt động 2
Hướng dẫn trẻ đọc thơ
(25 – 30 phút)
Hoạt động 3
Kết thúc
- Chơi : “ Trời nắng, trời mưa”. 
- Chúng mình vừa làm con gì ? 
- Con thỏ thường có những đặc điểm gì?
- Ai biết trong những câu chuyện gì có nhân vật thỏ nào ? 
=> Có 1 bài thơ kể về 2 chú thỏ, trong đó có 1 chú thỏ còn biết giúp đỡ người khác nữa chúng mình cùng nghe cô đọc bài thơ “ Bác gấu đen và hai chú thỏ” nhé.
a. Thơ “ Bác gấu đen và hai chú thỏ”
- Cô đọc lần 1: Diễn cảm.
+ Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì 
- Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh hoạ.
=> Giảng nội dung bài thơ: bài thơ kể về Bác Gấu đen đi chơi về gặp mưa ướt lướt thướt đến nhà bạn Thỏ nâu xin chú nhờ. Nhưng bạn Thỏ nâu đã gắt giọng đuổi bác đi không cho bác chú nhờ bác đến nhà bạn Thỏ trắng thì bạn Thỏ trắng rất tốt bụng, đã vui vẻ mời bác gấu đen vào nhà và bạn còn lấy bánh mời bác ăn nữa đấy.
* Giải từ khó:
- Lướt thướt: Có nghĩa là quần áo bị mưa ướt làm cho quấn áo không được gọn gàng.
- Cô cho trẻ nhắc lại các từ khó 3-4 lần
- Cô cho cá nhân trẻ nhắc lại 2-3 lần
b. Trích dẫn, đàm thoại làm rõ ý:
- Bác gấu đi chơi về gặp mưa ướt lướt thướt bác đến gõ cửa nhà ai? 
- Ai làm động tác gõ cửa ? 
- Vậy Thỏ nâu có cho bác chú nhờ không?
- Lúc đó thái độ của Thỏ nâu ntn?
- Bạn nào làm khuôn mặt gắt giọng của bạn Thỏ nâu nào?
- Thỏ nâu đã không cho bác gấu chú nhờ lại còn gắt gỏng đuổi bác Gấu đi nữa.
- Rồi Bác Gấu lại đi đến nhà ai? 
- Khi bác Gâu đến gõ cửa xin chú nhờ thì bạn Thỏ trắng chó bác Gấu vào không ?
- Lúc đó thái độ của bạn Thỏ trắng ntn?
- Ban nào làm khuôn mặt của bạn thỏ trắng nào?
- Bạn Thỏ trắng đã mời bác gấu vào nhà và còn mang bánh mời bác ăn nữa.
- Nửa đêm dông bão nổi lên nhà bạn Thỏ nâu bị đổ bạn Thỏ nâu đã đến gõ cửa nhà ai?
- Bạn Thỏ Trắng có cho bạn Thỏ nâu chú nhờ không nhỉ?
- Ai đã giúp thỏ nâu dựng lại nhà? 
- Khi bác gấu và bạn Thỏ trắng đối với mình tốt như vậy thì bạn Thỏ nâu đã biết lỗi của mình chưa nhỉ?
- Khi nhà bị đổ bạn Thỏ nâu đã đến nhà bạn Thỏ trắng chú nhờ thì bạn Thỏ trắng và bác Gấu đã niềm nở mời bạn Thỏ nâu vào nhà và còn hứa sẽ sửa lại nhà cho bạn Thỏ nâu nữa đấy.
- Các con thấy bạn Thỏ trắng là người ntn?
- Vậy trong bài thơ các con nên học tập bạn nào?
=> Các con ạ! Thỏ trắng rất ngoan biết giúp đỡ người khác . Còn Thỏ nâu biết hối hận vì việc là của mình phải không? Các con cần phải học tập bạn Thỏ trắng biết giúp đỡ mọi người và học bạn Thỏ nâu khi mình có lỗi, thì phải bít nhận lỗi các con nhớ chưa.
Trẻ đọc thơ.
- Lớp đọc 3-4 lần.
- Tổ đọc ,nhóm nam,nhóm nữ đọc.
- Cá nhân đọc cô chú ý lắng nghe và sửa sai cho trẻ.
- Động viên khuyến khích trẻ đọc.
kết thúc 
- Cô cùng trẻ múa hát bài “ Đố bạn”
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docCĐ ( TGĐV ) @.doc