Giáo án Mĩ thuật 9 - Bài 5: Vẽ tranh - Đề tài Phong cảnh quê hương

1. MỤC TIÊU

 1. 1. Kiến thức: - Hoạt động 1: Học sinh hiểu thêm về thể loại tranh phong cảnh.

 1. 2. Kĩ năng: - Hoạt động 1,2: Học sinh biết cách tìm, chọn cảnh đẹp và vẽ được tranh đề tài phong cảnh quê hương.

 1. 3. Thái độ: - Hoạt động 3: Học sinh biết yêu quê hương và tự hào về nơi mình đang sống.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Học sinh vẽ được tranh đề tài phong cảnh quê hương.

3. CHUẨN BỊ:

 3.1. Giáo viên: Tranh đề tài phong cảnh quê hương.

 3.2. Học sinh: - Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài quê hương.

 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ,

 

doc 2 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 4198Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 9 - Bài 5: Vẽ tranh - Đề tài Phong cảnh quê hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: Tiết PPCT: 5 Ngày dạy:
ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG
 Bài 5:
Vẽ tranh
1. MỤC TIÊU
 1. 1. Kiến thức: - Hoạt động 1: Học sinh hiểu thêm về thể loại tranh phong cảnh.
 1. 2. Kĩ năng: - Hoạt động 1,2: Học sinh biết cách tìm, chọn cảnh đẹp và vẽ được tranh đề tài phong cảnh quê hương.
 1. 3. Thái độ: - Hoạt động 3: Học sinh biết yêu quê hương và tự hào về nơi mình đang sống.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Học sinh vẽ được tranh đề tài phong cảnh quê hương.
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên: Tranh đề tài phong cảnh quê hương.
 3.2. Học sinh: - Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài quê hương.
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ,
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh
 Lớp 9A1 .
 9A2 .
 9A3 .
 9A4.
 4. 2. Kiểm tra miệng: 
 Câu hỏi bài cũ: Giáo viên nhận xét một số bài vẽ trang trí túi xách của học sinh.
 Câu hỏi bài mới: Phong cảnh quê hương gồm những gì?
 4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Giáo viên giới thiệu: Ở các lớp dưới, các em đã được vẽ rất nhiều tranh đề tài về Sinh hoạt, học tập, phong cảnh mùa hè, . Hôm nay, các em sẽ vẽ về quê hương mình qua bài học này.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài:
 r Việt nam gồm có những vùng miền nào?
Mỗi vùng miền cĩ cảnh sắc như thế nào?
HS: Trả lời.
- Giáo viên tóm lại: Các em có thể vẽ phong cảnh quê hương ở thành phố, thôn quê, vùng rừng núi, miền biển,. 
r Tây ninh gồm có những thắng cảnh nào?
HS: Núi Bà, chùa Tòa thánh, Hồ Dầu Tiếng,..
Bài 5:Vẽ tranh
ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG
I. Tìm và chọn nội dung đề tài:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 9 Trường: THCS Lê Lợi 
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ: 
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại cách vẽ tranh đề tài Phong cảnh ở lớp 7 đã học.
- Giáo viên hướng dẫn thêm:
+ Tìm và chọn một nội dung về phong cảnh quê hương.
r Trong tranh phong cảnh thì mảng chính là gì và mảng phụ là gì?
 HS: Mảng chính: Cảnh.
 Mảng phụ: Con người, con vật.
- Giáo viên: Vậy các em cần sắp xếp mảng chính và phụ sao cho hài hòa, chặt chẽ.
- Giáo viên: Hình ảnh cần chọn lọc sao cho phù hợp với các mảng đã phân, cần phù hợp và làm rõ nội dung tranh.
- Màu sắc cần phù hợp với phong cảnh đã chọn.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài:
- Giáo viên nêu yêu cầu và gợi ý học sinh làm bài.
- Chú ý: 
 + Nội dung phù hợp đề tài
 + Bố cục cần có mảng chính, phụ; có xa, gần.
 + Hình ảnh làm rõ nội dung
 + Màu sắc phù hợp với phong cảnh đã chọn.
- Học sinh tự làm bài.
 II. Cách vẽ:
- Tìm, chọn nội dung
- Tìm bố cục (Phân mảng chính, phụ)
 - Vẽ hình
 - Vẽ màu
III. Thực hành:
 Vẽ một bức tranh về Phong cảnh quê hương.
 4.4. Tổng kết:
 - Giáo viên chọn vài bài vẽ của học sinh gắn lên bảng cho học sinh quan sát nhận xét.
 - Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài vẽ của bạn về:
 + Nội dung + Hình ảnh
 + Bố cục + Màu sắc
 - Học sinh quan sát, nhận xét theo hiểu biết
 - Giáo viên nhận xét , nêu ưu – khuyết điểm của mỗi bài vẽ.
 4.5. Hướng dẫn học tập:
 *Đối với bài học này: 
 - Tập vẽ thêm nhiều tranh phong cảnh quê hương khác. 
 *Đối với bài học sau:- Chuẩn bị bài 5: “ VT_ Đề tài Phong cảnh quê hương ( tt)”
 - Mang theo bài vẽ ở tiết trước.
5. PHỤ LỤC:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 9 Trường: THCS Lê Lợi 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_5_De_tai_Phong_canh_que_huong.doc