Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 25 - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Động vật nuôi trong gia đình

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH

(Từ ngày 07/03/2016 đến ngày 11/03/2016)

A. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất

 - Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo)

- Phát triển sự dẻo dai và sức bền của cơ thể để có thể lăn bóng bằng hai tay và đi theo bóng.

* Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

- Phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn (môi trường ô nhiễm).

 - Nguyên nhân làm môi trường bẩn: Rác, bụi, khói, chất thải trong sinh hoạt của người, động vật

 * Chỉ số lồng ghép: 3,9,14,15, 21

2. Phát triển nhận thức

- Trẻ biết cách xác đinh các hướng có sự định hướng: Phái trước, phía sau, phía phải, phía trái của đối tượng.

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ đích.

- Phát triển nhận thức cho trẻ

- Phát triển nhận thức. Rèn kỹ năng giao tiếp

* Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

- Phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn (môi trường ô nhiễm).

 - Nguyên nhân làm môi trường bẩn: Rác, bụi, khói, chất thải trong sinh hoạt của người, động vật

* Chỉ số lồng ghép: 92,100,107, 115,118

 

doc 30 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1417Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 25 - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Động vật nuôi trong gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sân trường.
Phần IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn, bác sĩ thú y
2. Góc xây dựng: Xây dựng trang trại chăn nuôi.
3. Góc học tập: Xem tranh ảnh về các con vật nuôi trong gia đình
4. Góc nghệ thuật: Hát các bài hát có trong chủ điểm “ Gà trống, nèo con và cún con” “ Con gà trống”
5. Góc thiên nhiên: Chơi với nước tắm cho vật nuôi.
 I. Mục đích – yêu Cầu
 1. Góc phân vai
 	 - Trẻ biết tự nhận góc chơi, biết thể hiện vai chơi: Thể hiện là người chủ bán hàng niềm nở nhiệt tình, chào mời khách vào mua hàng và biết tư vấn cho khách hàng khi lựa chọn những con vật nuôi tốt và những thức ăn phù hợp với các con vật, thể hiện vai người đi mua hàng niềm nở và lịch sự biết lựa chọn cho mình những con vật đáng yêu và có ích cho gia đình. Trẻ thể hiện được là một người nội trợ giỏi chế biến các món ăn từ các loại động vật nuôi đảm bảo vệ sinh. Thể hiện được vai bác sĩ thú y khám bệnh cho các con vật nuôi đáng yêu.
- Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, tư duy phát triển, phát triển tình cảm xã hội, Rèn kỹ năng làm việc theo nhóm. Rèn kỹ năng giao tiếp.
- Giaó dục trẻ ngoan, biết yêu quý, giữ gìn và bảo vệ các loại phương tiện giao thông.
 	2. Góc nghệ thuật
- Trẻ tự chọn góc chơi, về nhóm chơi. Trẻ thuộc các bài hát nói về các con vật đáng yêu nuôi trong gia đình, trẻ thể hiện được các bài hát và thể hiện được các động tác minh họa cho bài hát. Trẻ hiểu nội dung các bài hát.
- Rèn kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc và minh họa cho bài hát.
- Giaó dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn khi chơi và trẻ yêu bộ môn nghệ thuật hát ca.
 3. Góc học tập
- Trẻ biết thể hiện vai chơi ở góc chơi: Trẻ biết chơi theo nhóm, biết quan sát tranh ảnh và trò chuyện về các loài vật được nuôi trong gia đình, biết được đặc điểm, tên gọi, lợi ích của các con vật nuôi trong gia đình, thức ăn của các vật nuôi 
- Rèn kỹ năng quan sát, phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Giaó dục trẻ ngoan, chú ý, chơi đoàn kết với bạn trong khi chơi.
 II. Chuẩn bị
 - Cửa hàng bán các con vật nuôi trong gia đình: Gà, chó, mèo....
 - Cửa hàng bán thực phẩm chế biến từ các con vật nuôi. thức ăn cho các con vật nuôi trong gia đình.
- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, trống lắc, ...
- Mũ múa các con vật nuôi trong gia đình: Con gà trống, con mèo, con chó...
 - Tranh ảnh các con vật nuôi trong gia đình.
 - Nhiều ống nút, gạch khối, hàng rào, các con vật nuôi trong gia đình..
 - Địa điểm chăm sóc vật nuôi.
 III. Cách tiến hành:
 a. Thỏa thuận trước khi chơi:
 - Xin chào cả lớp chúng mình, các bạn mau lại đây với cô nào. Đến với buổi học ngày hôm nay với chủ đề “ Những con vật đáng yêu” chúng ta sẽ được khám phá rất nhiều con vật về đặc điểm, tên gọi, tiếng kêu của từng con vật nuôi trong gia đình, và thấy được lợi ích của chúng từ đó chúng ta thêm yêu quý các con vật này, và hôm nay cô vừa cả lớp chúng mình đến với cửa hàng bán các con vật nuôi và thức ăn cho những con vật đáng yêu đó, chúng mình sẽ được tham gia chơi ở góc phân vai và chúng mình sẽ thể hiện là những người bán hàng thật niềm nở, chào mời khách và tư vấn cho khách hàng khi đến mua những con vật nuôi và lựa chọn những loại thức ăn phù hợp với chúng. Và thể hiện là những người đi mua hàng thông mình và lịch sự khi vào mua hàng. Và hơn nữa đến với góc phân vai chúng mình còn được tham gia chế biến các món ăn từ các con vật nuôi trong gia đình nữ đấy, chúng mình hãy thể hiện là một người nội trợ tài ba chế biến các món ăn thật ngon nhé. Và chúng mình còn được tham gia làm bác sĩ thú y khám bệnh cho những con vật nuôi nữa đấy. Bạn nào sẽ tham gia chơi ở góc chơi này?
- “ Nhà em có con gà trống, mèo con và cún con....” chúng mình lắng nghe giai điệu vừa rồi và chúng mình đã đoán ra được đó là bài hát gì không?
 	+ Bài hát nói đến những con vật nào nhỉ?
 	+ Chúng có lợi ích như thế nào đối với đời ssống hằng ngày của con ngươi?
 	+ Chúng mình có yêu quý những con vật đáng yêu này không?
 	+ Và hôm nay để thể hiện được tình cảm với con vật nuôi đáng yêu này, chúng mình hãy hát vang các bài hát nói về các con vật đáng yêu của chúng mình nhé. Nào ai tham gia chơi ở góc nghệ thuật cùng cô đến với góc đó nhé! Tham gia chơi chúng mình không chỉ thể hiện khả năng ca hát của mình qua bài hát đó mà chúng ta thoả sức thể hiện với giai điệu của các bài hát “ Con gà trống”.. nữa đấy.
- Chúng mình cùng đến phòng triển lãm tranh về các con vật nuôi trong gia đình mà đã được các nhiếp ảnh gia chụp lại và hôm nay một bộ sưu tập đã được trưng bày trong phòng triển lãm đấy, chúng mình cùng tham gia quan sát các bức ảnh đó với cô nhé. Nào ai sẽ tham gia với cô ở góc học tập nào?
- Nhà các con nuôi những con vật gì? Ồ, nhà các bạn nuôi rất nhiều các con vật nuôi khác nhau đấy: nào là chó náy, gà này, vịt này, trâu bò, dê nữa ....Thế nhà các con nuôi chúng ở đâu? Ôi! Ai lại thả trên đồi vậy thôi ah, các con ạ, muốn chăm sóc và bảo vệ được các con vật nuôi chúng mình phải làm trang trại chăn nuôi, với không viên rộng và thoáng, sạch sẽ những con vật nuôi này sẽ lớn rất nhanh và còn rất an toàn nữa, Nào các con hãy cùng cô đến với góc xây dựng và các con sẽ được sử dụng rất nhiều nguyên vật liệu sẵn có để xây dựng lên một trang trại thật đẹp và thật rộng các con nhé! Ai sẽ tham gia chơi với góc này?
- Các con ơi để các con vật nhà chúng mình luôn luôn được sạch sẽ, thơm tho và đáng yêu chúng mình phải làm gì để chăm sóc cho các con vật. Hôm nay đến với góc thiên nhiên các con sẽ được chơi với nước tắm cho các con vật nuôi các con nhé! Ai sẽ tham gia chơi ở góc thiên nhiên nào?
 	 b. Qúa trình chơi
 Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ:
 	VD: 1. Góc phân vai
 - Chào các bạn, các bạn đang đi đâu vậy?
 - Các bác muốn mua con vật nuôi à, các bác cứ đến cửa hàng phía trước kia các bác sẽ thỏa sức lựa chọn cho riêng mình những con vật đáng yêu mà chúng mình thích?
 - Chào bác bán hàng ạ, cửa hàng mình bữa nay có nhiều con vật nuôi mới không bác?
 - Bác chọn giúp tôi một con chó con thật đẹp, thật đáng yêu?
 - Các bạn định mua con gì thì cứ xem và hỏi chủ quán nhé? 
 - Các bạn đã mua cho mình được con vật nuôi vừa ý chưa?
 - Mua được con vật nuôi rồi, giờ các bạn phải mua thức ăn cho chúng, các bạn hãy sang quầy bên cạnh để lựa chọn cho những con vật đáng yêu đó một loại thức ăn thích hợp với chúng nhé?
 - Bác đã chọn cho mình được thức ăn gì?
 - Thức ăn mà bác mua là thức ăn của con vật nuôi nào?
 - Bác đã mua được gì? Hôm nay các bác đi chợ có mua được nhiều thực phẩm để chế biến cho bữa trưa nay không? Các bác đã mua được những loại thực phẩm gì?
- Con chó của bạn bị làm sao vậy? Bạn phải đưa nó đến ngay bác sĩ thú y để các bác ấy khám cho nó xem nó bị làm sao?
 2. Góc nghệ thuật
- Chào các ca sĩ nhỏ tuổi, các bạn đang hát bài gì vậy?
- Bài hát nói về điều gì vậy?
- Trong bài hát bạn hát nói đến những con vật nào nuôi trong gia đình chúng mình?
- Các con có yêu quý những con vật nuôi đó không?
- Chúng mình phải biết quan tâm, chăm sóc và bảo vệ các con vật ngộ nghĩnh đáng yêu này nhé!
- Nào các con hãy tặng cô một bài hát nhé!
4. Góc xây dựng:
- Chào các bác thợ xây, các bác đang xây gì ở đây vậy ạ?
- Các bạn xây trang trại này như thế nào?
- Khu vực này các bác sẽ xây chuồng chăn nuôi gì?
- Các bác định xây chuồng nuôi những con vật gì?
- Xung quanh trang trại các bác nên có một khu trồng cỏ để cung cấp thêm thức ăn cho những con vật nuôi đó các bác thấy thế nào?
c. Kết thúc quá trình chơi:
 - Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về trang trại chăn nuôi mà các bác thợ xây xây dựng lên.
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
Phần V: Hoạt động chiều
Đọc thơ “ Gấu qua cầu”
Chơi “Đồng dao hỏi tuổi”
Đọc thơ “ Mèo đi câu cá”
Hát “ Vật nuôi”
Vệ sinh đồ dùng đồ chơi cuối tuần.
 I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ được củng cố kiến thức cũ, làm quen với một số kiến thức mới qua việc bài thơ “ Gấu qua cầu” “ Mèo đi câu cá” và bài hát “ Vật nuôi”
- Thuộc bài thơ, bài hát, hiểu nội dung bài thơ, bài hát và thể hiện bài thơ bài hát theo đúng nhịp điệu
- Trẻ biết cách chơi và thuộc lời bài đồng dao “Đồng dao hỏi tuổi”.
 - Trẻ biết cách vệ sinh đồ dùng đồ chơi sạch sẽ.
 II. Chuẩn bị
 	- Tranh minh hoạ bài thơ “ Gấu qua cầu”
 	- Dụng cụ âm nhạc.
 III. Tổ chức thực hiện
a. Đọc thơ “ Gấu qua cầu”
 - Cô giới thiệu tên bài thơ “ Gấu qua cầu”
- Cô đọc bài thơ 2-3 lần
- Cô giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói về hai bạn gấu nhỏ xinh xắn cùng một lúc đi lên cầu, bạn nhỏ nào cũng muốn vượt cầu sang được bên kia trước lên không ai chịu nhường nhịn ai, và các bạn ấy cuối cùng cũng sang được cầu mà không phải cãi nhau nữa, một cách giải quyết rất thông minh mà bạn nhái bén đã đưa ra giúp cả hai bạn ấy đó là gì vậy các con. Chúng mìng cùng đọc bài thơ và cho cô biết nhé!
 - Cả lớp đọc cùng cô 3 – 4 lần!
- Tổ đọc thi đua nhau!
 	- Nhóm yêu thơ đọc!
 	- Nhiều cá nhân trẻ đọc.
 	- Cô nhận xét trẻ đọc, động viên khuyến khích trẻ đọc thuộc và diễn cảm hơn! Các con đã biết cách mà bạn nhái bén giúp hai bạn ấy là gì rồi đúng không nào, các con cũng vậy nhé, khi chơi với nhau các con phải biết nhường nhịn nhau không cãi nhau không tranh giành nhau đồ chơi các con nhớ chưa nào?
b. Chơi “Đồng dao hỏi tuổi”
 	 - Cô cho trẻ ngồi theo vòng tròn. Đồng dao “ hỏi tuổi” về 12 con giáp, mỗi cháu sẽ là một con vật trong bài đồng dao, khi được hỏi đến phải bắt chước động tác của các con vật ấy, đi, bò, hoặc nhảy vòng quanh về chỗ cũ của mình.
	Một cháu chỉ vào một bạn và hỏi: Tuổi tý con gì?
	Trả lời: Tuổi tý con chuột
	Con chuột kêu như thế nào?
Trả lời: Nó kêu chít, chít. (đóng vai con chuột vừa bò vừa kêu chít, chít)
Các cháu hỏi:
	Chít chít chi mày
	Tau chặt khúc đầu
Tau thầu khúc giữa
Tau bửa lấy xương
Làm giường làm cột
Tau lột lấy da
Bỏ sông ngân hà
Còn chi chít chít!
Các cháu hỏi một bạn khác: Tuổi sửu con chi?
Trả lời: Tuổi sửu con Trâu
Các cháu hỏi: Con Trâu nó kêu làm sao?
Trả lời: Con trâu nó kêu nghé ọ.
 (Đóng vai con trâu khệnh khạng đi, giương đôi sừng)
Các cháu nói:
Nghé ọ chi mày.
Cứ như thế, hỏi – nói - trả lời.
c. Đọc thơ “ Mèo đi câu cá”
- Cô giới thiệu tên bài thơ “ Mèo đi câu cá”
- Cô đọc bài thơ 2-3 lần
Cô giảng nội dung bài thơ: Bài thơ kể về hai anh em bạn Mèo, mèo anh, mèo em cùng đi câu cá. Nhưng vì mải chơi lên cả hai anh em đều không ai câu được con cá nào.
- Cả lớp đọc cùng cô 3 – 4 lần!
 - Tổ đọc thi đua nhau!
 - Nhóm yêu thơ đọc!
 - Nhiều cá nhân trẻ đọc.
 d. Hát “ Vật nuôi”
 - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
 - Cô hát 2 – 3 lần.
 - Cả lớp hát cùng cô 4 -5 lần
 - Tổ hát 
 - Nhóm biểu diễn với các hình thức khác nhau
 - Nhiều cá nhân trẻ biểu diễn.
e. Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi cuối tuần
- Cô cùng trẻ lau dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc sạch sẽ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Ngày soạn: 5/03/2016
Ngày dạy: 7/03/2016
A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực phát triển: Phát triển thể chất
AI NÉM GIỎI HƠN
( Ném trúng đích đứng bằng một tay)
I/ Mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Trẻ biết cách ném trúng đích đứng bằng một tay chính xác.
2. Kỹ năng 
- Rèn kỹ năng vận động tinh khéo và tính tự tin cho trẻ.Rèn sự khéo léo cho trẻ.
3. Thái độ: 
- Trẻ có ý thức trong luyện tập.
II/ Chuẩn bị
- Cô : Sắc xô, sân bãi sạch sẽ
- 15 – 20 túi cát, 2 cột đích cao 1m cho trẻ, cột đích cao 1,5m cho cô.
- Trẻ trang phục gọn ngàng
	 III/ Cách tiến hành
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện và khởi động
Hoạt động 2
Bé yêu thể thao
Hoạt động 3
Bé vui khỏe
Hoạt đông 4
Hồi tĩnh
* Cô và trẻ cùng hát “ Gà trống, mèo con và cún con” và hỏi trẻ:
- Chúng mình vừa hát bài hát gì?
- Bài hát do ai sáng tác?
- Có những con vật nuôi nào được nhắc tới trong bài hát?
- Chúng có ích lợi như thế nào đối với đời sống của con người?
Chúng mình phải biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật nuối hằng ngày phải cho chúng ăn, cho chúng uống nước các con nhớ chưa nào?
Hôm nay cô mời cả lớp chúng mình cùng đến trang trại chăn nuôi của gia đình cô, để đến đó chúng mình phải có sức khỏe tốt, muốn có sức khỏe chúng mình phải làm gì? 
Nào mời cả lớp cùng khởi động trước khi lên đường.
a. Khởi động
Cô và trẻ vừa đi vừa hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu” và kết hợp đi các kiểu chân và về hàng tập thể dục.
b. Trọng động:
* Bài tập phát triển chung
1. Hô hấp: Thổi bóng
 2. Tay 1: Hai tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang.
 3. Chân 1: Đứng khuỵu gối.
 4. Bụng 3: Đứng quay người sang bên.
 5. Bật 2: Bật tách – khép chân.
* Vận động cơ bản:
- Cô tập mẫu cho trẻ quan sát.
- TTCB: Cô đứng chân trước chân sau, tay phải cô cÇm túi cát, cô từ từ ngả về phía sau, tay cô cầm túi cát từ từ đưa lên đưa ra sau, dùng sức của cơ thể và sự khéo léo của tay ném túi cát về phía trước có đích đứng ném sao cho thật khéo để cho túi cát được ném trúng đích nhìn thẳng về phía trước.
+ Trẻ thực hiện:
- Cô mời trẻ khá lên thùc hiên trước
- Cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện.
- Cho hai tổ thi đua nhau.
- Mời 1- 2 trẻ lên thực hiện.
* Trò chơi:
- Cô giới thiệu tên trò chơi: “ Mèo đuổi chuột”
- Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi.
c. Hồi tĩnh: 
Cho trẻ cất đồ dùng và đi nhẹ nhàng r
 - Trẻ hát cùng cô và trả lời các câu hỏi của cô!
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ khởi động!
 Phù..phù
- Trẻ quan sát cô tập!
- Trẻ quan sát và lắng nghe cô phân tích!
- Trẻ khá lên tập!
- Trẻ tập theo yêu cầu của cô!
- Trẻ lắng nghe và chới tích cực!
- Trẻ cất đồ dùng Và ra
B – HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích:
 - Quan sát tranh và trò chuyện về con mèo
2. Chơi vận động: 
 - Mèo và chim sẻ
3. Chơi tự do :
 - Chơi tự do trên sân trường.
C – HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn, bác sĩ thú y
2. Góc xây dựng: Xây dựng trang trại chăn nuôi.
3. Góc học tập: Xem tranh ảnh về các con vật nuôi trong gia đình.
D – HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Đọc thơ “ Gấu qua cầu”
2.- Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3.- Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 - Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về.
E - NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Ngày soạn: 5/03/2016
Ngày dạy: 8/03/2016
A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực phát triển: Phát triển nhận thức
Nội dung hoạt động: Bé khám phá động vật nuôi trong gia đình
I/ Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết gọi tên và nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi ở các phía của cơ thể. Trẻ biết cách xác định đúng các hướng: Trên, dưới, trước, sau của bản thân và của đối tượng khác
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định.
- Rèn khả năng định hướng trong không gian, tính phản xạ nhanh 
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ có nề nếp học tập
II/ Chuẩn bị
- Mỗi trẻ một khối vuông, một khối chữ nhật.
- 1 con búp bê.
III/ Tổ chức thực hiện
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 Trò chuyện 
Hoạt động 2
ôn luyện nhận biết phía trước phía sau, phía trái , phía phải của bản thân
Hoạt động 3 Nhận biết phía trước phía sau, phía trái , phía phải của đối tượng khác 
Hoạt động 4
Củng cố luyện tập
Hoạt động 5
Kết thúc
* Cô đọc câu đố:
Con gì ăn no
Bụng to mắt híp
Miệng kêu ụt ịt
Nằm thở phì phò.
 Đố là con gì?
Rất giỏi, đó chính là con lợn đấy. Vậy bạn nào cho cô giáo biết:
+ Con lợn được nuôi ở đâu?
+ Con lợn thích ăn gì?
+ Nó kêu như thế nào
+ Nuôi lợn để làm gì?
Ở nhà chúng mình bố mẹ có nuôi lợn không? Để cho lợn ăn chúng mình phải làm gì?
2. Bé khám phá
* Luyện tập nhận biết phía phải, phía trái, phía trước, phía sau của bản thân
Cho trẻ chơi trò chơi “ Dấu tay”
Dấu tay.dấu tay
Tay đẹp đâutay đẹp đâu?
Dấu taydấu tay
Dấu tay phía trước
Tay phải đâu?
Tay trái đâu?
Chân đâuchân đâu?
Dậm chân phải nói “ Thình thịch”
Dậm chân trái nói “ Cộp cộp”
* Dạy trẻ nhận biết, phân biệt các hướng của đối tượng khác.
Chúng mình cùng nhìn xem ai đến thăm lớp chúng mình đây?
+ Bạn búp bê xin chào các bạn?
+ Bạn ấy đang giơ tay nào chào chúng mình vậy?
+Tay nào ở dưới thấp?
Bạn búp bê ngồi đối diện với chúng mình thì chắc chắn bạn sẽ phải ngược hướng với chúng mình đúng khồn các con.
+ Chúng mình cùng quan sát xem bạn gấu ở phía nào của bạn búp bê?
+ Bạn mèo đang ở phía nào của bạn búp bê?
Cô lấy khối vuông đặt bên phải của bạn búp bê, khối chữ nhật đặt bên trái của bạn búp bê.
+ Phía phải của bạn búp bê có gì?
+ Phía trái cảu bạn búp bê có gì?
Cô đặt gấu và búp bê bên cạnh nhau và hỏi:
+ Cái gì ở phía bên tay trái của búp bê?
+ Cái gì ở phía bên tay phải của búp bê?
Cô giả làm tiếng của bạn búp bê và hỏi:
+ Cái gì bên phải tôi?
+ Cái gì bên trái tôi?
+ Cái gì ở phía trước tôi?
+ Cái gì ở phía sau tôi?
Gọi 1- 2 trẻ lên và để các khối chữ nhật, khối vuông, khối tam giác để xung quang các bạn. Các bạn khác sẽ nhận xét các khối đó ở phía nào của cơ thể bạn ấy?
3. Luyện tập:
* Trò chơi “ Hãy đứng bên tôi”
Luật chơi: Đứng đúng bên phải hoặc bên trái theo yêu cầu của búp bê:
+ Bạn nào cầm khối chữ nhật đứng bên trái tôi?
+ Bạn nào cầm khối vuông đứng bên phải tôi?
Lượt 2:
+ Bạn nào cầm khối chữ nhật đứng đằng trước tôi?
+ Bạn nào cầm khối chữ nhật đứng đằng sau tôi?
* Trò chơi:
- Cô giới thiệu tên trò chơi “ Nhìn tinh đoán tài” 
Bây giờ các con hãy lắng nghe và quan sát thật nhanh nhé. Khi cô nói phía trước chúng mình có gì, phía sau chúng mình có gì? Phía trên có gì? Phía dưới các con có gì? Phía tay phải có gì? Phía tay trái có gì?Thì chúng mình phải quan sát thật nhanh và nói thật chính xác nhé!
- Cô cho trẻ chơi.
* Kết thúc:
- Cho trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi.
- Trẻ lắng nghe! 
- Con lợn ạ!
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô!
- Dấu tay ra sau lưng
- Tay đẹp đây..tay đẹp đây?
- Dấu đâu..dấu đâu?
- Trẻ đưa tay ra phía trước.
-Trẻ giơ tay phải, tay trái lên?
- Bạn búp bê ạ!
- Tay phải ạ!
- Tay trái ạ!
- Trẻ quan sát và trả lời cô!
- Trẻ trả lời!
- Trẻ khác lên và cho các bạn khác đoán.
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ chơi 2-3 lần
- Trẻ thu dọn đồ dùng.
B – HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích
 - Quan sát tranh và trò chuyện về con bò
2. Trò chơi vận động: 
 - Bịt mắt bắt dê
3. Chơi tự do:
 - Chơi với đồ chơi ngoài trời
C – HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn, bác sĩ thú y
2. Góc xây dựng: Xây dựng trang trại chăn nuôi.
4. Góc nghệ thuật: Hát các bài hát có trong chủ điểm “ Gà trống, nèo con và cún con” “ Con gà trốn
D – HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Chơi “Đồng dao hỏi tuổi”
2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ 
E - NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
..
Ngày soạn: 5/03/2016
Ngày dạy: 9/03/2016 
A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 Lĩnh vực phát triển: Phát triển ngôn ngữ 
BÉ VUI ĐỌC THƠ 
 ( Mèo đi câu cá)
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Trẻ thuộc thơ, đọc thơ diễn cảm,hiểu nội dung bài thơ.
 - Trẻ biết đóng kịch.
2. Kỹ năng
 -Trẻ có kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
 - Phát triển ngôn ngữ và tư duy ghi nhớ có chủ định
 - Kỹ năng bảo vệ môi trường, kỹ năng an toàn giao thông.
3. Gíao dục
 - Trẻ ngoan, chăm làm việc biết yêu quí và bảo vật các vật nuôi trong gia đình không nên mải chơi
II. Chuẩn bị
 Cô: tranh thơ, sa bàn,
 Trẻ: tâm trạng thoại mái, trang phục gọn gàng.
III. Tổ chức thực hiện
 Nội dung
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
 Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Hoạt động 4
-Cô và trẻ hát : “gà trống, mèo con và cún con”
+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát do ai sáng tác?
+ Bài hát nói đến con vật gì?
+Thế gia đình các con nuôi những con vật gì?
+ Ngoài những con vật đó chúng còn con vật nào?
+ Nuôi mèo đẻ làm gì?
- Các con a ! Không chỉ có động vật nuôi trong gia đình mà còn có rất nhiều động vật khác nữa, tất cả những con vật này đều có ích với chúng ta. Vì vậy chúng mình phải biết yêu quí các con vật. Cô có bài thơ nói về mèo con đấy
- Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm 
- Đọc lần 2: Kèm tranh minh họa.
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
* Gỉang nội dung:
- Bài thơ : “ Mèo đi câu cá” nói lên hai anh em mèo trắng đi câu nhưng cả hai đều không chăm chỉ. Anh thì mải ngủ còn em mải rong chơi nên cuối cùng cả hai đều không câu được cá.
 “ Anh em mèo trắng
 Vắc rổ đi câu
 Anh ngồi bờ ao..”
+ Đoạn thơ nói về ai?
+ Anh em mèo trắng đi đâu?
- Thấy hiu hiu gió thổi thì méo anh buồn ngủ
 “ Hiu hiu gió thổi
 Buồn ngủ qua chừng
 ..”
+ Mèo anh đã làm gì ?
+ Có câu được cá không?
+ Mèo em nhìn thấy bạn nên cũng nhập bạn mà chơi
 “ Mèo em đang
 Thấy bầy thỏ bạn
 Đùa chơi múa lượn”
+Mèo em đã làm gi?
+Mèo em có câu được không?
+ Vì sao mà em không câu được cá?
+ Khi mặt trời đã gần về tối
 “ lúc ông mặt trời 
 Xuông núi đi ngủ
 ..”
-Anh em mèo cuối cùng có câu được ko? + Vậy chúng mình có nên học tập bạn mèo ko?+ vì sao?
+ Cô giáo dục: Các con ạ chúng mình ko nên học tập bạn mèo vì mèo mải chơi và ngủ nên ko được cá, chúng mình phải chăm chỉ để không giống bạn mèo nhé.
- Cô cho lớp đọc
- Tổ đọc Nhóm yêu thơ thể hiện.
- Mời cá nhân trẻ
- Cô cùng trẻ hát bài:” Rửa mặt như mèo”
- Trẻ hát
- 1-2 trẻ
-1-2 trẻ
- Trẻ kể
-Trẻ lắng nghe
-1 -2 trẻ
-2-3 trẻ
-1-2 trẻ
-Vì mải chơi
-1-2 trẻ
-2-3 trẻ
-3-4 lần
- 3 lần
- 2 Nhóm
- 4-5 trẻ
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích:
 - Quan sát trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình
2. Trò chơi vận động:
 - Mèo đuổi chuột
3. Chơi tự do:
 - Chơi tự do trên sân trường
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc học tập: Xem tranh ảnh về các con vật nuôi trong gia đình.
2. Góc xây dựng: Xây dựng trang trại chăn nuôi.
3. Góc nghệ thuật: Há

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 25 ĐV trong gia đình.doc