Giáo án Mĩ thuật 8 - Bài 5: Thường thức mĩ thuật - Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê

1. MỤC TIÊU

 1. 1. Kiến thức: - Hoạt động 1,2:Học sinh hiểu biết thêm một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê.

1. 2. Kĩ năng: - Hoạt động 1,2: Học sinh phân biệt được các công trình của mĩ thuật thời Lê.

1. 3. Thái độ: - Hoạt động 1,2: Học sinh biết yêu quý và bảo vệ những giá trị nghệ thuật của cha ông để lại.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP: HS phân tích được một số công trình tiêu biểu của MT thời Lê.

3. CHUẨN BỊ:

 3.1. Giáo viên:Tranh một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê.

 3. 2. Học sinh: Xem bài giới thiệu và các câu hỏi trong SGK. Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về mĩ thuật thời Lê.

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 2338Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 8 - Bài 5: Thường thức mĩ thuật - Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT THỜI LÊ
Tuần dạy: Tiết PPCT: 3 Ngày dạy:
 Bài 5:
Vẽ theo mẫu
1. MỤC TIÊU
 1. 1. Kiến thức: - Hoạt động 1,2:Học sinh hiểu biết thêm một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê.
1. 2. Kĩ năng: - Hoạt động 1,2: Học sinh phân biệt được các công trình của mĩ thuật thời Lê.
1. 3. Thái độ: - Hoạt động 1,2: Học sinh biết yêu quý và bảo vệ những giá trị nghệ thuật của cha ông để lại.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: HS phân tích được một số công trình tiêu biểu của MT thời Lê.
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên:Tranh một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê.
 3. 2. Học sinh: Xem bài giới thiệu và các câu hỏi trong SGK. Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về mĩ thuật thời Lê.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh
 Lớp 8A1 ..
 8A2 ..
 8A3 .
 8A4 ...
 4. 2. Kiểm tra miệng: 
 Câu hỏi Bài cũ:
r Mĩ thuật thời Lê gồm những loại hình nghệ thuật nào?
r Kiến trúc thời Lê có mấy loại? Và có thành tựu gì?
r Nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc thời Lê có đặc điểm gì?
r Nêu một vài đặc điểm của nghệ thuật gốm?
- Mĩ thuật thời Lê gồm:
 + Nghệ thuật kiến trúc.
 + Nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí.
 + Nghệ thuật gốm.
- Kiến trúc thời Lê: Kiến trúc cung đình và kiến trúc tôn giáo
- Thành tựu: Nhiều công trình kiến trúc lớn
Kinh thành Thăng Long, Khu lăng mộ Lam Kinh, Chùa Bút tháp,
- Rất tinh xảo.\
- Độc đáo mang đậm chất dân gian.Trau chuốt, khoẻ khoắn, hiện thực.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 8 Trường: THCS Lê Lợi 
Câu hỏi bài mới: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học gì và về những nội dung chính nào?
4.3. Tiến trình bài học:
 - Giáo viên giới thiệu: Các em đã tìm hiểu sơ lược về mĩ thuật thời Lê. Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em đi sâu vào tìm hiểu một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về kiến trúc: 
- Giáo viên treo tranh minh họa chùa Keo và giới thiệu để HS biết chùa Keo là một nghệ thuật điển hình của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam.
r Bạn nào biết chùa Keo ở đâu?
HS: Xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
r Em biết gì về chùa Keo?
HS: Chùa Keo là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo. Là một công trình có qui mô khá lớn được xây dựng từ thời Lý.
r Gác chuông chùa Keo được làm bằng chất liệu gì?
HS: Là một công trình kiến trúc bằng gỗ tiêu biểu.
- Giáo viên:
 + Kiến trúc chùa Keo từ Tam quan đến gác chuông luôn thay đổi độ cao, tạo ra nhịp điệu của các độ gấp mái liên tiếp trong không gian.
 + Gác chuông chùa Keo điển hình cho nghệ thuật kiến trúc gỗ cao tầng (4 tầng, cao gần 12m). Các tầng mái uốn cong thanh thoát vừa đẹp vừa trang nghiêm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về điêu khắc và chạm khắc trang trí:
- Giáo viên cho học sinh xem tranh minh họa tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay và thảo luận:
r Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay còn có tên gọi khác là gì?
I. Kiến trúc:
* Chùa Keo:
- Chùa Keo là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo.
- Là một công trình kiến trúc bằng gỗ tiêu biểu.
- Các tầng mái uốn cong thanh thoát vừa đẹp vừa trang nghiêm.
II. Điêu khắc:
1. Điêu khắc:
- Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp, Băc Ninh. Đây là pho tượng gỗ đẹp nhất trong 
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 8 Trường: THCS Lê Lợi 
HS: Quan Âm thiên thủ thiên nhỡn
r Tượng được đặt ở đâu? Em biết gì về tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay?
HS: Tượng đặt ở chùa Bút Tháp, Băc Ninh. Đây là pho tượng gỗ đẹp nhất trong các pho tượng Quan Âm cổ của Việt Nam.
r Cách diễn tả của Pho tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay có gì khác so với các pho tượng phật khác?
HS: Nghệ thuật điêu luyện, kĩ thuật tinh xảo diễn tả được vẻ đẹp tự nhiên, hài hòa, thuận mắt. Toàn bộ tượng là một thể thống nhất trong cách 
diễn tả đường nét và hình khối, tránh được sự đơn điệu cho tác phẩm.
- Giáo viên nhận xét và giảng giải thêm: Pho tượng mang tính tượng trưng cao, được lồng ghép nhiều chi tiết mà vẫn mạch lạc về bố cục, hài hòa trong diễn tả hình khối và đường nét.
r Chạm khắc trang trí thời Lê chủ yếu là hình tượng gì?
HS: Hình tượng Rồng trên bia đá.
r Rồng thời Trần có cấu tạo như thế nào?
HS: Cấu tạo mập mạp, uốn khúc hình thắt túi mạnh mẽ.
r Hình rồng trong chạm khắc trang trí trên đá của thời Lê có những đặc điểm gì?
HS: Hình rồng thời Lê có dáng vẻ mạnh mẽ gần như trở thành hình mẫu chủ yếu của nghệ thuật thời Lê.
các pho tượng Quan Âm cổ của Việt Nam.
- Pho tượng mang tính tượng trưng cao, được lồng ghép nhiều chi tiết mà vẫn mạch lạc về bố cục, hài hòa trong diễn tả hình khối và đường nét.
2. Chạm khắc trang trí:
- Hình rồng thời Lê có dáng vẽ mạnh mẽ gần như trở thành hình mẫu chủ yếu của nghệ thuật thời Lê.
 4.4. Tổng kết:
 - Giáo viên đặt câu hỏi:
 r Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được đặt ở đâu? Là pho tượng như thế nào?
- Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp, Băc Ninh. Đây là pho tượng gỗ đẹp nhất trong các pho tượng Quan Âm cổ của Việt Nam.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 8 Trường: THCS Lê Lợi 
r Hình rồng thời Lê có đặc điểm gì?
- Hình rồng thời Lê có dáng vẽ mạnh mẽ gần như trở thành hình mẫu chủ yếu của nghệ thuật thời Lê.
- Học sinh trả lời.
 - Giáo viên nhận xét.
4.5. Hướng dẫn học tập:
 * Đối với bài này:
 - Xem lại bài và nắm các nội dung đã học.
 - Sưu tầm tranh ảnh và tìm hiểu thêm về mĩ thuật thời Lê.
 * Đối với bài tiếp theo: - Chuẩn bị bài: ““VTT – Tạo dáng và trang trí chậu cảnh”
 + Sưu tầm ảnh chụp các chậu cảnh.
 + Mang theo: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ,.
5. PHỤ LỤC:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 8 Trường: THCS Lê Lợi 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_5_Mot_so_cong_trinh_tieu_bieu_cua_mi_thuat_thoi_Le.doc