Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 31 - Chủ đề: Các hiện tượng thiên nhiên - Chủ đề nhánh: Các mùa trong năm

A. MỤC TIÊU

 1. Phát triển thể chất.

- Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo)

- Phát triển cơ bắp, sự kết hợp nhịp nhàng của tay và chân, trẻ biết cách chuyền bong qua đầu, qua chân

2. Phát triển nhận thức

- Nhận biết một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa, thứ tự các mùa và sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, cây cối, con vật theo mùa. Biết phân loại quần áo, trang phục theo mùa.

Biết được ích lợi của nước, sự cần thiết của ánh sáng, không khí với cuộc sống con ngưới, cây cối và con vật.

- Nhận biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách giữ gìn, bảo vệ các nguồn nước sạch.

- Biết so sánh lượng nước đựng trong 2 vật bằng các cách khác nhau.

- Phận biệt được ngày và đêm.

- Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai.

* Lồng ghép nội dung: tiết kiệm năng lượng; ứng phó với khí hậu * Lợi ích của đất: Đất là nơi ở của người, cây trồng và gia súc. Đất giúp cho cây trồng và gia súc phát triển. Đất là nơi lưu giữ nhiều tài nguyên quý giá.

 

doc 31 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 31 - Chủ đề: Các hiện tượng thiên nhiên - Chủ đề nhánh: Các mùa trong năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẽ chơi ở góc này? Và chúng mình còn được tham gia nấu ăn nữa đấy.
 	- Em đi chơi thuyền trong thảo cầm viên. Chúng mình đã nhận ra giai điệu quen thuộc của bài hát nào chưa? Hôm nay ở góc nghệ thuật chúng mình sẽ cùng nhau hát và biểu diễn thật hay bài hát “ Em đi chơi thuyền” nhé. Ai sẽ tham gia biểu diễn nào? 
 	- Các con ơi! Khi trời mưa thì bầu trời như thế nào các con. À, bầu trời u ám, mây đen kéo về và trời đổ mưa, Và các con ạ có câu “ Sau cơn mưa trời lại sáng” và bầu trời lại trong xanh và ông mặt trời đã xuất hiện, chúng mình đã thấy được sự tương phản giữa hai hiện tượng tự nhiên trời nắng, trời mưa, ngoài ra các hiện tượng tự nhiên còn có rất nhiều sự tương phản khác nữa, để biết được chúng mình đến với góc học tập cùng tìm hiểu về các sự tương phản đó nhé. Ai sẽ tham ra chơi ở góc này?
 	- Các con ạ, các bạn nhỏ sống ở thành thị vào các ngày cuối tuần các bạn ấy được bố mẹ đưa đi chơi trong các công viên, các khu vui chơi giải trí rất là thú vị đấy rất là vui trong đó có rất nhiều đồ chơi, chúng mình có thích được đi chơi như các bạn ấy không, vậy ngay từ bây giờ chúng mình phải ngoan, học giỏi này thì sau này lớn lên chúng mình sẽ được bố mẹ đưa về các thành phố lớn vào các công viên chơi, các khu vui chơi giải trí nhé. Còn bây giờ, tại sao các con không tự xây dựng cho chúng mình một công viên, một khu vui chơi thật đẹp và thật nhiều đồ chơi để chúng mình chơi nhé. Ai sẽ tham gia xây dựng khu vui chơi giải trí này.
 	- Các con ơi! Cái cây xanh xanh thì lá cũng xanh, chim đậu trên cành, chim hót líu lo các con có biết không cây xanh là là có ích đối với đời sống của con người, thiên nhiên, cỏ cây hoa lá, rồi cả động vật nữa đấy, chúng cung cấp một lượng lớn ô xi và cho chúng mình có một bầu không khí trong lành? Để luôn có cây xanh tươi tốt, chúng mình cùng chăm sóc cây xanh nhé, nào chúng mình cùng đến góc thiên nhiên cùng với cô nào?
 	b. Qúa trình chơi
 Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ:
 	- Chào các bạn các bạn đang đi đâu thế?
 	- Trời nắng thế này các bác vào quán uống nước đã.
 	- Chào bác, bác ơi cửa hàng mình có những loại nước giải khát nào vậy?
 	- Bác bán cho tôi một chai nước trà xanh không độ ạ!
 	- Ngoài loại nước đó ra, quán bác còn những loại nước uống nào nữa?
 	- Còn các bạn, các bạn uống nước gì?
	- Bạn đang 
 	- Chào các bạn, các bạn đang hát bài hát gì vậy?
	- Bài hát nói đến điều gì vậy?
	- Các bạn nhỏ ấy đang bơi thuyền ở đâu?
	- Thuyền mà các bạn nhỏ ấy đang bơi có hình dạng như thế nào?
	- Các bạn hát rất hay, các bạn tiếp tục hát nhé, chúc các bạn vui vẻ.
 	- Các bạn đang làm gì mà chăm chú thế?
 	- Các bạn đang xem sự tương phản về các hiện tượng tự nhiên gì vậy?
	- Đây là hiện tượng tự nhiên gì vậy?
	- Sự tương phản của hiện tượng tự nhiên này là gì?
	- Ngoài hiện tượng tự nhiên này ra chúng mình còn biết những hiện tượng tự nhiên nào nữa?
	- Chúng mình hãy tiếp tục cùng tìm sự tương phản của các hiện tượng tự nhiên nhé.
 	- Ôi, chào các bác thợ xây, các bác đang xây dựng cho mình một khu vui chơi giải trí thật là đẹp.
 	- Ở đây các con sẽ xây gì?
 	- Trong khu vui chơi giải trí sẽ đẹp hơn khi chúng ta xây cho khu vui chơi giải trí này một khu vực trông hoa, các bác sẽ xây bồn hoa ở đâu?
 	- Chỗ này các bác sẽ xây gì?
 	- Đồ chơi này chúng mình sẽ đặt ở đâu?
 	- Các con ơi ! để cho môi trường luôn xanh – sạch – đẹp, để cho bầu không khí luôn trong lành thì chúng mình cần phải làm gì?
	- Các con đang chăm sóc cây xanh đấy à ?
	- Chúng mình cần phải chăm sóc như thế nào?
	- Ai có nhiệm vụ tưới cây?
	- Ai có nhiệm vụ nhỏ cỏ cho cây?
 	c. Kết thúc quá trình chơi
 	- Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về khu vui chơi giải trí vừa được các bác thợ xây xây dựng lên.
 	- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đò chơi đúng nơi quy định.
Phần V: HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Đọc thơ, hát, múa về chủ đề
Bé vẽ ông mặt trời và những đám mây
Đọc thơ “ Cầu vồng”
Ôn chữ cái đã học
Hát “ Mùa hè đến”
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ được củng cố kiến thức cũ, làm quen với một số kiến thức mới qua các bài thơ “ Trưa hè, Cầu vồng, Mùa thu sang” và bài hát “ Mùa hè đến”
 - Trẻ biết cách ngồi đúng tư thế, trẻ biết cách cầm bút, trẻ có kỹ năng vẽ ông mặt trời và những đám mây.
 - Trẻ thuộc và nhớ tên các bài thơ, tên tác giả và tên bài hát, trẻ thuộc thơ và đọc diễn cảm bài thơ, trẻ thuộc lời bài hát , trẻ biểu diễn thành thạo bài hát.
II. Chuẩn bị:
- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, trống lắc, thanh gõ
III. Tổ chức thực hiện
1. Đọc thơ “ Trưa hè”
- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc thơ lần 1 : Kèm cử chỉ điệu bộ
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
+ Bài thơ nói về hiện tượng gì trong tự nhiên?
+ Cô giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói về một buổi trưa của mùa hè có cánh hoa phượng rụng bay như bầy bướm lượn, có tiếng ve kêu như tiếng đàn nghe rất vui tai.
- Cô đọc thơ lần 2
- Cô và trẻ đọc bài thơ 4 -5 lần
+ Tổ, nhóm, các cá nhân đọc.
b. Bé vẽ ông mặt trời và những đám mây)
Lắng nghe lắng nghe!
Sáng, chiều gương mặt hiền hòa
Giữa trưa thì thật chói lòa gắt gay
Dậy đằng Đông, ngủ đằng Tây
Hôm nào đi vắng trời mây tối mù
Là gì?
	+ Đó chính là ông mặt trời đấy? Khi ông mặt trời xuất hiện ông tỏa những tia nắng như thế nào?
	+ Những khi ông mặt trời không xuất hiện thì bầu trời như thế nào?
	+ Ông mặt trời có hình gì?
	+ Vậy bây giờ chúng mình hãy cùng vẽ ông mặt trời thật đẹp nhé.
Bồng bềnh từng đám nhẹ trôi
Lang thang bay khắp bầu trời quê ta
Là gì?
	+ Đó là những đám mây đấy?
	+ Trên bầu trời luôn có những đám mây và các con hãy vẽ những đám mây bay xung quanh ông mặt trời nhé.
	- Trẻ thực hiện, cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ vẽ.
	+ Trưng bày và nhận xét sản phẩm.
c. Đọc thơ “ Cầu vồng”
- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc thơ lần 1 : Kèm cử chỉ điệu bộ
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ do ai sáng tác? Bài thơ nói về điều gì?
+ Cô giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói đến sự xuất hiện của cầu vồng, sau khi trời mưa rào vừa tạnh thì có ông mặt trời xuất hiện, ông xuất hiện với dáng hình cong cong với những màu sắc rực rỡ: Tím, xanh, vàng, đỏ.. trông rất tuyệt vời.
- Cô đọc thơ lần 2
- Cô và trẻ đọc bài thơ 4 -5 lần
+ Tổ, nhóm, các cá nhân đọc.
d. Hát “ Mùa hè đến”
+ Mùa hè đến chim líu lo ..đùa vui trong gióChúng mình đã nhận ra giai điệu quen thuộc của bài hát nào chưa?
+ Đó chính là bài hát “ Mùa hè đến”đúng không nào?
+ Bài hát “ Mùa hè đến” do ai sáng tác?
	Nào chúng mình cùng hát vang bài hát “ Mùa hè đến” cùng cô nhé!
	+ Cả lớp hát cùng cô 4 – 5 lần
	+ Tổ, nhóm, cá nhân hát biểu diễn bài hát.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Ngày soan: 16/04/2016
Ngày dạy: 18/04/2016
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 Lĩnh vực phát triển: Phát triển thể chất
Nội dung hoạt động: CHUYỀN BÓNG QUA ĐẦU QUA CHÂN
 I. Mục đích yêu cầu
 1. Kiến thức
- Trẻ biết cách phối hợp chân tay nhịp nhàng và sự vận động của cơ thể để có thể chuyền bong qua đầu qua chân
2. Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng vận động, phát triển cơ tay, chân
3. Thái độ
 - Trẻ yêu thích bộ môn và chăm tập thể dục.
II/ Chuẩn bị
 - Sân tập rộng thoáng, sạch sẽ và không có chướng ngại vật.
 - bóng nhựathể dục.
III/ Tổ chức thực hiện
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện và khởi động
Hoạt động 2
Trọng động
Hoạt động 3
Hồi tĩnh
* Cô đố trẻ
Mùa gì nóng bức
Trời nắng chang chang
Đi học đi làm
Phải mang mũ nón
+ Đó là mùa gì vậy các con?
+ Chúng mình biết gì về mùa hè ?
+ Mùa hè đến chúng mình có vui không ?
+ Mùa hè đến mang đến bao nhiêu điều lý thú, chúng mình sẽ được bố mẹ đưa đi chơi, đi thăm quan du lịch này, và mùa hè chúng mình rất thích nô đùa chính vì thế mồ hôi ra rất nhiều nên chúng mình phải tắm gội sạch sẽ hàng ngày các con nhớ chưa nào?
Mùa hè này các con đã có dự định gì để bố mẹ đưa đi chưa? Cô sẽ đưa chúng mình đến thăm nhà bà của bạn Vân chúng mình có thích không, đường đến đó rất khó đi chúng mình hãy cùng khởi động để có sức khỏe để đi đến nhà bà của bạn Vân nhé!
a. Khởi động:
- Cô và trẻ hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu” và khởi động kết hợp các kiểu chân và về hàng tập thể dục
b. Trọng động
* Bài tập phát triển chung
 1. Tay : Hai tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang.
 2. Chân : Đứng khuỵu gối.
 3. Bụng: Đứng quay người sang bên.
 4. Bật 2: Bật tách khép chân.
* Vận động cơ bản “ chuyền bóng qua đầu qua chân”. Đường đến nhà bà của bạn Vân còn phải qua một con đường khá là vất vả. chúng mình hãy chuyền thật giỏi qua chặng đường này nhé!
- Cô tập mẫu lần 1: Không phân tích
- Lần 2: Có phân tích
+ Cô mời cả lớp thi đua theo 2 tổ
- Cô chọn 1 – 2 trẻ khá lên làm mẫu.
- Cho lần lượt trẻ ở hai hàng lên thực hiện.
- Cho hai tổ thi đua nhau.
* Trò chơi: 
- Cô giới thiệu tên trò chơi “ Trời nắng, trời mưa”
- Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi.
c. Hồi tĩnh: 
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng và ra ngoài.
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô
- Trẻ kể!
- Trẻ lắng nghe! 
Trẻ khởi động.
- Trẻ quan sát
- Trẻ quan sát và lắng nghe!
- 1 -2 Trẻ khá lên. 
- Lần lượt trẻ ở hai hàng lên thực hiện.
- Trẻ ở hai tổ thi đua nhau.
- Trẻ lắng nghe và chơi hứng thú.
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng và ra ngoài.
B – HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích
 	- Trò chuyện về thời tiết mùa hè
2. Chơi vận động
 	- Trời mưa
3. Chơi tự do 
 	- Chơi tự do trên sân trường.
C – HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc PV: cửa hang bán nước giải khát, bé đi tắm biển.
Góc NT: xé dán thuyền trên biển, cảnh mùa hè.
Góc TN: thả thuyền, chơi với nước, đóng nước vào chai.
Góc XD: Xây dựng khu du lịch bãi biển, công viên nước
D – HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Đọc thơ “ Trưa hè”
2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về.
E - NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
........
Ngày soan: 16/04/2016
Ngày dạy: 19/04/2016
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 Lĩnh vực phát triển: Phát triển nhận thức
Nội dung hoạt động: Mùa hè của bé
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
	- Trẻ nhận biết được trình tự của các mùa trong năm, trẻ biết được một số dặc điểm thời tiết, cảnh vật và sinh hoạt của con người trong mùa hè.
	- Trẻ biết lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết mùa hè.
2. Kỹ năng
	- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định
	- Phát triển tư duy, sáng tạo cho trẻ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
	- Rèn kỹ năng học tập, kỹ năng tự phục vụ và kỹ năng giao tiếp tự tin.
3. Thái độ
	- giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe, giữ vệ sinh trong ăn uống, vệ sinh cá nhân thường xuyên để phòng tránh bệnh tật trong mùa hè, trẻ biết lựa chọn trang phục phù hợp với với màu hè.
II. Chuẩn bị
	- Tranh cảnh vật, thời tiết và sinh hoạt của con người trong mùa hè
	- Nội dung trò chuyện và các bài thơ, bài hát trong chủ điểm.
	- Một số trang phục và đồ dùng phù hợp của mùa hè.
III. Tổ chức thực hiện
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện
Hoạt động 2
Bé khám phá điều lý thú
Hoạt động 3
Kết thúc
* Cô cho trẻ chơi tự do “ Trời nắng, trời mưa” và hỏi trẻ:
+ Cô chào cả lớp chúng mình! Các con đang chơi trò chơi gì mà vui thế?
+ Cô biết trò chơi này, chúng mình cùng cô chơi thêm một lần nữa nhé!
+ Trò chơi này nói về hiện tượng gì?
+ Hiện tượng trời nắng, trời mưa là hiện tượng gì?
+ Bây giờ bạn nào giỏi, trả lời câu hỏi của cô trong một năm có mấy mùa và đó là những mùa nào?
+ Rất giỏi! Và ngay bây giờ cô giáo sẽ giới thiệu với chúng mình một điều rất lý thú nữa, chúng mình cùng đi với cô nào?
+ Chúng mình có biết đây là gì không? Đây là lịch theo dõi thời tiết trong này ngày đấy. Hôm may là thứ năm, ngày 12, bạn nào sẽ lên chọn giúp cô số 1 và số 2 gắn vào bảng nào. Tháng 4 đấy các con ạ, chúng mình có biết thời tiết của ngày hôm nay như thế nào không? Và bây giờ đang là thời điểm nào trong ngày? Ngoài bầu trời như thế nào? Và đây là các biểu tượng chỉ thời tiết trong ngày Bạn nào lên chọn giúp cô biểu tượng của thời tiết ngày hôm nay nào?
+ Bên cạnh các biểu tượng chỉ thời tiết, là các biểu tượng về các mùa trong năm. Như chúng ta đã biết một năm có 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông. 
+ Cô chỉ và hỏi trẻ đây là mùa gì? Vì sao con biết?Vậy chúng mình đang chào đón mùa nào trong năm đây?
- À, đúng rồi đó là mùa hè, vậy bạn nào lên chọn giúp cô biểu tượng của mùa hè nào?
* Mùa hè đến hứa hẹn biết bao điều thú vị, mùa hè đến chúng mình được nghỉ hè, chúng mình được nghỉ ngơi thư giãn,được vui chơi thỏa thích, được bố mẹ cho đi thăm quan, du lịch, đi thăm ông bà, và mùa hè đến chúng mình được diện trong những bộ trang phục gọn gàng, đẹp và thoáng mát, chúng mình không phải mang trên mình những bộ quần áo dày, quần bông, áo bông như mùa đông vừa rồi nữa, chúng mình thấy thoải mái chứ. Mùa hè đến còn biết bao điều thú vị nữa, và chúng mình cùng khám phá những điều thú vị đó qua những ô cửa bí mật nhé.
+ Trên đây cô có 3 ô cửa, và đằng sau mỗi ô cửa là một điều thú vị về mùa hè.
+ Lắng nghelắng nghe!
Mùa gì nóng nực
Trời nắng chang chang
Đi học, đi làm
Phải đội nón, mũ
Đó là mùa gì?
- Rất giỏi, đó chính là mùa hè. 
Và ô cửa đầu tiên sẽ được mở ra và chúng mình sẽ được đón nhận điều gì đây?
1..2..3 mở.
+ Đây là gì các con?
+ Bức tranh này vẽ gì đây? Đây là gì các con? Còn đây là gì?
+ Chúng mình có biết tiếng con gì kêu báo hiệu mùa hè đã đến?
Tiếng ve kêu râm ran báo hiệu 1 mùa hè đã đến rồi, và mùa hè có loài hoa gì đặc trưng ? Đó chính là hoa phượng đỏ, những nhành hoa đỏ thắm làm cho cảnh vật mùa hè thêm rực rỡ hơn.
+ Chúng mình cùng quan sát tiếp và cho cô biết ông mặt trời đang làm gì ?
+ Bầu trời của mùa hè như thế nào?
 (Bầu trời nắng chói chang, nóng nực) Các con ạ, khi ông mặt trời xuất hiện vào buổi sang ông mang lại một không khí ấm áp và đem lại một nguồn vitamin D rất hữu ích cho cơ thể giúp cho xương chắc khỏe hơn chính vì thế mà mọi người vẫn thường tắm nắng vào buổi sáng đấy, còn khi ông mặt trời đã lên cao tầm buổi trưa và giữa buổi chiều ông tỏa những tia nắng gay gắt gây cho thời tiết thời điểm này rất nóng nực, chính vì thế khi đi ra đường mọi người phải làm gì đây các con? ( Phải đội mũ, nón, che ô và mặc quần áo mỏng, dễ thấm mồ hôi, không được chơi đùa dưới trời nắng) Đến cuối buổi chiều, gương mặt của ông mặt trời lại dịu hiền như ánh nắng bình minh. 
+ Cảnh vật của mùa hè như thế nào trong thời tiết nóng nực như thế này?Cây cối như thế nào? Vì sao cây cối lại xanh tốt như vậy? ( Vì sao mùa hè có nhiều nắng, cây cối hấp thu được nhiều ánh sáng chúng sẽ quang hợp tốt hơn) 
+ Thời tiết của mùa hè trong ô cửa đầu tiên mà chúng mình được khám phá có đặc điểm gì? ( Trời nắng chói chang, thường nóng nực về buổi trưa và đầu giờ chiều)
- Mùa hè đến thời tiết rất nóng nực, rất dễ mắc các dịch bệnh : Cảm nắng, tiêu chảy Chính vì thế các con phải làm gì để phòng tránh các dịch bệnh đó? ( Chúng mình phải giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm gội hàng ngày, vì hàng ngày cơ thể ra rất nhiều mồ hôi rất khó chịu, mặc quần áo mỏng, nhẹ, dễ thấm mồ hôi, điều đặc biệt chúng mình phải giữ vệ sinh sạch sẽ trong ăn uống, phải ăn chín uống sôi không ăn những đồ ôi thiu, phải đậy kín thức ăn để không cho ruồi, muỗi đậu vào vì chúng chính là nguyên nhân gây dịch bệnh cho con người.
+ Chúng mình cùng lắng nghe giai điệu này và cùng đoán xem đây là giai điệu của bài hát nào nhé!
+ Đó chính là bài hát mùa hè đến, thời tiết mùa hè rất oi bức và nóng nực nên mọi người thường đi du lịc, nghỉ mát, đi tắm biển nữa rất là thích và ô cửa tiếp theo sẽ được mở ra, nào chúng mình cùng 12..3..mở
+ Bức tranh này vẽ gì đây?
+ Các bạn nhỏ đang làm gì trên bãi biển này? ( Có bạn thì đang tắm biển, có bạn thì đang chơi đùa trên bãi cát rất là vui)
+ Chúng mình đã ai được đi tắm biển chưa?
+ Chúng mình có thích được đi tắm biển không?
+ Chúng mình phải học thật giỏi, chăm ngon, đến hè bố mẹ sẽ cho chúng mình đi tắm biển và nếu có điều kiện chúng mình sẽ được đi thăm quan tại các khu du lịch nổi tiếng như SaPa, Đà Lạt, Cửa Lò, Nha Trang.
+ Khi ra biển tắm chúng mình phải tắm gần bờ, và để an toàn khi bơi chúng mình phải làm mang theo gì đây?
+ Vậy tắm biển vào thời điểm nào là thích hợp nhất?
 Đó là những điều thú vị của mùa hè mà chúng mình đã được khám phá. Còn điều gì thú vị của mùa hè nữa Chúng mình cùng khám phá điều thú vị tiếp theo của mùa hè qua ô cửa thứ ba. Nào chúng mình cùng 1..2..3.. mở
+ Bức tranh này nói về hiện tượng gì đây?
+ Trời mưa cũng là đặc trưng của thời tiết mùa hè này đấy các con ạ. Thời tiết của mùa hè trời nóng nực vào buổi trưa và thường có mưa vào buổi chiều,trời nóng nực khi có mưa xuống chúng mình sẽ cảm thấy rễ chịu và mát mẻ hơn, cây cối cũng xanh tốt hơn khi mưa xuống mọi người khi đi ra đường phải làm gì đây các con?
+ Các bạn nhỏ trong bức tranh này đang làm gì đây?
+ Khi trời mưa to, gió lớn hay có mưa giông, sấm sét chúng mình có nên đùa nghịch và tắm nước mưa không, có lên chơi dưới gốc cây to và cầm các vật bằng kim loại không? ( Rất dễ bị sấm sét đánh hoặc giông, lốc kéo cây ngã đổ lên người)
+ Chúng mình có biết không có một hiện tượng gây ra thiếu nước sinh hoạt cho con người và nước tưới cho cây trồng về mùa hè đó là hiện tượng gì không? ( Hạn hán)
+ Ở đây có rất nhiều quần áo, trang phục mùa hè, trang phục mùa đông này, rồi những vật dụng cần thiết khi mùa hè đến. Còn khi trời mưa thì chúng mình phải mặc áo mưa, che ô. Và bây giờ các con hãy lựa chọn cho mình một bộ trang phục hoặc một đồ dùng cần thiết và phù hợp cho mùa hè nhé. Nào chúng mình hãy cùng lựa chọn nào?
+ Cho trẻ về chỗ ngồi, và cùng trò chuyện với trẻ về trang phục, đồ dùng của mùa hè.
* Kết thúc :
- Cho trẻ mang trang phục và đồ dùng mà trẻ chọn được và biểu diễn thời trang.
- Trẻ chơi trò chơi !
- Chúng con chào cô ạ !
- Trẻ chơi cùng cô!
- Trẻ trò chuyện với cô về trò chơi!
- Trẻ cùng khám phá với cô!
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô!
- Trẻ trả lời!
- Trẻ chú ý lắng nghe!
- Trẻ khám phá những điều lý thú của mùa hè qua các ô cửa!
- Mùa hè ạ!
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô!
- Trẻ tiếp tục khám phá các ô cửa và trả lời các câu hỏi của cô!
- Trẻ tiếp tục khám phá ô cửa!
- Trẻ khám phá và trò chuyện về ô cửa!
- Trẻ mang trang phục và biểu diễn
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích:
 	Trò chuyện về khí hậu
2. Trò chơi vận động:
 	Mưa to mưa nhỏ
3. Chơi tự do:
 	- Chơi tự do trên sân trường
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc PV: cửa hang bán nước giải khát, bé đi tắm biển.
Góc NT: xé dán thuyền trên biển, cảnh mùa hè.
Góc XD: Xây dựng khu du lịch bãi biển, công viên nước
Góc HT: đọc chuyện, xem tranh về mùa hè, phân biệt các ,mùa
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Bé vẽ ông mặt trời và những đám mây
2.Nhận xét trẻ cuối ngày, cô cho trẻ nhận xét các bạn trong ngày, cô nhận xét bao quát, tuyên dương trẻ ngoan, nhắc nhở trẻ chưa ngoan, cho trẻ ngoan lên cắm cờ.
3. Cho trẻ ra sân chơi, vệ sinh sạch sẽ cho từng các nhân trẻ, lấy đồ và trả trẻ ân cần khi có phụ huynh đến đón trẻ - trả trẻ.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ và ra về.
 E. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Ngày soan: 16/04/2016
Ngày dạy: 20/04/2016
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 Lĩnh vực phát triển: Phát triển ngôn ngữ
Nội dung hoạt động: Bé đọc thơ hay 
( Cầu vồng) 
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức 
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ nói lên vẻ đẹp của cầu vồng trên bầu trời. Trẻ quan sát và nhận thấy cầu vồng là một đường cong.
 	- Trẻ biết cầu vồng có 7 màu : Đỏ, cam. Vàng, lục, làm, chàm, tím thường xuất hiện sau những cơn mưa rào to vừa tạnh và có ánh nắng chiếu vào.
2. Kỹ năng
	- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định, phát triển tư duy, so sánh cho trẻ.
	- Phát triển óc liên tưởng của trẻ.
	- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn kỹ năng đọc diễn cảm bài thơ. 
3. Thái độ
	- Gíao dục trẻ ngoan, trẻ yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu quý người thân
II. Chuẩn bị
	-Tranh minh họa cho bài thơ.
III. Tổ chức hoạt động
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện
Hoạt động 2
Bé yêu thơ
Hoạt động 3
Bé tài năng
Hoạt động 4
Kết thúc
* Cô và trẻ chơi trò chơi “ Trời nắng, trời mưa” và hỏi trẻ:
+ Chúng mình vừa chơi trò chơi gì vậy?
+ Trò chơi nói đến hiện tượng gì trong tự nhiên?
+ Hiện tượng tự nhiên đó tượng trưng cho mùa nào trong năm?
Đúng rồi, các con rất giỏi, đó là một hiện tượng đặc trưng của mùa hè, mùa hè có mặt trời, khí hậu dường như nóng nực hơn, và có khi trời lại mưa to, mưa rào gây giông bão, và sau mỗi cơn mưa trời lại sáng, và sau những cơn mưa rào chúng mình nhìn lên bầu trời sẽ thấy gì?
+ Đó chính là cầu vồng đấy, chúng mình thấy cầu vồng có đẹp không, cầu vồng có màu sắc như thế nào?
Cô biết một bài thơ cũng nói về cầu vồng đấy,chúng mình cùng lắng nghe cô đọc bài thơ nhé
+ Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ
+ Lần 2: Cô đọc thơ kèm tranh minh họa.
- Chúng mình vừa được nghe cô đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ của tác giả nào?
+ Cô và trẻ đọc thơ 4 – 5 lần theo tranh minh họa.
- Bài thơ mà tác giả Phạm Thanh Quang sáng tác nói về chiếc cầu vồng bảy sắc xuất hiện sau cơn mưa, trời tạnh, có mặt trời.
Cô đọc:
“Chiếc cầu vồng bảy sắc
Uốn mình góc trời xa”
+ Chúng mình đã được nghe cô đọc bài thơ rồi, bạn nào cho cô biết cầu vồng có bao nhiêu màu?
+ Cầu vồng các con quan sát trên bầu trời là những màu gì?
“Cầu vồng cũng có bạn
Cùng vươn qua mái nhà”
+ Cầu vồng cũng có bạn, vậy bạn của cầu vồng là ai?
+ Các con ạ, tất cả các màu của cầu vồng như những người bạn thân thiết, đoàn kết, gắn bó với nhau để có đủ 7 sắc màu tạo nên bầu trời có cảnh đẹp lung linh.
+ Vì sao người ta thấy cầu vồng có ánh sáng lung linh?
- Các bạn cầu vồng lung linh cùng với nhau vươn qua mái nhà. Các con có biết “ Vươn qua” là như thế nào không?
+ Vươn

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 31 Các mùa trong năm.doc