Giáo án Mẫu giáo lớn - Chủ đề III: Nghành nghề - Nhánh: Cô chú công nhân, nông dân

A. MỤC TIÊU

1. Phát triển nhận thức.

 - Trẻ biết được mục đích của phép đo. Biết được độ dài của một đối tượng qua việc đo bằng các hình chữ nhật cho trước.

 - Phát triển nhận thức, khả năng tư duy cho trẻ. Rèn kĩ năng đo cho trẻ.

 - Rèn kĩ năng so sánh.

2. Phát triển thể chất.

 -Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo). Trẻ biết cách đập bóng xuống sàn và bắt bóng mà không để rơi bóng.

 - Phát triển vận động.

 3. Phát triểnngôn ngữ.

- Trẻ nhận biết các chữ cái u, ư và các chữ cáiđã học. Trẻ phát âm chuẩn không bị ngọng, trẻ nhớ mặt chữ, phân biệt được sự khác nhau giữa chữ cái u, ư. Và trẻ biết chơi với các thẻ chữ.

 4. Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội.

 - Trẻ biết được công việc các cô chú công nhân, hàng ngày phải làm việc vất vả để sáng tạo và làm ra những sản phẩm phục vụ cho đời sống của con người. Trẻ thể hiện được tình cảm của mình với các cô chú công nhân qua bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”. Trẻ hát thể hiện được tình cảm, hát rõ lời bài hát.

 - Trẻ yêu quý và kính trọng các cô chú công nhân và biết giữ gìn sản phẩm mà cô chú công nhân đã làm ra.

5. Phát triển thẩm mĩ.

 - Trẻ biết được gạch là một nguyên vật liệu dùng trong xây dựng, để xây dựng lên những công trình lớn như nhà ở, trường học, bệnh viện.Trẻ biết thể hiện khả năng của mình qua việc thiết kế những viên gạch hoa qua bài vẽ, trang trí hình vuông

 - Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng tô màu, kĩ năng vẽ.

 - Phát triểm tính thẩm mĩ cho trẻ.

 - Trẻ yêu thích bộ môn học.

 

doc 120 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 956Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mẫu giáo lớn - Chủ đề III: Nghành nghề - Nhánh: Cô chú công nhân, nông dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữa và có những bạn thì bố mẹ làm nghề nông đấy. Rất nhiều nghề khác nhau phải không nào và mỗi nghề đều cao quý và có ích trong xã hội. Các con khỏe mạnh, học giỏi sau này lớn lên mơ ước trở thành cô giáo, bác sĩ, công an, bộ đôi... Và còn có những bạn nhỏ khác mơ ước được làm nghề như nghề của bố mình đấy, chúng mình cùng xem đó là những bạn nhỏ nào nhé và các bạn ấy thích được làm nghề gì như bố. Chúng mình cùng lắng nghe!
+ Lần 1: Đọc diễn cảm kèm cử chỉ điệu bộ.
+ Lần 2: Kèm tranh minh họa.
- Cô vừa đọc bài thơ gì ?
- Do ai sáng tác ?
* Giảng nội dung:
Trong bài thơ nói về các nghề của bố bạn Tuấn và bố bạn hùng đố chính là nghề lái tàu hỏa đấy các con ạ. Nghề lái tàu rất là vui phải không các con được đi qua rất là nhiều vùng quê này, ngắm rất là nhiều phong cảnh đẹp và được gặp rất là nhiều người nên bạn Tuấn và bạn Hùng rất thích được làm nghề như bố.
* Trích dẫn, đàm thoại làm rõ ý:
Bố Tuấn lái tàu
Bố Hùng đốt lửa
Từng nghe bố kể
Qua lắm vùng quê.
Đoạn thơ nói đến nghề của bố bạn Tuấn và bố bạn Hùng, vậy bố bạn Tuấn và bố bạn Tuấn làm nghề gì?
+ Bố bạn Tuấn làm nhiệm vụ gì?
+ Bố bạn Hùng làm nghề gì?
+ Nghề lái tàu sẽ được qua những đâu?
Được qua nhiều vùng quê rất là vui chính vì thế mà các bạn nhỏ rất mê và thích được làm nghề như bố:
Tuấn, Hùng rất mê
Làm nghề như bố
Và các bạn ấy đã chơi trò chơi giả làm nghề như bố:
Bao nhiêu ghế nhỏ
Buộc níu vào nhau
Cu Tuấn làm tàu
Hùng làm người lái
+ Các bạn ấy đã chơi trò chơi như thế nào để được giống như bố?
+ Bạn Tuấn thì làm nhiệm vụ gì?
+ Còn bạn Hùng thì làm nhiệm vụ gì?
Thổi kèn lá chuối
Cho tàu rời ga
Chạy khắp lòng nhà
Tàu kêu thích thích
Các bạn ấy đã điều khiển cho tàu của mình rời ga và chạy khắp xung quanh lòng nhà rất là vui.
Chúng mình cùng lắng nghe cô đọc bài thơ:
+ Lần 3: Liên hệ giáo dục
Mỗi chúng ta đều có những ước mơ cho riêng mình một nghề khác nhau và nghề nào cũng rất cao quý và có ích trong xã hội, chúng mình phải chăm ngoan, học giỏi để lớn lên ước mơ của chúng mình sẽ thành hiện thực sẽ trở thành những cô giáo, bác sĩ, công an... Chúng mình phải biết yêu quý và tôn trọng các nghề đó các con đồng ý không nào?
+ Cho cả lớp đọc thơ cùng cô 4 -5 lần.
+ Cho các tổ thi đua nhau.
+ Nhóm yêu thơ thể hiện bài thơ.
+ Mời cá nhân trẻ đọc thơ.
- Cô và trẻ nghe nhạc bài “Cháu yêu cô chú công nhân” - Ra ngoài
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ quan sát và lắng nghe!
- Trẻ lắng nghe!
-Trẻ lắng nghe và đàm thoại cùng cô!
- Trẻ đàm thoại cùng cô!
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ lắng nghe!
- Cả lớp đọc cùng cô 4 -5 lần.
- Tổ đọc thi.
- Nhiều cá nhân trẻ đọc.
- Trẻ ra ngoài!
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích:
	- Quan sát và trò chuyện về dụng cụ nghề nông nghiệp.
2. Trò chơi vận động:
	- Nhảy ra, nhảy vào
3. Chơi tự do:
	- Chơi tự do trên sân trường
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc PV: Bán hàng, bác sĩ khám chữa bệnh.
2. Góc XD: Xây dựng bệnh viện, trường học
3. Góc HT: Tô màu tranh một số ngành nghề 
D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối.
* Làm nghề như bố”
* Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần.
* Đánh giá trẻ cuối ngày.
* Vệ sinh cá nhân cho trẻ
* Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày
F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- Tổng số trẻ. Vắng..
- Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ........................................................................................
.............................................................................................................................................
	- Thái độ ,trạng thái cảm xúc:.................................................................................... .............................................................................................................................................
- Kiến thức , kỹ năng :............................................................................................... .............................................................................................................................................
Ngày soạn: 31 / 10 / 2010
Ngày dạy: Thứ 5 /03/ 11 / 2016
A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ
Tên hoạt động: CẮT DÁN HÌNH VUÔNG TO - NHỎ
I. Mục đích - Yêu cầu.
1.Kiến thức: Trẻ cắt đôi hình vuông to, nhỏ thành hình vuông to, nhỏ khác nhau
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát.
	 - Rèn kĩ năng cắt giấy, dán hình vuông to - nhỏ.
3.Thái độ: Giáo dục trẻ có ý thức trong học tâp.
II.Chuẩn bị.
- Cô: Mẫu cắt dán hình vuông to - nhỏ
	- Giấy mầu, kéo, hồ dán.
	- Trẻ: Giấy mầu, kéo, hồ dán.
III.Tổ chức hoạt động.
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện
(2->3 phút)
Hoạt động 2
Bé thử tập làm bác thợ xây
(7->10 phút)
Hoạt động 3
Bé tập thiết kế nhà ở
(15->20 phút)
Hoạt động 4
Kết thúc
* Trong xã hội có rất nhiều nghề, chúng mình cùng kể tên các nghề trong xã hội nào?
- Cho trẻ hát "Cháu yêu cô chú công nhân"
-Bài hát nói về ai?
- Cô chú công nhân đang làm gì?
- Các con có ước mơ mai sau sẽ làm chú công nhân xây nên những ngôi nhà cao tầng không?
- Nếu con là chú công nhân con sẽ xây nhà bao nhiêu tầng?
- Xây nhà cần những dụng cụ gì?
- Nguyên vật liệu dùng để xây nhà là những gì?
- Hôm nay chúng mình cùng làm chú công nhân xây những ngôi nhà cao tầng nhé! 
- Giới thiệu tranh: Cô có 2 ngôi nhà cao tầng được xây bằng những hình gì?
- Hình vuông có mấy cạnh? Đếm số cạnh của hình vuông.
- Các cạnh của hình vuông như thế nào?
- Chúng mình cùng đế xem nhà có bao nhiêu tầng? 
- Hai ngôi nhà cao tầng này có gì khác nhau không các con?
- Muốn có các tầng nhà hình vuông giồng như trong tranh của cô phải làm như thế nào?
- Cô làm mẫu: Từ tờ giấy hình chữ nhật cô gấp đôi tờ giấy sao cho các cạnh và các góc của nó trùng khít lên nhau rồi cô mở ra cắt theo đường gấp ở giữa. Khi cắt tay trái cô giữ giấy, tay phải cầm kéo. Cô cắt được mấy hình vuông?
- Cô cắt được hai hình vuông bằng nhau phải không nào? Tiếp tục cô dùng hình chữ nhật bé hơn và cắt tương tự cô được 2 hình vuông bằng nhau nhưng có kích thước nhỏ hơn hình vuông trước như vậy cô đã cắt được hai hình vuông to - nhỏ rồi đấy.
- Sau đây cô lật mặt trái của hình vuông rồi phết hồ rồi dán. Cô dán từng hình chồng lên nhau của hình vuông to như vây cô đã có một ngôi nhà hai tâng to bởi hai hình vuông to- và ngôi nhà 2 tầng bên cạnh nhỏ hơn bởi hai hình vuông nhỏ hơn.
- Nào chúng mình cùng hãy cùng nhau xây cho mình mỗi người hai ngôi nhà nhé.
 - Cô quan sát động viên trẻ, hướng dân trẻ cắt và dán.
- Con đang làm ngôi nhà gì vậy? Để làm được con phải làm thế nào?
* Trưng bày sản phẩm.
- Hết giờ rồi các con nhanh tay mang sản phẩm lên cùng trưng bày nào!
* Nhận xét sản phẩm:
- Con thích bài nào nhất?
- Vì sao con thích?
- Cô nhận xét bao quát cả lớp.
- Cô và trẻ thu dọn đồ dùng và ra ngoài.
Thợ xây, nông dân, bác sĩ...
- Hát "Cháu yêu cô chú công nhân"
- Cô, chú công nhân
- Cô công nhân đang dệt áo mói, chú công nhân đang xây nhà cao tầng.
- 3 trẻ
- 2 trẻ
- 3 trẻ
- Hình vuông ạ!
- Hình vuông có 4 cạnh
14 tất cả có 4 cạnh
- Bằng nhau.
- Đếm
- Một ngôi nhà to và một ngôi nhà nhỏ.
- Quan sát cô cắt dán 
- Cắt dán hình vuông và dán thành nhà cao tầng.
- Trưng bày cả lớp.
- 3 trẻ
- Trẻ cất đồ dùng và ra ngoài.
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích:
	- Quan sát tranh và trò chuyện về nghề nông nghiệp.
2. Trò chơi vận động:
	- Lộn cầu vồng
3. Chơi tự do:
	- Chơi tự do trên sân trường
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc PV: Bán hàng, bác sĩ khám chữa bệnh.
2. Góc NT: Đọc các bài thơ có trong chủ điểm.
3. Góc TN: Tập đong nước vào các chai.
D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối.
* Đọc thơ “Uớc mơ của Tý”.
* Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần.
* Đánh giá trẻ cuối ngày.
* Vệ sinh cá nhân cho trẻ
* Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày
F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- Tổng số trẻ. Vắng..
- Trạng thái, sức khoẻ trẻ: .........................................................................................
.............................................................................................................................................
	- Thái độ ,trạng thái cảm xúc:.................................................................................... .............................................................................................................................................
- Kiến thức , kỹ năng :............................................................................................... .............................................................................................................................................
	Ngày soạn: 01/ 11 / 2016
Ngày dạy: Thứ 6 /04 / 11 / 2016
A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm - xã hội
Tên lĩnh vực: TRÒ CHUYỆN VỀ CÔ BÁC NÔNG DÂN
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ được làm quen với công việc của các bác nông dân.
 - Hiểu được quá trình làm ra hạt thóc hạt gạo của bác nông dân
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
	 - Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, tư duy cho trẻ.
3. Thái độ: Giáo dục trẻ yêu quý và trân trọng sp lao động của người nông dân
II. Chuẩn bị:
	- Cô: +Tranh ảnh các bác nông dân đang làm đất, cấy lúa, gặt lúa
	+ Các dụng cụ phục vụ nghề nông, liềm, cuốc, xẻng....
	- Trẻ: + Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng cuốc xẻng, liềm...
III. Tổ chức hoạt động:
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện:
(3->5 phút)
Hoạt động 2.
Công việc của cô bác nông dân
(10->15 phút)
Hoạt động 3
Bé tập làm cô bác nông dân
(8->12 phút)
Hoạt động 4
Kết thúc.
Cho trẻ đọc bài ca dao
 Trâu ơi ta bảo trâu này
 Trâu ăn no cỏ, trâu cày với ta
 Cấy cày vốn việc nông gia
 Ta đây trâu đấy ai mà quản công
+ Để làm ra những hạt thóc hạt gạo bác nông dân đã phải làm những công việc gì?
* Bé tìm hiểu công việc của cô bác nông dân.
- Chúng mình cùng xem các bác nông dân dâng làm những công việc gì nhé.
 - Cô cho trẻ xem tranh bác nông dân cuốc đất,cấy lúa,tát nước, gặt lúa.
+ Muốn cấy lúa bác nông dân phải làm gì?
+ Sau khi cuốc đất xong bác nông dân đã làm công việc gì tiếp theo?
+ Khi tát nước bác nông dân cần dụng cụ gì?
+ Khi lúa chín vàng bác nông dân sẽ làm gì?
+ Khi gặt lúa bác nông dân cần dụng cụ gì?
- Để làm ra hạt thóc hạt gạo, công việc đàu tiên của bác nông dân là phải làm đất, sau đó gieo mạ rồi cấy lúa Rồi mới thu hoạch.
+Ngoài việc trồng lúa ra bác nông dân phải làm những công việc gì nữa?
+ Để trồng những loại cây đó các bác nông dân cần phải làm những công việc gì? (Làm đất, gieo hạt, trồng cây, chăm sóc cho cây và thu hoạch sản phẩm.)
+ Để tỏ lòng biết ơn và kính trọng bác nông dân, chúng ta phải làm gì?
* Bé tập làm cô bác nông dân
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Làm bác nông dân”
- Cô chia trẻ ra làm 4 nhóm chơi.
- Cho trẻ đếm số dụng cụ của từng nhóm, cuốc, xẻng, gầu, liềm.
- Cho trẻ chọn thẻ số đặt tương ứng với các nhóm dụng cụ.
* Cho trẻ chơi trò chơi “Người chăn nuôi giỏi”
- Cô hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi:
- Chọn 4 trẻ đóng vai 4 con vật, khi có hiệu lệnh: “Đi kiếm ăn” thì cả “4 con vật” chạy lên bàn chọn thức ăn cho mình (Gợi ý cho trẻ chọn các loại thức ăn mà các con vật đó được)
- Khi chọn xong trẻ lần lượt giơ cao tranh lôtô lên đầu và nói tên con vật mà trẻ đóng vai và thức ăn của nó (VD: Tôi là thỏ, tôi ăn rau, ăn củ cà rốt) Sau đó để tranh về chỗ cũ, cô gọi một vài trẻ khác lên chơi tiếp
- Cho trẻ chơi trò chơi
- Cô và trẻ hát “Lớn lên cháu lái máy cày”
- Cả lớp đọc bài thơ
- 2-3 trẻ kể
- Trẻ xem tranh về bác nông dân
-Trẻ nêu nhận xét của mình về bức tranh. Và trả lời câu hỏi của cô
-Trồng cây hoa màu, trồng các loại rau củ, quả nữa!
- 2-3 trẻ trả lời
- 2 – 3 trẻ trả lời.
- Nhóm cuốc đất
- Nhóm trồng lúa
- Nhóm tát nước
- Nhóm gặt lúa
- 16 tất cả 6 cái xẻng
- 1 tất cả 1 cái liềm
- 15 tất cả 5 cái cuốc 
- Trẻ đếm số dụng cụ của từng nhóm, chọn thẻ số đặt tương ứng với mỗi nhóm đồ dùng.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô phổ biến trò chơi.
- Cho trẻ chơi 3- 4 lần.
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích:
	- Quan sát tranh và trò chuyện về nghề nông nghiệp.
2. Trò chơi vận động:
	- Lộn cầu vồng
3. Chơi tự do:
	- Chơi tự do trên sân trường
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc PV: Bán hàng, bác sĩ khám chữa bệnh.
2. Góc NT: Đọc các bài thơ có trong chủ điểm.
3. Góc TN: Tập đong nước vào các chai.
D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối.
* Ôn kĩ năng vệ sinh răng miệng.
* Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần.
* Đánh giá trẻ cuối ngày.
* Vệ sinh cá nhân cho trẻ
* Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày
F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- Tổng số trẻ. Vắng..
- Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ........................................................................................
.............................................................................................................................................
	- Thái độ ,trạng thái cảm xúc:.................................................................................... .............................................................................................................................................
- Kiến thức , kỹ năng :............................................................................................... .............................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ III : NGHÀNH NGHỀ
NHÁNH: CÔ GIÁO CỦA EM
Thời gian: Tuần 3 ( Từ ngày 07 / 11 / 2016 - 11/ 11 / 2016)
	A. MỤC TIÊU
1. Phát triển nhận thức.
- Trẻ biết được mục đich của phép đo. Biết thao tác đo độ dài một đối tượng.
- Phát triển nhận thức, khả năng tư duy cho trẻ. Rèn kĩ năng đo cho trẻ.
- Rèn kĩ năng so sánh.
	2. Phát triển thể chất.
-Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo).
- Trẻ thể hiện được sức bật của mình, trẻ biết bật liên tục qua 4 - 5 vòng thể dục như những chú ếch con.
- Phát triển khả năng vận động cho từng trẻ. 
	3. Phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả bài thơ “Em cũng là cô giáo” của tác giả “Lê Ngân”, trẻ hiểu nội dung bài thơ, trẻ đọc thuộc bài thơ, thể hiện khả năng đọc thơ qua việc đọc diễn cảm bài thơ.
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định, rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
	- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, trẻ không ngọng.
4. Phát triển thẩm mĩ.
- Trẻ thuộc bài hát ,hiểu nội dung bài hát.biểu diễn tự nhiên ,
- Rèn kĩ năng quan sát ghi nhớ ,phát triển hát múa cho trẻ.
5. Phát triển tình cảm - kĩ năng xã hội.
- Trẻ biết được công việc các cô giáo hàng ngày, trẻ thể hiện được tình cảm của mình bằng lời ca tiếng hát qua bài hát “Cô giáo”. Nhạc: Đỗ Mạnh Thường, Lời thơ “Nguyễn Hữu Tường”, trẻ thuộc và hát rõ lời bài hát.
- Trẻ yêu quý và kính trọng cô giáo, biết vâng lời cô giáo, chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài.
B. NỘI DUNG
 Phần I: ĐÓN TRẺ
	- Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với phụ huynh về tình hình hoạt động trong ngày và tình hình sức khỏe của trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh cần bổ xung thức ăn, canh rau xanh hàng ngày cho trẻ. 
	- Cho trẻ tự cất đồ dùng vào đúng nơi quy định, hướng trẻ đến các góc chơi 
theo ý thích.
	- Điểm danh đầu giờ.
Phần II: THỂ DỤC SÁNG
Hô hấp: , tay: 4, chân: 4, bụng: 2, bật: 2.
I. Mục đích - Yêu cầu:
	1. Kiến thức: Trẻ tập thành thạo các động tác thể dục sáng theo cô
	2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng khéo léo, nhịp nhàng, phối kết hợp giữa tay, chân,
toàn thân, rèn kĩ năng vận động.
	3. Thái độ:Giáo dục trẻ ngoan, có thói quen tập thể dục buổi sáng.
II. Chuẩn bị.
	- Địa điểm: Sân trường rộng, thoáng, sạch sẽ, không có chướng ngại vật.
	- Cô chuẩn bị các động tác thể dục.
	- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ. 
III. Tổ chức hoạt động.
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động.
2. Trọng động.
Hoạt động 3
Hồi tĩnh
- Cô và trẻ cùng khởi động theo lời bài hát “Tập thể dục buổi sáng” và kết hợp đi các kiểu chân: đi thường, đi nhanh, đi kiễng gót, đi bằng mũi bàn chân,chạy chậm, chạy nhanh, đi chậm, dừng hẳn, về xếp thành 3 hàng để tập thể dục.
- Cô cho trẻ tập theo nhịp bài hát 
1. Hô hấp: Hít vào thở ra 
2. Tay: Đánh chéo hai tay ra phía trước, phía sau.
 (4 Lần x 8 nhịp)
3. Chân: Nâng cao chân, gập gối
 (4 Lần x 8 nhịp)
4. Bụng: Nghiêng người sang hai bên
 (4 Lần x 8 nhịp)
5. Bật: Bật về các phía
 (4 Lần x 8 nhịp)
* Hồi tĩnh:
- Cô và trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng theo nhạc, rồi vào lớp.
- Trẻ khởi động cùng cô theo nhạc và theo khẩu lệnh của cô.
 - Trẻ về hàng tập thể dục
- Trẻ đi 1-2 vòng nhẹ nhàng rồi vào lớp.
Phần III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1.HĐCCĐ
- Quan sát và trò chuyện về công việc của cô giáo. 
- Kể tên các đồ dùng học tập, đồ chơi hàng ngày của trẻ. 
- Vẽ quyển vở, cái bút.
- Quan sát thời tiết.
2.TCCL:
- Lộn cầu vồng. 
- Kéo co
- Nhảy ra, nhảy vào.
3.Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường.
I. Mục đích - Yêu cầu:
	- Trẻ được hít thở không khí trong lành, được ngắm nhìn bầu trời, được quan sát thời tiết trong ngày và trẻ biết được một số cách dự báo thời tiết qua một số câu tục ngữ những bài học dân gian mà cha ông để lại. Trẻ được quan sát và trò chuyện với nhau về công việc hàng ngày của cô giáo vẫn thường làm. Trẻ kể được tên các dụng cụ học tập và đồ chơi hàng ngày của trẻ mà hàng ngày trẻ vẫn được học và được chơi. Trẻ biết sử dụng các nét đơn giản để vẽ được quyển vở, cái bút một đồ dùng học tập hàng ngày của trẻ.
	- Rèn kĩ năng quan sát, Ghi nhớ chú ý có chủ định.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn kĩ năng vẽ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ ngoan, trẻ yêu quý và kính trọng công việc của các cô giáo, trẻ ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo, trẻ chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung trò chuyện với trẻ. Phấn đủ cho mỗi trẻ.
- Tranh ảnh một số đồ dùng học tập, đồ chơi của trẻ.
	- Địa điểm quan sát và trò chuyện: rộng, thoáng, sạch sẽ, dễ quan sát, tạo không gian thoải mái khi trò chuyện.
III.Tổ chức thực hiện.
1.Hoạt động có chủ đích
a. Quan sát và trò chuyện về công việc của cô giáo 
-Các con ơi! Hàng ngày đến lớp chúng mình được gặp ai? Ai ra đón chúng mình?
- Đến lớp chúng mình được cô giáo dạy chúng mình những điều gì?
- Hôm nay chúng mình sẽ được trò chuyện với cô giáo Cúc chủ nhiệm lớp mẫu giáo bé sẽ cùng trò chuyện với chúng mình về công việc hàng ngày của các cô giáo ở trường nhé. Nào chúng mình cùng ra ngoài và gặp gỡ trò chuyện với cô Cúc nhé!
- Chúng mình chào cô giáo chưa? Cô hãy giới thiệu cô với cả lớp đi nào?
- Công việc hàng ngày của các cô giáo từ sáng cho đến trường là như thế nào?
- Khi đón trẻ các cô phải như thế nào?
- Đến giờ học các cô dạy trẻ những điều gì?
- Các cô chăm sóc các cháu như thế nào?
- Chiều các cô trả trẻ cho phụ huynh như thế nào?
- Có bạn nào muốn hỏi cô cúc điều gì nữa không?
b. Kể tên các đồ dùng học tập, đồ chơi hàng ngày của trẻ 
- Các con ơi! Hàng ngày đến lớp chúng mình được học và được chơi những trò chơi như thế nào?
- Bạn nào giỏi giúp cô và các bạn kể tên các loại đồ dùng học tập hàng ngày mà các con vẫn được học? Những loại đồ dùng đồ chơi mà chúng mình vẫn thường chơi ở các góc? Bạn nào giỏi nào?
- Trẻ không nhớ hết cô gợi ý để trẻ trả lời. 
- Cho cả lớp cùng kể.
c. Vẽ quyển vở, cái bút 
+ Các con ơi! Chúng mình đoán xem cô có gì đây?
+ Đây là quyển vở ô ly mà hàng ngày chúng mình vẫn thường được tập viết các chữ cái vào đây đúng không nào?
+ Để viết được chúng mình cần phải có gì nữa?
+ Và hôm nay ra ngoài sân trường chúng mình sẽ thể hiện là những hoạ sĩ để vẽ cho mình những quyển vở, cái bút thật đẹp bằng những viên phấn này nhé, các con có thích không?
+ Con sẽ vẽ quyển vở như thế nào? Còn con con sẽ vẽ cái bút như thế nào?
+ Cô quan sát trẻ vẽ, động viên khuyến khích trẻ vẽ, giúp những trẻ chưa vẽ được.
+ Cô nhận xét bài của cả lớp.
+ Cho cả lớp đi vệ sinh rửa tay và chơi trò chơi.
d. Quan sát thời tiết 
+ Các con ơi! Hôm nay cô thấy lớp chúng mình học rất giỏi chính vì vậy cô quyết định thưởng cho chúng mình một cuộc dạo chơi ngoài sân trường chúng mình có thích không? Mùa này chuyển sang mùa đông rồi lên trời rất lạnh nên trước khi ra ngoài sân trường chúng mình hãy cùng kiểm tra lại trang phục đã mặc đủ ấm chưa để đảm bảo sức khoẻ tránh bị cảm lạnh, cảm cúm về mùa đông.
+ Cô và trẻ hát bài “Đi chơi” chúng mình đang đứng ở đâu đây?
+ Chúng mình cùng quan sát xem thời tiết hôm nay như thế nào nhé!
 + Hôm nay trời rất lạnh phải không các con, trời lạnh thì chúng mình phải làm gì khi đi ra đường?
+ Bầu trời hôm nay như thế nào?
+ Mây như thế nào?
+ Chúng mình có thấy gió không? Gió mạnh hay gió nhẹ?
+ Chúng mình thấy thế nào? Các con có lạnh không?
+À, trời lạnh rồi nên khi chúng mình ra đường thì chúng mình phải mặc quần áo ấm, quàng khăn để giữ cho cơ thể được ấm áp, giữ cho cổ họng của chúng mình không bị ho này, Bịt khẩu trang để giữ ấm phần miệng và mũi của chúng mình tránh cảm cúm khi thời tiết lạnh như thế này? Và chúng mình phải đội mũ để làm gì? Để giữ ấm cho cái đầu phải không nào? Còn tay chúng mình phải đi cái gì để giữ ấm đôi bàn tay? Còn chân sao,
 chúng mình cũng phải đi tất, giầy thật ấm để giữ ấm cho đôi chân nhé!
+ Bây giờ cô con mình cùng vận động cho cơ thể chúng mình nóng lên nhé, nào
 chúng mình cùng chơi trò chơi.
+ Cô có một câu tục ngữ dân gian mà cha ông ta thường dùng để dự báo thời tiết đấy: “Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi” hay cô còn có câu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì dâm” Chúng mình cùng đọc với cô nhé!
2.TCCL:
- Lộn cầu vồng. 
- Kéo co. 
- Nhảy ra, nhảy vào.
3.Chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docCHỦ ĐỀ NGHÀNH NGHỀ @.doc