Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 9 - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Cô bác nông dân

A. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất

- Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động khác của chủ đề.

- Phát triển các cơ lớn thông qua các bài tập vận động, các trò chơi vận động phù hợp với chủ đề.

* Giáo dục kỹ năng sống. Biết yêu quý tôn trọng các ngành nghề trong xã hội. Trẻ biết chào hỏi khi đến lớp và chào ông bà bố mẹ.

* Lồng ghép chỉ số:

2. Phát triển nhận thức

- Trẻ biết một số tên ngành nghề trong xã hội và ích lợi của các ngành nghề đó.

- Biết được mỗi quan hệ giữa các ngành nghề trong xã hội với nhau. Biết một số ngày lễ lớn của một số ngành nghề như : Ngày nhà giáo, ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam

* Bảo vệ môi trường. Trẻ biết giữ gìn vệ sinh trường và lớp, không vứt rác bữa bãi, biết vứt rác đúng nơi quy định.

* Lồng ghép chỉ số:

3. Phát triển ngôn ngữ

- Hình thành và phát triển ở trẻ kỹ năng giao tiếp thông qua trò chơi, thảo luận, biết ứng xử với những người xung quanh

- Phát âm đúng, không nói ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời với cô giáo, các bạn và mọi người xung quanh.

* Lồng ghép chỉ số:

 

doc 26 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 2029Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 9 - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Cô bác nông dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m chơi. Biết thể hiện một số hành động chơi phù hợp với vai mình chơi: Thể hiện vai mẹ chăm sóc con cái,cho con ăn, tắm cho conthể hiện là một người con ngoan,biết vâng lời ông bà, bố mẹ và cô giáo, biết chào hỏi lễ phép..Thể hiện vai cô giáo: dạy hát, dạy múa, dạy đọc, dạy viếtThể hiện trong vai người bán hàng vui vẻ, niềm nở, chào đón khách mua hàng.
	2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, tư duy phát triển	Rèn kỹ năng quan sát , Kỹ năng lắng nghe và chú ý, ghi nhớ có chủ định.
 	 - Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, kỹ năng so sánh
 - Rèn kỹ năng tô màu.
	3. Giáo dục: - Giaó dục trẻ ngoan, có ý thức bảo vệ cây, hoa, biết chăm sóc, bảo vệ và giữ gìn không bẻ cành, ngắt lá, hái hoa.
 	II. Chuẩn bị
Chuẩn bị đồ chơi theo nội dung các góc
 III. Cách tiến hành
 	1. Thỏa thuận trước khi chơi
 Các con ơi, hôm nay cô sẽ đi siêu thị mua một ít đồ cho tuần này, các con ai muốn tham gia đi siêu thị cùng cô, đến siêu thị rồi, chúng mình cùng đến gian hang bày bán các sản phẩm của nghề nông để lựa chọn cho mình những lương thực, thực phẩm thật ngon thật sạch nhé. Ai sẽ tham gia ở gian hang này nào?
 Các con ơi khi chúng ta bị ốm hay người nhà chúng ta bị ốm thì chúng ta phải đến đâu và phải làm gì? À, phải rồi chúng ta phải đến bệnh viện gặp bác sĩ để khám bệnh và bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh và sẽ kê đơn thuốc cho chúng mình, hôm nay đến với góc phân vai chúng mình có muốn làm bác sĩ không? Ai muốn làm bác sĩ thì cùng cô đến với góc phân vai. Ở đây có rất nhiều đồ chơi đồ dung bác sĩ như: ống nghe, hộp thuốc, kim tiêm, keó,..một số dụng cụ khác nữa để phục vụ cho bác sĩ khám bệnh. Chúng mình sẽ tham gia đóng vai bác sĩ để khám bệnh cho mọi người ốm nhé.
Nào chúng mình cùng khám phá tiếp góc chơi tiếp theo nào, góc tiếp theo mà chúng ta dừng chân ở đây chính là góc nghệ thuật đấy, đến với góc nghệ thuật hôm nay các con sẽ cùng tham gia chương bé yêu thơ nhé, và chủ đề trong chương trình ngày hôm nay chính là chủ đề nói về nghề nông, chúng mình sẽ thể hiện một bài thơ nói về nghề nông, các con có đồng ý không, bạn nào sẽ tham gia chơi ở góc chơi này. 
Nào nhanh chân lên các con, chúng ta phải nhanh thì mới kịp vào tham dự buổi triển lãm tranh của các chú nhiếp ảnh gia đã chụp và sưu tầm được rất nhiều cảnh đẹp, những bức ảnh của các ngành nghề khác nhau. Chúng mình cùng đến đó khám phá và tìm hiểu thêm về các ngành nghề khác nhau trong xã hội mà chúng mình đã được biết cũng như các ngành nghề chúng mình chưa được biết đến nhé.
Các con ơi, chúng mình cùng đến với góc xây dựng cùng cô, hôm nay chúng mình sẽ cùng tập làm những kỹ sư xây dựng, những bác thợ xây tai ba để xây dựng lên những công trình nhà ở, công trình bệnh viện thật khang trang, thật đẹp, và rộng nhé. Nào các con hãy sử dụng những bộ lắp giáp, ống nút và những nguyên vật liệu sẵn có ở góc xây dựng để xây dựng lên những công trình nhà ở, bệnh viện nào.
Các con ơi hôm nay ở góc thiên nhiên chúng mình có biết chúng mình sẽ được chơi gì ở góc chơi này không? Một câu hỏi mà cô muốn hỏi cả lớp chúng mình đó là muốn cho môi trường luôn xanh - sạch - đẹp thì chúng mình phải làm gì? Vậy muốn cây mau lớn chúng mình phải làm gì? Hôm nay đến với góc thiên nhiên chúng mình sẽ được tham gia chăm sóc cây xanh trong vườn trường chúng mình, ai sẽ tham gia chơi ở góc chơi này?
 	Cho trẻ nhận góc chơi và về các góc chơi mà trẻ đã chọn.
 	 2. Qúa trình chơi
 Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ:
 Chào bạn, bạn muốn mua gì?
 + Chào chị, ở cửa hang mình hôm nay có hang gì mới không? Chi có thể cân giúp tôi 10kg gạo nếp và 20kg gạo tẻ được không?
 	+ Được chứ, tôi sẽ cân cho bạn, bạn còn muốn mua gì nữa không? Cửa hang tôi dạo này có rất nhiều rau, củ, quả sạch nữa đấy, bạn có muốn mua không?
 	 + Vâng, cho tôi thêm 1kg khoai lang nữa. Chị tính tiền cho tôi với?
 	+ Đây của bạn đây? Cảm ơn bạn, lần sau mời bạn lại đến cửa hang tôi nhé!
 	+ Chào bác sĩ, bác khám giúp tôi với, tôi đau răng quá, bác khám giúp tôi xem có phải tôi bị đau răng không?
 	+ Do đâu mà tôi lại bị sâu răng vậy bác sĩ?
 	+ Vậy tôi phải làm gì bây giờ? 
 	 + Vâng tôi sẽ nghe lời bác sĩ, ít ăn kẹo, phải xỉa răng, đánh răng, súc miệng sau khi ăn song và thường xuyên vệ sinh răng miệng thật sạch sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Cảm ơn bác sĩ!
 + Chào các bạn các bạn đang đọc bài thơ gì vậy?
 + Các bạn sẽ tham gia thi với bài thơ gì vậy?
 + Bài thơ bạn đang đọc là bài thơ gì vậy?
 + Bài thơ nói về nghề gì?
 + Qua bài thơ này bạn học được những gì và mỗi chúng ta cần phải làm gì?
 + Xin cảm ơn các bạn, các bạn đọc thơ rất hay.
 Các bạn ơi, các bạn đang xem tranh ảnh nói về điều gì?
 	 + Ồ, ở đây có rất nhiều tranh ảnh về các ngành nghề khác nhau, tranh này vẽ về nghề gì?
 	+ Còn bức tranh này thì sao? bức tranh về nghề bác sĩ, bác sĩ đang làm gì?
 	+ Còn đây là bức tranh về nghề gì? Nghề làm nương và nghề làm ruộng còn được gọi chung là nghề gì?
 	+ Bác thợ mộc đang làm gì vậy? Đây là dụng cụ gì? Bang đang dung dụng cụ gì vậy?
 + Các bạn quan sát tiếp đi nhé.
 + Chào các bạn, Cho tôi hỏi ở đây ai là kỹ sư thiết kế những công trình bệnh viện và nhà ở này vậy.
 + Bạn sẽ thiết kế những công trình này như thế nào?
 +Ai chịu trách nhiệm thi công công trình này vậy?
 + Bác sẽ xây bệnh viện này thành mấy khu vực?
 + Chỗ này bác sẽ xây khu vực gì? 
 + Còn công trình nhà ở này bác sẽ xây kiểu nhà ở như thế nào?
 + Xung quanh khu vực nhà ở các bác sẽ xây gì?
 Chào các bạn, các bạn đang chăm sóc cho cây gì vậy?
 chăm sóc cây này như thế nào, bạn phải tưới nước như thế nào để cây không bị hỏng?
 	 + Bạn sẽ lau lá cây như thế nào?
 Cô đàm thoại với trẻ ở các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ giao lưu giữa các góc chơi.
 	 3. Kết thúc quá trình chơi
 	- Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về các công trình nhà ở và bệnh viện mà các chú kỹ sư và các bác thợ xây đã xây dựng.
 	 - Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định
Phần V. Hoạt động chiều
I. Nội dung.
- Hát “ Bác đưa thư vui tính”
- Làm quen với sách tạo hình
 	- Lau sắp xếp đồ chơi của lớp
- ôn chữ cái đã học.
- Hát “ Lớn lên cháu lái máy cày
II. Mục đích yêu cầu
Kiến thức: - Củng cố cho trẻ ôn lại các chữ cái đã học 
 - Biết lau dọn sắp xếp đồ chơi của lớp, đọc thơ diễn cảm
2. Kỹ năng: - Trẻ tự tin mạnh dạn, kỹ năng chơi theo nhóm
3. Giáo dục: - Trẻ đoàn kết trong khi chơi và học.
III. Chuẩn bị 
- Các bài hát, bài thơ.
- Các chữ cái đã học.
IV. Tổ chức hoạt động
 1. Hát “ Bác đưa thư vui tính”
 Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả: Kính congkính cong bác đưa thư đang đến nhà em bác đưa thư đang mang thư cho các bé kìa, chúng mình cùng hát vang bài hát “ Bác đưa thư đang tới nhà em” để chào mừng bác nào?
 + Cho tập thể hát 4 – 5 lần
 + Tổ thể hiện với các dụng cụ âm nhạc: 3 tổ
 + Nhóm thể hiện với nhạc bài hát “ Bác đưa thư vui tình”- 3 nhóm.
 + Cá nhân trẻ hát với các hình thức: Dụng cụ âm nhạc, với nhạc đệm, thể hiện tự nhiên với các cử chỉ điệu bộ.
2. Làm quen với sách tạo hình
 - Trẻ ngồi xung quanh cô. Cô phát sách tạo hình cho trẻ xem và nêu lên ý kiến nhận xét của trẻ
 sách này giúp ích gì cho chúng ta?
 => Quyển sách này có tên là Vở tạo hình sẽ giúp chúng ta vẽ lên những gì chúng ta thích, vì thế rất có ích trong học tập
 3. Lau sắp xếp đồ chơi của lớp
 + Tập trung trẻ lại, cô phổ biến nội dung hoạt động cho trẻ 
 + Tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm
 + Trẻ có thể tự lau dọn, lau lại những đồ dùng đồ chơi ở các góc lớp giúp cô.
 + Trẻ xếp lại gọn gang
 - Cô tập trung trẻ lại NX
 4. Hát “ Lớn lên cháu lái máy cày”
 Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả:
 	+ Cô hát 3 – 4 lần
 	+ Cho tập thể hát 4 – 5 lần
 	+ Tổ thể hiện với các dụng cụ âm nhạc: 3 tổ
 	+ Nhóm thể hiện với nhạc bài hát “ Lớn lên cháu lái máy cày”- 3 nhóm.
 	+ Cá nhân trẻ hát với các hình thức: Dụng cụ âm nhạc, với nhạc đệm, thể hiện tự nhiên với các cử chỉ điệu bộ.
* Vệ sinh trả trẻ: - Nêu gương, cắm cờ, bé ngoan cuối tuần.
- Trả trẻ trao đổi với phụ huynh tình hình học tập và sức khỏe của trẻ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Ngày soạn: 30/11/2015
Ngày dạy: 02/11/2015
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Nội dung hoạt động: Thi xem ai giỏi 
( Bật xa 50cm)
Mục đích – Yêu cầu
Kiến thức
 - Trẻ biết bật xa 50 cm. Trẻ tập thành thạo và chính xác các động tác thể dục ở bài tập phát triển chung, trẻ biết phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân, toàn thân để tập bài tập chính xác.
 2. Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng bật xa, kỹ năng vận động. Trẻ biết dùng sức của cơ thể để bật xa 50cm theo yêu cầu của bài.
 3. Thái độ
 - Trẻ yêu thích bộ môn học, trẻ được phát triển kỹ vận động.
 	II. Chuẩn bị
 	- Sân tập rộng thoáng, sạch sẽ và không có chướng ngại vật.
 - Tuí cát đủ cho mỗi trẻ.
 - Trang phục của cô và trẻ rộng thoáng, sạch sẽ.
 III. Tổ chức thực hiện
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện
Hoạt động 2
Bé cùng tập thể dục
Hoạt động 3
Bé thi tài
Hoạt động 4
Hồi tĩnh
* Các con ơi ! Chúng mình nghe cô đố này, cô đố chúng mình đây là nghề gì nhé :
Nghề gì vất vả sớm hôm
Làm ra hạt gạo ấm no mỗi ngày
+ Đó là nghề gì vậy ?
+ Đúng rồi đây gọi là nghề nông đấy các con ạ, các cô bác nông dân ngày đêm vất vả sớm hôm, một nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để làm ra hạt gạo để nuôi sống mỗi người dân của chúng ta. Ngoài làm ra hạt thóc, hạt gạo ra chúng mình còn biết những sản phẩm nào khác nữa của nghề nông không ?
+ Chúng đều là những sản phẩm, những nguồn lương thực cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể chúng ta. Chính vì vậy hàng ngày các con phải ăn đầy đủ và bổ xung một số sản phẩm của nghề nông để cơ thể luôn khoả mạnh nhé.
* Bé tập thể dục :
a. Khởi động :
Các con ơi ngoài việc ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng ra, để cho cơ thể luôn khoẻ mạnh chúng mình phải làm gì ?
Đúng rồi chúng mình phải tập thể dục phải không nào. Nào xin mời cả lớp chúng mình cùng khởi động trước khi tập thể dục nhé !
Cô cho trẻ đi theo vòng tròn, vừa đi vừa hát ‘ Đoàn tàu nhỏ xíu’ và khởi động theo các kiểu chân : Kiễng gót, đi bằng mũi bàn chấn, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm và về hàng.
Cho trẻ chuyển đội hình về 3 hàng ngang tập thể dục.
b. Trọng động :
Nào bây giờ chúng mình cùng tập thể dục nhé.
* Bài tập phát triển chung :
Tay : Đứng xoay tròn 2 cánh tay
 (2 Lần x 8 nhịp) 
Chân : Đứng đưa chân ra các phía
 (2 Lần x 8 nhịp) 
Bụng : Đứng quay người sang hai bên
 (2 Lần x 8 nhịp)
. Bật : Bật về các phía
 (2Lần x 8 nhịp)
Cho trẻ chuyển đội hình về thành hai hàng ngang tập bài ‘Vận động cơ bản’
* Vận động cơ bản: Bật xa 50cm
Cô giới thiệu bài tập: “ Bật xa 50cm” Để tập được chúng mình cùng quan sát cô tập nhé.
+ Cô tập một lần không phân tích
+ Lần 2: Cô mời một trẻ khá lên thực hiện theo sự phân tích của cô: Con đi đến trước vạch, tay để tự nhiên, mắt nhìn thẳng, đầu không cúi, sau đó đưa từ từ hai tay ra đằng sau, đồng thời nhún hai chân, dùng sức bật mạnh về phía trước đẩy người ra xa 50cm. Khi tiếp đất con tiếp đất bằng hai mũi bàn chân và nhẹ nhàng đi về cuối hàng đứng, bạn tiếp theo ở đầu hàng sẽ lên thực hiện, cứ như vậy các con dồn hàng lên và lần lượt thực hiện bài tập. 
+ Trẻ thực hiện:
- Bạn nào giỏi lên thực hiện cho cả lớp cùng cô xem một lần nữa nào.
- Cho lần lượt trẻ ở hai hàng lên thực hiện.
 - Cô cho trẻ tập theo nhóm: 
 + Nhóm1 cử cho cô 1 đội trưởng.
 + Nhóm2 cử cho cô 1 đội trưởng, 
 - Hai nhóm thực hiện cô bao quát sửa sai cho trẻ.
 + Hỏi đội trưởng của mỗi nhóm nhận xét: con thấy các bạn trong nhóm thực hiện động tác như thế nào?
 + Các con vừa thực hiện bài tập thể dục gì?
 Cô quan sát, sửa sai, động viên trẻ tập tích cực.
* Trò chơi “ Gieo hạt nảy mầm”
Các con đã rất giỏi đã giúp các bác nông dân vận chuyển rất nhanh và được rất nhiều bao thóc về kho rồi. Và bây giờ chúng mình hãy nghỉ ngơi thư giãn với một trò chơi ‘ Gieo hạt nảy mầm’ nhé !
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, và cho trẻ chơi. 
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 – 2 vòng và ra ngoài.
- Trẻ lắng nghe và giải cấu đố của cô giáo!
- Nghề nông dân ạ!
- Trẻ trả lời.
- Trẻ kể!
- 3 - 4 trẻ trả lời!
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ vừa đi vừa hát ‘ Đoàn tàu nhỏ xíu’ và kết hợp các kiểu chân theo cô giáo
- Trẻ quan sát cô tập!
- 1 trẻ lên thực hiện theo sự phân tích hướng dẫn của cô.
- 1 – 2 trẻ khá lên thực hiện.
- Lần lượt trẻ ở hai hàng lên thực hiện.
- Trẻ hai tổ thi đua nhau
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 -2 vòng và ra ngoài.
A. Hoạt động ngoài trời
1. Hoạt động có chủ đích
 Vẽ tự do trên sân trường.
 2. Trò chơi vận động
 Tung bóng
3. Chơi tự do
 Chơi tự do trên sân trường
B. Hoạt động góc
Góc phân vai: Cô bán hàng, bác sĩ khám bệnh.
Góc xây dựng: Xây dựng bệnh viện, nhà cửa.
 	Góc học tập: Xem tranh ảnh về các ngành nghề
Góc nghệ thuật: Đọc thơ “ Hạt gạo làng ta”
C. Hoạt động chiều
1. Hát “ Bác đưa thư vui tính”
2. Nhận xét trẻ cuối ngày, cô cho trẻ nhận xét các bạn trong ngày, cô nhận xét bao quát, tuyên dương trẻ ngoan, nhắc nhở trẻ chưa ngoan, cho trẻ ngoan lên cắm cờ.
3. Cho trẻ ra sân chơi, vệ sinh sạch sẽ cho từng các nhân trẻ, lấy đồ và trả trẻ ân cần khi có phụ huynh đến đón trẻ - trả trẻ.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ và ra về.
D. Đánh giá trẻ cuối ngày
Ngày soạn: 30/11/2015
Ngày dạy: 03/11/2015
 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Nội dung hoạt động: Nhận biết phân biệt khối chữ nhật, khối vuông
I. Mục đích – Yêu cầu 
1. Kiến thức
 - Trẻ nhận biết và gọi tên các khối đã học.Trẻ nhận biết và phân biệt được khối vuông và khối chữ nhật.
2. Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng nhận biết phân biệt.
 - Phát triển nhận thức cho trẻ, khả năng tư duy nhạy bén cho trẻ.
3. Thái độ
 - Trẻ ngoan, chú ý trong giờ học.
II. Chuẩn bị
 	- Khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.
 - Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước lớn hơn.
 - Một số đồ dùng có dạng khối vuông, khối chữ nhật để xung quanh lớp.
III. Tổ chức thực hiện
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện
Hoạt động 2
Bé nào giỏi
Hoạt động 3
Bé nào khéo và thông minh vậy ?
Hoạt động 4
Bé thử trí thông minh
Hoạt động 5
Đoán xem tôi là ai ?
Hoạt động 6
Kết thúc
* Cô đọc câu đố :
Lắng nghe...lắng nghe !
Cong cong như một vầng trăng
Có mũi, có lưỡi, có răng không mồm.
Nhà nông gần gũi sớm hôm
Siêng năng hễ thấy cỏ liền cắt ngay.
- Chúng mình biết gì về cái liềm?
- Liềm dùng để làm gì?
- Liềm là dụng cụ phục vụ cho nghề gì?
- Các cô bác nông dân dùng liềm để làm gì?
Các bác nông dân dùng liềm để cắt cỏ, để gặt lúa đấy các con ạ, vào mùa vụ các cô bác nông dân phấn khởi vì được mùa và hăng say gặt lúa, gặt song sát ra thóc và phơi khô, sát ra hạt gạo cho chúng mình nấu thành cơm để ăn đấy các con ạ, chính vì thế mà các con phải ngoan, và phải biết quý trọng cô bác nông dân và những sản phẩm mà cô bác làm ra.
a, Bé nhận biết khối vuông, khối chữ nhật.
Các con ơi, sáng nay cô đã nhận được bưu phẩm của các bác nông dân và đó là một gói quà, chúng mình cùng khám phá xem đó là gì nhé ?
Và món quà đầu tiên cô lấy được
+ Đây là khối gì ?
+ Còn đây là khối gì ?
Cô muốn thưởng cho chúng mình chơi một trò chơi với những hình khối này để xen trí thông minh của chúng mình như thế nào nhé !
- Trẻ lấy rổ đồ dùng
- Cho trẻ chọn khối và đọc
- Cho trẻ chơi “Thi xem ai nhanh”
+ Cô nói: Khối vuông
 Khối chữ nhật
+ Cô giơ khối.
b, Phân biệt khối cầu với khối trụ:
Các con ơi, chúng mình rất xuất sắc với trò chơi vừa rồi và cô quyết định thưởng cho cả lớp chúng mình 2 hôp quà, nhưng vì vội quá cô chưa gói được những hộp quà này, bây giờ cả lớp chúng mình cùng giúp cô tạo những hộp quà thật đẹp nhé.
+ Trang trí hộp quà:
Các nhóm sẽ lấy những miếng giấy màu để trang trí cho các mặt của hộp quà và đếm xem mỗi hộp quà có bao nhiêu mặt nhé!
- Cô hỏi từng nhóm:
+ Nhóm cháu dán khối gì?
+ Nhóm con dán các mặt của khối vuông bằng miếng giấy có hình gì?
+ Để dán được các mặt của khối vuông các con cần phải có bao nhiêu hình vuông
- Vậy, bạn nào giỏi cho cô và các bạn cùng biết xem: Khối vuông có bao nhiêu mặt? Các mặt của khối vuông có hình gì?
- Tương tự như vậy cô hỏi nhóm dán khối chữ nhật:
+ Nhóm con dán khối gì?
+ Nhóm con dán các mặt của khối chữ nhật bằng miếng giấy có hình gì?
+ Để dán được các mặt của khối chữ nhật các con cần phải có bao nhiêu miếng giấy hình chữ nhật?
- Vậy, bạn nào giỏi cho cô và các bạn cùng biết xem: Khối chữ nhật có bao nhiêu mặt? Các mặt của khối chữ nhật có hình gì?
* So sánh:
- Các con quan sát khối vuông và khối chữ nhật có đặc điểm gì giống và khác nhau?
* Giống nhau: Cả hai khối đều có 6 mặt.
* Khác nhau:
+ Các mặt của khối vuông có hình vuông
+ Các mặt của khối chữ nhật có hình chữ nhật
* Trò chơi: Đoán xem tôi là ai?
Cách chơi: Cô giơ các khối lên và nói:
- Tôi có 6 mặt và các mặt của tôi có hình vuông?
- Tôi có 6 mặt và các mặt của tôi có hình chữ nhật?
c, Luyện tập củng cố: 
Trò chơi: “ Đoán ý đồng đội”
Cô mời đại diện của nhóm 1 lên chơi. Trẻ của nhóm 1 sẽ có nhiệm vụ sờ vào hình khối đó và mô tả đặc điểm của hình khối để các bạn ở nhóm 2 đoán xem đó là hình gì? Nếu nhóm 2 đoán đúng thì nhóm 1 sẽ nhường quyền chơi cho nhóm 2 và nhóm 2 được ghi điểm. Nếu nhóm 2 không trả lời được thì nhóm 1 tiếp tục chơi.
* Kết thúc:
- Bé tập làm chú công nhân xây dựng với những khối đã học để tạo thành các công trình theo ý thích.
- Nghe gì...nghe gì ?
- Nghề nông ạ !
- 2 -3 trẻ kể !
- Trẻ lắng nghe !
- Khối vuông ạ !
- Khối chữ nhật ạ !
- Trẻ chọn khối và đọc to khối mà trẻ chọn được theo yêu cầu của cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe !
- Trẻ lắng nghe !
- Khối vuông ạ !
- Hình vuông ạ !
- 6 hình ạ !
- Trẻ đếm và trả lời câu hỏi của cô !
- Khối chữ nhật ạ !
- Hình chữ nhật ạ !
- 6 hình ạ !
- Trẻ đếm và trả lời cô !
- Trẻ trả lời theo sự gợi mở của cô !
- Tôi là khối vuông !
- Tôi là khối chữ nhật !
- Trẻ chú ý lắng nghe cô phổ biến cách chơi và chơi tích cực trò chơi.
- Bé chơi với những khối đã học.
A. Hoạt động ngoài trời
1. Hoạt động có chủ đích
 Vẽ dụng cụ nghề nông
2. Trò chơi vận động
Bịt mắt bắt dê
3. Chơi tự do
 Chơi tự do trên sân trường
B. Hoạt động góc
Góc phân vai: Cô bán hàng, bác sĩ khám bệnh.
Góc xây dựng: Xây dựng bệnh viện, nhà cửa.
 Góc học tập: Xem tranh ảnh về các ngành nghề
Góc nghệ thuật: Đọc thơ “ Hạt gạo làng ta”
C. Hoạt động chiều
1. Ôn chữ cái đã học
2. Nhận xét trẻ cuối ngày, cô cho trẻ nhận xét các bạn trong ngày, cô nhận xét bao quát, tuyên dương trẻ ngoan, nhắc nhở trẻ chưa ngoan, cho trẻ ngoan lên cắm cờ.
3. Cho trẻ ra sân chơi, vệ sinh sạch sẽ cho từng các nhân trẻ, lấy đồ và trả trẻ ân cần khi có phụ huynh đến đón trẻ - trả trẻ.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ và ra về.
D. Đánh giá trẻ cuối ngày
Ngày soạn: 01/11/2015
Ngày dạy: 04/11/2015
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Nội dung hoạt động: BÉ HỌC CHỮ CÁI (Chữ cái e,ê)
I. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức
 	 Trẻ tô được chữ cái e, ê
 	 Trẻ nhận ra chữ cái e, ê trong tiếng tuef trong tranh.
2. Kỹ năng
 	 Rèn kỹ năng quan sát. 
 - Rèn kỹ năng cầm bút cho trẻ
3. Giáo dục
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sách vở sạch sẽ
II. Chuẩn bị
 - Vở làm quen chữ cái
- Đồ dùng của trẻ.
III. Tổ chức thực hiện
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện
Cùng cô
Hoạt động 2
Bé tô, viết chữ
 Hoạt động 3.
- Cô cung trẻ hát bài hát Lớn lên cháu láy máy cày.
- Bài hát có tên là gì?
- Bài hát đã nói lên điều gì?
=> Bài hát đã nói lên sự nhọc nhàn của các bác nông dân ngày ngày vất vả vì công việc của mình. Vì vậy chúng mình phải biết yêu thương quý trọng các nghề trong xã hội.
+ Chữ cái e.
- Cô có bức tranh vẽ gì đây?
- Dưới tranh có chữ “Bé chạy, bé đu” trong các chữ cái nào chúng ta đã làm quen cô đọc từ.
- Cho trẻ phát âm chữ e.
- Cô giới thiệu chữ e viết thường, e in rỗng.
- Cô vừa tô vừa phân tích. Cô cầm bút bằng tay phải, bằng 3 đầu ngón tay cô di bút đều không chườm ra ngoài.
- Chữ e có nét cong tròn khép kín, có một nét móc ở phía bên phải.
- Cô bao quát trẻ tô
+ Chữ cái ê.
- Cô có tiếp búc tranh vẽ gì đây?
- Cho trẻ đọc từ mẹ bế bé. Trong từ mẹ bế bé có chữ cái nào chúng ta đã làm quen.
- Cho trẻ phát âm chữ ê
- Cô giới thiệu chữ ê in thường, chữ ê in rỗng.
- Cô hướng đẫn cách di mầu.
- Cô phân tích chữ ê in thường gồm một nét cong tròn khép kín, một nét cong hở bên phải, có dấu mũ trên đầu. Cô vừa tô vùa phân tích.
+ Cô nhận xét chung cho cả lớp.
- Cho trẻ về góc học tập vẽ dụng cụ của nghề nông.
+ Trong ngày hôm nay cô đã thấy cả lớp mình học rất là ngoan và thấy lớp mình đã tô được chữ e, ê rất đẹp rồi cô khen cả lớp. Về nhà các con nhớ ddocwj và tô chữ e, ê cho bố mẹ xem nhé.
Và bây giờ cô cùng các con làm các cô các bác nông dân đi chơi nhé
Cho trẻ làm các bác nông dân cùng nhau đi ra ngoài.
Trẻ hát cùng cô
Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ quan sát và lắng nghe!
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời các câu hỏi của cô
A. Hoạt động ngoài trời
1. Hoạt động có chủ đích
Dạo chơi quanh sân trường
 2. Trò chơi vận động
 Mèo đuổi chuột
3. Chơi tự do
 	 Chơi tự do trên sân trường
B Hoạt động góc
Góc phân vai: Cô bán hàng, bác sĩ khám bệnh.
Góc xây dựng: Xây dựng bệnh viện, nhà cửa.
 Góc học tập: Xem tranh ảnh về các ngành nghề
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây trong 
C Hoạt động chiều
1. Ôn chữ cái đã học
2. Nhận xét trẻ cuối ngày, cô cho trẻ nhận xét các bạn trong ngày, cô nhận xét bao quát, tuyên dương trẻ ngoan, nhắc nhở trẻ chưa ngoan, cho trẻ ngoan lên cắm cờ.
3. Cho trẻ ra sân chơi, vệ sinh sạch sẽ cho từng các nhân trẻ, lấy đồ và trả trẻ ân cần khi có phụ huynh đến đón trẻ - trả trẻ.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ và ra về.
 D. Đánh giá trẻ cuối ngày
Ngày soạn: 02/11/2015
Ngày dạy: 5/11/2015
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển TC-XH
Nội dung hoạt động: Cô bác nông dân 
( Trò chuy

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 9 Cô bác nông dân.doc