Giáo án môn Âm nhạc 9 - Chủ đề: Hành khúc

I. Mục tiêu cần đạt

1.Kiến thức:

- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Nối vòng tay lớn.

- Qua nội dung của bài hát, hướng các em đến tình cảm đoàn kết hữu nghị.

- HS hiểu thế nào là giọng Pha trưởng.

- Đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 3 Lá xanh.

- HS được tìm hiểu về nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý và bài hát Mẹ yêu con.

2.Kỹ năng:

- Luyện tập kỹ năng hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng và hát lĩnh xướng.

- Luyện tập kỹ năng trình bày hoàn chỉnh bài hát.

- Rèn kỹ năng nhận biết nốt nhạc trên khuông và đọc nhạc đúng cao độ, trường độ kết hợp vỗ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu của bài.

 

docx 13 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2584Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc 9 - Chủ đề: Hành khúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIÊN SOẠN CHỦ ĐỀ DẠY HỌC ÂM NHẠC THEO MÔ HÌNH VNEN
Ngày soạn:12/10/2017
Ngày dạy: 16-23-30/10/2017 
Âm nhạc 9
Tiết: 9 – 10–11 
CHỦ ĐỀ: HÀNH KHÚC
I. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Nối vòng tay lớn.
- Qua nội dung của bài hát, hướng các em đến tình cảm đoàn kết hữu nghị.
- HS hiểu thế nào là giọng Pha trưởng.
- Đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 3 Lá xanh.
- HS được tìm hiểu về nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý và bài hát Mẹ yêu con.
2.Kỹ năng:
- Luyện tập kỹ năng hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng và hát lĩnh xướng.
- Luyện tập kỹ năng trình bày hoàn chỉnh bài hát.
- Rèn kỹ năng nhận biết nốt nhạc trên khuông và đọc nhạc đúng cao độ, trường độ kết hợp vỗ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu của bài.
3.Thái độ:
	- Giáo dục tình yêu thương, tinh thần đoàn kết thân ái trong lớp học, ở gia đình và ngoài xã hội.
Thể hiện tình yêu thương tinh thần đoàn kết bằng hành động cụ thể.
 Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
4.Năng lực cần hình thành và phát triển:
Thực hành âm nhạc.
Hiểu biết âm nhạc.
Cảm thụ âm nhạc.
Trình diễn âm nhạc.
Sáng tạo âm nhạc.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1.Chuẩn bị của GV:
- Nhạc cụ quen dùng, giáo án điện tử.
- Đàn, hát thuần thục bài hát Nối vòng tay lớn và bài TĐN số 3.
- Tóm tắt những nét cơ bản nhất về thân thế và sự nghiệp của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý.
- Hình ảnh, băng đĩa nhạc một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý để giới thiệu cho học sinh nghe và cảm nhận. 
2.Chuẩn bị của HS:
Sách giáo khoa, vở ghi.
Nhạc cụ gõ, thanh phách.
Chuẩn bị các nội dung theo yêu cầu của GV.
III.Cấu trúc của chủ đề:
1. Cơ sở hình thành chủ đề: Được xây dựng từ 3 tiết học của bài học số 3 trong chương trình SGK Âm nhạc lớp 9.
Cấu trúc nội dung theo từng tiết
Các mức độ câu hỏi bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tiết 1
I.Học hát bài: Nối vòng tay lớn
Bài hát Nối vòng tay lớn viết ở nhịp nào? Do ai sáng tác?
Nêu khái niệm nhịp 2/4
Trình bày bài hát kết hợp đánh nhịp 2/4
Sáng tạo một số động tác phụ họa cho bài hát Nối vòng tay lớn
Tiết 2: 
I. Ôn tập bài hát: Nối vòng tay lớn
II. Nhạc lý: Giọng Pha trưởng – TĐN số 3
III.Tập đọc nhạc: TĐN số 3: Lá xanh.
- Thế nào là giọng Pha trưởng.
- Bài tập đọc nhạc số 3 được viết ở nhịp nào? Nêu xuất xứ của bài?
Bài tập đọc nhạc số 3 có sử dụng các tên nốt và hình nốt nào? Các ký hiệu Âm nhạc khác?...
- Rút ra âm hình tiết tấu của bài?
- Trình bày bài TĐN số 3 kết hợp vỗ đệm và đánh nhịp 2/4
Sáng tạo một số động tác phụ họa cho bài hát.
Tập đặt lời mới cho bài TĐN số 3
Tiết 3: 
I. Ôn tập bài hát: Nối vòng tay lớn
II. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 3.
III. Âm nhạc thường thức: Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý và bài hát Mẹ yêu con.
Có thêm hiểu biết về một nhạc sỹ có nhiều đóng góp cho nền Âm nhạc cách mạng Việt Nam, nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý
Tóm tắt được tiểu sử và kể tên một số tác phẩm Âm nhạc nổi tiếng của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý.
- Học sinh hát thuộc lời ca bài hát Nối vòng tay lớn kết hợp một số động tác phụ họa.
- Tập đọc nhạc kết hợp vỗ đệm theo nhịp, phách trôi chảy bài TĐN số 3
- HS vẽ được bức tranh mang nội dung tình cảm có trong bài hát Nối vòng tay lớn.
- HS viết được bài giới thiệu và nêu cảm nhận của bản thân sau khi nghe bài hát Mẹ yêu con. Có tình cảm trân trọng, gìn giữ và lựa chọn những tác phẩm Âm nhạc phù hợp lứa tuổi để nghe và trình diễn.
IV.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (Đan xen)
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
* Hoạt động học hát
GV ghi bảng
Hs ghi bài
GV giới thiệu
HS lắng nghe và ghi nhớ
GV hướng dẫn
HS tìm hiểu bài theo các nội dung:
- HS đọc sgk/ 28
- Đọc lời ca và tìm hiểu bài hát
? Kể tên các kí hệu có trong bài? (Dấu nhắc lại, khung thay đổi và có dấu thăng ở hoá biểu). 
? Bài hát được viết ở giọng gì, tại sao? ( Giọng Mi thứ, vì có nốt kết thúc là nốt mi, hoá biểu có 1 dấu #).
- Đàn chậm giai điệu câu 1 từ 2-3 lần, yêu cầu hs hát nhẩm theo và sau đó gọi một vài cá nhân hát lại => Cả lớp hát theo đàn
- Tập các câu còn lại tương tự câu 1 theo lối móc xích tới hết bài.
- Chia ½ lớp hát lđoạn 1, ½ lớp hát đoạn 2 sau đó đổi ngược lại.
- Hướng dẫn hs trình bày theo nhóm
- Chọn tiết tấu March ( hoặc Dissco) TP 118 đệm đàn cho hs hát. 
- Trình bày theo nhóm, GV nhận xét và sửa sai (nếu có)
- Gọi một vài cá nhân trình bày bài hát.
- Hướng dẫn hs hát lĩnh xướng và hoà giọng.
- Cả lớp trình bày bài hát một vài lần theo tay chỉ huy của GV
H tập hát hoàn chỉnh cả bài
G hỏi: Sau khi học xong bài hát, em có cảm nhận gì về nội dung của bài?
? Nội dung của bài hát hướng chúng ta tới điều gì?
? Là học sinh, theo em, mỗi chúng ta, cần thực hiện tốt những nhiệm vụ nào?
H trả lời theo hiểu biết
* Hoạt động: Học nhạc lý
GV đàn 1 đoạn bài hát “Nối vòng tay lớn” ở giọng Em , sau đó dịch xuống giọng Dm hoặc lên giọng Gm.
? Giai điệu và tính chất của bài hát có thay đổi không? (Không thay đổi giai điệu và tính chất trưởng, thứ).
+ Thực hiện trên bản nhạc:
GV chuyển câu 1 bài hát “Nối vòng tay lớn” sang giọng Dm và Gm sau đó xướng âm cả 2 bản đã dịch giọng.
? Em hãy nhận xét về câu nhạc vừa được nghe với bản gốc? (Tên nốt thay đổi nhưng giai điệu và tính chất không thay đổi).
* Bài tập: GV phát phiếu học tập – Các tổ dịch giọng 2 câu đầu của bài “Nghệ sĩ với cây đàn”.sang giọng Cm, Dm, Gm.
* Hoạt động 3: Tập đọc nhạc
?Viết công thức của giọng trưởng?
? Giọng F có âm chủ là nốt nào?
? Xác định khoảng cách 1c và ½ c của bậc âm trên? (GV h/dẫn hs xác định đến bậc III lên bậc IV là 1c yêu cầu hs dùng dấu hoá để giảm xuống ½ c => xuất hiện dấu Sib)
- Giọng G có âm chủ là nốt son. Hoá biểu có 1 dấu giáng (Sib)
? So sánh giọng C và F ? (Công thức giống nhau,âm chủ khác nhau => Khác nhau về cao độ).
- GV đàn cao độ giọng C và Fcho hs nghe để cảm nhận sự khác nhau giữa 2 giọng.
- GV đàn gam F 2-3 lần, HS nghe và đọc lại cùng tiếng đàn.
? Bài TĐN được viết ở nhịp gì? Khái niệm?
? Bài được viết ở giọng gì? Vì sao?
? Bài có thể chia làm bao nhiêu câu? (4 câu)
- Cho hs nghe giai điệu của cả bài 1 lần để các em cảm nhận.
- Đàn chậm giai điệu câu 1 khoảng 3 lần , hs nghe, đọc nhẩm theo sau đó đọc theo đàn.
- Tập các câu còn lại tương tự như câu 1 theo lối móc xích
- Yêu cầu từng dãy bàn đọc nhạc và kết hợp đánh nhịp
- Hướng dẫn hs đọc nhạc và đánh nhịp.
- Gv đàn giai điệu cho hs hát lời và gõ phách => Gv chú ý nghe và sửa sai.
- Chia 2 nửa lớp: 1 nửa hát lời nửa kia đọc nhạc sau đó đổi lại có kết hợp đánh nhịp.
- GV đệm đàn tiết tấu Cha cha, TP 120 cho hs trình bày cả bài và kết hợp đánh nhịp.
* Hoạt động: Ôn tập bài hát
GV: đàn
HS: Luyện thanh:
 - Hướng dẫn cho hs ôn tập lại bài hát.
- Hướng dẫn hs hát đối đáp, hoà giọng và lĩnh xướng.
+ Tốp ca nam: Rừng núisơn hà
+ Tốp ca nữ: Mặt đấtViệt Nam
+ Hoà giọng: Cờ nối giótrên môi
+ Lĩnh xướng: Từ Bắc núi đồi
+ Hoà giọng: Vượt tháctử sinh
+ Kết: Nhắc lại câu “Biển xanhtử sinh” 2 lần-> Chia nhóm hát song ca và tốp ca. 
* Hoạt động: Ôn tập Tập đọc nhạc
a, Đọc gam F
GV: thao tác
HS: lắng nghe và cảm nhận
- Cho học sinh nghe lại giai điệu của bài TĐN 1 lần để các em nhớ lại.
- Cả lớp đọc nhạc + gõ phách
- Từng nhóm đọc nhạc và đánh nhịp 2/4.
c, Kiểm tra:
- Gọi 2 em lên bảng trình bày bài TĐN (đọc nhạc và đánh nhịp).
* Hoạt động: Âm nhạc thường thức
- Gọi 2 em đọc từng phần trong sgk/31 
? Nêu những hiểu biết của em về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý?
* Cho hs nghe trích đoạn các ca khúc như: Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Dư âm, Người đi xây hồ kẻ gỗ.
- Bài hát được viết vào năm 1956 – là một trong những tác phẩm đã sống cùng với thời gian.
- Cho HS nghe bài hát 2 lần qua đĩa CD
? Nêu cảm nhận của em sau khi nghe bài hát “Mẹ yêu con” ?
I. Học hát: Nối vòng tay lớn
Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn
* Giới thiệu tác giả, bài hát.
a. Tác giả: (Sáng tác âm nhạc từ năm 1958)
- Sinh năm 1939 tại DăkLăk- quê ở Huế. 
- Là tác giả của hơn 600 bài hát, chủ yếu là những khúc tình ca. Tác phẩm đầu tay của ông là bài Ướt mi. Bài hát của ông được nhiều người yêu thích như: Diễm xưa, Biển nhớ, Hạ trắng, Hà Nội mùa thu, Nhìn những mùa thu đi, Biết đâu nguồn cội, Huyền thoại mẹ,
- Ca khúc thiếu nhi là một góc trong sáng tác âm nhạc của ông: Khăn quàng thắp sáng bình minh, tiến ve gọi hè, Về thăm mái trường xưa,
- Cho HS nghe trích đoạn một vài ca khúc.
b. Bài hát:
* Băng mẫu hoặc hát mẫu:
* Chia đoạn, chia câu: (Bài hát có cấu trúc a-b- a’.)
* Khởi động giọng:
*Tập hát từng câu:(dịch giọng -2) 
* Hát đầy đủ cả bài:
- Chia ½ lớp hát lần 1, ½ lớp hát lần 2 sau đó đổi ngược lại.
- Hướng dẫn hs trình bày theo nhóm
* Hát hoàn chỉnh cả bài:
- Trình bày theo nhóm, GV nhận xét và sửa sai (nếu có)
- Gọi một vài cá nhân trình bày bài hát.
- Hướng dẫn hs hát lĩnh xướng và hoà giọng.
- Cả lớp trình bày bài hát một vài lần theo tay chỉ huy của GV
* Giáo dục tư tưởng thái độ
II. Nhạc lí: Giới thiệu về dịch giọng
1. Khái niệm.
- Dịch giọng là việc dịch chuyển cao độ các nốt nhạc trong bài hát, bản nhạc cho phù hợp với giọng của người trình bày
- Dịch giọng có thể thực hiện khi hát hoặc thực hiện trên bản nhạc.
III. Tập đọc nhạc: Giọng Pha trưởng – TĐN số 3
* Giọng Pha trưởng.
* TĐN số 3 – Lá xanh
Nhạc và lời: Hoàng Việt
a. Nhận xét:
b. Đọc tên nốt nhạc:
c. Chia câu: 
d. Đọc gam F
e. Tập đọc nhạc từng câu: (Dịch giọng -1)
f. Ghép lời ca:
g. Trình bày hoàn chỉnh cả bài:
IV. Ôn tập bài hát hát: “Nối vòng tay lớn”
V. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 3- Lá xanh
VI. Âm nhạc thường thức: 
a. Nhạc sĩ Nguyễn văn Tý
- Ông sinh năm 1925 tại Nghệ An, quê gốc ở Hà Nội.
- Ông đã sáng tác được số lượng ca khúc khá lớn với những tác phẩm nổi bật như: Dư âm, Mẹ yêu con, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Người đi xây hồ kẻ gỗ, Dáng đứng Bến Tre,
- Đặc điểm âm nhạc của ông là giàu chất trữ tình,giai điệu mượt mà, đậm đà bản sắc dân tộc cùng với lời ca trau chuốt, tinh tế.
- Ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
b. Bài hát “Mẹ yêu con”
Hiểu biết
Cảm thụ
Thực hành
Hiểu biết
Hiểu biết
Hiểu biết
Thực hành
Thực hành
Hiểu biết
Cảm thụ
Hiểu biết
4. Củng cố: 
	Tiết 1:Trò chơi: Nghe giai điệu, đoán tên câu hát
 Tiết 2: Trò chơi: Hát theo nguyên âm cùng nhạc trưởng (Dựa trên giai điệu bài TĐN số 3)
Tiết 3: Trò chơi: Nghe bài hát và sắp xếp theo chủ đề
5. Hướng dẫn học ở nhà
 Tiết 1:- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Chuẩn bị nội dung bài học tiết 10,
Trả lời các câu hỏi sau:
a. Bài TĐN số 3 được viết ở nhịp nào? Ý nghĩa của số chỉ nhịp đó
b. Về cao độ bài TĐN số 3 sử dụng các tên nốt nào?
c. Về trường độ, bài TĐN số 3 sử dụng các hình nốt nào?
d. Các ký hiệu khác được sử dụng trong bài.
Tiết 2: - Chép bài TĐN số 3 vào vở chép nhạc. Tập đọc, ghép lời, gõ nhịp, gõ phách.
 - Đọc kỹ phần Âm nhạc thường thức tiết 11. Trả lời các câu hỏi:
a. Em hãy giới thiệu tóm tắt về thân thế và sự nghiệp của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý?
b. Nêu đặc điểm của Âm nhạc của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý?
c. Kể tên một số tác phẩm âm nhạc nổi tiếng của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý và hát một ca khúc mà em yêu thích nhất?
d. Nêu cảm nhận của em về ca từ của bài hát Mẹ yêu con?
Tiết 3:- Ôn tập thật nghiêm túc và đạt kết quả cao các nội dung từ tiết 9 đến tiết 11 để chuẩn bị kiểm tra 15 phút vào đầu giờ tiết học 12.
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ỨNG HÒA
TRƯỜNG THCS TẢO DƯƠNG VĂN
-------------------–&—-----------------
Giáo viên: Phạm Thị Ngọc Hà
Tên chủ đề: Hành khúc
Môn: Âm nhạc lớp 9
Năm học: 2017 - 2018

Tài liệu đính kèm:

  • docxAN 9 Chủ đề Hành khúc.docx