Giáo án Mĩ thuật 8 - Chủ đề: Tìm hiểu mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu đôi nét về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975

Học sinh nắm bắt được thân thế, sự nghiệp và đặc điểm về phong cách sáng tác một số tác phẩm tiêu biểu của một số họa sĩ nổi tiếng giai đoạn này.

b. Kỹ năng: Biết cách trình bày được các vấn đề một cách mạch lạc, nắm được các tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật cách mạng VN.

Học sinh phân biệt được những đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua từng giai đoạn lịch sử, phân biệt được đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của những chất liệu trong sáng tác.

c. Thái độ: Yêu quý trân trọng nghệ thuật của cha ông.

Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.

 

doc 8 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 3083Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 8 - Chủ đề: Tìm hiểu mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề tích hợp Mỹ thuật 8 (HKI)
Tên chủ đề: TÌM HIỂU MỸ THUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954- 1975
1. Mục tiêu: 
a. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu đôi nét về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 
Học sinh nắm bắt được thân thế, sự nghiệp và đặc điểm về phong cách sáng tác một số tác phẩm tiêu biểu của một số họa sĩ nổi tiếng giai đoạn này. 
b. Kỹ năng: Biết cách trình bày được các vấn đề một cách mạch lạc, nắm được các tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật cách mạng VN.
Học sinh phân biệt được những đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua từng giai đoạn lịch sử, phân biệt được đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của những chất liệu trong sáng tác.
c. Thái độ: Yêu quý trân trọng nghệ thuật của cha ông.
Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc. 
d. Nội dung cần đạt:
- Những thành tựu cơ bản của mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954- 1975 
- Các tác giả tiêu biểu ở các thể loại sáng tác
- Các tác phẩm nổi tiếng của các chất liệu khác nhau
- Tập phân tích tranh, học hỏi kỹ năng vẽ tranh
2. Bảng mô tả chủ đề TÌM HIỂU MỸ THUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954- 1975
Nội dung (chuẩn KT, KN, TĐ)
Nhận biết (yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu (yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp (yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao (yêu cầu cần đạt)
Hiểu thêm về bối cảnh lịch sử
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đất nước bị tạm chia hai miền. Miền Bắc xây dựng XHCN và chi viện cho miền Nam đánh Mỹ và tay sai, miền Nam trực tiếp kháng chiến để thống nhất đất nước.
Thành tựu của mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954- 1975, các thể loại sáng tác
Các họa sỹ miền Bắc có điều kiện hơn để sáng tác.
Chất liệu sáng tác đa dạng, trong đó tranh sơn dầu phát triển mạnh
Các sáng tác giai đoạn này ảnh hưởng tích cực đến các sáng tác của giai đoạn sau
Các Chất Liệu Sáng Tác: 
- Sơn Mài: “Tát Nước Đồng Chiêm” Của Trần Văn Cẩn, “Bình Minh Trên Nông Trang” Của Nguyễn Đức Nùng, “Tổ Đổi Công Miền Núi” Của Hoàng Tích Chù, “Nông Dân Đấu Tranh Chống Thuế” Của Nguyễn Tư Nghiêm, “Tre” Của Trần Đình Thọ, “Nhớ Một Chiều Tây Bắc” Của Phan Kế An, “Trái Tim Và Nòng Sung” Của Huỳnh Văn Gấm, “Thôn Vĩnh Mốc” Của Huỳnh Văn Thuận
- Tranh Lụa: “Được Mùa” Của Nguyễn Tiến Chung, “Ghé Thăm Nhà” Của Trọng Kiệm, “Về Nông Thôn Sản Xuất” Của Ngô Minh Cầu, “Bữa Cơm Mùa Thắng Lợi” Của Nguyễn Phan Chánh, “Làng Ven Núi” Của Nguyễn Thụ
- Tranh Khắc Gỗ: “Mùa Xuân” Của Nguyễn Thụ, “Mẹ Con” Của Đinh Trọng Khang, “Chùa Tây Phương” Của Trần Nguyên Đán, “Ông Cháu” Của Huy Oánh, “Ba Thế Hệ” Của Hoàng Trầm
-Sơn Dầu: “Một Buổi Cày” Của Lưu Công Nhân, “Đồi Cọ” Của Lương Xuân Nhị, “Băng Chuyền Trên Mỏ Đèo Nai” Của Nguyễn Tiến Chung, “Công Nhân Cơ Khí” Của Nguyễn Đỗ Cung, “Tiếng Đàn Bầu” Của Sỹ Tốt, Loạt Tranh Về Phố Của Bùi Xuân Phái, “Thanh Niên Thành Đồng” Của Nguyễn Sáng
- Màu Bột: “Đền Voi Phục” Của Văn Giáo, “Mùa Xuân Trên Bản” Của Trần Lưu Hậu, “Ao Làng” Của Phan Thị Hà
-Các Chất Liệu Khác (Gỗ, Đá, Thạch Cao, Đồng): “Nắm đất miền Nam” của Phạm Xuân Thi, “liệt sỹ Võ Thị Sáu” của Diệp Minh Châu, “chiến tháng Điện Biên Phủ” của Nguyễn Hải, “vân dại” của Lê Công Thành, “vót chông” của Phạm Mười
Cảm nhận vẻ đẹp của các tác phẩm.
Thêm yêu quê hương đất nước
Tác giả tiêu biểu
Các họa sỹ giai đoạn này có nhiều đóng góp về mặt sang tác đồng thời có công đào tạo các họa sỹ thế hệ sau
Sự nghiệp sáng tác của các họa sỹ: Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái
Có thái độ yêu quý, trân trọng công lao của các họa sỹ đã đóng góp cho nền nghệ thuật Việt Nam
Tác phẩm tiêu biểu
Các tác phẩm phản ánh cuộc sống sản xuất, chiến đấu của quân dân ta, phản ánh vẻ đẹp của quê hương đất nước
Tác phẩm tiêu biểu: “Tát nước đồng chiêm”, “kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”, các tranh về phố cổ
Tập phân tích tác phẩm, phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ
Tập sáng tác bằng các chất liệu sẵn có đặc biệt là màu bột, màu sáp
 Hệ thống câu hỏi:
- Kể các tác giả tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nạm giai đoạn 1954- 1975?
- Kể các tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nạm giai đoạn 1954- 1975 bằng chất liệu sơn dầu?
- Kể các tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nạm giai đoạn 1954- 1975 bằng chất liệu lụa?
- Kể các tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nạm giai đoạn 1954- 1975 bằng chất liệu sơn mài?
- Nêu cảm nhận của em về bức tranh “Tát nước đồng chiêm”?
- Nêu cảm nhận của em về bức tranh “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”?
- Nêu cảm nhận của em về bức tranh “Phố Cổ Hà Nội”?
- Bài tập nhiệm vụ: tập vẽ tranh về đề tài cảnh đẹp quê hương đất nước, đề tài lao động sản xuất.
2. Hoạt động 1: TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI
GV yêu cầu HS đọc phần I SGK.
- Năm 1954 có sự kiện lịch sử nào quan trọng? 
- Tình hình kinh tế chính trị nước ta lúc đó ra sao?
- Các hoạ sĩ đã làm gì để tham gia kháng chiến?
3. Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
GV yêu cầu HS đọc phần II SGK.
- Sau năm 1954 các hoạ sĩ đã sáng tác chủ yếu ở đâu?
- Lĩnh vực nào giữ vai trò chủ chốt?
* GV chia lớp theo nhóm (6 nhóm) thảo luận các câu hỏi đã chuẩn bị.
- Nhóm 1: Nêu các tác phẩm sơn mài tiêu biểu?
+ Tát nước đồng chiêm (Trần Văn Cẩn), Bình minh trên nông trang (Nguyễn Đức Nùng), Tổ đổi công miền núi (Hoàng Tích Chù), Nông dân đấu tranh chống thuế (Nguyễn Tư Nghiêm),Tre (Trần Đình Thọ), Trái tim và nòng súng (Huỳnh Văn Gấm), Nhớ một chiều Tây Bắc (Phan Kế An)
- Nhóm 2: Tranh lụa là gì? Kể tên những tác phẩm tranh lụa nổi tiếng?
+ Được mùa (Nguyễn Tiến Chung), Ghé thăm nhà (Trọng Kiệm), Bữa cơm mùa thắng lợi (Nguyễn Phan Chánh).
- Nhóm 3: Nêu những các tác phẩm tranh khắc gỗ?
+ Mùa xuân (Nguyễn Thụ), Mẹ con (Đinh Trọng Khang), Ông cháu (Huy Oánh), Ba thế hệ (Hoàng Trầm).
- Nhóm 4: Nêu các tác phẩm tranh sơn dầu?
+ Đồi cọ (Lương Xuân Nhị), các tranh vẽ về Phố (Bùi Xuân Phái).
- Nhóm 5: Nêu các tác phẩm tranh bột màu?
+ Đền voi phục (Văn Giáo), Ao làng (Phan Thị Hà).
- Nhóm 6: Nêu vài nét về nội dung diễn tả của điêu khắc Việt Nam? Kể tên các tác phẩm điêu khắc?
+ Cùng với hôi họa điêu khắc Việt Nam cũng có nhiều chất liệu, gỗ, đá, thạch cao, xi măng,... có nhiều tác phẩm phản ánh tư tưởng tình cảm của nhân dân những con người của xã hội mới.
+ Nắm đất miền Nam (Phạm Xuân Thi), Võ Thị Sáu (Diệp Minh Châu), Vót chông (Phạm Mười).
* Tìm hiểu các tác giả nổi tiếng:
- Nêu vài nét về họa sĩ Trần Văn Cẩn?
+ Ông sinh năm 1910, mất năm 1994 tại Kiến An - Hải Phòng. Tốt nghiệp trường CĐMT Đông Dương khóa 1931-1936. trong CM tháng 8 và kháng chiến chống Pháp ông tham gia hoạt động trong hội văn hóa cứu quốc, làm việc ở chiến khu Việt Bắc và sáng tác được nhiều tác phẩm nổi tiếng.
- Nêu vài nét về họa sĩ Nguyễn Sáng?
+ Ông sinh năm 1923 tại Tiền Giang. Tốt nghiệp TCMT Gia Định sau đó học tiếp CĐMT Đông Dương khóa 1941-1945. Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sôi nổi và sáng tác được nhiều tác phẩm nổi tiếng có ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam. 
- Nêu vài nét về họa sĩ Bùi Xuân Phái?
+ Ông sinh năm 1920 tại Hà Tây. Tốt nghiệp CD(MT Đông Dương khóa 1941-1945. ông tham gia hoạt động cách mạng rất tích cực. Sau cách mạng ông tham gia giảng dạy và sáng tác.
* Tìm hiểu các tác phẩm tiêu biểu: (6 nhóm thảo luận, trình bày kết quả tìm hiểu của mình)
- Nhóm 1 và nhóm 3: Phân tích bức tranh “Tát nước đồng chiêm”?
+ Bức tranh sơn mài “Tát nước đồng chiêm” được sáng tác năm 1958 diễn tả nhóm người đang tát nước. Người và cảnh vật hòa quyện vào nhau được thể hiện bằng màu sắc mạnh mẽ. Bức tranh ca ngợi cuộc sống lao động tập thể của người nông dân lao động.
- Nhóm 2 và nhóm 4: Phân tích bức tranh “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”?
+ Tác phẩm “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” diễn tả lễ kết nạp Đảng ngay tại chiến hào ngoài mặt trận. Với khối hình đơn giản, chắc khỏe, tác giả sử dụng gam màu nâu vàng diễn tả được khí thế rực lửa của cuộc đấu tranh và nói lên được chất hào hùng và lý tưởng cao đẹp của người Đảng viên.
- Nhóm 3 và nhóm 6: Phân tích bức tranh “Phố Cổ Hà Nội”?
+ Phố cổ Hà Nội là đề tài luôn được ông say mê khám phá và sáng tạo. Những cảnh phố vắng, những mái tường rêu phong, đường nét xô lệch tạo cho người xem thêm yêu Hà Nội cổ kính. Phố cổ Hà Nội luôn có vị trí xứng đáng trong nền mỹ thuật đương đại Việt Nam.
4. Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Tìm hiểu thêm vẻ đẹp của các tác phẩm: “tát nước đồng chiêm”, “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”, “Phố Cổ Hà Nội”
(phối hợp với bạn bè cùng thực hiện để có được những ý kiến hay)
5. Hoạt động 4: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Tập phân tích một số tác phẩm mỹ thuật Việt Nam của các tác giả sáng tác trong giai đoạn 1954- 1975
(chia sẻ với bạn bè và thầy cô về kết quả của mình)
6. Hoạt động 5: HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
- Tìm kiếm các tác phẩm mỹ thuật Việt Nam của các tác giả sáng tác trong giai đoạn 1954- 1975. Tập phân tích các tác phẩm ấy, rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình.
- Sưu tầm các tác phẩm của các tác giả: Trần Văn Cẩn, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng. 
(chia sẻ với bạn bè và thầy cô về kết quả của mình)

Tài liệu đính kèm:

  • docTICH HOP My thuat VN giai đoạn 1954- 1975 w2003.doc