Giáo án Mĩ thuật 8 - Học kì II

1. MỤC TIÊU BÀI HOC

a. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu biết cách tạo dáng và trang trí mặt nạ

b. Kĩ năng: HS trang trí được mặt nạ theo ý thích

c. Tư tưởng: Yêu quý nghệ thuật trang trí của dân tộc

2. PHƯƠNG PHÁP DAY HOC

- Quan sát, vấn đáp, trực quan

- Luyện tập, thực hành

- Liên hệ thực tiễn cuộc sống

3. ĐỒ DÙNG DAY HOC

a. Giáo viên:

- Một số mặt nạ mẫu

- Các bước trang trí mặt nạ

- Bài trang trí mặt nạ mẫu của học sinh năm trước

b. Học sinh:

- Giấy, chì, màu,tẩy phác thảo nét

 

doc 39 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 8 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đến sự phát triển của nghệ thuật, đặc biệt là Mĩ Thuật
-GV kết luận bổ sung
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về một số trường phái nghệ thuật ấn tượng
-GV phân nhóm:6 nhóm
-Bầu nhóm trưởng, cử thư kí, 2 nhóm cùng tìm hiểu 1 trường phái hội hoạ.
- HS thảo luận
- Từng nhóm trình bày
1. Trường phái này ra đời khi nào, do ai sáng lập?
2.Nêu đặc điểm của phong cách nghệ thuật ấn tượng?
3.Hội họa của trường phái này chú trọng đến đối tượng nào?
4.Kể tên những bức tranh tiêu biểu của các hoạ sĩ ấn tượng?
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh
(Ngoài hội hoạ ấn tượng còn có hội hoạ tân ấn tượng và hậu ấn tượng.)
1.Trường phái này ra đời khi nào, ở đâu do ai sáng lập?
2. đặc điểm của hội hoạ dã thú?
3.Kể tên những tác phẩm tiêu biểu nổi tiếng của trường phái này?
-Gv kết luận bổ sung
? Vì sao gọi trường phái này là trường phái lập thể
? Đặc điểm của phong cách trường phái hội hoạ lập thể
?Kể tên những tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội hoạ lập thể
Hoạt động 3: Đặc điểm chung của các trường phái hội hoạ
? Nêu những đăc điểm chung của các trường phái hội hoạ
-Gv cho HS xem qua một số tranh của các hoạ sĩ
I. Vài nét về bối cảnh xã hội
- Công xã Pa ri tồn tại 72 ngày và tan rã
-Chiến tranh thế giới lần thứ nhất(1914-1918) gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế của các phe tham chiến và các nước phương Tây nói chung .
-CMXH tháng Mười Nga thắng lợi(1917) 
mở ra một trang sử mới , đánh dấu cho sự kiện CNXH trở thành hệ thống trên toàn thế giới.
* Nghệ thuật:
Do tình hình kinh tế xã hội biến động, NT chứng kiến sự ra đời kế tiếp nhau của các trào lưu mới.Đó là những trường phái hội hoạ mới.
II. Sơ lược về một số trường phái mĩ thuật
1.Trường phái hội hoạ ấn tượng
* Tiêu biểu là hoạ sĩ Ma Nê được mệnh danh là " ngọn đèn biển"của những hoạ sĩ trẻ.
-Vẽ trực tiếp ngoài trời, phong cách phóng khoáng, tự tin.bị giưói Hàn Lâm công kích dữ dội.
-Vẽ về cuộc sống đời thường của những người lao động.
*Tác phẩm : 
-Nàng Olympia
-Bữa ăn trên cỏ( Ma Nê)
-ấn tượng mặt trời mọc ,Nhà thờ lớn Ru Văng, Hoa Súng, Đống cỏ khô (Mô Nê)
- Bán khảo thân dưới nắng, người phụ nữ của tôi (Rơ noa)
-Ngôi sao (Đờ gas)
-Dại lộ mông tơ nhi ê( Pi xa rô)
Hội họa của trường phái này chú trọng tới ánh sáng và không gian.
2. Hội hoạ dã thú
*Vào năm 1905 tại Pa ri diễn ra 1 cuộc triễn lãm nghệ thuật của các hoạ sĩ trẻ đứng đầu và tiêu biểu là hoạ sĩ Ma tít xơ.
*Tác phẩm: Những chiếc đĩa và trái cây trên tấm thảm đen đỏ, Cá đỏ (Ma tit xơ)
-Hội hoá trang ở bãi biển (Mác kê)
-Sân quần ngựa(Đuy phi)...
3. Trường phái lập thể 
*1907 tại Pa ri, cuộc triển lãm mùa thu những bức tranh của giới hoạ sĩ mới, đứng đầu là Brắc cơ và Pi Cát Xô nhằm giới thiệu cho công chúng biết về những tác phẩm mĩ thuật được vẽ theo phong cách mới.
*Những tác phẩm được vẽ bằng đường nét kỹ hà, chắc khoẻ vừa mềm mại vừa tạo hình khối đơn giản, song lại diễn tả được nội dung sâu sắc diễn tả tâm tư tình cảm của những hoạ sĩ trẻ.
*Những tác phẩm nghệ thuật mang tính ca nhân nhưng lại được công chúng đón nhận một cách nồng nhiệt.
* Tác phẩm : 
Những cô gái Avi nhông(Pi cát xô)
-nuy, Người đàn bà và cây đàn ghi ta (Brắc cơ)
 3. Đặc điểm chung
*Những biến động sâu sức của thế kỉ XX đã ảnh hưởng đến nghệ thuậtvà dẫn đến sự ra đời của các trường phái hội hoạ mới .
*Màu sắc táo bạo, phong cách phóng khoáng, đề tài phong phú và đa dạng ... đối tượng là ánh sáng , vẽ trực tiếp ngoài trời để tìm ra những đặc điểm của mẫu
 d. Củng cố - Đánh giá:
? Vì sao những trường phái hội hoạ trên ra đời
?Kể tên những trường phái nghệ thuật mới, hoạ sĩ tiêu biểu và những tác phẩm mĩ thuật xuất sắc
 e. Dặn dò
-Chuẩn bị bài 21, Sưu tầm tranh đề tài lao động
-Giấy chì, màu tẩy, phác thảo nét.
5.RÚT KINH NGHIÊM
Tiết 23 Bài 29
 Thường thức mĩ thuật
Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu 
của trường phái hội hoạ ấn tượng
Ngày soạn: 17/01/2015 
Giảng ở lớp: 8HĐ : Ngày dạy: 29/01/2015 . Sĩ số: 28, vắng: có phép,không phép
 8a CL: Ngày dạy: 27/01/2015 . Sĩ số: 26, vắng: có phép,không phép
 8b CL: Ngày dạy: 24/01/2015. Sĩ số: , vắng: có phép,không phép
1. MỤC TIÊU BÀI HOC
a. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thêm về đặc điểm cũng như những tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội hoạ ấn tượng
b. Kĩ năng: Biết cách phân biệt các tác phẩm của các hoạ sĩ, có thể trình bày về tiểu sử của một số hoạ sĩ
c. Tư tưởng: Yêu quý, trân trọng những giá trị nghệ thuật của hội hoạ ấn tượng.
2. PHƯƠNG PHÁP DAY HOC
- Quan sát, vấn đáp, trực quan
-Nhóm - thảo luận
3. ĐỒ DÙNG DAY HOC
a. Giáo viên:
- Tranh ấn tượng của một số hoạ sĩ 
- ĐDDH MT8
b. Học sinh: SGK, Sưu tầm tranh liên quan đến bài học
- Vở ghi, giấy, bút, màu, 
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
a. ổn định lớp: 
b. Kiểm tra bài cũ :? Đặc điểm chính của mĩ thuật phương Tây cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì? kể tên những trường phái hội hoạ đó
?Nêu những hoạ sĩ đặc trưng tiêu biểu của 3 trường phái hội hoạ đó
c. Bài mới
- Mĩ thuật phương Tây cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX chứng kiến sự ra đời kế tiếp lẫn nhau của các trường phái hội hoạ : ấn tượng, dã thú,lập thể. Mở đầu là hoạ sĩ Ma nê có những tác phẩm nổi tiếng phá vỡ quy tắc hàn lâm cổ điển, bịlên án dữ dội . Người tiêu biểu nhất mang lại sức sống cho phong cách mới là hoạ sĩ Mô Nê- hoạ sĩ của trường phái ấn tượng-đóng góp rất lớn cho nền mĩ thuật hiện đại.
-GV: ở đây có một số bức tranh và 4 hoạ sĩ
?Hãy nối tên của các tác phẩm và các hoạ sĩ sao cho chính xác .
- Một nhóm thảo luận1'và cử người lên làm bài 
-GV kết luận 
- ấn tượng mặt trời mọc (Mô Nê)
- Những chiếc đĩa và trái cây trên tấm thảm đen đỏ(Ma Tít)
- Những cô gái Avi nhông (Picát xô)
- Hai cô gái bên bờ biển (Ghô ghanh
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức 
10’
10’
12’
8’
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu
- Gv chia nhóm
- Gv phát phiếu bài tập cho từng nhóm
Một nhóm tìm hiểu về 2 hoạ sĩ cụ thể 
-Nhóm 1 và 3 Hoạ sĩ Mô nê ; Ma nê
-Nhóm 2 và 4 Hoạ sĩ Van Gốc ; Xơ Ra
 PBT1:
? Tên hoạ sĩ:
? Năm sinh-năm mất:
? Cuộc đời:
? phong cách nghệ thuật:
? Tác phẩm tiêu biểu:
? Phân tích tác phẩm cần tìm hiểu:
+ Về nội dung:
+Về nghệ thuật:
* Gv : Đây là tác phẩm mở đường tiên phong cho trường phái hội hoạ ấn tượng.
 PBT2
? Tên hoạ sĩ:
? Năm sinh-năm mất:
? Cuộc đời:
? phong cách nghệ thuật:
? Tác phẩm tiêu biểu:
? Phân tích tác phẩm cần tìm hiểu:
+ Về nội dung:
+Về nghệ thuật:
 PBT3:
? Tên hoạ sĩ:
? Năm sinh-năm mất:
? Cuộc đời:
? phong cách nghệ thuật:
? Tác phẩm tiêu biểu:
? Phân tích tác phẩm cần tìm hiểu:
+ Về nội dung:
+Về nghệ thuật:
 PBT4:
? Tên hoạ sĩ:
? Năm sinh-năm mất:
? Cuộc đời:
? phong cách nghệ thuật:
? Tác phẩm tiêu biểu:
? Phân tích tác phẩm cần tìm hiểu:
+ Về nội dung:
+Về nghệ thuật:
* GV kết luận: Trường phái hội hoạ ấn tượng đã để lại cho nghệ thuật thế giới nhiều thành tựu đáng kể
1.Hoạ sĩ Clôt Mô Nê
(1840-1926)
- Là hoạ sĩ tiêu biểu của trường phái hội hoạ ấn tượng
- Đoạn tuyệt với cách vẽ hàn lâm cổ điển đóng khung nhân vật trong đường viền
-Vẽ trực tiếp ngoài trời, nét bút phóng khoáng tự do.
* Tác phẩm tiêu biểu: 
- ấn tượng mặt trời mọc
- Nhà thờ lớn Ru Văng
- Hoa súng 
- đống cỏ khô
* Phân tích tác phẩm :"ấn tượng mặt trời mọc "
+ vẽ năm 1872 tại cảng LơHaVơ (Hà Lan)
+ Nôi dung : Diễn tả cảnh sớm mai tại hải cảngvới sự mờ nhạt của hậu cảnhqua lớp sương mờ dày đặc,vầng dương ánh lên chiếu xuống khoảng không gian bao la màu xanh pha tím in hình bóng cây, con thuyền.
+Nghệ thuật: những nét vẽ ngắt đoạn, rời rạc tạo nên sự sống động của cảnh vật tạo cảm giác dường như cảnh vật đang chuyển động .
2.Hoạ sĩ Ê du át Ma Nê
(1832-1883)
- Là người tập hợp các hoạ sĩ trẻ, bác bỏ những quan điểm hàn lâm cổ điển, khô cứng ở các phòng vẽ, hướng đến cuộc sống hiện đại bẵng ngôn ngữ trực cảm và nhạy bén.
- Vẽ trực tiếp ngoài trời, tranh ông hoàn chỉnh kiểu cổ điển.
* Tác phẩm tiêu biểu :
Nàng Olym pia
Bữa ăn trưa trên cỏ
Buổi hoà nhạc ở Tu le ri e
* Phân tích tác phẩm :"Buổi hoà nhạc ở Tu le ri e"
+ Nội dung : Sinh hoạt thành thị của những tầng lớp quý tộc 
+ Nghệ thuật: Những mảng sáng tối của ánh sáng thực càng làm tăng cường độ tương phản . Màu tự nhiên được làm cho đậm hơn thực với nét bút nhanh , mạnh phóng khoáng và dứt khoát.
3.Vanh xăng van Gốc
(1853-1890)
- Là hoạ sĩ tiêu biểu của trường phái Hậu ấn tượng-người Hà Lan, con một gia đình mục sư nghèo.năm 1886, ông đến pháp sống và sáng tác đến cuối đời
- Bị dằn vặt đau khổ về cuộc sống nghề nghiệp,hướng đến cuộc sống lao động của những người cùng khổ.
- Phong cách : sử dụng màu nguyên chất, những nét vẽ dữ dội.
* Tác phẩm tiêu biểu : 
- Cánh đồng Ôvơ
- Hoa hướng dương
- Hoa diên vĩ
- Cây đào ra hoa
- Lúa vàng, Đôi giày cũ
* Phân tích tác phẩm "Hoa Diên Vĩ"
+ Tả về loài hoa diên vĩ, ca ngợi sức sống của loài hoa diên vĩ
+ Nghệ thuật: Sử dụng màu lam, cam, vàng
màu nâu đất, đối chọi dữ dội như chính nội tâm tác giả.
4.Giê oóc giơ Xơ Ra
(1859-1891)- Hoạ sĩ Pháp- nổi tiếng của hội hoạ Tân Ân tượng.
- Là hoạ sĩ giỏi về hình hoạ, vẽ ngoài trời từ năm 1880
- phong cách Dùng những đốm màu nguyên chất để tạo khối , vì thế ông đựoc coi là "cha đẻ của hội hoạ điểm sắc."
* Tác phẩm tiêu biểu:
- Chiều chủ nhật trên đảo Gơ răng giát tơ
-Tắm ở ác ni me
- Phòng ăn...
* Phân tích tác phẩm "Chiều chủ nhật trên đảo Gơ răng giát tơ"
+ nội dung: Diễn tả cảnh sinh hoạt đôn vui nhộn nhịp của con người và cảnh vật vào chiều chủ nhật trên đảo chủ yếu là dân thành thị và tầng lớp trung lưu
+Nghệ thuật: Bức tranh không có đường nét, mảng khối mà chỉ có những chấm màu nhỏ tạo hình khối và ánh sáng tạo nên không khí thơ mộng nhàn tản trong nắng chiều vàng nhạt trên đảo. Gam màu vàng thẫm tạo sự nhộn nhịp.Ütạo giá trị nghệ thuật lớn.
d. Củng cố - đánh giá
- Gv đặt một số câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời
 ? Tác phảm của Ma nê bị công kích dữ dội
? Tác phẩm về nhà thờ nổi tiếng của Mô Nê
? Hoạ sĩ nổi tiếng của trường phái lập thể
- Hs trả lời
- Gv nhận xét, củng cố lại kiến thức
e. Dặn dò
- Học và đọc bài trong SGK, vở ghi
- Chuẩn bị bài sau
5.RÚT KINH NGHIÊM.
Tiết 24 Bài 22
 Vẽ trang trí
Vẽ tranh cổ động
(Tiết 1)
Ngày soạn: 26/01/2015 
Giảng ở lớp: 8HĐ : Ngày dạy: 05/02/2015 . Sĩ số: 28, vắng: có phép,không phép
 8a CL: Ngày dạy: 07/02/2015 . Sĩ số: 26, vắng: có phép,không phép
 8b CL: Ngày dạy: 03/02/2015. Sĩ số: , vắng: có phép,không phép
 1. MỤC TIÊU BÀI HOC
a. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu biết về loại tranh cổ động và ý nghĩa của chúng.
b. Kĩ năng: Biết cách sắp xếp mảng chữ và mảng hình tạo ra một bức tranh cổ động phù hợp với nội dung đã chọn.
c. Tư tưởng: Yêu quý vẻ đẹp của tranh cổ động, tôn trọng những sản phẩm , những giá trị nghệ thuật do tranh cổ động mang lại.
2. PHƯƠNG PHÁP DAY HOC
-Quan sát, vấn đáp, trực quan
-Luyện tập, thực hành- Liên hệ thực tiễn cuộc sống
3. ĐỒ DÙNG DAY HOC
a.Giáo viên:
- Tranh cổ động của hoạ sĩ, tranh tham khảo, 
- Tranh bộ ĐDDH MT 8, tranh ảnh của HS năm trước
- Các bước bài vẽ tranh cổ động. 
- Tranh đề tài lao động
b.Học sinh:SGK
-Vở ghi, giấy, bút, màu
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 a.ổn định lớp: 
 b.Kiểm tra bài cũ 
 c. Bài mới
- Dọc khắp các đường phố, đều có những câu khẩu hiệu, những pa nô quảng cáo cỡ lớn nhằm tuyên truyền cho mọi người biết về những vấn đề lớn nhỏ trong xã hội, liên quan tới đời sống của cộng đồng dân cư.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
-GV cho HS xem một số bức tranh đề tài và tranh cổ động
? Đây là tranh gì 
? Vậy tranh còn lại là loại tranh gì 
- Tranh đề tài lao động, sinh hoạt..
-Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu loại tranh mới đó là tranh cổ động.
? Thế nào là tranh cổ động 
? Tranh cổ động thường đặt ở đâu, nhằm mục đích gì 
?Tranh gồm có mấy phần
?Tranh được làm bằng chất liệu gì 
? Hình ảnh trong tranh phải như thế nào
?Chữ trong tranh ra sao
? Màu sắc của tranh cổ động 
-GV hướng dẫn HS quan sát những tranh vẽ trên đồ dùng dạy học 
- GV treo bức tranh "Vì một mái trường khôngcó ma tuý" 
 Hướng dẫn HS phân tích 
?Tranh vẽ về nội dung gì
?hình vẽ trong tranh như thế nào 
? Nêu tác dụng của cách dùng màu trong tranh
?ý nghĩa của bức tranh
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh cổ động
GV cho Hs xem các loại tranh quảng cáo , cổ động lễ hội, phục vụ chính trị...và gợi ý nội dung cần thể hiện
? Vẽ hình trong tranh cổ động như thế nào. ? Hình vẽ cần vẽ thực hay cách điệu
Màu sắc trong tranh cổ động cần vẽ như thế nào (Nên vẽ theo từng mảng, màu sắc gây ấn tượng mạnh: đỏ, vàng, lam, xanh...)
I. Quan sát nhận xét
1. Tranh cổ động là gì ?
- Là loại tranh tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, các hoạt động xã hội và giới thiệu sản phẩm.
 + Tranh đặt ở nơi công cộng , đông người qua lại nhằm thu hút sự chú ýcủa mọi người.
+ Bố cục tranh gồm 2 phần 
- Hình ảnh
-Chữ gây ấn tượng mạnh
+ Chất liệu : Bột, sơn
+Có nhiều kích cỡ khác nhau, khuôn khổ phong phú đa dạng.
2. Đặc điểm tranh cổ động
+Hình ảnh cô động, dễ hiểu 
+Chữ phải ngắn gọn rõ ràng, nên dùng chữ ba ton đều nét hoặc chữ Rô manh , quảng cáo thì nên dùng chữ phăng.
+ Màu sắc phải có tính tượng trưng, gây ấn tượng mạnh mẽ. 
+Hình vẽ sinh động, sáng tạo,chân thực, rõ nét
+màu sắc hài hoà, hoặc rực rỡ tươi sáng tuỳ theo ý thích của người vẽ.
3. Các loại tranh cổ động
Phục vụ về chính tri, về thương mại, văn hoá, y tế, giáo dục, thể thao...
* phân tích bưcc tranh vì mái trường không có ma tuý
+Tranh vẽ về nội dung chống ma tuý trong học đường
+Hình vẽ trong tranh khúc chiết, ngắn gọn
mang ý nghĩa tượng trưng, hai cánh tay được cách điệu giản lược thành đường nét kỹ hà, con người trong bức tranh được vẽ bẵng các hình khối cơ bản , mang ý nghĩa khái quát
+Màu sắc mạnh mẽ, với các mảng màu nguyên và màu hồng của bàn tay úp xuống nói lên sự bảo vệ, che chở ngôi trường tránh mọi tác hại của văn hoá phẩm đồi trụy và tệ nạn xã hội .
+Bức tranh tuyên truyền cho mọi người biết "hãy tránh xa ma tuý, mại dâm, cờ bạc rượu chè
II. Cách vẽ tranh 
- Chọn nội dung và hình ảnh để vẽ tranh cổ động
- Vẽ phác mảng chính, mảng phụ
- Sắp xếp mảng chữ và hình ảnh minh hoạ
- Vẽ chi tiết
_ Chọn màu sắc phù hợp với nội dung, vẽ mầu hoàn thiện bài
Hình vẽ minh hoạ
d. Củng cố - Đánh giá:
? Tranh cổ động dùng để làm gì
?Hình vẽ trong tranh cổ động như thế nào 
? Màu sắc trong tranh ra sao
? Nêu cách vẽ một bài tranh cổ động 
e. Dặn dò
Học bài cũ nắm các phần trọng tâm (khái niệm, tác dụng, cách phân tích một bức tranh cổ động ví dụ : Vì sao và vì ai )
(Gv hướng dẫn cho học sinh cách phân tích: nội dung, hình ảnh, màu sắc..)
-Tìm nội dung để vẽ tranh cổ động (Chính trị, lễ hội , quảng cáo, ...)
-Phác nét 
-Chuẩn bị màu chì, giấy, tẩy
5.RÚT KINH NGHIÊM
Tiết 25 Bài 23
 Vẽ trang trí
Vẽ tranh cổ động
(Tiết 2)
Ngày soạn: 12/02/2015 
Giảng ở lớp: 8HĐ : Ngày dạy: 12/02/2015 . Sĩ số: 28, vắng: có phép,không phép
 8a CL: Ngày dạy: 07/02/2015 . Sĩ số: 26, vắng: có phép,không phép
 8b CL: Ngày dạy: 10/02/2015. Sĩ số: , vắng: có phép,không phép
1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 a.ổn định lớp: 
 b.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phác thảo nét bài tranh cổ động 
 c. Bài mới
 - Tiết trước chúng ta đã học bài vẽ tranh cổ động, đã hiểu về hình vẽ, màu sắc, ý nghĩa của tranh cổ động. Hôm nay chúng ta tiếp tục vẽ tranh cổ động đề tài tự do.
Hoạt động 3: Thực hành 
-GV duyệt phác thảo tranh cổ động, gợi ý cho HS vẽ bài
-GV bao quát lớp, Hướng dẫn cho những em vẽ chưa được
-Hướng dẫn cho HS cách tô màu cho phù hợp với nội dung cần thể hiện.
*Vẽ một bức tranh cổ động 
*Kích thước : Giấy A4
*Chất liệu : Tự chọn
5. Củng cố - Đánh giá:
- Gv thu bài một số em học sinh ( được và chưa được ) đính lên bảng yêu cầu HS nhận xét đánh giá về:
- Nội dung cần thể hiện?
- Bố cục của tranh cổ động?
- Hình vẽ trong tranh như thế nào?
- Màu sắc trong tranh ra sao?
- ý nghĩa của bức tranh? 
6. Dặn dò
-Chuẩn bị bài mới: Trang trí lều trại.
-Tranh mẫu để tham khảo 
-Giấy, chì màu tẩy 
RÚT KINH NGHIÊM
Tiết 26 Bài 25
 Vẽ trang trí	
Trang trí lều trại
( Kiểm tra 1 tiết )
Ngày soạn: 12/02/2015 
Giảng ở lớp: 8HĐ : Ngày dạy: 26/02/2015 . Sĩ số: 28, vắng: có phép,không phép
 8a CL: Ngày dạy: 22/02/2015 . Sĩ số: 26, vắng: có phép,không phép
 8b CL: Ngày dạy: 23/02/2015. Sĩ số: , vắng: có phép,không phép
1. MỤC TIÊU BÀI HOC
a. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về trang trí lều trại, hình thức và cách thức trang trí lều trại.
b. Kĩ năng: HS vẽ trang trí được 1 lều trại, có thể trang trí đựoc một lều trại đơn giản.
c. Tư tưởng: HS cảm nhận được vẻ đẹp của lều trại qua việc trang trí . 
2. PHƯƠNG PHÁP DAY HOC
-Quan sát, vấn đáp, trực quan
-Luyện tập, thực hành
3. ĐỒ DÙNG DAY HOC
a. Giáo viên: - Đề bài
- Một số bài mẫu về trang trí lều trại. 
- Tranh bộ ĐDDH MT 8, tranh của HS năm trước
b. Học sinh: SGK
-Vở ghi, giấy, bút, màu
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
a.ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
b. Nội dung kiểm tra 
- Ra đề: Vẽ trang trí một lều trại đơn giản
 Kích thước : Giấy A4
 Màu : Tuỳ chọn 
c. Thu bài và dặn dò (2')
- chuẩn bị bài 26- Giới thiệu về tỉ lệ cơ thể người. 
- Tranh mẫu
- Giấy, chì màu tẩy.
ĐÁP ÁN
 1. Xếp loại Giỏi
- Bài vẽ thể hiện được rõ nội dung chủ đề ( hình, đường nét, màu sắc) 
- Bố cục chặt chẽ sáng tạo
- Màu sắc tình cảm, sinh động, có đậm nhạt, có không gian
- Trình bày sạch đẹp
 2. Xếp loại Khá
- Bài vẽ thể hiện được nội dung chủ đề
- Bố cục tương đối chặt chẽ( có mảng chính, phụ )
- Màu sắc tương đối hài hoà, có đậm nhạt
3. Xếp loại Trung bình
- Tranh vẽ có nội dung nhưng chưa rõ
- Có thức về bố cục nhưng chưa hợp lí
- Tô màu hoàn chỉnh
4. Xếp loại Yếu - Kém
- Tranh không rõ về nội dung
- Bố cục không hợp lí
- Tô màu chưa hoàn chỉnh
- Chưa có ý thức vẽ bài
RÚT KINH NGHIÊM.
Tiết 27 Bài 26+27
 Vẽ theo mẫu	 
Giới thiệu tỉ lệ cơ thể người và tập vẽ dáng người
(Tiết 1)
Ngày soạn: 07/03/2015 
Giảng ở lớp: 8HĐ : Ngày dạy: 12/03/2015 . Sĩ số: 28, vắng: có phép,không phép
I. MỤC TIÊU BÀI HOC
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về tỉ lệ cơ thể người theo độ tuổi, tương quan tỉ lệ các bộ phận: đầu, mình, thân. 
2. Kĩ năng: Biết cách ước lượng được chiều cao của các bạn trong lớp hoặc là dáng đi đứng của một số người 
3. Tư tưởng: Yêu quý trân trọng những khám phá của các nhà giải phẫu học hiểu hơn về tỉ lệ cơ thể người
II. PHƯƠNG PHÁP DAY HOC
- Quan sát, vấn đáp, trực quan
- Luyện tập, thực hành
III. ĐỒ DÙNG DAY HOC
1. Giáo viên:
- Một số tranh về giải phẫu (H1-H2)
- ĐDDH MT8
2. Học sinh: SGK
- Vở ghi, giấy, bút
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
- Con người vừa là thực thể tự nhiên vừa là thực thể xã hội.Vì thế đã từng có rất nhiều nhà giải phẫu học như Lê Ô Na đờ Vanh xi , Mi ken lăng giơ, Ra fa el tìm hiểu về tỉ lệ cơ thể con người .Cho đến cuối thế kỉ XIX , đã hoàn thành về cỏ bản . Khi nghiên cứu người ta đã lấy tỉ lệ đầu người làm chuẩn để so sánh với tỉ lệ toàn thân.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
15'
10'
15'
Hoạt động 1: Tỉ lệ cơ thể trẻ em
- GV cho HS xem tranh ảnh về tỉ lệ cơ thể người 
? Vì sao người ta lấy chiều dài đầu người làm đơn vị chuẩn để so sánh với tỉ lệ cơ thể người
? Tỉ lệ cơ thể trẻ em có thay đổi qua từng giai đoạn không 
- GV hướng dẫn cho HS quan sát tỉ lệ cơ thể trẻ em qua từng giai đoạn 
* GV minh hoạ trên bảng các tỉ lệ
* GV kết luận: Vẻ đẹp bên ngoài của con người phụ thuộc vào sự cân đối của tỉ lệ các bộ phận.
Hoạt động 2 : Tỉ lệ cơ thể người trưởng thành
- GV cho HS xem tranh người cao, người tầm thước, và người thấp 
? Tỉ lệ cơ thể mọi người có giống nhau không 
? Nêu tỉ lệ cơ thể người cao
? Nêu tỉ lệ cơ thể người tầm thước
? Nêu tỉ lệ cơ thể người thấp
? Nêu tỉ lệ cơ thể thanh thiếu niên qua từng giai đoạn
Hoạt động 3: Thực hành
* GV chia HS làm 4 nhóm và yêu cầu ước lượng chiều cao của nhau 
* Gv bao quát lớp, HD cho các em quan sát bằng mắt , sau đó nhóm nhận xét bổ sung
* GV có thể chỉ ra cụ thể các đặc điểm của các em HS mẫu
I. Tỉ lệ cơ thể trẻ em
- Chiều dài đầu người là đơn vị chuẩn cân đối ít thay đổi và hầu như không thay đổi 
- Tỉ lệ cơ thể trẻ em thay đổi qua từng giai đoạn
- trẻ sơ sinh : 3,5 đầu 
- trẻ 1 tuổi : 4 đầu
-trẻ 4 tuổi : 5 đầu
II. Tỉ lệ cơ thể người trưởng thành
*Chiều cao của mọi người không giống nhau : có người cao, người tầm thước, người thấp
Người cao : 7 - 7,5 đầu
Người tầm thước : 6,7 - 7 đầu
Người thấp : dưới 6,5 đầu
*Tỉ lệ cơ thể thanh thiếu niên qua từng giai đoạn (tranh phóng to )
*Tuỳ theo cơ thể người đó thấp hoặc cao để có tỉ lệ tương ứng.
III. Thực hành
Tập ước lượng chiều cao của bạn bằng mắt
d. Củng cố - Đánh giá (4'):
-Gv yêu cầu các em trả lời một số câu hỏi sau
? Nêu tỉ lệ cơ thể của thanh thiếu niên qua từng giai đoạn 
? Nêu tỉ lệ cơ thể của một bạn ( Gv chọn 1 HS làm mẫu)
-Gv đánh giá nhận xét bổ sung 
e. Dặn dò 
- Tập quan sát nhận xét tỉ lệ bộ phận của một số người 
- Quan sát dáng người (chuẩn bị bài 27)
- Tập vẽ dáng người 
5. RÚT KINH NGHIÊM.
Tiết 28 Bài 27
 Vẽ theo mẫu
Giới thiệu tỉ lệ cơ thể ng ười và tập vẽ dáng người
(Tiết 2)
Ngày soạn: 12/3 /2015
Giảng ở lớp:8 .Ngày dạy: 19/3 /2015. sĩ số:38. vắng: có phép.không phép..
I. MỤC TIÊU BÀI HOC
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm bắt được các dáng người trong các tư thế khác nhau ngồi, đi, đứng, chạy, nằm ngồi, ngủ....
2. Kĩ năng: Vẽ được một vài dáng tĩnh hoặc động cơ bản
3. Tư tưởng: HS áp dụng vào vẽ tranh đề tài, vẽ theo mẫu ....
II. PHƯƠNG PHÁP DAY HOC
- Quan sát, vấn đáp, trực quan
- Luyện tập, thực hành
III. ĐỒ DÙNG DAY HOC
1. Giáo viên:
- Tranh một số người mẫu với các dáng khác nhau
- Người mẫu thực(có thể lấy HS trong lớp)
- ĐDDH MT8
2. Học sinh: SGK
- Vở ghi, giấy, bút
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
- Trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật, con người với mọi dáng vẻ, cử chỉ đều làm cho ta xao động mạnh mẽ. Mọi góc độ, mọi khám phá đều trở nên đáng yêu làm tăng thêm hương vị cuộc sống.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
10'
7'
25'
Hoạt động 1: Quan sát- nhận

Tài liệu đính kèm:

  • docMT 8 hk II.doc