Giáo án Mĩ thuật 8 - Trường PTDT Nội Trú

I. Mục tiêu bài học:

- HS hiểu về ý nghĩa và các hình thức trang trí quạt giấy.

- Biết cách trang trí phù hợp với hình dạng của mỗi loại quạt giấy, trang trí được quạt giấy bằng các hoạ tiết đã học.

- Yêu mến các sản phẩm truyền thống của dân tộc.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy - học:

a, Giáo viên:

- Một vài quạt giấy và một số loại quạt, tranh, ảnh chụp quạt giấy có hình dáng và kiểu trang trí khác nhau.

- Hình vẽ gợi ý các bước tiến hành tạo dáng trang trí quạt giấy.

- Bài vẽ của HS năm trước

b, Học sinh: Chuẩn bị bút chì, tẩy, vở vẽ, màu tự chọn.

2. Phương pháp dạy - học:

Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.

 

doc 122 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 8 - Trường PTDT Nội Trú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oa súng", " Ấn tượng mặt trời mọc" (Mônê); "Người Pa-ri" (Rơ-noa); "Ngôi sao" (Đờ-ga"
Hoạt động 3: (10')
Tìm hiểu trường phái hội họa Dã thú:
? Hoàn cảnh ra đời?
? Đặc điểm nổi bật?
? Tác giả, tác phẩm?
2. Trường phái hội họa Dã thú:
- Năm 1905, trong 1 cuộc triển lãm "Mùa thu" ở Pa-ri của các họa sĩ trẻ. Có 1 phòng tranh giới thiệu những tác phẩm mới, dữ dội vè màu sắc, được ví như "chuồng dã thú"-> mở đầu trường phái Dã thú.
+ Dưới con mắt của các họa sĩ trường phái này thì hiện thực XH quá phức tạp, thiên nhiên thì muôn hình muôn vẻ.-> Cần phải làm cho hiện thực rối ren ấy trở nên gần gũi, dễ hiểu với mọi người. Do đó họ học cách nhìn thực tế qua đôi mắt tươi vui, hồn nhiên của trẻ thơ trong sáng tạo nghệ thuật.
+ Không vờn khối, không diễn tả sáng tối mà chỉ dùng những mảng màu nguyên gay gắt (Đỏ, đen, lục), những đường viền mạnh bạo, dứt khoát.
- "Thiếu nữ mặc áo dài trắng", "Cá đỏ" (Ma-tít-xơ); "Bến tàu Phê-cum", "Hội hóa trang ở bãi biển" (Mắc-kê); "Những chiếc đĩa và trái cây trên tấm thảm đen đỏ" (Ma-tít-xơ)
Hoạt động 4: (10')
Tìm hiểu trường phái hội họa Lập thể:
? Hoàn cảnh ra đời?
? Đặc điểm nổi bật?
? Tác giả, tác phẩm?
3. Trường phái hội họa Lập thể:
- Ra đời năm 1907 tại Pháp, tiếp theo của trường phái Dã thú. Người có công sáng lập ra là họa sĩ Brắc-cơ và Pi-cát-xô.
+ Tập trung diễn tả cái mới, không lệ thuộc vào đối tượng miêu tả. 
+ Họ tập trung phân tích, giản lược hóa hình thể bằng các đường kĩ hà, những khối hình lập phương, hình chóp, lăng trụ, hình ống
+ Các hình tượng bị chia cắt thành nhiều diện, nhiều hình mảng riêng rẻ, sáng tạo theo ý niệm chủ quan từng phần riêng rẻ rồi tổ hợp lại.
- "Những cô gái ở A-vi-nhông", "Giéc-ni-ca" (Pi-cát-xô);
- "Người đàn bà và cây đàn ghita" (Brắc-cơ)
Hoạt động 5: (3')
Tìm hiểu đặc điểm chung của các trường phái hội họa trên:
? Nêu đặc điểm chung của các trường phái HH trên?
III. Đặc điểm chung của các trường phái hội họa trên:
- Không chấp nhận lối vẽ kinh điển mang tính hành lâm. Đòi hỏi tranh vẽ phải chân thực, khoa học trên cơ sở của sự quan sát và phân tích thiên nhiên.
- Xuất hiện nhiều họa sĩ với các tác phẩm nổi tiếng.
4. Củng cố: (4')
- GV đặt lại một số câu hỏi để củng cố lại kiến thức cho học sinh.
- GV rút ra một vài nhận xét về các trường phái hội họa đã học.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: (1')
- Nắm đặc điểm riêng và chung của 3 trường phái hội họa trên.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập để tiết sau .
	Tuần.	Ngày Soạn:
	Ngày Dạy:..
TIẾT 23, BÀI 29: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT:
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA TRƯỜNG PHÁI HỘI HỌA ẤN TƯỢNG
I. Mục tiêu bài học:
- HS biết về một số họa sĩ trường phái hội họa Ấn tượng.
- Nhận biết sự đa dạng trong nghệ thuật hội họa Ấn tượng.
- Yêu thích cái đẹp qua các tác phẩm hội họa Ấn tượng.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy - học:
a, Giáo viên:
- Sưu tầm tranh, ảnh về các tác phẩm của các họa sĩ trong SGK.
b, Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh, bài viết liên quan đến bài học.
2. Phương pháp dạy - học:
- Phương pháp trực quan, thuyết trình, làm việc theo nhóm, vấn đáp.
III. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sỹ số lớp. (1')
2. Bài cũ: Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của 1 số học sinh. (2')
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: (1')
 Mĩ thuật hiện đại phương Tây phát triển mạnh vào cuối thế kỉ Xĩ đến đầu thế kỉ XX, và đã xuất hiện nhiều trường phái hội họa mới mang những nét đặc trưng riêng. Và trong số đó, trường phái hội họa Ấn tượng đã có những đóng góp lớn cho nền mĩ thuật hiện đại phương Tây. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa Ấn tượng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV cho HS tìm hiểu 4 họa sĩ trong SGK theo từng nhóm. Tìm hiểu về những vấn đề sau: (5')
+ Năm sinh, năm mất
+ Đặc điểm về sự nghiệp.
+ Các tác phẩm tiêu biểu.
+ Phân tích một tác phẩm.
Hoạt động 1: (10')
Tìm hiểu họa sĩ Mô-nê:
? Năm sinh, năm mất?
? Đặc điểm về sự nghiệp?
? Các tác phẩm tiêu biểu?
? Phân tích tác phẩm " Ấn tượng mặt trời mọc".
Các nhóm cùng nhau thảo luận, tìm hiểu
1. Họa sĩ Mô-nê:
- Sinh 1840, mất 1926 (Pháp)
+ Bắt đầu vẽ ngoài trời năm 1866.
+ Là người hăm hở, miệt mài với những khám phá về ánh sáng và màu sắc. Ông có thể vẽ đi vẽ lại 1 cảnh nhiều lần với không gian và thời gian khác nhau.
+ Sau khi từ bỏ việc đóng khung các nhân vật trong các đường viền thì ông lại quan tâm tới vẻ tươi rói, rực rỡ của cảnh vật bằng nét bút phóng khoáng nhưng chính xác..
- T/P: Ấn tượng mặt trời mọc; Nhà thờ lớn Ru-văng; Hoa súng; Nhà ga Xanh-la-dóc-rơ; bãi biển Tru-vin-lơ
+ Vẽ năm 1872 tại cảng Lơ-ha-vơ (Hà Lan)
+ Chủ đề: Diễn tả thiên nhiên vào 1 buổi sớm, khi mặt trời vừa hé dạng. Tia nắng chiếu xuyên qua màn sương trên sông, phản chiếu xuống mặt nước, lan tỏa khắp không gian.
+ Nghệ thuật diễn tả: Dùng màu sắc diễn tả không gian. Cùng với những nét bút ngắn, rời rạc trên sóng nước -> sống động, cảnh vật trở nrrn long lanh, dường như đang CĐ.
Hoạt động 2: (6')
Tìm hiểu họa sĩ Ma-nê:
? Năm sinh, năm mất?
? Đặc điểm về sự nghiệp?
? Các tác phẩm tiêu biểu?
? Phân tích tác phẩm "Buổi hòa nhạc ở Tu-le-ri-e".
2. Họa sĩ Ma-nê:
- Sinh 1832, mất 1883 (Pháp)
+ Là người dẫn dắt các họa sĩ trẻ không vẽ theo đề tài hàn lâm khô cứng. Hướng họ tới đời sống hiện đại bằng ngôn ngữ hội họa trực cảm, nhạy bén.
+ Về nghệ thuật, tranh ông vân hoàn chỉnh theo lối cổ điển.
+ Được xem là "Ngọn đèn biển" của hội họa mới.
- Buổi hòa nhạcở Tu-le-ri-e; Bữa ăn trên cỏ; Ô-lanh-pi-a
+ Chủ đề: Diễn tả quang cảnh ngày hội, thú vui của giới tiểu tư sản nhàn hạ ở Pa-ri.
+ Nghệ thuật diễn tả: Dùng các mảng màu sáng tối để diễn tả. Không gian rộng lớn được diễn tả bởi độ nhòe của màu sắc.
 Không chú trọng về hình khối, tỉ lệ.
=> Là người mở đường cho hội hoạ mới, chống lại cách vẽ cổ điển.
Hoạt động 3: (6')
Tìm hiểu họa sĩ Van-gốc:
? Năm sinh, năm mất?
? Đặc điểm về sự nghiệp?
? Các tác phẩm tiêu biểu?
3. Họa sĩ Van-gốc:
1883 - 1890 (Hà Lan)
+ Chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn tượng trong việc sử dụng màu sắcư và kĩ thuật thể hiện.
+ Luôn bị dằn vặt, đau khổ về cuộc sống và sự nghiệp.
+ Dành tình cảm cho con người lao động nhân hậu với những kiếp sống đọa đày-> các T/P phản ánh sinh hoạt của người nông dân với những phong cảnh đẹp.
+ Đặc trưng với những mảng màu nguyên chất, nét vẽ dữ dằn, mạnh bạo.
- Hoa diên vĩ; hoa hướng dương; cánh đồng Ô-vơ; Đôi giày cũ; Quán cà phê đêm; Cây đào ra hoa
Hoạt động 4: (10')
Tìm hiểu họa sĩ Xơ-ra:
? Năm sinh, năm mất?
? Đặc điểm về sự nghiệp?
? Các tác phẩm tiêu biểu?
? Phân tích tác phẩm 
" Chiều chủ nhật trên đảo Gơ-răng Giát-tơ".
4. Họa sĩ Xơ-ra:
1859 - 1891 (Pháp)
+ Vẽ hình họa rất giỏi nhưng có sở thích nghiên cứu khoa học về lí thuyết màu sắc. Mỗi mảng màu trong tranh được thể hiện bởi vô vàn các đốm nhỏ nguyên chất cho đến khi đạt hiệu quả mong muốn-> Cha đẻ của "Hội họa điểm sắc".
+ Vẽ ngoài trời từ đầu năm 1880.
- Chiều chủ nhật trên đảo Gơ-răng Giát-tơ; Tắm ở Ac-mi-ne; Phòng ăn
+ Chủ đề: Diễn tả cảnh sinh hoạt động vui, nhộn nhịp trên đảo. Có nước trong xanh, cây cối, bãi cỏ, người, cảnh vậtrất nhộn nhịp.
+ Nghệ thuật diễn tả: 
 Không có đường nét, nhát bút, những mảng đậm nhạt mạnh mẽ mà chỉ có các chấm nhỏ để tạo hình khối và ánh sáng.
 Độ đậm nhạt thay đổi khác nhau tạo nên nguồn ánh sáng và hình khối của con người, cảnh vật.
 + Tạo nên không khí thơ mộng, nhàn tản trong nắng chiều vàng trên đảo.
4. Củng cố: (3')
- GV nêu 1 số câu hỏi về cuộc đời, t/p của các họa sĩ để HS củng cố lại kiến thức.
5. Hướng dẫn về nhà: (1')
- Nẵm cuộc đời, sự nghiệp của các họa sĩ trong bài.
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
	Tuần.	Ngày Soạn:
	Ngày Dạy:..
TIẾT 24, BÀI 22:VẼ TRANG TRÍ:
VẼ TRANH CỔ ĐỘNG
(tiết 1)
I. Mục tiêu bài học:
- HS hiểu được nội dung, ý nghĩa và vẻ đẹp của tranh cổ động.
- Biết cách vẽ và vẽ được 1 bức tranh cổ động theo nội dung đã chọn.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy - học:
a, Giáo viên
- Một số tranh cổ động đẹp, đơn giản.
- Một số tranh đề tài để so sánh với tranh cổ động.
- Hình minh họa các bước vẽ.
- Một số bài vẽ của HS các năm trước.
b, Học sinh
- Sưu tầm một số tranh, ảnh về tranh cổ động.
- Vở vẽ, bút chì, tẩy, màu tự chọn
2. Phương pháp dạy - học:
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
III. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sỹ số lớp. (1')
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của HS (2')
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: (1')
 Khi đi trên đường, hoặc khi đọc báo, xem ti vi thì chúng ta có thể bắt gặp những bức tranh cổ động có nội dung và ý nghĩa khác nhau. Chúng rất đa dạng và phong phú. Nhưng bức tranh cổ động này có 1 vai trò quan trọng trong cuộc sống. Vậy để biết được vai trò, ý nghĩa của nó và để biết được cách vẽ một bức tranh cổ động thì hôm nay chúng ta cùng học bài 22. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (12')
Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh cổ động đã chuẩn bị.
? Tranh cổ động là gì?
GV chia lớp ra làm 3 nhóm phát câu hỏi để hoc sinh thảo luận nhóm.
? Tranh cổ động thường nói đến vấn đề gì?
? Hình ảnh trong tranh thế nào?
? Tranh cổ động được treo ở đâu, kích thước và chất liệu ?
Học sinh trả lời theo nhóm.
GV nhận xét bổ xung.
? Tranh cổ động có những điểm gì ?
? Tranh cổ động và tranh đề tài khác nhau ở những điểm nào?
? Màu sắc sử dụng trong tranh cổ động như thế nào?
.
- GV giới thiệu các loại tranh cổ động.
 + Phục vụ chính trị.
 + Thương mại.
 + Văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao.
I. Quan sát, nhận xét:
1. Tranh cổ động là gì?
Học sinh quan sát và dựa vào gợi ý trong SGK để trả lời.
Tranh cổ động (còn gọi là tranh ap phích, tranh quảng cáo). là loại tranh dùng để tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các hoạt động của xã hội, hoặc giới thiệu hàng hoá, sản phẩm...
.
2. Đặc điểm của tranh cổ động:
- Hình ảnh cô đọng, dễ hiểu.
- Chữ ngắn gọn, rõ ràng, dễ đọc.
- Màu sắc có tính tượng trưng, gây ấn tượng mạnh.
Hoạt động 2: (5')
Hướng dẫn cách vẽ tranh cổ động:
? Em hãy cho biết có mấy bước vẽ tranh cổ động?
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung.
- GV cho HS xem tranh minh họa và phân tích cách chọn hình tượng phù hợp với nội dung đề tài.
- HS xem tranh minh họa và quan sát GV phân tích cách chọn hình tượng phù hợp với nội dung đề tài.
- GV đưa ra một số ví dụ để HS hình dung rõ hơn về cách chọn hình tượng mang tính tượng trưng cho chủ đề. Nhắc nhở HS cần tập trung suy nghĩ để chọn lựa được hình tượng có ý nghĩa sâu sắc nhất. 
- Quan sát GV hướng dẫn bài và nêu nhận xét về cách chọn hình tượng cho nội dung vẽ tranh của GV.
+ Hướng dẫn HS vẽ mảng hình, mảng chữ.
- Cho HS quan sát tranh mẫu và nêu nhận xét về cách xếp hình mảng trong tranh.
- HS quan sát tranh mẫu và nêu nhận xét về cách xếp hình mảng trong tranh.
- GV vẽ minh họa, phân tích việc chọn hình mảng cần rõ ràng, chắc khỏe, tránh vụn vặt.
- Quan sát GV vẽ minh họa.
+ Hướng dẫn HS vẽ chữ, vẽ hình.
- Cho HS nhận xét về kiểu chữ và cách thể hiện đường nét trong tranh.
- HS nhận xét về kiểu chữ và cách thể hiện đường nét trong tranh.
- GV vẽ minh họa, phân tích việc dùng nét đơn giản, chắc khỏe và cách vẽ các con chữ trong tranh.
- Quan sát GV vẽ minh họa.
II. Cách vẽ tranh cổ động:
- 4 bước:
B1 : Tìm và chọn nội dung cần vẽ
B2: Vẽ phác mảng hình, mảng chữ
B3: Chỉnh sữa và vẽ chi tiết
B4 : Vẽ màu
Hoạt động 3: (20')
Hướng dẫn thực hành:
GV cho học sinh xem qua một lượt bài vẽ của học sinh năm trước để học sinh có hướng cho bài vẽ của mình.
- GV nêu yêu cầu bài vẽ.
- Giáo viên, quan sát, nhắc nhở chung. Hướng dẫn, gợi ý cho cụ thể từng học sinh:
 + Chọn hình ảnh và kiểu chữ phù hợp.
 + Chữ phải ngắn gọn, dễ hiểu, xúc tích.
III. Thực hành:
Học sinh quan sát.
- Yêu cầu: Vẽ 1 bức tranh cổ động theo ý thích
Học sinh vẽ bài.
 4. Củng cố: (3')
- GV đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV chọn 2-3 bài vẽ (tốt - chưa tốt) của học sinh để HS tự nhận xét. Sau đó bổ sung góp ý.
- GV nhận xét những ưu, nhược điểm. Tuyên dương, khuyến khích bài vẽ tốt. Động viên bài vẽ chưa tốt.
5. Dặn dò:
- Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn chỉnh bài.
- Chuẩn bị bài mới: HS về nhà đọc trước bài “Tranh cổ động – Tiết 2”, sưu tầm tranh cổ động, chuẩn bị chì, tẩy, màu, bài vẽ hình.
	Tuần.	Ngày Soạn:
	Ngày Dạy:..
TIẾT 25, BÀI 23:VẼ TRANG TRÍ:
VẼ TRANH CỔ ĐỘNG
(tiết 2)
I. Mục tiêu bài học:
- HS vẽ được một bức tranh cổ động hoàn chỉnh.
- Hứng thú, trân trọng những ý nghĩa mà tranh cổ động mang lại.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy - học:
a, Giáo viên
- Hình minh họa các bước vẽ.
b, Học sinh
- Sưu tầm một số tranh, ảnh về tranh cổ động.
- Vở vẽ, bút chì, tẩy, màu tự chọn
2. Phương pháp dạy - học:
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
III. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sỹ số lớp. (1')
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của HS (3')
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (5')
Hướng dẫn học sinh cách vẽ:
- GV treo hình minh họa các bước vẽ tranh cổ động lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát, nhắc lại.
- GV nhắc lại những điểm cần chú ý khi vẽ tranh cổ động.
I. Cách vẽ:
HS quan sát, nhắc lại.
Hoạt động 2: (35')
Hướng dẫn thực hành:
- GV nêu yêu cầu bài vẽ.
- Giáo viên, quan sát, nhắc nhở chung. Hướng dẫn, gợi ý cho cụ thể từng học sinh:
 + Chọn hình ảnh và kiểu chữ phù hợp.
 + Chữ phải ngắn gọn, dễ hiểu, xúc tích.
 + Màu sắc gây ấn tượng mạnh, làm bật lên dòng chữ cổ động, sáng tỏ nội dung cổ động.
II. Thực hành:
- Yêu cầu: Có thể tự vẽ một bức tranh cổ động theo ý thích hoặc vẽ lại một bức tranh cổ động em đã nhìn thấy.
Học sinh vẽ bài.
4. Củng cố: (3')
- Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Giáo viên chọn 2-3 bài vẽ (tốt - chưa tốt) của học sinh để học sinh tự nhận xét. Sau đó bổ sung góp ý.
- Giáo viên nhận xét những ưu, nhược điểm. Tuyên dương, khuyến khích bài vẽ tốt. Động viên bài vẽ chưa tốt.
5. Hướng dẫn về nhà: (1')
- Nắm vững các bước vẽ tranh cổ động.
- Bài nào chưa hoàn thành tiếp tục về nhà hoàn thiện. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập để tiết sau học bài 24: Vẽ tranh: "Đề tài ước mơ của em".
	Tuần.	Ngày Soạn:
	Ngày Dạy:..
TIẾT 26, BÀI 25: VẼ TRANG TRÍ:
TRANG TRÍ LỀU TRẠI
(Kiểm tra 1 tiết)
I. Mục tiêu bài học:
- HS hiểu về trang trí lều trại, trang trí cổng trại. Vẻ đẹp của 2 loại trang trí trên.
- Vẽ được bài trang trí cổng trại, lều trại.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy - học:
a, Giáo viên
- Một số bài vẽ của HS khóa trước.
b, Học sinh
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu tự chọn.
2. Phương pháp dạy - học:
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
III. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sỹ số lớp. (1')
2. Tiến trình kiểm tra: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (4')
Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- GV cho HS quan sáy một số bài vẽ của HS khóa trước.
? Lều trại thường được trang trí vào dịp nào?
? Cổng trại gồm có các thành phần nào?
? Lều trại gồm những thành phần nào?
I. Quan sát, nhận xét:
HS quan sát.
- Vào những ngày lễ hội, ngày nghỉ
- Cổng trại gồm: Thân cổng trại, cờ, hoa, biểu trưng, biển tên trại
- Lều trại gồm: 2 mái lều và cách sắp xếp trang trí trên mái, màu sắc phù hợp với chủ đề cắm trại.
Hoạt động 2: (3')
Hướng dẫn cách trang trí:
? Trang trí cổng trại?
? Trang trí lều trại?
II. Cách trang trí lều trại:
1. Trang tí cổng trại:
- Tạo dáng: Vẽ phác hình dáng chính của cổng.
- Trang trí: 
 + Vẽ phác cách hình mảng trang trí.
 + Vẽ chi tiết, hoàn thiện cổng trại.
 + Vẽ màu.
2. Trang trí lều trại:
- Tạo dáng: Mái lều thường là hình chữ nhật đặt nghiêng.
- Trang trí: Có thể dựa trên kiểu trang trí hình chữ nhật (đối xứng, không đối xứng, tự do.
 + Vẽ phác hình mảng trang trí.
 + Vẽ màu.
Hoạt động 3: (34')
Hướng dẫn làm bài:
GV quan sát, theo dõi HS làm bài
III. Thực hành:
HS làm bài vào giấy.
Hoạt động 4: (2')
Đánh giá kết quả:
- GV thu bài.
- Nhận xét chung về quá trình làm bài.
HS nộp bài.
3.Hướng dẫn về nhà: (1')
- Về nhà chuẩn bị trước bài tiếp theo.
	Tuần.	Ngày Soạn:
	Ngày Dạy:..
TIẾT 27, BÀI 26: VẼ THEO MẪU:
GIỚI THIỆU TỈ LỆ CƠ THỂ NGƯỜI, 
VÀ TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI
(TIẾT 1)
I. Mục tiêu bài học:
- HS biết sơ lược về tỉ lệ cơ thể người.
- Biết ước lượng được chiều đaì của cơ thể người theo đầu người.
- Hiểu được vẻ đẹp của sự cân đối ở cơ thể người.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy - học:
a, Giáo viên:
- Hình vẽ minh họa về tỉ lệ cơ thể người theo SGK.
b, Học sinh:
- Vở vẽ, bút chì, tẩy.
2. Phương pháp dạy - học:
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
III. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sỹ số lớp. (1')
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh. (2')
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: (1')
 Cơ thể con người có 1 tỉ lệ nhất định và nó thay đổi theo từng độ tuổi. Trong mĩ thuật thì người ta thường lấy tỉ lệ này để vẽ tranh nhằm đặt đến độ chính xác tương đối nhất, nhất là đối với những loại tranh như tranh chân dung. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách xác định tỉ lệ cơ thể người qua bài 26.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (7')
Giới thiệu tỉ lệ cơ thể trẻ em:
? Người ta sử dụng cái gì làm đơn vị để xác định tỉ lệ cơ thể người?
? Đầu người được lấy từ đâu đến đâu?
- GV cho biết là tỉ lệ cơ thể người thay đổi theo độ tuổi.
- GV cho HS quan sát hình minh họa cơ thể trẻ em trong từng giai đoạn và cơ thể người trưởng thành.
? So sánh chiều cao của trẻ em trong độ tuổi từ trẻ sơ sinh đến 4 tuổi.
? Như vậy thì em rút ra được nhận xét gì?
? Cho biết tỉ lệ của trẻ em từ lúc lọt lòng đến 4 tuổi tính theo đầu người?
- GV chỉ ra sự thay đổi về tỉ lệ các bộ phận:
 + Trẻ sơ sinh có đầu to; thân người dài; chân tay nhỏ, ngắn; càng lớn thì chân tay càng phát triển dài ra.
 + Vị trí điểm rốn cũng thay đổi dần.
I. Tỉ lệ cơ thể trẻ em:
- Lấy chiều dài đầu người làm đơn vị tính.
- Được lấy từ cằm lên đến đỉnh đầu.
HS quan sát.
- Trẻ 4 tuổi cao, lớn hơn trẻ 1 tuổi; trẻ 1 tuổi cao, lớn hơn trẻ sơ sinh.
-> Trẻ em có chiều cao và tỉ lệ các bộ phận thay đổi, tăng dần về kích cỡ theo độ tuổi. 
 + Trẻ sơ sinh: 3,5 đầu.
 + Trẻ 1 tuổi: 4 đầu.
 + Trẻ 4 tuổi: 5 đầu.
Hoạt động 2: (10')
Tìm hiểu tỉ lệ cơ thể người trưởng thành:
- GV cho HS quan sát hình minh họa cơ thể người trưởng thành và cơ thể thanh thiếu niên để so sánh.
? Hãy so sánh chiều cao của người 9 tuổi và người 16 tuổi?
? Chiều cao của người 9 tuổi và 16 tuổi tính theo đầu người?
- GV bổ sung: Chiều cao của con người thay đổi theo độ tuổi và đạt đến mức tối đa vào tuổi trưởng thành.
? Cho biết tỉ lệ cơ thể của người trưởng thành?
? Người thì có người thấp, tầm thước và cao. Vậy thế nào thì được xem là người thấp, tầm thước và cao?
- GV cho biết vẻ đẹp bên ngoài của con người còn phụ thuộc vào sự cân đối tỉ lệ các bộ phận.
- GV chỉ rõ vị trí từng bộ phận tính theo chiều dài đầu người.
II. Tỉ lệ cơ thể người trưởng thành:
- Người 16 tuổi to cao hơn người 9 tuổi.
 + Người 9 tuổi: 6 đầu
 + Người 16 tuổi: 7 đầu.
- 7,5 đầu.
+ Thấp: 6 đầu.
+ Tầm thước: 6,5 - 7 đầu.
+ Cao: 7 - 7,5 đầu (Châu Âu khoảng 7,5 - 8 đầu)
HS quan sát.
Hoạt động 3: (20')
Hướng dẫn luyện tập:
- GV cho 2 học sinh (cao - thấp) lên cho cả lớp cùng xác định tỉ lệ xem bao nhiêu đầu.
- GV bổ sung, nhận xét.
- Yêu cầu HS vẽ lại cách xác định tỉ lệ cơ thể người trưởng thành theo SGK.
- GV hướng dẫn, uốn nắn.
III. Luyệnh tập:
Cả lớp dùng chiều dài đầu người làm đơn vị đo.
HS vẽ bài.
4. Củng cố: (3')
- GV nhận xét giờ học
- Động viên, khích lệ bài vẽ HS.
5. Hướng dẫn về nhà: (1')
- Về nhà quan sát các dáng người đi, đứng, vận động.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập để tiết sau học bài 27: Vẽ theo mẫu: "Tập vẽ dáng người"
Ngày soạn:23/03/2014 Tuần: 29 Ngày dạy:25/03/2014 Tiết: 28
Bài 28- Vẽ theo mẫu (Tiết 2)
GIỚI THIỆU TỶ LỆ CƠ THỂ NGƯỜI VÀ TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI
I. Mục tiêu bài học:
- HS tìm hiểu hình dáng người trong các tư thế ngồi, đi, chạy.
- Biết cách vẽ một số dáng vận động cơ bản.
- Vẽ được một số dáng người đơn giản.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy - học:
a, Giáo viên:
- Một số tranh ảnh dáng người đi, đứng, vận động.
- Hình minh họa các bước vẽ dáng người.
b, Học sinh:
- Sưu tầm một số tranh, ảnh dáng người đi, đứng, vận động.
- Vở mĩ thuật, bút chì, tẩy, màu vẽ.
2. Phương pháp dạy - học:
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
III. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sỹ số lớp. (1')
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh. (2')
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: (1')
 Ở tiết trước chúng ta đã được học cách xác định tỉ lệ cơ thể người. Tuy nhiên khi con người trong tư thế đi, đứng, vận động đều có tỉ lệ không giống nhau và mang đặc điểm riêng. Khi vẽ tranh thì việc thể hiện các tư thế đi, đứng, vận động là rất quan trọng, góp phần làm bức tranh thêm sinh động. Hôm nay chúng ta cùng học cách vẽ dáng người qua bài 27.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (7')
Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ trang 153 - SGK.
? Hãy cho biết những người trong tranh đang làm công việc gì? (tư thế gì?)
? Động tác của thân mình, tay chân những người đó?
- GV cho HS quan sát tranh, ảnh các dáng người đi, đứng, vận động khác.
? Theo em thì thế nào được xem là dáng tĩnh và dáng động?
? Đâu là dáng tĩnh và đâu là dáng động?
? Mô tả đặc điểm, tư thế đầu, mình, chân tay các dáng người đó?
- Gv bổ sung thêm: 
 + Các dáng vận động của con người có đặc điểm riêng và không giống nhau.
 + Khi quan sát cần chú ý đến vị trí, sự chuyển động của đầu, mình, tay, chân. Hình dung ra được sự lặp lại của CĐ, nhịp điệu của động tác.
 - GV cho HS quan sát một số bức tranh có các dáng người để HS thấy được tầm quan trọng khi thể hiện các dáng người trong tranh.
I. Quan sát, nhận xét:
HS quan sát tranh.
HS trả lời.
+ Xúc đất: Người khom, 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Trang_tri_quat_giay.doc