Giáo án Mĩ thuật 7 - Chữ trang trí trong đời sống

I/ Nội dung kiến thức chủ đề:

Các bài tích hợp :

Bài 13 : Chữ trang trí

Bài 17 : Trang trí bìa lịch treo tường

Bài 28 : Trang trí đầu báo tường

II/Xác định chuẩn KTKN, thái độ, năng lực và phẩm chất hướng tới HS:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được cấu trúc của kiểu chữ, vẻ đẹp của chữ trang trí, tác dụng của chữ trang trí trong trang trí ứng dụng .(ngoài hai kiểu chữ cơ bản đã học).

- Biết ứng dụng phương pháp tạo dáng và trang trí.

- Học sinh hiểu biết việc trang trí ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày.

2. Kỹ năng:

- Học sinh biết cách sử dụng chữ trang trí vào bài trang trí một cách hợp lí.

- Biết sử dụng hình mảng, đậm nhạt, họa tiết và màu sắc vào các bài trang trí.

- Học sinh sáng tạo ra một kiểu chữ trang trí và ứng dụng trang trí được một bìa lịch hoặc một đầu báo tường.

3. Thái độ:

- Học sinh trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.

- Học sinh thích sử dụng chữ trang trí để trang trí bìa lịch, đầu báo tường, sổ tay,

 

doc 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 5128Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 7 - Chữ trang trí trong đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MĨ THUẬT KHỐI 7
CHỦ ĐỀ : CHỮ TRANG TRÍ TRONG ĐỜI SỐNG
Thời lượng : 3 tiết
I/ Nội dung kiến thức chủ đề:
Các bài tích hợp :
Bài 13 : Chữ trang trí
Bài 17 : Trang trí bìa lịch treo tường
Bài 28 : Trang trí đầu báo tường
II/Xác định chuẩn KTKN, thái độ, năng lực và phẩm chất hướng tới HS:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được cấu trúc của kiểu chữ, vẻ đẹp của chữ trang trí, tác dụng của chữ trang trí trong trang trí ứng dụng .(ngoài hai kiểu chữ cơ bản đã học).
- Biết ứng dụng phương pháp tạo dáng và trang trí.
- Học sinh hiểu biết việc trang trí ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày.
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết cách sử dụng chữ trang trí vào bài trang trí một cách hợp lí.
- Biết sử dụng hình mảng, đậm nhạt, họa tiết và màu sắc vào các bài trang trí.
- Học sinh sáng tạo ra một kiểu chữ trang trí và ứng dụng trang trí được một bìa lịch hoặc một đầu báo tường.
3. Thái độ:
- Học sinh trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.
- Học sinh thích sử dụng chữ trang trí để trang trí bìa lịch, đầu báo tường, sổ tay,
4. Năng lực và phẩm chất hướng tới HS:
- Hình thành năng lực : tự học, tư duy, sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề, thực hành.
- Hình thành phẩm chất: Có ý thức tự rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân.
III/ Ma trận cấp độ tư duy của chủ đề:
Nội dung
đánh giá
Câu hỏi/ bài tập
Nhận biết
(mô tả mức độ cần đạt)
Thông hiểu
(mô tả mức độ cần đạt)
Vận dụng thấp
(mô tả mức độ cần đạt)
Vận dụng cao
(mô tả mức độ cần đạt)
Năng lực
1. Tìm hiểu vẻ đẹp của chữ trang trí.
Tự luận
Biết được một số mẫu chữ đẹp từ sách báo, tạp chí.
Hiểu được đặc điểm của chữ cơ bản, bước đầu thể hiện được kiểu chữ theo ý tưởng sáng tạo.
Nêu được vẻ đẹp của chữ trang trí
Nêu được một số trường hợp sử dụng chữ trang trí.
- Tư duy.
- Cảm thụ thẩm mỹ.
- Sáng tạo
2. Vẻ đẹp của chữ trang trí trong bìa lịch và báo tường.
Tự luận
Biết được đặc điểm của bìa lịch và báo tường.
Hiểu được vẻ đẹp của chữ ứng dụng trong bìa lịch và báo tường.
Biết chọn lọc những kiểu chữ phù hợp với đặc điểm của bìa lịch và báo tường
Nêu được giá trị của trang trí ứng dụng trong đời sống hằng ngày.
- Tư duy.
- Giải quyết vấn đề.
- Sáng tạo
3. Biết cách sắp xếp bố cục chữ, vận dụng cách trang trí vào đầu báo tường
Thực hành
Biết sử dụng chữ trang trí đầu báo tường.
Trang trí được đầu báo tường.
Trang trí đúng yêu cầu các phần trên đầu báo tường.
Trang trí được đầu báo tường đẹp.
- Tư duy.
- Giải quyết vấn đề.
- Quan sát, khám phá.
IV/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
-Chuyển giao nhiệm vụ HS :
-Phân nhóm HS : Lớp chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 2 đại diện tham gia trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Hình thức : 2 thành viên của mỗi nhóm luân phiên nhau viết lên bảng tên những đồ vật có sử dụng chữ trang trí mà em biết trong thời gian 1 phút, nhóm nào liệt kê nhiều hơn sẽ là đội chiến thắng.
- Lớp chia nhóm tham gia trò chơi
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC :
	 Nội dung 1, 2 ( 1 tiết )
Nội dung 1 : Tìm hiểu vẻ đẹp của chữ trang trí :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Chuyển giao nhiệm vụ HS :
-Phân nhóm HS ( mỗi nhóm từ 4 – 6 HS )
-Phân công nhiệm vụ học tập :
+ GV giới thiệu một vài hình ảnh minh họa có sử dụng chữ trong đời sống hàng ngày .
+ Nhận xét được chữ trang trí rất đa dạng và phong phú.
+ Phân loại được các kiểu chữ trang trí.
+Biết được vai trò của chữ trang trí trong đời sống.
-HS cùng xem các minh họa về chữ 
-Thảo luận trong từng nhóm và trao đổi với các nhóm khác về các nội dung :
- Chữ trang trí rất đa dạng và phong phú. 
-Chữ trang trí có nhiều kiểu : chữ in hoa nét đều, chữ nét thanh, nét đậm, kiểu chữ bay bướm, chữ cao, chữ thấp
- Chữ trang trí được sử dụng trong sách báo, thiệp, tranh cổ động, bìa lịch treo tường, báo tường..
Nội dung 2 : Vẻ đẹp của chữ trang trí trong bìa lịch và báo tường.
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Chuyển giao nhiệm vụ HS :
- Phân nhóm HS ( mỗi nhóm từ 4 – 6 HS )
-Phân công nhiệm vụ học tập :
-Cho HS quan sát một số mẫu bìa lịch treo tường và báo tường.
+ Cho biết đặc điểm bìa lịch và báo tường ?
+ Nêu cách thức sắp xếp bố cục trong bìa lịch và báo tường ?
+Chữ trang trí được thể hiện như thế nào trên bìa lịch và báo tường ?
 +Nêu được giá trị của trang trí ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.
-Nhóm thảo luận và trình bày ý kiến theo sự hiểu biết của mình .
+ Phân biệt được bố cục bìa lịch và báo tường.
+ Nhận biết chữ trang trí được thể hiện ở năm, tên cơ quan, nhà xuất bản ( ở bìa lịch) và thể hiện ở tên tờ báo, tên đơn vị, dòng chữ thể hiện chủ đề ( ở báo tường )
+ Trang trí làm cho đời sống thêm phong phú, sinh động hơn.
Nội dung 3 : Hướng dẫn HS cách sắp xếp bố cục chữ, vận dụng cách trang trí vào đầu báo tường. ( 1 tiết )
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Chuyển giao nhiệm vụ HS :
- Phân nhóm HS ( mỗi nhóm từ 4 – 6 HS )
-Phân công nhiệm vụ học tập :
+ Cho HS quan sát một số tranh mẫu đầu báo tường .
+ Đầu báo tường gồm có những phần nào ?
+ Tên tờ báo được trình bày như thế nào trong đầu báo tường ?
+ Cho HS quan sát hình minh họa các bước trang trí đầu báo tường.
+ Nêu các bước để trang trí một đầu báo tường ?
- Quan sát.
-Thảo luận nhóm và trình bày trao đổi giữa các nhóm về các nội dung :
+ Đầu báo tường gồm có :
« Tên tờ báo
«Tên đơn vị
« Dòng chữ thể hiện chủ đề, thời gian..
« Hình minh họa
+ Tên tờ báo được trình bày nổi bật, bắt mắt người xem trong đầu báo tường.
+ Các bước trang trí đầu báo tường :
Vẽ phác các mảng để trình bày tên báo, tên đơn vị, chủ đề..
Vẽ phác các nét chính.
Vẽ chi tiết.
 Vẽ màu.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP : ( 1 tiết )
GV yêu cầu mỗi nhóm trang trí một đầu báo tường chủ đề chào mừng ngày 20/11 trên khổ giấy A3.
Trong khi HS làm bài GV theo dõi, góp ý cho các nhóm về hình dáng chữ, bố cục, màu sắc
Nhận xét – đánh giá :
+ HS treo bài, nhận xét, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
+ GV yêu cầu HS đánh giá kết quả theo các tiêu chí : Kiểu dáng chứ, bố cục, màu sắc.
+GV bổ sung nhận xét HS và đánh giá chung tiết học.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG :
HS vận dụng kiến thức, kĩ năng sắp xếp dòng chữ, lựa chọn kiểu chữ phù hợp với nội dung yêu cầu khi dùng chữ trong trang trí khẩu hiệu, thiệp, vẽ tranh cổ động
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG :
HS tham khảo thêm trên sách báo, sản phẩm bao bì, temđể học tập cách sáng tạo, cách sắp xếp chữ phù hợp với từng nội dung sử dụng chữ.
Sưu tầm các mẫu chữ trang trí để làm tư liệu tham khảo khi cần.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_13_Chu_trang_tri.doc