Học hát bài: ĐI HỌC
( Bài hát phần phụ lục )
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS biết bài “Đi học” là sáng tác của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo.
2. Kĩ năng: HS hát đúng giai điệu bài hát.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh tình đoàn kết thân ái giữa các dân tộc anh em trong một nước.
II/ NỘI DUNG HỌC TẬP: Học hát bài Đi học.
III/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Đàn, hát thuần thục bài “Đi học”, máy hát, đĩa nhạc.
2. Học sinh: vở ghi bài và các dụng cụ học sinh hay dùng.
IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp (1p)
2. Kiểm tra miệng: thông qua
Tiết 19 Tuần 19 Học hát bài: ĐI HỌC ( Bài hát phần phụ lục ) I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết bài “Đi học” là sáng tác của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo. 2. Kĩ năng: HS hát đúng giai điệu bài hát. 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh tình đoàn kết thân ái giữa các dân tộc anh em trong một nước. II/ NỘI DUNG HỌC TẬP: Học hát bài Đi học. III/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Đàn, hát thuần thục bài “Đi học”, máy hát, đĩa nhạc. 2. Học sinh: vở ghi bài và các dụng cụ học sinh hay dùng. IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp (1p) 2. Kiểm tra miệng: thông qua 3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm (5p). - GV: ghi nội dung. - HS: ghi bài. - GV: thuyết trình giới thiệu tác giả, tác phẩm: Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo (1931-1997) quê ở thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Oâng bắt đầu sáng tác ca khúc từ năm 1956. Giai điệu trong các bài hát của ông dung dị, đầm ấm, mềm mại mang âm hưởng âm nhạc dân gian. Một số bài hát nổi tiếng của ông : Em đi giữa biển vang, Bà thương em, Bàn tay mẹ . Trong đó bài hát đi học ra đời năm 1970 đến nay vẫn được mọi người yêu thích - HS: theo dõi. Hoạt động 2: Phân tích bài hát(10p). - GV: nêu một số câu hỏi: + Bài hát được viết ở nhịp mấy? (2/4) + Hãy nêu khái niệm nhịp ? (gồm có 2 phách, mỗi phách bằng 1 nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ). + Tìm các kí hiệu âm nhạc có trong bài? (nốt hoa mĩ, dấu luyến, dấu nối trường độ, dấu lặng đơn, dấu lặng đen, dấu chấm dôi). + Bài hát có thể chia làm mấy câu? (8 câu) - HS: cá nhân trả lời. - GV: nhận xét bổ sung cho HS. - GV: Bài hát được viết ở giọng Rê trưởng. theo nhịp . Bài hát được chia làm 8 câu. - HS: ghi chú. Hoạt động 3: học hát (20p). - GV: Mở đĩa cho HS nghe qua 1 lần bài hát “Đi học”. - HS: lắng nghe và cảm nhận giai điệu. - GV: Đàn và bắt nhịp cho HS khởi động giọng bằng âm La theo gam trưởng. - HS: thực hiện 1-2 lần. - GV: GV đàn và hát mẫu từng câu, mỗi câu 2-3 lần yêu cầu HS hát nhẩm theo sau đó bắt nhịp cho HS hát lại từng câu 2-3 lần cứ như thế tập theo lối móc xích cho đến hết bài hát. - HS: tập hát từng câu. - GV: theo dõi, sửa sai cho HS. - GV: yêu cầu HS hát đầy đủ cả bài 1 lần. - HS: cả lớp hát theo nhạc. - GV: nhận xét, sửa sai. - GV: yêu cầu HS trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh theo nhạc đệm. - HS: cả lớp thực hiện. - GV: nhận xét, sửa sai, tuyên dương. ĐI HỌC Nhạc: Bùi Đình Thảo Lời: Minh Chính – Bùi Đình Thảo Bài hát được viết ở giọng Rê trưởng theo nhịp . Bài hát được chia làm 8 câu. 4. Tổng kết: (3p) - GV hỏi: hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi học bài hát Đi học? - HS: cá nhân trả lời. - GV: nhận xét, kết luận nội dung bài hát. - GV: cho HS xung phong hát bài “Đi học”. - HS: cá nhân thực hiện. - GV: nhận xét, sửa sai nếu có và tuyên dương. 5. Hướng dẫn học tập: (1p) - Học thuộc bài hát “Đi học”. - Xem trước nội dung tiết học sau: tìm hiểu nội dung bài hát “Đi cắt lúa”. V/ PHỤ LỤC: Không có
Tài liệu đính kèm: