Giáo án môn Âm nhạc 7 - Tên chủ đề: Tiếng hát tuổi thơ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Khúc hát chim sơn ca.

- Qua nội dung của bài hát, hướng các em đến tình cảm yêu mến thiên nhiên và tình yêu quê hương đất nước.

- HS được ôn lại để hát thuần thục hơn bài hát Khúc hát chim sơn ca và biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.

 - Cung cấp cho HS những kiến thức về nhạc lý như cung và nửa cung, dấu hoá.

- Đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài TĐN Em là bông hồng nhỏ.

- Cung cấp thêm cho HS kiến thức về lịch sử âm nhạc thế giới qua phần giới thiệu nhạc sĩ Bê-tô-ven.

 

doc 12 trang Người đăng trung218 Lượt xem 7955Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc 7 - Tên chủ đề: Tiếng hát tuổi thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIÊN SOẠN CHỦ ĐỀ DẠY HỌC ÂM NHẠC THEO MÔ HÌNH VNEN
Âm nhạc 7
Tên chủ đề: TIẾNG HÁT TUỔI THƠ.
(3 tiết)
 MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Khúc hát chim sơn ca.
- Qua nội dung của bài hát, hướng các em đến tình cảm yêu mến thiên nhiên và tình yêu quê hương đất nước.
- HS được ôn lại để hát thuần thục hơn bài hát Khúc hát chim sơn ca và biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh..
 - Cung cấp cho HS những kiến thức về nhạc lý như cung và nửa cung, dấu hoá. 
- Đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài TĐN Em là bông hồng nhỏ.
- Cung cấp thêm cho HS kiến thức về lịch sử âm nhạc thế giới qua phần giới thiệu nhạc sĩ Bê-tô-ven.
Kỹ năng:
- Luyện tập kỹ năng hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng và hát lĩnh xướng.
- HS ôn lại để hát thuần thục hơn bài hát Khúc hát chim sơn ca và tập thói quen trình bày bài hát hoàn chỉnh.
Thái độ:
Giáo dục niềm tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên, tinh thần đoàn kết thân ái trong lớp học, ở gia đình và ngoài xã hội.
Thể hiện tình thương dành cho mẹ bằng hành động cụ thể.
Hát bè tạo sự liên kết, hoạt động nhóm.
Năng lực:
Thực hành âm nhạc.
Hiểu biết âm nhạc.
Cảm thụ âm nhạc.
Trình diễn âm nhạc.
Sáng tạo âm nhạc.
NỘI DUNG:
Học hát: Bài Khúc hát chim sơn ca
Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca
Tập đọc nhạc: TĐN số 5.
Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 5.
Âm nhạc thường thức: Giới thiệu nhạc sĩ Bê tô ven
CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của GV:
Nhạc cụ quen dùng, đàn phím điện tử, máy nghe, bảng phụ.
Đàn, hát thuần thục bài hát Khúc hát chim sơn ca và bài TĐN số 5.
Hình ảnh của nhạc sĩ Đỗ Hòa An, Bê tô ven
Băng đĩa có trình bày một số tác phẩm của Bê tô ven.
Chuẩn bị của HS:
Sách giáo khoa, vở ghi.
Nhạc cụ gõ, thanh phách.
Theo yêu cầu của GV.
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Tiết 1
Học hát: Bài Khúc hát chim sơn ca 
A . HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động cá nhân: 
GV nêu nội quy thực hiện trò chơi “Nghe thấu đoán tài”.
HS nghe giới thiệu bài hát của nhạc sĩ Đỗ Hòa An.
Hoạt động chung: 
- HS xem một vài hình ảnh nhạc sĩ Đỗ Hòa An.
GV giới thiệu sơ lược đôi nét về nhạc sĩ Đỗ Hòa An và liên hệ đến bài Khúc hát chim sơn ca . 
B . HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Hoạt động chung: 
HS luyện thanh khởi động giọng theo mẫu luyện thanh GV đàn.
HS nghe bài hát: Khúc hát chim sơn ca . (GV trình bày).
Hoạt động nhóm:
HS chia 2 nhóm Hỏi – Đáp để tìm hiểu bài hát về: giọng, nhịp, kí hiệu âm nhạc, chia đoạn và các câu hát.
Bài hát chia làm 2 đoạn mỗi đoạn 6 tiết nhạc
Đoạn một: 
Tiếng sơn ca ..mê say..
Đoạn hai:
Ơi sơn ca Mê say của em
HS thảo luận nhóm về nội dung và ý nghĩa bài hát: Khúc hát chim sơn ca . 
C . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Hoạt động chung: 
Tập hát từng câu:
HS lắng nghe GV đàn giai điệu, hát mẫu từng câu theo lối móc xích và tập hát hòa cùng tiếng đàn. Sau mỗi câu, GV yêu cầu HS hát lại theo nhóm hoặc cá nhân để hướng dẫn HS sửa chỗ sai.
Hoạt động cá nhân: 
-	HS tự luyện tập bài hát (hát 2 lần).
- 	Trình bày cá nhân trước lớp.
-	HS nhận xét phần trình bày của bạn.
-	GV giúp HS sửa chỗ sai hoặc động viên, khen ngợi, xếp loại kiểm tra miệng.
Hoạt động chung: 
Củng cố bài hát: Khúc hát chim sơn ca .
HS tập gõ thanh phách sau mỗi câu gõ, theo tiết tấu cả bài 
GV hướng dẫn HS hát hòa giọng, lĩnh xướng và phụ họa cùng với một nhóm HS.
HS lắng nghe và tập hát:
Người hát
Câu hát
Đoạn 1
Nhóm 1
Tiếng sơn ca .đâu đây
Nhóm 2
Giữa không gian ..thơ ngây
Nhóm 1
Ngỡ trên cao vi vu
Nhóm 2
 Gọi ánh trăng ..........trung thu
Nhóm 1
Gọi nắng .sương mù 
Nhóm 2
Tiếng sơn ca .mê say 
Đoạn 2
Nhóm 1
Ơi sơn ca .Sơn Ca .
Nhóm 2
Em cung gọi .tuổi thơ
Nhóm 1
Ta ca lên .như sơn ca 
Nhóm 2
Để cánh chim câu. Mê say của em
D . HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Hoạt động cá nhân: 
HS học thuộc bài hát để hát khi tham gia các hoạt động, sinh hoạt.
Hoạt động nhóm: 
HS hát kết hợp các kiểu gõ đệm bằng thanh phách, nhạc cụ tự làm hoặc vỗ tay.
HS hát kết hợp vận động theo nhạc với động tác phù hợp nội dung, tính chất bài hát.
E . HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG:
Hoạt động cá nhân: 
Tìm thêm các bài hát của nhạc sĩ Đỗ Hòa An
Kể tên vài bài hát có nội dung tiếng hát tuổi thơ.
Hoạt động nhóm: 
Vẽ tranh minh họa cho bài hát.
Tiết 2
 - Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca .
- Nhạc lí : Cung và nử cung 
 Dấu hóa
Nội dung 1: - Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca .
A . HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động chung: 
- HS luyện thanh khởi động giọng theo mẫu luyện thanh GV đàn.
- HS nghe máy bài hát : Khúc hát chim sơn ca .
Hoạt động cá nhân: 
HS nhận xét bài hát được nghe ca sĩ trình bày.
B . HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Không có.
C . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Hoạt động chung: 
HS hát lại bài hát Khúc hát chim sơn ca kết hợp trò chơi chuyền dụng cụ âm nhạc (Thanh phách, song loan...)
Gắn tranh vẽ minh họa bài hát lên bảng.
Hoạt động cá nhân: 
HS nhận xét tranh vẽ của các nhóm.
GV kết luận, khen ngợi HS.
Hoạt động nhóm: 
HS trình bày bài hát kết hợp các kiểu gõ đệm bằng thanh phách hoặc vỗ tay.
HS trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc với động tác phù hợp nội dung, tính chất bài hát.
Hoạt động chung: 
Củng cố bài hát Khúc hát chim sơn ca 
HS gõ thanh phách sau mỗi câu của đoạn 2.
HS hát hát hòa giọng , lĩnh xướng .
D . HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Hoạt động cá nhân: 
HS học thuộc bài hát kết hợp gõ thanh phách, vận động theo nhạc để trình bày khi tham gia các hoạt động, sinh hoạt.
Hoạt động nhóm: 
HS tập trình bày bài hát có hát đối đáp, hát đuổi và hát hòa giọng.
E . HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG:
Hoạt động cá nhân: 
Tìm thêm các động tác vận động để trình bày cá nhân.
Tự làm nhạc cụ gõ để kết hợp khi hát.
Hoạt động nhóm: 
HS tự thiết kế trang phục giấy phù hợp để trình bày bài hát.
Nội dung 2: Nhạc lí: Cung và nử cung – Dấu hóa 
A . HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động chung: 
Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu về cung và nửa cung, dấu hóa 
Giáo viên giới thiệu 7 bậc âm tự nhiên có khoảng cách cung và nửa cung 
Hoạt động cá nhân: 
HS nhận biết cung và nử cung và thứ tự các dấu hóa trên khuông 
B . HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Hoạt động chung: 
HS nắm bắt được kiến thức cơ bản về cung và nửa cung - Dấu hóa 
Hoạt động cá nhân: 
HS Phân biệt cung và nửa cung 
Viết được vị trí dấu hóa trên khuông
C . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Hoạt động cá nhân: 
HS xem SGK nhận biết vị trí dấu hóa 
Hoạt động chung: 
1. Cung và nửa cung
- Khái niệm: Là đơn vị dùng để đo cao độ trong âm nhạc, một cung bằng hai nửa cung
Ký hiệu: Cung được viết - 
 Nửa cung được viết -
Quan sát hình phím đàn ở trang 31: Hai phím đàn trắng ở gần nhau, nếu có phím đen ở giữa thì hai phím trắng đó cách nhau 1 cung, nếu không có phím đen ở giữa thìchúng chỉ cách nhau nửa cung.
Trong âm nhạc, người ta quy định những nốt nhạc không bị thăng hoặc giáng được gọi là các âm cơ bản.
Cao độ giữa các âm cơ bản như sau:
Đọc cao độ của các âm cơ bản theo đàn.
Độ cao chúng ta vừa đọc còn gọi là gì? (là gam Đô trưởng)
2. Dấu hoá:
- Khái niệm: Là các ký hiệu dùng để thay đổi cao độ của các nốt nhạc.
Ký hiệu: Dấu thăng - 
 Dấu giáng - 
 Dấu bình (dấu hoàn) - 
D . HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Hoạt động cá nhân: 
Chỉ vào các phím đen (còn gọi là những âm không cơ bản) trong hình vẽ trang 31 và cho biết tên nốt nhạc.
GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động nhóm: 
- GV đàn Gam Đô trưởng cho HS đọc. 
E . HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG:
Hoạt động cá nhân: 
HS nhận biết Cung và nửa cung, dấu hóa trên hóa biểu.
Hoạt động nhóm: 
 HS tìm một số hóa biểu thông qua bài TĐN số 5
Tiết 3
Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca
Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 5
Âm nhạc thường thức: Giới thiệu nhạc sĩ Bê tô ven
Nội dung1: Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca
A . HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động chung: 
HS luyện thanh theo mẫu âm
B . HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Không có
C . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Hoạt động nhóm: 
HS hát kết hợp gõ phách mạnh, nhẹ cùng đàn.
Hoạt động cá nhân: 
HS hát kết hợp vận động nhẹ theo nhịp
D . HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Hoạt động cá nhân: 
HS xung phong hát kết hợp vài động tác phụ họa
Hoạt động chung: 
HS nghe hoặc xem video bài hát Khúc hát chim sơn ca
E . HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG:
Hoạt động cá nhân: 
HS tập trình bày bài hát Khúc hát chim sơn ca theo hình thức múa phụ họa.
Nội dung 2 : Ôn tập TĐN: TĐN số 5
A . HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động chung: 
HS đọc Gam và trục âm Đô trưởng.
HS lắng nghe lại giai điệu bài TĐN số 5.
B . HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Không có
C . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Hoạt động nhóm: 
HS đọc nhạc kết hợp gõ phách mạnh, nhẹ nhịp C .
HS ghép lời ca và vận động nhẹ nhàng.
Hoạt động cá nhân: 
HS nhận xét phần trình bày của các nhóm.
HS kể tên một vài bài hát có chủ đề viết về tuổi thơ.
D . HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Hoạt động cá nhân: 
HS xung phong hát cả bài hát Em là bông hồng nhỏ.
Hoạt động chung: 
HS nghe hoặc xem video bài hát Em là bông hồng nhỏ
E . HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG:
Hoạt động cá nhân: 
HS tập trình bày bài hát Em là bông hồng nhỏ theo hình thức hoạt cảnh.
 Nội dung 3. Âm nhạc thường thức: Giới thiệu nhạc sĩ Bê tô ven
A . HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động chung: 
- GV cho Hs nghe một tác phẩm của Bê tô ven
B . HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Hoạt động cá nhân: 
Đọc lời giới thiệu về Bê-tô-ven ở trong SGK.
Hoạt động chung: 
Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Bê-tô-ven:
- Bê-tô-ven sinh ngày 17 tháng 12 năm 1770 tại Bon (một thành phố của nước Đức) trong một gia đình có một truyền thống về âm nhạc.
- Được mệnh danh là "Vị đại tướng của các nhạc sĩ " do đặc điểm âm nhạc và tính cách của ông. Âm nhạc của Bê-tô-ven có đặc điểm là "Bùng nổ, mới lạ, sáng tạo".
- Sáng tác nổi bật nhất của Bê-tô-ven là các bản giao hưởng và Sô-nát cho đàn 
pi-a-nô và người coi Bê-tô-ven đã viết nhật kícủa cuộc đời mình và những bản Sô-nát đó
C . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Hoạt động nhóm: 
GV đọc nhạc và hát lời bản nhạc bài ca hoà bình của Bê-tô-ven
Cho HS nghe một đoạn nhạc của Bê-tô-ven.
Hoạt động cá nhân: 
HS phát biểu cảm nhận sau khi nghe bài hát
Hoạt động chung: 
HS nghe hoặc xem một số tác phẩm của Bê tôven
HS lắng nghe và cảm nhận.
D . HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Hoạt động cá nhân: 
Tìm các bài khác của Bê tô ven
Hoạt động nhóm: 
HS tập sáng tác một đoạn nhạc và viết lời ca
E . HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG:
Hoạt động nhóm: HS tập hát đoạn nhạc mình vừa sáng tác

Tài liệu đính kèm:

  • docChu_de_tieng_hat_tuoi_tho_lop_7.doc