Giáo án Mĩ thuật 6

I. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức

 - HS nhận ra được vẻ đẹp của các hoạ tiết dân tộc miền xuôi và miền ngược.

 - HS chép được một số hoạ tiết gần giống mẫu và tô màu theo ý thích.

 2. Kĩ năng

 - Rèn kĩ năng chép họa tiết

 3. Thái độ

 - HS yêu thích những hoạ tiết dân tộc.

II. CHUẨN BỊ.

 1. Đồ dùng dạy - học:

 a) Giáo viên:

 - Tranh các hoạ tiết trang trí dân tộc trong SGK trang 73 phóng to.

 - Tranh cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc.

 - Sưu tầm một số hoạ tiết trang trí dân tộc trên sách , báo, khăn túi, ở đình chùa.

 b) Học sinh:

 - Vở vẽ, chì màu, tẩy.

 

doc 111 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2529Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch tiến hành bài vẽ tranh đề tài Bộ đội hướng dẫn cho HS từng bước để học sinh thấy được cách làm.
H: Theo các em khi vẽ hình ta cần lưu ý điều gì?
(- Vẽ hình chính trước để làm rõ trọng tâm, vẽ hình phụ để làm phong phú thêm cho nội dung. Tìm các hình dáng phù hợp nội dung, tránh sử dụng hình lặp lại gây sự nhàm chán cho người xem).
GV treo tranh Thăm nhà, Hành quân qua làng.
H: Xác định hình ảnh chính, phụ ở hai bức tranh trên?
(- Bức 1: Hình ảnh chính là cảch Anh bộ đội về thăm nhà, mẹ già và em ra đón, hình ảnh phụ là các khóm cây, con gà...; 
Bức 2: hình ảnh chính là các chú bộ đội đang đi theo hàng hành quân qua làng, hình ảnh phụ làcác ạn HS đang đứng xem, cây cối...)
H: Em có nhận xét gì về cách sử dụng màu sắc của hai bức tranh trên?
(- Sử dụng gam màu nóng, đã phù hợp với yêu cầu đề tài).
H: Chất liệu sử dụng của hai bài vẽ này? 
(- Màu nước và sơn dầu.)
GV: Các em có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để thể hiện bài vẽ nay như xé dán, bột màu, sơn dầu, dạ, sáp, phấn màu...
GV cho HS xem một số bài của HS khoá trước.
H: Nhận xét bài làm của bạn?( yêu cầu nhận xét về mặt nội dung, hình vẽ, màu sắc...)
(- Tuỳ từng bài vẽ mà học sinh nhận xét theo cảm nhận).
- GV nhận xét chung và rút kinh nghiệm cho các em trong bài vẽ của mình.
GV chuyển ý: Trong bài học hôm nay cô đã hướng dẫn các em cách chọn nội dung cũng như cách thể hiện bài vẽ tranh đề tài bộ đội. Bây giờ cô muốn các sử dụng những kiến thức cô đã hướng dẫn đó vào vẽ một bức tranh đề tài bộ đội theo ý thích.
2.. Cách vẽ.
 - Tìm chọn nội dung
- Phác mảng
- Vẽ hình
- Vẽ màu
3. Thực hành
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành
 - GV yêu cầu HS chọn một nội dung bất kỳ thuộc đề tài bộ đội để vẽ 
 một bức tranh đề tài bộ đội.
 - GV bao quát cả lớp, quan tâm nhiều hơn đến HS khá, giỏi và HS yếu kém.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả
- Cuối giờ GV thu bài của HS chấm lấy điểm 45
- Kết quả đạt được như sau:
lớp
Số bài đ
Số bài cđ
6c
 Hoạt động 5: Giao bài về nhà
 - Hoàn thiện bài ( nếu chưa xong)
 - Sưu tầm những đường diềm được trang trí.
 - Nghiên cứu trước bài 14.
	 - Chuẩn bị đồ dùng như: màu, vở vẽ, chì... để học bài 14 
	 ------------------------------------------------------------- 
Cổ Am,ngày tháng năm 2014
KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
TỔ TRƯỞNG
(Ký,ghi rõ họ tên)
Đỗ Thị Thi
Tuần 16	Ngày soạn :28/11/2014
Tiết 15	 	Ngày giảng :5/12/2014
 Bài 14: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ DƯỜNG DIỀM 
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- HS biết cách trang trí đường diềm theo trình tự và bước đầu tập tô màu theo hoà sắc nóng, lạnh.
2. Kĩ năng
- HS vẽ và tô màu được một đường diềm tuỳ thích.
3. Thái độ
- HS hiểu được cái đẹp của trang trí đường diềm và ứng dụng của đường diềm vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng dạy - học:
a) Giáo viên.
- Tranh cách trang trí đường diềm cơ bản.
- Một số đường diềm . Một số đường diềm đẹp và chưa đẹp của HS khoá trước...
b) Học sinh: Vở vẽ, chì màu, tẩy... Sưu tầm các đường diềm ...
2. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, quan sát, luyện tập...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ.
BT1. Chọn các đáp án đúng:Với đề tài bộ đội có thể vẽ các nội dung sau:
a. Chân dung bộ đội b. Học nhóm c. Bộ đội diễn tập
d. Bộ đội hành quân e. Bộ đội lao động f. Cảnh chợ tết.
( Đáp án: a, c, d, e)
BT2: Sắp xếp các câu sau cho đúng trình tự các bước tiến hanh vẽ tranh đề tài bộ đội?
a. Quan sát , nhận xét b. Vẽ hình
c. Phác mảng d. Vẽ màu.
( đáp án: a- c - b - d)
BT3. Chọn đáp án đúng: Với đề tài bộ đội nên sử dụng gam màu:
a. Màu nóng b. màu lanh c. Màu trung tính.
 ( Đáp án: a)
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài.
	Trên các đồ dùng hàng ngày như chén, quần áo...đều được trng trí rất đẹp. Người ta sử dụng nhiều kiểu trang trí vào trang trí chúng. Bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em một trong số các kiểu trang trí đó là trang trí đường diềm. 
b) Các hoạt động.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là trang trí đường diềm.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng & minh hoạ
GV treo tranh đường diềm ( tranh đồ dùng dạy học mỹ thuật 6).
H: Em có nhận xét gì về 2 đường giới hạn trong bài trang trí này?
(- Được giới hạn bởi 2 đường thẳng song song hoặc 2 đường tròn song song).
H: Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào?
(- Được sắp xếp lặp đi lặp lại hoặc xen kẽ đều đặn và liên tục.)
H: Từ các nhận xét đó em hiểu thế nào là trang trí đường diềm?
(- Là hình thức trang trí kéo dài, trên đó các hoạ tiết được sắp xếp lặp đi lặp lại hoặc xen kẽ đều đặn và liên tục được giới hạn bởi 2 đường thẳng song song hoặc 2 đường tròn song song).
H: Hằng ngày em thường bắt gặp hình thức trang trí này ở những đâu?
(- Khăn, túi, chén, bát, đĩa, quần áo...)
H; Các hoạ tiết dùng trang trí đường diềm thường là gì?
(- Hoa, lá, chim thú, mây...)
H: Màu sắc sử dụng để trang trí là gì?
(- Màu sắc hài hoà, hợp lý, có thể sử dụng gam màu nóng, lạnh, hay trung tính tuỳ thích.)
H: Quan sát các hình trong SGKtr115-116 cho biết các bài trang trí đường diềm này được trang trí ở những đâu?
(- Trên bia đá, trên y phục của người H’Mông, trên trống đồng, trên đĩa, chén, trên báo tường...)
GV chuyển ý: Như vậy là cô vừa hướng dẫn các em nghiên cứu và nắm được thế nào là trang trí đường diềm. Bây giờ chúng ta sang phần 2 cô sẽ hướng dẫn các em cách trang trí một đường diềm cơ bản.
I. Thế nào là trang trí đường diềm?
- Là hình thức trang trí kéo dài, trên đó các hoạ tiết được sắp xếp lặp đi lặp lại hoặc xen kẽ đều đặn và liên tục được giới hạn bởi 2 đường thẳng song song hoặc 2 đường tròn song song).
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách trang trí đường diềm cơ bản.
H: Trước khi tiến hành đi vào trang trí dường diềm ta phải làm công việc gì dầu tiên?
(- Kẻ hai đường thẳng song song hoặc hai đường tròn song song).
H: Người ta thường sử dụng kiểu sắp xếp hoạ tiết nào vào trang trí đường diềm?
(- Nhắc lại và xen kẽ).
H: Sau khi đã có hai đường thẳng song song ta phải làm gì?
(- Chia khoảng cách cho đều sau đó vẽ hoạ tiết).
H: Vì sao phải chia khoảng cách cho đều?
(- Vì sử dụng kiểu sắp xếp hoạ tiết xen kẽ và nhắc lại ,các hoạ tiết phải vẽ bằng nhau nên khải chia khoảng cách cho đều để vẽ hoạ tiết bằng nhau).
H: Khi chọn màu để tô ta cần lưu ý điều gì?
(- Tìm màu nền và màu hoạ tiết phù hợp. Màu nền đậm thì màu hoạ tiết nhạt và ngược lại)
GV yêu cầu HS quan sát H5 và hướng dẫn để HS thấy được cách sử dụng màu sắc tương quan giữa nền và hoạ tiết.
H: Nhìn vào bài H6a,b em thấy tác giả sử dụng màu gì là chính?
(- H6a: Màu xanh
 H6b: màu vàng)
GV: Như vậy khi vẽ ta cần phải có gam màu chung cho bài vẽ để bài vẽ trông hài hoà hơn.
H: Hãy quan sát vào các hoạ tiết và cho nhận xét về màu của các hoạ tiết giống nhau?
(- Các hoạ tiết giống nhau thì vẽ màu giống nhau).
GV Cho Hs quan sát một số bài của HS khoá trước.
H: Nhận xét bài làm của các bạn? ( Về cách sắp xếp hoạ tiết, cách vẽ hoạ tiết và cách sử dụng màu sắc đã hợp lý và chưa hợp lý ở điểm gì?
(- Tuỳ từng bài mà HS có lời nhận xét cho phù hợp).
- GV nhận xét chung và rút kinh nghiệm cho các em.
GV chuyển ý: Vừa rồi cô đã hướng dẫn các em cách trang trí một đường diềm cơ bản. Bây giờ sang phần 3 chúng ta cùng ứng dụng làm một bài trang trí đường diềm theo ý thích.
II. Cách trang trí một đường diềm cơ bản.
- Kẻ hai đường thẳng song song hoặc hai đường tròn song song.
- Chia khoảng cách.
 - Vẽ hoạ tiết.
- Vẽ màu.
III. Thực hành.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành
 - GV yêu cầu HS trang trí một đường diềm bất kỳ.
 - GV bao quát cả lớp, chú ý HS cách vẽ hoạ tiết và cách sử dụng màu sắc. 
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả
 - Sau 20 phút thực hành GV thu một số bài đạt và chưa đạt của HS.
 H: Nhận xét bài làm của bạn ( về hoạ tiết, cách sử dụng màu...)?
 - GV nhận xét rút kinh nghiệm chung. 
Hoạt động 5: Giao bài về nhà
 - Hoàn thiện bài ( nếu chưa xong). Tập trang trí thêm một số đường diềm khác.
 - Nghiên cứu trước bài 15. Chuẩn bị đồ dùng học bài15 ( mẫu : Hình trụ và hình cầu).
____________________________________
Cổ Am,ngày tháng năm 2014
KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
NHÓM TRƯỞNG
(Ký,ghi rõ họ tên)
Đỗ Thị Thi
Tuần 16	Ngày soạn :5/12/2014
Tiết 16	 Ngày giảng :12/12/2014
 Bài 15: Vẽ theo mẫu 
MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU 
( Vẽ hình) 
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- HS biết được cấu trúc của vật mẫu, biết bố cục của bài vẽ thế nào là đẹp và hợp lý.
2. Kĩ năng
- Biết cách vẽ hình và vẽ được hình gần giống mẫu.
3. Thái độ
- Yêu quý đồ vật xung quanh
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng dạy - học:
a) Giáo viên.
- Mẫu vẽ hình trụ và quả cam. Một số bài vẽ dựng hình của HS khoá trước.
- Bảng phụ: Các kiểu bố cục. Một bài vẽ theo mẫu hình trụ và hình cầu hoàn chỉnh.
b) Học sinh: Vở vẽ, chì, tẩy... Mẫu hình trụ và hình cầu.
2. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, quan sát, luyện tập,..
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV yêu cầu một HS lên bảng làm bài tập trắc nghiệm sau kết hợp chấm điểm bài 14.
BT1: 
Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
	.....(1) .....là hình thức trang trí kéo dài trên đó các hoạ tiết được sắp xếp....(2)....hoặc.....(3).....đều đặn và liên tục được giới hạn bởi hai đường thẳng.....(4)..... hoặc hai đường tròn song song.
(Đáp án: 1- Trang trí đường diềm ; 2- lặp đi lặp lại ; 3- xen kẽ ; 4-song song)
BT2. Sắp xếp các câu sau theo đúng trình tự các bước tiến hành bài trang trí đường diềm cơ bản?
a. Vẽ hoạ tiết. b. Vẽ màu.
c. Kẻ hai đường song song. d. Chia khoảng cách.
 ( Đáp án: c- d- a- b)
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài.
	Trong bài học số 7 chúng ta đã được làm quen với cách dựng hình bài vẽ theo mẫu hình hộp và hình cầu. Bài học này cô tiếp tục giới thiệu các em làm quen với mẫu vật khác đó là hình trụ và hình cầu.
GV cho HS quan sát bài vẽ theo mẫu hoàn chỉnh
H: Theo em một bài vẽ theo mẫu hoàn chỉnh bao gồm mấy phần là những phần nào?
(- Gồm 2 phần chính đó là phầm hình vẽ và đậm nhạt)
GV: Bài học hôm nay chúng ta sẽ tiến hành làm phần việc đầu tiên đó là phần dựng hình. Các em mở vở ra chúng ta ghi bài 15.
 b) Các hoạt động.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng & minh hoạ
GV treo bảng phụ: Một số bố cục
H; Theo em các bố cục hình vẽ trên bảng đã hợp lý hay chưa và vì sao?
(- Bài 1: Chưa hợp lý vì hình trụ và quả cam đặt xa nhau quá.
 Bài 2: Chưa hợp lý vì Quả cam và hình trụ được đặt trên một đường thẳng nên có cảm giác dính vào nhau.
 Bài 3: Chưa hợp lý vì quả cam nhỏ mà lại được đặt sau khối hộp, bị khối hộp che khuất nhiều phần.
 Bài 4: Chưa hợp lý vì quả cam nằm trùng với khối hộp tạo cảm giác quả cam nằm trong khối hộp.
 Bài 5: Là hợp lý nhất vì quả cam nhỏ hơn được đặt trước khối hộp, che một phần nhỏ khối hộp làm cho bài vẽ có bố cục chặt chẽ).
H: Hãy quan sát H1tr118 phân tích điểm hợp lý và chưa hợp lý trong các bố cục ở H1?
(- H1a: Hợp lý; H1b chưa hợp lý vì quả và hình trụ cách xa nhau).
H: Trên cở sở vừa phân tích các bố cục hợp lý và chưa hợp lý một bạn hãy lên bày mẫu?
(- GV gọi khoảng 2- 3 HS)
H: Nhận xét các bày mẫu của bạn?
(- Tuỳ từng vị trí mà HS nhận xét).
- GV: ở mỗi vị trí khác nhau các em có cách bày bố cục khác nhau. Nhưng chỉ có một mẫu vật nên khi bày mẫu cô chỉ có thể đáp ứng được vị trí một số bạn. Để các em có bài vẽ đẹp thì các em có thể tự điều chỉnh bài vẽ của mình sao cho có bố cục hợp lý nhất.
GV bày lại mẫu cho hợp lý nhất.
H: Quan sát mẫu vật và cho biết khung hình chung và riêng của mẫu vật là hình gì?
(- Khung hình chung là HCN đứng, khung hình riêng của hình trụ là HCN đứng, của quả cam là hình vuông.
H: Tỷ lệ chiều cao và ngang của mẫu vật là như thế nào?
(- Chiều cao: Quả cam = 1/3 hình trụ 
 Chiều ngang: Quả cam = 1/2 hình trụ).
H: Đặc điểm cấu tạo của từng vật mẫu?
H: Vị trí của hai vật mẫu? Với vị trí như vậy khi vẽ ta phải vẽ như thế nào để thể hiện được điều này?
(- Quả cam đứng trước hình trụ, khi vẽ ta phải vẽ quả cam thấp hơn hình trụ để thể hiện được vị trí của hai vật mẫu).
GV chuyển ý: Vậy là chúng ta đã tập chung quan sát và tìm ra các đặc điểm của vậ mẫu. Bây giờ chúng ta cùng đi 
nghiên cứu xem làm cách nào để có thể vẽ hai vật mẫu này sao cho đúng và đẹp.
1. Quan sát, nhận xét.
- Khung hình chung là HCN đứng, khung hình riêng: quả cam hình vuông, hình trụ là HCN đứng.
- Quả cam đứng trước.
- Tỷ lệ chiều ngang quả cam = 1/2 hình trụ, chiều cao quả cam = 1/3 hình trụ...
	 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách dựng hình mẫu hình trụ và hình cầu.
H: Nhắc lại cách tiến hành bài dựng hình theo mẫu?
(- Vẽ khung hình chung và riêng
 - Vẽ phác hình bằng những nét thẳng
 - Vẽ chi tiết).
H: Khi vẽ khung hình chung ta cần lưu ý điều gì?
(-So sánh chiều cao ( từ điểm cao nhất của hình trụ đến điểm thấp nhất của quả) với chiều ngang ( từ thành phía ngoài của hình trụ đến điểm ngoài cùng của quả) rồi vẽ khung hình vào tờ giấy).
H: Làm thế nào để có thể vẽ được khung hình chung cho chuẩn xác?
(- Ước lượng chiều ngang của hình trụ( so với chiều ngang của khung hình chung), tìm điểm đặt của hình trụ( so với chiều cao chung), vẽ khung hình của hình trụ.
 - Tìm chiều cao, chiều ngang của quả( so với hình trụ), vẽ khung hình của quả).
H: Ta tiến hành phác hình như thế nào?
(- Phác trục, tìm vị trí của hình trụ và giới hạn của quả tròn.
 - Vẽ phác bằng các nét đậm, nhạt và luôn nhìn mẫu để điều chỉnh).
H: Tại sao chúng ta lại không tiến hành vẽ ngay mà phải phác hình bằng những nét thẳng trước?
(- Để dựa vào các nét thẳng vẽ các nét cong cho đúng đặc điểm của vật mẫu).
H: Vẽ chi tiết cần chú ý điều gì?
(- Dựa vào các nét phác vẽ tiếp cho giống với mẫu hơn. Vẽ cả nét khuất để kiểm tra độ chính xác của hình sau đó tẩy đi).
- GV minh hoạ từng bước trên bảng để HS thấy được cách làm.
- GV cho HS quan sát một số bài của HS khoá trước, yêu cầu các em nhận xét ( về bố cục, tỷ lệ các hình vẽ...).
- Gv nhận xét chung và rút kinh nghiệm cho các em .
2.Cách vẽ.
- Vẽ khung hình chung.
- Vẽ khung hình riêng.
- Phác hình bằng những nét thẳng.
- Vẽ chi tiết.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành
 - GV yêu cầu HS quan sát mẫu, dựng hình bài vẽ theo mẫu hình trụ và quả cam. 
 - GV bao quát cả lớp, chú ý tìm ra những HS khá giỏi để có thể bồi dưỡng năng
 khiếu cho các em, tìm ra những HS yếu kém để hướng dẫn thêm cho các em cách 
 làm . 
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả
 - Sau 20 phút thực hành GV thu một số bài đạt và chưa đạt của HS.
 H: Nhận xét bài làm của bạn ( về bố cục,về hình...)?
 - GV nhận xét rút kinh nghiệm chung. 
Hoạt động 5: Giao bài về nhà
 - Quan sát kỹ độ đậm nhạt ở mẫu hình trụ và quả cam.
 - Nghiên cứu trước bài 16.
	 - Chuẩn bị đồ dùng học bài 16.
	 - Chuẩn bị mẫu hình trụ và quả cam như ở bài 16.
______________________________________
Cổ Am,ngày 6 tháng12 năm 2014
KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
NHÓM TRƯỞNG
(Ký,ghi rõ họ tên)
Đỗ Thị Thi
Tuần 17	 Ngày soạn :5/12/2014
Tiết 17	Ngày giảng :12/12/2014
 Bài 16: Vẽ theo mẫu 
MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU 
(Vẽ đậm nhạt) 
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- HS nhận biết được sắc độ đậm nhạt ở hình trụ và hình cầu: đậm, đậm vừa, nhạt.
- HS nhận biết được các mảng đậm nhạt theo cấu trúc của vật mẫu.
2. Kĩ năng
- HS vẽ được đậm nhạt gần giống mẫu.
3. Thái độ
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng dạy - học:
a) Giáo viên.
- Mẫu vẽ hình trụ và quả cam. Bài vẽ theo đậm nhạt mẫu hình trụ và quả cam.
- Một số bài vẽ đậm nhạt của HS khoá trước( đạt và chưa đạt).
b) Học sinh.
- Bài dựng hình mẫu hình trụ và quả cam tiết trước.
- Mẫu hình trụ và hình cầu.
2. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, quan sát, luyện tập,..
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: 1HS lên bảng làm bài tập trắc nghiệm sau kết hợp chấm điểm bài 15.
BT1. Hãy chọn đáp án đúng: Tại sao chúng ta phải quan xét nhận xét trước khi tiến hành vẽ theo mẫu?
a.Để thấy được vẻ đẹp của vật mẫu b. Để thấy được bố cục của vật mẫu. 
c. Để tìm ra đặc điểm của vật mẫu d. Để tìm ra tỷ lệ vật mẫu...
e. Cả đáp án b,c,d.
(- Đáp án: e)
BT2: Sắp xếp các câu sau theo đúng trình tự các bước tiến hành bài dựng hình mẫu hình trụ và hình cầu
a.Phác khung hình chung, riêng. b. quan sát nhận xét. 
c.Phác chì bằng những nét thẳng. d. Vẽ chi tiết ( sửa hình bằng các nét cong).
 ( Đáp án: b- a- c- d)
 - Kiểm tra đồ dùng học tập + bài dựng hình của HS.
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài.
	Tiết học trước cô đã hướng dẫn các em dựng được hình mẫu hình trụ và hình cầu. Trong tiết học này chúng ta cùng đi nghiên cứu cách vẽ đậm nhạt cho bài dựng hình đó.
 b) Các hoạt động.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng & minh hoạ
GV yêu cầu HS lên bày mẫu giống tiết học hôm trước.
- Gv chỉnh sửa cho đúng.
H: Cho biết màu sắc của hai vật mẫu?
(- Hình trụ màu trắng, quả cam màu vàng).
H:Khi vẽ đậm nhạt thì mẫu nào sẽ đậm hơn mẫu nào? Vì sao?
(- Hình trụ màu trắng nên nhạt hơn, quả cam màu vàng nên đậm hơn).
H: Nếu cô lấy hướng ánh sáng hắt từ phía bên phải vào thì sắc độ đậm nhạt sẽ chuyển đổi trên vật mẫu như thế nào?
(- Phía bên phải sáng, bên trái tối, ở giữa là trung gian).
GV chuyển ý: Vậy là các em đã quan sát và nắm được sắc độ đậm nhạt của các vật mẫu cũng như nhận biết được hướng chiếu của ánh sáng vào vật mẫu. Bây giờ sang phần 2 cô sẽ hướng dẫn các em cách vẽ đậm nhạt hai mẫu này.
1. Quan sát nhận xét
- Hình trụ màu trắng (nhạt hơn), quả cam màu vàng (đậm hơn).
- Phía bên phải sáng, phía bên trái tối, ở giữa trung gian...
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ đậm nhạt mẫu hình trụ và hình cầu.
`H: Theo em để tiến hành bài vẽ đậm nhạt ta thực hiện như thế nào?
(- Phác mảng đậm nhạt
 - Vẽ mảng đậm trước, vẽ mảng nhạt sau
 - Vẽ đậm nhạt cho nền).
H: Vì sao ta phải vẽ mảng đậm trước?
( so sánh tìm ra độ đậm nhạt của các mảng tiếp theo).
GV: Khi diễn tả đậm nhạt, nên dùng các nét cong( theo chiều cong của thân hình trụ, ở quả) và các nét thẳng( theo chiều cao của hình trụ), không được dùng chì di nhẵn bóng.. Luôn quan sát mẫu để vẽ.
- GV minh hoạ trên bảng cho HS thấy cách diễn tả đậm nhạt.
H: Tại sao chúng ta phải luôn quan sát mẫu?
(- Để so sánh với độ đậm nhạt ở mẫu từ đó vẽ đậm nhạt cho chuẩn).
GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS khoá trước.
H: Nhận xét bài làm của bạn( Về các mảng đậm nhạt theo chiều ánh sáng chiếu, về cách vẽ đậm nhạt, cách vẽ màu nền?)
(- Tuỳ từng bài mà HS nhận xét theo cảm nhận riêng của mình).
- GV đưa ra kết luận và rút kinh nghiệm cho các em tránh mắc phải trong bài vẽ của mình.
2. Cách vẽ đậm nhạt.
- Phác mảng đậm nhạt
- Vẽ đậm nhạt.
3. Thực hành.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành
 - GV yêu cầu HS mang bài dựng hình ở tiết học trước ra, quan sát mẫu vẽ 
 đậm nhạt cho bài vẽ theo mẫu hình trụ và quả cam. 
 - GV bao quát cả lớp, hướng dẫn tỷ mỷ cho các em cách vẽ đậm nhạt vì đây là bài vẽ 
 đậm nhạt đầu tiên mà các em thể hiện.
 Hoạt động 4: Đánh giá kết quả
 - Sau 20 phút thực hành GV thu một số bài đạt và chưa đạt của HS.
 H: Nhận xét bài làm của bạn ( về bố cục,về hình, đậm nhạt, cách vẽ đậm nhạt...)?
 - GV nhận xét rút kinh nghiệm chung. 
Hoạt động 5: Giao bài về nhà
 -Tự bày mẫu có dạng hình trụ và hình cầu để vẽ.
 - Nghiên cứu trước bài 17. Chuẩn bị đồ dùng làm bài 17( Bài kiểm tra học kỳ).
 __________________________________
Cổ Am,ngày 6 tháng 12 năm 2014
KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
NHÓM TRƯỞNG
(Ký,ghi rõ họ tên)
Đỗ Thị Thi
Tuần 18	Ngày soạn :12/12/2014
Tiết 18	Ngày giảng :19/12/2014
 Bài 18: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG 
 9
I. MỤC TIÊU.
- HS hiểu được cách trang trí hình vuông cơ bản và ứng dụng.
- HS biết cách sử dụng các hoạ tiết dân tộc vào trang trí hình vuông.
- HS làm được một bài trang hình vuông hay tấm thảm.
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng dạy - học:
a) Giáo viên.
- Tranh: cách trang trí hình vuông cơ bản.
- Một sốvật dụng hình vuông được trang trí: Khăn , gạch men, thảm...
- Một số hình vuông được trang trí đẹp và chưa đẹp của HS khoá trước...
b) Học sinh.
- Vở vẽ, chì màu, tẩy...
- Sưu tầm các hình vuông được trang trí...
- Sưu tầm các hoạ tiết để ứng dụng vào trang trí hình vuông cơ bản.
2. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, quan sát, luyện tập, chia nhóm...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài. 
b) Các hoạt động.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng & minh hoạ
- GV cho HS quan sát một bài trang trí hình vuông cơ bản và một bài trang trí hình vuông ứng dụng ( trang trí theo lối tự do)
H: Hãy so sánh sự khác nhau giữa hai bài trang trí trên?
(- Bài trang trí tự do: Có các mảng hình không đều nhau, các hoạ tiết được sắp xếp không theo một quy luật nào.
 - Bài trang trí cơ bản: Các hoạ tiết được sắp xếp theo một trình tự nhất định, có quy luật cụ thể). 
- GV: Nếu trang trí hình vuông theo lối tự do các em có thể sắp xếp hoạ tiết bất kỳ theo ý thích nhưng phải đảm bảo có bố cục hợp lý, đẹp mắt, hài hoà.
- GV cho HS quan sát một số bài trang trí hình vuông cơ bản để HS thấy được cách trang trí này.
- GV yêu cầu HS quan sát vào bài trang trí hình vuông cơ bản.
- GV chia lớp thành 2 nhóm lớn. Yêu cầu thảo luận theo nội dung sau trong vòng3 phút:
 + So sánh sự khác nhau giữa hoạ tiết ở giữa và hoạ tiết ở rìa? (Về kích thước, màu sắc)
 + Màu sắc của các hoạ tiết giống nhau?
 + Kích thước của các hoạ tiết giống nhau?
 + Màu nền so với màu hoạ tiết?
- Sau khi HS thảo luận xong GV yêu cầu các nhóm cử đại diện lên điền kết qủa vào bảng GV đã kẻ sẵn.
- GV gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Sau đó GV nhận xét chung và bổ xung những kiến thức còn thiếu của các nhóm và cho điểm .
 * Nộidung kiến thức cần đạt đụơc sau khi thảo luận nhóm như sau:
 + Đặc diểm của hình vuông cơ bản.
So sánh hoạ tiết chính và hoạ tiết phụ
- Hoạ tiết chính vẽ to, rõ ràng, màu sắc nổi bật hơn hoạ tiết phụ.
Màu sắc của các hoạ tiết giống nhau
- Các hoạ tiết giống nhau vẽ màu giống nhau.
Kích thước của các hoạ tiết giống nhau
- Các hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau.
Màu nền so với màu hoạ tiết
- Màu hoạ tiết sáng thì màu nền tối, màu hoạ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_6.doc