Giáo án Mĩ thuật 8 - Tiết 19 đến tiết 35 năm 2015

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- HS biết cách vẽ chân dung

2. Kỹ năng:

- Vẽ được chân dung bạn

3. Thái độ:

- Thấy vẻ đẹp của tranh chân dung

II - NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN

1. Đồ dùng dạy học:

* Giáo viên:

- Sưu tầm 3 hoặc 4 tranh chân dung thiếu nhi (trai, gái).

- Vẽ chân dung của HS cá năm trước

- Hình gợi ý cách vẽ chân dung.

 

doc 39 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1340Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 8 - Tiết 19 đến tiết 35 năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức, kỹ năng cần đạt
* HĐ1: 
+ Cho HS xem một số tranh về thời kì này, đặt câu hỏi đơn giản.
+ Tranh vẽ như thế nào? có hiểu được nội dung không ? biết nguồn gốc hoặc tên các tranh chưa?,
I - VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH XÃ HỘI
+ Về lịch sử : Đây là giai đoạn có những biến chuyển sâu sắc ở châu Âu với các sự kiện lớn như : Công xã Pa-ri (1871), chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) Cách mạng XHCN tháng Mười Nga (1917)
+ Về nghệ thuật : những biến động chính trị, xã hội đã tác động đến tâm lí con người. Cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng trong triết học, văn học, nghệ thuật, đã diễn ra quyết liệt. Riêng Mĩ thuật, đây cũng là thời kì chứng kiến sự ra đời và kế tiếp lẫn nhau giữa các trào lưu nghệ thuật mới.
* HĐ1: 
+ GV yêu cầu HS tìm hiểu trong SGK và trả lời câu hỏi :
+ Trường phái hội hoạ ấn tượng ra đời năm nào? và ai là người sáng lập?
+ Tại sao trường phái mới này lại có tên là “Ấn tượng” ?
+ Em hãy nêu những nét mới của trường phái này?
+ Chủ đề của trường phái này là gì?
+ Các tác phẩm tiêu biểu ?
* Chú ý hội hoạ chia làm hai trường phái :
+ Trường phái Dã thú ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Tiêu biểu cho trường phái dã thú là những hoạ sĩ nào?
+ Đặc điểm của trường phái dã thú là gì ?
+ Em hãy nêu các tác phẩm tiêu biểu của trường phái này ?
* GV kết luận : trường phái hội hoạ Dã thú sử dụng phép giản ước và cách dùng màu nguyên sắc với hi vọng sáng tạo ra một nền hội hoạ mới. Tranh của họ có ảnh hưởng tới các hoạ sĩ thế hệ sau này.
+ Trường phái hội hoạ lập thể ra đời năm bao nhiêu và ở đâu?
+ Những người có công sáng lập ra khuynh hướng hội hoạ Lập thể là ai ?
+ Tư tưởng của những hoạ sĩ trường phái này là gì? 
+ Các tác phẩm tiêu biểu:
+ GV kết luận :
II. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI MĨ THUẬT
1.Trường phái hội hoạ ấn tượng:
- Được sáng lập và ra đời năm 1874. Người mở đầu và tiêu biểu cho khuynh hướng này là Mônê.
- Người ta lấy tên “Ấn tượng” từ bức tranh “Ấn tượng mặt trời mọc ” của Mô-nê.
® Những hoạ sĩ theo trường phái này cho rằng : Thiên nhiên luôn biến đổi tuỳ thuộc vào ánh sáng, khí quyển, vì thế các hoạ sĩ rất chú trọng ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng mặt trời chiếu vào con người và cảnh vật.
® Đi vào cuộc sống đương đại, con người, thiên nhiên với bảng màu tươi sáng 
- Khai thác hình ảnh từ thiên nhiên, con người..
® Bữa ăn trên cỏ – Ma-nê ; Nhà thờ lớn Ru- răng, Hoa súng, Ấn tượng mặt trời mọc của hoạ sĩ Mô-nê,
* Trường phái hội hoạ Tân ấn tượng:
Các hoạ sĩ dùng những màu nguyên chất và kiên trì ngồi chấm hằng trăm, hàng ngàn chấm nhỏ cho đến khi đạt được hiệu quả mong muốn
* Trường phái hoạ sĩ Hậu Ấn tượng:
 Một số hoạ sĩ xuất hiện sau, muốn vượt qua những giới hạn của hoạ sĩ Ấn tượng để tìm ra con đường khác. Đó là các hoạ sĩ Hậu Ấn tượng – có ảnh hưởng lớn đến các thế hệ hoạ sĩ sau này.
2. Trường phái dã thú:
- Xã hội châu Âu đầu thế kỉ XX có những đảo lộn xã hội gay gắt.
- Đi đầu trong khuynh hướng dã thú gồm có các hoạ sĩ như: Ma-tit-xơ ; Vla-manh ; Van Đôn-ghen,
- Triển lãm “màu thu” ở Pa- ri (1905) có một phòng tranh giới thiệu những tác phẩm mới đặc biệt dữ dội về màu sắc - người ta gọi trường phái hội hoạ này là Dã thú
- Đó là những hoạ sĩ có sự cách tân về màu sắc triệt để, tranh của họ không diễn tả khối, không vờn sáng tối, mà chỉ cong những mảng màu nguyên sắc, gay gắt, viền mạnh bạo, dứt khoát.
® Cá đỏ ; Thiếu nữ mặc áo trắng của Ma-tit-xơ ; Bến tàu Phê-cum, Hội hoá trang ở 
bãi biển của Mac-kê,
3. Trường phái hội họa lập thể:
- Hội hoạ Lập thể ra đời tại Pháp năm 1907 tiếp theo hội hoạ Dã thú.
® Là 2 hoạ sĩ Pi-cát-xô(1880 - 1973) và Brắc- cơ(1882 - 1963). Họ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các hoạ sĩ Hậu Ấn tượng.
® Đi tìm cách diễn tả mới không phụ thuộc vào đối tượng miêu tả. Tập trung phân tích, giản lược hoá hình thể bằng hình kỉ hà  những hình khối cơ bản
- Đàn ghi ta ; Đĩa đựng hoa quả, của hoạ sĩ Pi-cát-xô ; "Người đàn bà và cây đàn ghi ta" của hoạ sĩ Brắc- cơ.
® Những biến động của xã hội châu Âu đã tác động mạnh đến các trường phái Mĩ thuật mới. 
Trường phái Lập Thể đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của Mĩ thuật hiện đại.
* HĐ3:
+ Đặc điểm chung của các trường phái ấn Tượng, Dã Thú, Lập Thể
III - ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC TRƯỜNG PHÁI HỘI HOẠ.
- Các hoạ sĩ trẻ không chấp nhận lối vẽ kinh điển, đòi hỏi tranh vẽ phải chân thực, khoa học hơn trên cơ sở của sự quan sát và phân tích thiên nhiên.
4. Củng cố.
+ GV đặt câu hỏi để củng cố kiến thức cho học sinh.
5. Dặn dò.
- Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết liên quan đến bài học, chuẩn bị bài học sau.
Ngày soạn : 27/01 / 2015
TIẾT 23: BÀI 29: THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
CỦA TRƯỜNG PHÁI HỘI HOẠ ẤN TƯỢNG 
Ngµy gi¶ng
Líp / sÜ sè
8A:
8B:
8C:
I – MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu biết thêm về trường phái hội hoạ ấn tượng.
2. Kĩ năng: Nhận biết được sự đa dạng trong nghệ thuật hội hoạ của trường phái ấn tượng.
3. Thái độ: Học sinh nhận thức cái đẹp theo ngôn ngữ mĩ thuật thế giới.
II . NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN:
1.Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên:
 - Sưu tầm tranh, ảnh về hội hoạ ấn tượng.
* Học sinh:
- Vở ghi lí thuyết.
- Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
2. Phương pháp dạy học:
 - Trực quan; thuyết trình; vấn đáp; thảo luận nhóm.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức, kỹ năng cần đạt
* HĐ1: 
+ Gv yêu cầu học sinh phân thành bốn nhóm.
- Giáo viên kết luận: TP ấn tượng mặt trời mọc tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Hoạ sĩ Mônê mở đường tiên phong cho trường phái hội hội hoạ ấn tượng.
- Giáo viên kết luận: Bức tranh trên cỏ của Hoạ sĩ Manê là bước ngoặt quan trọng của nghệ thuật hội hoạ phương tây.
- Giáo viên KL: Tranh của hoạ sĩ Vangốc có những nét đặc biệt, màu sắc rực rỡ phối hợp với hình cộng với nét bút mạnh mẽ, tạo ra trong tranh đầy kịch tính.
 Giáo viên KL:
I. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa Ấ tượng.
+ Các nhóm thảo luận ghi kết quả vào phiếu học tập.
Nhóm 1: Hoạ sĩ Mô nê: Trình bày kết quả thảo luận nhóm.
Nhóm 2: Hoạ sĩ Ma nê: Nhóm trình bày.
Các nhóm bổ sung
Nhóm 3: Hoạ sĩ Van gốc. Nhóm trình bày . Các nhóm bổ sung.
Nhóm 4: Hoạ sĩ Xơra. Đại diện các nhóm trình bày . Các nhóm bổ sung.
4. Củng cố:
+ GV đặt câu hỏi để củng cố kiến thức cho học sinh.
+ Học sinh trả lời theo kiến thức đã học.
5. Dặn dò:
- Học sinh đọc bài trong SGK.
- Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết liên quan đến bài học.
- Chuẩn bị bài học sau.
Ngày soạn:3 /2/2015	
 TIẾT 24 : BÀI 11: VẼ TRANG TRÍ
 TRÌNH BÀY BÌA SÁCH (TIẾT 1)
Ngµy gi¶ng
Líp / sÜ sè
8A:
8B:
8C:
I – MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- HS Hiểu ý nghĩa của việc trang trí bìa sách
2. Kỹ năng:
- Biết cách trang trí bìa sách
- Trang trí được một bìa sách theo ý thích
3. Thái độ:
- Biết yêu quý và làm đẹp những cuốn sách.
II – NHỮNG THÔN TIN CƠ BẢN
1. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên:
 - Chuẩn bị một số loại bìa sách của các nhà xuất bản như : NXB Kim Đồng, NXB Giáo dục, NXB Văn học 
- Hình gợi ý cách trang trí bìa sách.
- Bài vẽ của HS các năm trước.
* Học sinh: Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ
2. Phương pháp dạy học:
 - Trực quan; vấn đáp; thực hành.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Đồ dùng học tập của học sinh.
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức, kỹ năng cần đạt
 * HĐ1: 
+ Chia nhóm: Phát các thể loại bìa sách cho HS nhận biết đâu là sách TN, sách văn học, SGK, sách chính trị, sách KT...
+ Bìa sách gồm những phần nào?
+ Theo em bìa sách có tác dụng gì?
+ Nếu không có tên sách có được không?
+ Các loại sách có nội dung khác nhau thì bìa có trình bày khác nhau không? (về màu sắc, cách vẽ, kiểu chữ)
+ Một cuốn sách có bìa đẹp sẽ cho ta cảm giác gì?
+ Chữ đóng vai trò như thế nào trong bìa sách?
+ Tên tác giả, tên NXB to hay nhỏ và thường nằm ở vị trí nào của bìa sách?
+ Khi trình bày hình minh hoạ ta có cần chú ý đến nội dung của sách hay không?
+ Khi vẽ màu cho bìa sách ta có phải dựa vào nội dung sách hay không?
+ Qua tìm hiểu bìa sách chúng ta có thể kết luận..?
I- Qan sát nhận xét.
+ các nhóm cử đại diện tìm đúng thể loại sách dán lên bảng.
- Bìa sách gồm các phần như: Tên sách, biểu trưng NXB, tên NXB và phần trang trí.
- Làm đẹp cho cuốn sách, góp phần truyền tải nội dung cuốn sách.
- Không có tên sách sẽ không biết được cuốn sách đó mang nội dung gì.
- Thể loại sách khác nhau thì bìa sách sẽ trình bày không giống nhau, màu sắc kiểu chữ cũng khác.
- Bìa sách đẹp để thu hút lôi cuốn người đọc.
-> Chữ là yếu tố quan trọng của bìa sách
- Tên cần rõ ràng, dễ đọc.
- Tên tác giả tên NXB nhỏ thường ở phần dưới và phần trên của bìa sách.
- Hình minh hoạ trên bìa sách phải phù hợp nội dung 
- Màu sắc phải phù hợp với nội dung có thể rực rỡ hoặc êm dịu tuỳ vào nội dung của sách.
+ Bìa sách rất phong phú và đa dạng, vậy nên khi trang trí bài sách, tuỳ theo từng loại sách mà có cách tìm kiểu chữ, hình minh hoạ, bố cục và màu sắc khác nhau.
* HĐ2:
+ Để trang trí được một bìa sách trước tiên ta phải tiến hành như thế nào? 
+ Tiếp theo ta phải thực hiện như thế nào?
II. Cách trang trí bìa sách.
- Chọn thể loại sách tìm hiểu nội dung để tìm cách trang trí cho phù hợp.
- Tìm bố cục (sắp xếp)
+ Phác mảng chữ
+ Phác mảng hình minh hoạ
+ Phác mảng tên tác giả
+ Phác mảng tên và biểu trưng của NXB.
+ Vẽ chữ, vẽ hình.
- Hình minh hoạ phù hợp với nội dung 
- Màu sắc tuỳ thuộc vào nội dung của sách.
* HĐ3: 
+ GV gợi ý HS chọn một tên sách để trình bày bìa.
+ Gợi ý bố cục mảng, kẻ chữ, hình và màu.
II. Câu hỏi và bài tập
 Em hãy tập trình bày một bìa sách có kích cỡ 17cmx 24cm. 
4. Củng cố:
+ GV cho HS tập nhận xét một số bài của HS năm trước.
+ HS tự nhận xét, xếp loại bài vẽ của các bạn về hình. 
5. Dặn dò:
+ Hoàn thiện về hình chuẩn bị bài sau trình bày bìa sách tiếp.
Ngày soạn:10 /2 /2015	
 TIẾT 25 : BÀI 11: VẼ TRANG TRÍ
 TRÌNH BÀY BÌA SÁCH (TIẾT 2)
Ngµy gi¶ng
Líp / sÜ sè
8A:
8B:
8C:
I – MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- HS Hiểu ý nghĩa của việc trang trí bìa sách
2. Kỹ năng:
- Biết cách trang trí bìa sách
- Trang trí được một bìa sách theo ý thích
3. Thái độ:
- Biết yêu quý và làm đẹp những cuốn sách 
II – NHỮNG THÔN TIN CƠ BẢN
1. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên:
 - Chuẩn bị một số loại bìa sách của các nhà xuất bản .
- Hình gợi ý cách trang trí bìa sách
- Bài vẽ của HS các năm trước.
* Học sinh: Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ
2. Phương pháp dạy học: 
- Trực quan; vấn đáp; thực hành.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: Đồ dùng học tập của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức, kỹ năng cần đạt
* HĐ3:
+ Gợi ý học sinh tim các mảng màu.
+ Theo dõi, góp ý và khuyến khích từng HS làm bài.
II. Câu hỏi và bài tập
 Em hãy tập trình bày một bìa sách có kích cỡ 15cmx 22cm(Tiếp tiết 1). 
4. Củng cố.
+ GV cho HS chọn những bài hoàn thành để treo, nhận xét và xếp loại.
+ HS tự nhận xét, xếp loại. 
+ GV tổng kết và cho điểm.
5. Dặn dò.
+ Làm tiếp bài ở lớp (Nếu chưa xong)
+ Chuẩn bị bài sau vẽ tranh đề tài gia đình.
Ngày soạn:26/02 /2015
TIẾT 26: BÀI 26: KIỂM TRA 1 TIẾT : VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ LỀU TRẠI
Ngµy gi¶ng
Líp / sÜ sè
8A:
8B:
8C:
I – MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1- Kiến thức: Học sinh hiểu và biết cách trang trí lều trại, trang trí cổng trại.
2- Kỹ năng: Trang trí và trang trí được cổng trại hoặc lều trại theo ý thích .
3- Thái độ: Học sinh gắn bó với sinh hoạt tập thể.
II – NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN:
1.Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên:
- Một số tranh hoặc ảnh về lều trại.
- Bài vẽ cổng trại, lều trại của HS năm trước.
* Học sinh:
- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ
2. Phương pháp dạy học:
- Trực quan; vấn đáp; luyện tập.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh:
 3. Bài mới: 
a.Đề bài:
- Hãy trang trí cổng trại hoặc lều trại theo ý thích , màu sắc tự do, vẽ trên giấy A4.
b. Biểu điểm:
* Loại đạt:
 - Bài vẽ trang trí cổng trại hoặc lều trại có cách sắp xếp hoạ tiết cân đối , hợp lí và sáng tạo.
- Hình vẽ trên trang trí cổng trại hoặc lều trại biết có trọng tâm.
- Màu sắc trang trí cổng trại hoặc lều trại nổi bật, có gam màu phù hợp nội dung 
- Hoàn thành bài đúng thời gian quy định.
* Loại chưa đạt: 
- Chưa biết sắp xếp hình ảnh , không rõ hình ảnh chính, phụ, bài vẽ quá cẩu thả, thiếu sáng tạo.
- Biết cách vẽ màu, tìm màu cho cổng trại hoặc lều trại tuy nhiên hình ảnh chính, phụ vẫn chưa rõ ràng.
4. Củng cố:
+ Giáo viên cho học sinh đánh giá xếp loại bài tập.
+ Giáo viên đánh giá chung và kết thúc bài.
5. Dặn dò:
+ Chuẩn bị bài sau. Giới thiệu tỉ lệ cơ thể người và tập vẽ dáng người.
Ngày soạn:5 / 03 / 2015
TIẾT 27: BÀI 27 : VẼ THEO MẪU
GIỚI THIỆU TỈ LỆ CƠ THỂ NGƯỜI VÀ 
TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI(TIẾT 1)
Ngµy gi¶ng
Líp / sÜ sè
8A:
8B:
8C:
I – MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1- Kiến thức: Học sinh nắm được sơ lược tỉ lệ về cơ thể người. 
2- Kỹ năng: Học sinh tập vẽ cơ thể người cân đối. 
3- Thái độ: Biết gìn giữ cơ thể sạch sẽ, khoẻ mạnh, gọn gàng.
II – NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN
1. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên:
- Sưu tầm tranh ảnh toàn thân: Trẻ em, thiếu niên, thanh niên.
- Hình gợi ý cách vẽ tỉ lệ cơ thể người. 
 * Học sinh: 
- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ
 2. Phương pháp dạy học:
- Trực quan; vấn đáp; Thuyết trình; Thực hành.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra: Đồ dùng học tập của học sinh:
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức, kỹ năng cần đạt
 * Hoạt động 1:
+ Giới thiệu một số tranh cơ thể người và gợi ý học sinh nhận xét về chiều cao.
+ Ảnh người thấp, người tầm thường, người cao.
+ Em nhận thấy chiều cao của người thay đổi như thế nào?
+ Vẻ đẹp của con người phụ thuộc vào yếu tố nào?
(Giáo viên cho học sinh xem ảnh hoàn thiện về hình dáng người.)
+ Căn cứ vào đâu để xác định tỉ lệ kích thước các bộ phận trên cơ thể người? 
+ Như thế nào là người lùn, người thấp, người cao?
+ Tỉ lệ cơ thể người thế nào gọi là đẹp?
I. TỈ LỆ CƠ THỂ TRẺ EM.
- Hoc sinh nhận ra được sự thay đổi chiều cao của các độ tuổi: Trẻ em, thiếu niên, thanh niên.
- Thay đổi theo độ tuổi có người cao, người thấp.
- Vẻ đẹp bên ngoài của con người phụ thuộc vào sự cân đối của tỉ lệ các bộ phận.
- Lấy chiều dài của đầu người làm đơn vị so sánh với toàn bộ cơ thể để định ra tỉ lệ.
- Từ 7 7.5 đầu là người cao, 7 đầu là người trung bình, dưới 6 đầu là thấp, 5 đầu trở xuống là người lùn.
* Hoạt động 2: 
+ Cho học sinh quan sát hình 1 và hình 2 trong SGK và tự tìm ra cách đo tỉ lệ người.
Kết luận: 
Trên đây là số liệu về tỉ lệ các bộ phận tương ứng với đầu.
- Khi vẽ cần dựa vào cơ sở này rồi đến với mẫu thực để tìm tỉ lệ phù hợp, không máy móc, không theo kiến thức.
II. TỈ LỆ CƠ THỂ NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH.
- Người trưởng thành: Khoảng từ 7 đến 7.5 đầu là người cao.
- Khoảng 7 đầu là người trung bình.
- Khoảng dưới 6 đầu là người thấp
- Người cao khoảng từ 7 đến 7.5 đầu là người có tỉ lệ đẹp.
- Học sinh hiểu được cách lấy đơn vị đầu người làm chuẩn để tính tỉ lệ của con người.
* Hoạt động 3:
+ Học sinh thay nhau làm mẫu dáng đứng, đi, cúi, ngồi.
+ Mỗi mẫu vẽ một đến hai hình.
+ Học sinh nhận xét tỷ lệ các bộ phận.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
- Tập vẽ một số dáng người ở các tư thế.
4. Củng cố.
+ Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh tập ước lượng chiều cao của bạn trong lớp.
- Học sinh quan sát và tập ước lượng.
- Các nhóm nhận xét bổ sung. 
- Giáo viên bổ sung và đánh giá.
5.Dặn dò.
+ Giáo viên nhận xét giờ học và động viên khích lệ học sinh.
+ Chuẩn bị bài học sau.
Ngày soạn:12 / 03 / 2015
TIẾT 28: BÀI 28 : VẼ THEO MẪU
GIỚI THIỆU TỈ LỆ CƠ THỂ NGƯỜI VÀ 
TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI(TIẾT 2)
Ngµy gi¶ng
Líp / sÜ sè
8A:
8B:
8C:
I – MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1- Kiến thức: Học sinh nắm bắt được hình dáng người trong tư thế ngồi, đi, chạy ...
2- Kỹ năng: Vẽ được một vài dáng vận động cơ bản.
3- Thái độ: Áp dụng vào vẽ tranh đề tài.
II – NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN
1. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên:
- Một số tranh ảnh các dáng người đi, đứng, chạy, nhảy 
- Hình gợi ý cách vẽ dáng người
- Bài vẽ của học sinh các năm trước.
 * Học sinh: Sưu tầm một số tranh ảnh các dáng người đi, đứng, chạy, nhảy 
- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ
 2. Phương pháp dạy học:
- Trực quan; vấn đáp; Thực hành.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: Đồ dùng học tập của học sinh:
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức, kỹ năng cần đạt
* Hoạt động 1:
+ Giáo viên giới thiệu một số dáng người .
+ Khi con người vận động các tỉ lệ có thay đổi không?
+ Khi quan sát dáng người cần chú ý đến thế chuyển động của bộ phận nào?
+ Cho HS quan sát một số hình các dáng người khác nhau.
I. QUAN SÁT NHẬN XÉT.
- Tỉ lệ cơ thể con người không thay đổi khi người cúi, ngồi hoặc chạy.
- Chú ý đến các bộ phận.
- Chuyển động của đầu, mình, chân, tay
- Học sinh quan sát, nhận xét các dáng vận động.
- Tư thế dáng người và tay chân khi đi, đứng, chạy, nhảy... đều không giống nhau.
- Cả lớp quan sát ở một vài dáng đứng, vẫy tay, đi, đi nhanh, chạy 
* Hoạt động 2:
+ Giáo viên cho 1 hoặc 2 học sinh làm mẫu.
+ Để vẽ được một dáng người chúng ta cần phải làm như thế nào?
I. CÁCH VẼ DÁNG NGƯỜI
- Phải quan sát nhanh hình dáng và tư thế.
- Vẽ phác nét chính và chú ý đến vị trí tỷ lệ của đầu, mình, chân, tay
- Vẽ chi tiết.
* Hoạt động 3:
+ Học sinh thay nhau làm mẫu dáng đi, cúi, chạy, nhảy.
+ Mỗi mẫu vẽ hai hình.
+ Học sinh nhận xét tỷ lệ các bộ phận.
+ Thể hiện hình dáng người: động, tĩnh. 
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
- Tập vẽ một số dáng người ở các tư thế như: Đi, chạy, nhảy, cúi.
4. Củng cố: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét các bài vẽ trên bảng và một số bài vẽ trên giấy.
5. Dặn dò: 
- Tập vẽ dáng người đá bóng, nhảy dây...
- Chuẩn bị bài 29 và sưu tầm tranh minh hoạ truyện cổ tích.
Ngày soạn:23 / 03 /2015
TIẾT 29: BÀI 29 : VẼ TRANH
MINH HOẠ TRUYỆN CỔ TÍCH (TIẾT 1)
Ngµy gi¶ng
Líp / sÜ sè
8A:
8B:
8C:
I – MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Phát triển khả năng tưởng tượng và biết cách minh hoạ truyện cổ tích của học sinh.
2. Kĩ năng: Vẽ minh hoạ được một tình tiết trong truyện.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích truyện cổ tích trong nước và thế giới.
II – NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN
1. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên:
- Sưu tầm các loại tranh minh hoạ truyện cổ tích của hoạ sĩ và học sinh.
- Tranh trong SGK và bộ ĐDHMT8.
* Học sinh:
- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ
- Một mẩu chuyện cổ tích Việt Nam.
2. Phương pháp dạy học:
- Minh hoạ; trực quan; vấn đáp; thực hành.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chấm bài vẽ dáng người của học sinh luyện tập ở nhà.
- Sưu tầm các loại tranh minh hoạ truyện cổ tích của hoạ sĩ và học sinh.
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức, kỹ năng cần đạt
* Hoạt động 1:
+ Theo em hiểu như thế nào là tranh minh hoạ?
+ Tranh minh hoạ có tác dụng gì?
+ Có thể minh hoạ theo hình thức nào?
+ Giáo viên cho học sinh xem một số tranh minh hoạ truyện cổ tích.
I- TÌM VÀ CHỌN NỘI DUNG ĐỀ TÀI
- Tranh vẽ theo nội dung của một câu truyện, một bài văn hay một tác phẩm văn học.
- Làm cho nội dung tác phẩm rõ hơn và hấp dẫn người đọc hơn.
- Tranh minh hoạ có thể vẽ theo cốt truyện (theo trình tự nội dung).
- Vẽ theo tình tiết nổi bật hấp dẫn nhất của tác phẩm.
* Hoạt động 2:
+ Để minh được truyện cổ tích bước đầu tiên ta phải tiến hành như thế nào?
+ Tranh minh hoạ ta có phải thêm hình ảnh phụ hay không?
II- CÁCH VẼ TRANH 
1. Tìm hiểu nội dung
- Chọn một ý thể hiện rõ nội dung nhất để minh hoạ.
- Tiến hành tương tự như tranh đề tài.
- Vẽ phác hình bằng chì.
- Vẽ phác hình chính trước, hình phụ sau
- Vẽ màu cần phù hợp với nội dung truyện.
* Hoạt động 3:
+ Gợi ý giúp HS: 
- Trọn một ý nào đó của truyện .
- Vẽ hình tuỳ ý theo mẩu truyện.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
- Tập minh họa truyện cổ tích theo ý thích, khuôn khổ tự chọn.
4. Củng cố.
+ Giáo viên treo một số bài vẽ gợi ý học sinh nhận xét.
+ Cách tìm, chọn nội dung, hình ảnh (rõ hay chưa rõ)
5. Dặn dò.
+ Chuẩn bị bài 30 tiếp theo về minh hoạ truyện cổ tích .
Ngày soạn:30/ 03 /2015
TIẾT 30: BÀI 30 : VẼ TRANH
MINH HOẠ TRUYỆN CỔ TÍCH (TIẾT 2)
Ngµy gi¶ng
Líp / sÜ sè
8A:
8B:
8C:
I – MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Phát triển khả năng tưởng tượng và biết cách minh hoạ truyện cổ tích.
2. Kĩ năng: Vẽ minh hoạ được một tình tiết truyện và thể hiện màu sắc phong phú..
3. Thái độ: Học sinh thềm yêu thích truyện cổ tích trong nước và thế giới.
II – NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN
1. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên: 
- Sưu tầm các loại tranh minh hoạ truyện cổ tích của hoạ sĩ và học sinh.
* Học sinh: 
 - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ
 - Một mẩu chuyện cổ tích Việt Nam.
2. Phương pháp dạy học:
 - Minh hoạ; trực quan; vấn đáp; thực hành.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Sưu tầm các loại tranh minh hoạ truyện cổ tích của hoạ sĩ và học sinh.
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức, kỹ năng cần đạt
* Hoạt động 1:
+ Vẽ màu sắc tuỳ ý theo mẩu truyện phù hợp với nội dung.
I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
- Tập vẽ màu truyện cổ tích theo ý thích.
4. Củng cố.
+ Giáo viên treo một số bài vẽ gợi ý học sinh nhận xét.
+ Cách tìm, chọn nội dung, hình ảnh, màu sắc (rõ hay chưa rõ)
5. Dặn dò.
 + Chuẩn bị bài 31, sưu tầm tranh tĩnh vật, giấy màu, hồ dán, kéo, màu vẽ, bút chì, giấy bìa cứng khổ A3.
Ngày soạn: 06/4/2015.
TIẾT 31+32: BÀI 33: KIỂM TRA HỌC KỲ II
VẼ TRANH : ĐỀ TÀI TỰ CHỌN.
Ngµy gi¶ng
Líp / sÜ sè
8A:
8B:
8C:
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Nhằm đánh giá về khả năng nhận thức, kỹ năng thể hiện của học sinh trong quá trình học tập môn mỹ thuật..
2. Kỹ năng: Học sinh vẽ được bức tranh theo ý thích.
3. Thái độ: Qua bài vẽ HS thêm yêu cuộc sống, yêu con người, thiên nhiên, quê hương đất nước.
II - NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN
* Giáo viên:
- Đề bài và biểu điểm.
* Học sinh:
- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
Bài mới : 
ĐỀ 

Tài liệu đính kèm:

  • dochk_ii_MY_THUAT_8_TT.doc