Giáo án Mĩ thuật 7 - Bài 10: Vẽ tranh - Đề tài Cuộc sống quanh em (tiết 1)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Làm quen với tranh sinh hoạt và cách vẽ. Nâng cao kiến thức về bố cục, cách chọn hình ảnh nội dung đề tài; cách sử dụng hình, mảng, đường nét, màu sắc trong tranh.

a) Về kiến thức:

- Có ý thức hơn về vai trò của bố cục trong vẽ tranh, hiểu được sự đa dạng, phong phú trong các hình thức bố cục. Hiểu hơn về phương pháp tiến hành làm pháp thảo bố cục.

b) Về kĩ năng:

- Biết lựa chọn nội dung, hoạt động khác nhau trong cùng một đề tài. Tìm được hình tượng, hình ảnh, màu sắc, hợp với nội dung đề tài.tạo thói quen quan sát, nhận xét về thiên nhiên và những hoạt động trong cuộc sống.

- Vẽ được hình, mảng trong tranh có tỉ lệ tương đối hợp lí. Có ý thức về vẽ phối cảnh xa gần trong vẽ hình, mảng, đường nét. Nâng cao hơn về cahcs thể hiện và bước đầu tạo sự đa dạng về hình mảng, đường nét trong vẽ tranh.

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1890Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 7 - Bài 10: Vẽ tranh - Đề tài Cuộc sống quanh em (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 
 Tiết: 11
Ngày soạn: / /2015 
Ngày dạy: / /2015 
Bài 10: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI CUỘC SỐNG QUANH EM
(Tiết 1) GA chi tiết
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Làm quen với tranh sinh hoạt và cách vẽ. Nâng cao kiến thức về bố cục, cách chọn hình ảnh nội dung đề tài; cách sử dụng hình, mảng, đường nét, màu sắc trong tranh.
a) Về kiến thức:	
- Có ý thức hơn về vai trò của bố cục trong vẽ tranh, hiểu được sự đa dạng, phong phú trong các hình thức bố cục. Hiểu hơn về phương pháp tiến hành làm pháp thảo bố cục.
b) Về kĩ năng:
- Biết lựa chọn nội dung, hoạt động khác nhau trong cùng một đề tài. Tìm được hình tượng, hình ảnh, màu sắc, hợp với nội dung đề tài.tạo thói quen quan sát, nhận xét về thiên nhiên và những hoạt động trong cuộc sống.
- Vẽ được hình, mảng trong tranh có tỉ lệ tương đối hợp lí. Có ý thức về vẽ phối cảnh xa gần trong vẽ hình, mảng, đường nét. Nâng cao hơn về cahcs thể hiện và bước đầu tạo sự đa dạng về hình mảng, đường nét trong vẽ tranh.
3.Thái độ.
- Tích cực đóng góp vào xây dựng trường lớp, xây dựng môi trường sống lành mạnh, trong sạch hơn.
B. CHUẨN BỊ:
1)Đồ dùng dạy học;
GV: Một số tranh đề tài .
HS: Giấy, bút, tẩy, mầu.
2) Phương pháp.
-Trực quan, gợi mở, tập luyện.
C. Các hoạt động dạy và học.
1) Ổn định lớp
 Kiểm tra sĩ số.
2) Nhận xét bài 9
3) Bài mới.
 Cuộc sống thật sinh đông với nhiều màu sắc văn hóa và hôm nay chúng ta tìm hiểu đôi điều lý thú ấy qua việc chấm phá cây bút vẽ của mình....
Hoạt động của GV và hs
Nội dung bài học
HĐ 1:Hướng dẫn hs tìm và chọn nội dung đề tài.
GV: Treo cho hs quan sát 1 số tranh
GV: Yêu cầu hs phận tích tranh
HS: Phân tích.
GV: Yêu cầu hs quan sát tranh trong SGK?
HS: Quan sát và phân tích tranh.
GV:Yêu cầu hs lấy 1 ví dụ về 1 số đề tài khác?
HS: Trồng cây, giao thông. 
*Lồng ghép tư tương tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
GV: Ở địa phương em có những hoạt động nào hưởng ứng phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?
HS: Phong trào thanh niên lập nghiệp.
: Phong trào xây dựng nông thôn mới.
 Phong trào trồng cây.
...
GV; HS chúng ta đã có những việc làm nào hưởng ứng phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?
HS: Trồng và chăm sóc cây xanh.
 : Thăm hỏi gia đình chính sách.
 : Hoạt động nhân đạo.
 : Tiết kiệm điện, nước, bảo vệ tài sản nhà nước, nhà trường.
 : Tích cực học Tiếng Anh.
 : Tập luyện TDTT.
 GV: Đó cũng là những nội dung mà các em có thể chọn để vẽ cho đề tài hôm nay. ......
GV: Hình vẽ và màu sắc tranh như thế nào?
HS: Hài hoà.
GV: Có sử dụng phối cảnh xa gần không?
HS: Có
GV: Hãy tả lại một bức tranh mà em định vẽ?
GV: Vẽ tranh đề tài này như thế nào chúng ta tìm hiểu phần II.
HĐ2:Hướng dẫn hs cách vẽ tranh.
GV: Em hãy nhắc lại các bước vẽ tranh?
HS: 4 bước.
GV: Chọn nội dung, tìm bố cục, vẽ hình , vẽ màu?
GV: Khi vẽ hình chúng ta phải làm gì?
HS: Sắp xếp các mảng hình chính, hình phụ.
GV: Màu sắc giữa hình và nền?
HS : Màu nền nhạt hơn.
GV: Khi vẽ tranh về miền quê thì màu sắc và hình vẽ phải như thế nào?
HS: Gần gũi, phù hợp.
GV: Liên hệ với các miền khác, như miền biển, thành phố
GV: Vẽ phác nhanh các bước vẽ của một bức tranh cụ thể trên bảng.
HS: Quan sát GV hướng dẫn.
Gv: Cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước.
HĐ 3: Hướng dẫn hs làm bài
GV: Quan sát hướng dẫn hs làm bài
GV: Hướng dẫn hs về cách tìm hiểu bố cục vẽ hình và vẽ màu.
HS: Làm bài.
GV: Quan tâm nhiều hơn với HS kỹ năng còn yếu.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Cách hoạt đông trồng cây, đi học
- Giao thông, gia đình, trò chơi dân gian, sinh hoạt chợ...
VD: Mẹ em đang quét dọn nhà, bà đang trồng vườn, đàn gà đang tìm giun trong góc vườn...
- Các bạn nhỏ đang tung tăng cắp sách tới trường, trên con đường nhỏ có nhiều cây râm mát, hai bên đường là cánh đồng có các bác nông dân đang mải mê làm việc...
II.Cách vẽ tranh 
1) Chọn nội dung
- Gần gũi, sinh động, mang tính nhân văn.
2) Tìm bố cục.
- Sắp xếp các mảng hình phù hợp, có chính phụ, xa gần.
3) Vẽ hình
- Đẹp, chú ý tư thế phù hợp từng hoạt động.
4)Vẽ màu
III. Luyện tập
 Vẽ tranh về đề tài cuộc sống quanh em
 4: Đánh giá kết quả học tập.
GV: Chọn 1 số bài vẽ đẹp và chưa phù hợp cho hs quan sát và nhận xét ? 
HS: Nhận xét theo cảm nhận riêng.
GV: nhận xét, bổ sung.
GV: Khi vẽ nội dung đề tài này, em có thêm suy nghĩ gì?
HS: Cảm ơn các thế hệ cha anh đã cho HS được học tập.
 : Cố gắng góp ích xây dựng quê hương.
 : Học tập tốt không phụ lòng mong muốn của Bác, cha mẹ, thầy cô...
5. Dặn dò.
- Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ để vẽ màu hoàn thành ở tiết sau.
D. RÚT KINH NGHIỆM.
.......................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Hùng Tiến, ngày ....... tháng ...... năm .....
 DUYỆT CỦA BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_10_De_tai_Cuoc_song_quanh_em.doc