1. Học hát: Bóng dáng một ngôi trường Biết nhạc sĩ Hoàng Lân là tác giả bài hát. Nêu được nội dung bài hát, kể tên một vài ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Lân Hát đúng nhạc và lời bài hát Bóng dáng một ngôi trường.
- Biết cách lấy hơi, hát rõ lời. Tập hát theo hình thức: đơn ca, song ca, tốp ca. - Hát đúng nhạc và lời, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu, lời ca
- Biết hát kết hợp vận động theo nhạc.
MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THEO CHỦ ĐỀ MÔN HỌC: ÂM NHẠC CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG XƯA Đơn vị: VIỆT TRÌ. Nội dung chủ đề (Theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng) Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt) ( 0,5 đ) Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt) ( 1,5 đ) Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt) ( 3 đ) Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt) ( 5 đ) 1. Học hát: Bóng dáng một ngôi trường Biết nhạc sĩ Hoàng Lân là tác giả bài hát. Nêu được nội dung bài hát, kể tên một vài ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Lân Hát đúng nhạc và lời bài hát Bóng dáng một ngôi trường. - Biết cách lấy hơi, hát rõ lời. Tập hát theo hình thức: đơn ca, song ca, tốp ca... - Hát đúng nhạc và lời, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát - Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu, lời ca - Biết hát kết hợp vận động theo nhạc. 2. Nhạc lí: Giới thiệu về quãng Biết khái niệm về quãng Nêu được tên quãng Tính được khoảng cách quãng Phân biệt được các loại quãng: trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm. 3.Tâp đọc nhạc: TĐN số1 - Biết cấu tạo giọng Son trưởng. Nêu được tên giọng, số chỉ nhịp và các kí hiệu âm nhạc của bài TĐN - Đọc được tên nốt nhạc. Xác định được trọng âm trong mỗi nhịp. Thực hiện được kí hiệu âm nhạc, biết chế hơi rõ từng câu. Đọc TĐN số 1 kết hợp ghép lời ca. Chỉ ra các quãng 2,3,4,5 trong bài TĐN. 4. Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ - Nhận biết được dấu hiệu của những ca khúc phổ thơ - Biết đặc điểm của ca khúc thiếu nhi phổ thơ - Kể tên một số ca khúc thiếu nhi phổ thơ. Hát được một vài ca khúc thiếu nhi phổ thơ. Viết đề kiểm tra từ ma trận Chủ đề: Trường xưa ( Âm nhạc 9) I. Nội dung học hát NHẬN BIẾT: Câu 1 (Trắc nghiệm): Nhạc sĩ sáng tác ca khúc: Bóng dáng một ngôi trường là ai ? (0,5 điểm) A. Phạm Tuyên B. Hoàng Việt C. Hoàng Lân D.Văn Chung THÔNG HIỂU Câu 2 (Tự luận): Bài hát Bóng dáng một ngôi trường có nội dung gì? Hãy kể tên 2-3 bài hát có nội dung tương tự (1,5 điểm) VẬN DỤNG CẤP ĐỘ THẤP: Câu 3 (Thực hành): Hát bài Bóng dáng một ngôi trương (3 điểm) VẬN DỤNG CẤP ĐỘ CAO Câu 4 (Thực hành): Hát và thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát Bóng dáng một ngôi trường, kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp và vận động theo nhạc? (5 điểm). II. Nội dung Nhạc lí. NHẬN BIẾT: Câu 1 ( Trắc nghiệm) Có mấy loại quãng?(0,5 điểm) A. 4 B. 2 C. 6 D. 3. THÔNG HIỂU. Câu 2( Tự luận) Nêu khái niêm về quãng?(1,5 điểm) VẬN DỤNG CẤP ĐỘ THẤP: Câu 3:(Thực hành) Xác định tên quãng của các nốt nhạc có trên khuông nhạc bài TĐN số 1(3 điểm) VẬN DỤNG CẤP ĐỘ CAO: Câu 4: ( Thực hành) Thành lập các quãng 2,3,4,5(5 điểm) III. Nội dung Tập đọc nhạc NHẬN BIẾT Câu 1 (Trắc nghiệm): Bài TĐN số 1 nhạc nước nào? ( 0,5 điểm) A. Ba Lan B. Pháp C. Nga THÔNG HIỂU Câu 2 (Tự luận): Bài TĐN số 1 viết ở nhịp bao nhiêu? A.Nhịp B. Nhịp C. Nhịp D. Nhịp Trong bài có sử dụng kí hiệu âm nhạc nào? (1,5 điểm) VẬN DỤNG CẤP ĐỘ THẤP Câu 3 (Thực hành): Đọc nhạc bài TĐN số 1 (3 điểm) VẬN DỤNG CẤP ĐỘ CAO Câu 4 (Thực hành): Đọc nhạc bài TĐN số 1 kết hợp gõ đệm theo trọng âm, theo phách mạnh nhẹ. (5 điểm) IV. Âm nhạc thường thức NHẬN BIẾT Câu 1 (Trắc nghiệm): Câu thơ: Bông xanh, bông trắng, bông vàng Bông lê, bông lựu, đố nàng mấy bông Là làn điệu của bài hát: A. Cây trúc xinh B. Trống cơm C. Đi cấy D. Lí cây bông (0,5 điểm) THÔNG HIỂU Câu 2 (Tự luận): Đặc điểm của ca khúc phổ thơ? (1,5 điểm) VẬN DỤNG CẤP ĐỘ THẤP: Câu 3 (Thực hành): Kể tên một số ca khúc thiếu nhi phổ thơ? (3 điểm) VẬN DỤNG CẤP ĐỘ CAO Câu 4 (Thực hành): Câu hát: Trường của em bé bé, nằm lặng giữa rừng cây . Là câu hát trong ca khúc nào? Em hãy trình bày lại ca khúc đó. (5 điểm). BIÊN SOẠN CHỦ ĐỀ DẠY HỌC ÂM NHẠC THEO MÔ HÌNH VNEN Âm nhạc 9 Đơn vị thực hiện: Trường THCS Văn Lang. Gv: Hán Phạm Bình Thủy Tên chủ đề 1: “ TRƯỜNG XƯA” (3 tiết) MỤC TIÊU: Kiến thức: Biết nhạc sĩ Hoàng Lân là tác giả của bài hát: Bóng dáng một ngôi trường. Biết nội dung bài hát nói về những kỉ niệm sâu sắc thời đi học. Có khái niệm về quãng, biết có các loại quãng: trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm. Biết cấu tạo giọng Son trưởng. Biết bài TĐN số 1- Cây sáo là nhạc Ba Lan được viết ở giọng Son trưởng. Biết đặc điểm của ca khúc thiếu nhi phổ thơ. Kể tên một số bài hát thiếu nhi phổ thơ. Kỹ năng: Hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm; tập hát theo hình thức: đơn ca, song ca, tốp ca....Biết hát kết hợp gõ đệm. Nói đúng tên nốt nhạc, đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp Thái độ: Giáo dục HS niềm tự hào về truyền thống của quê hương. HS có tinh thần đoàn kết với bạn bè và kính trọng thầy cô Có thêm hiểu biết về thể loại ca khúc thiếu nhi phổ thơ, từ đó có ý thức tự rèn luyện bản thân Năng lực: Thực hành âm nhạc. Hiểu biết âm nhạc. Cảm thụ âm nhạc. Trình diễn âm nhạc. Sáng tạo âm nhạc. NỘI DUNG: Học bài hát: Bóng dáng một ngôi trường. Bài đọc thêm: Nhạc sĩ Hoàng Hiệp và bài hát Câu hò bên bờ Hiền Lương. Ôn tập bài hát: Bóng dáng một ngôi trường. Nhạc lí: Giới thiệu về quãng. Tập đọc nhạc: Giọng Son trưởng- TĐN số 1. Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của GV: Nhạc cụ quen dùng, đàn phím điện tử, máy nghe, bảng phụ. Đàn, hát thuần thục bài hát Bóng dáng một ngôi trường và bài TĐN số 1 Tìm một số ca khúc thiếu nhi phổ thơ Băng đĩa có trình bày một số ca khúc thiếu nhi phổ thơ Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi. Nhạc cụ gõ, thanh phách Tiết 1: HỌC HÁT BÀI: BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG BÀI ĐỌC THÊM: NHẠC SĨ HOÀNG HIỆP VÀ BÀI HÁT: CÂU HÒ BÊN BỜ HIỀN LƯƠNG IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG *Nội dung 1: Học hát bài: Bóng dáng một ngôi trường A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Hoạt động cá nhân: - GV nêu câu hỏi: Em hãy kể tên một số bài hát có nội dung chủ đề hát về mái trường? Hoạt động chung: - GV bắt nhịp HS hát một bài về chủ đề mái trường mà các em đã được học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: Hoạt động chung: - Cho HS xem hình ảnh (tranh) về mái trường, bạn bè, thầy cô và trả lời câu hỏi - Hình ảnh đó gợi cho em liên tưởng gì? * GV cho một HS đọc lời ca bài hát - Bài hát được viết ở số chỉ nhịp nào? Nêu khái niệm? - Theo em bài hát này chia làm mấy câu? * GV giới thiệu sơ qua về dấu nhắc lại- khung thay đổi, kí hiệu âm nhạc( nốt hoa mĩ, dấu miễn nhịp, dấu lặng và tác giả Hoàng Lân * GV cho HS khởi động giọng Hoạt động cá nhân: - HS trả lời các câu hỏi - HS nhận xét, bổ sung ý kiến C .HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Hoạt động chung: - GV hát mẫu - GV đàn – HS nghe mẫu trên đàn và nhẩm nhỏ theo - GV đàn từng câu theo móc xích bài – HS tập hát từng câu - GV đàn cho HS hát hoàn thiện bài Hoạt động cá nhân: - GV gọi lần lượt một vài HS trình bày bài hát - HS nhận xét - GV sửa sai (nếu có) Hoạt động chung: - GV cho HS thực hành D .HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Hoạt động cá nhân: - Từ 1->2 HS tập hát kết hợp vỗ tay theo nhịp và tập vận động theo nhịp 4\4 Hoạt động chung: - HS trình bày bài hát theo nhóm, tổ, song ca, đơn ca E .HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG: - GV giao bài tập về nhà: - Hát thuộc lời ca và làm bài tập số 1,2 sgk(t5). *Hướng dẫn hs về nhà đọc và tìm hiểu Bài học thêm: Nhạc sĩ Hoàng Hiệp và bài hát: Câu hò bên bờ Hiền Lương TIẾT 2: ÔN TẬP BÀI HÁT: BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG. NHẠC LÍ: GIỚI THIỆU VỀ QUÃNG *Nội dung 1:Ôn tập bài hát: Bóng dáng một ngôi trường A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Hoạt động cá nhân: GV kiểm tra HS trình bày bài hát Hoạt động chung: - GV bắt nhịp HS hát đồng ca bài hát: Bóng dáng một ngôi trường. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI - Không có C .HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Hoạt động chung: - GV đàn – HS nghe mẫu trên đàn và nhẩm nhỏ theo - GV đàn cho HS hát hoàn thiện bài Hoạt động cá nhân: - GV gọi lần lượt một vài HS trình bày bài hát - HS nhận xét - GV sửa sai (nếu có) Hoạt động chung: - GV cho HS thực hành D .HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Hoạt động cá nhân: - Từ 1->2 HS tập hát kết hợp vỗ tay theo nhịp và tập vận động theo nhịp 4\4 Hoạt động chung: - HS trình bày bài hát theo nhóm, tổ, song ca, đơn ca E .HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG: - GV giao bài tập về nhà: - Hát thuộc lời ca và kết hợp vận động bài hát theo nhịp *Nội dung2: Nhạc lí: Giới thiệu về quãng A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu hs nhắc lại khoảng cách cung và nửa cung của 7 bậc âm tự nhiên. Hoạt động chung: - GV bắt nhịp HS đọc trục âm 7 bậc âm tự nhiên B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động chung: GV đàn mẫu luyện gam Cdur cho HS nghe HS luyện thanh theo hướng dẫn. Gv giới thiệu về quãng. Cho HS nghi khái niệm về quãng Hoạt động nhóm: Gv giao bài tập hs thành lập tên quãng 2. 3,4.5 C .HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Hoạt động chung: Gv giao bài tập theo nhóm. - Nhóm 1: Thành lập quãng trưởng - Nhóm 2: Thành lập quãng thứ - Nhóm 3: Thành lập quãng tăng - Nhóm 4: Thành lập quãng giảm Hoạt động cá nhân: - GV cho hs nhận xét các nhóm Hoạt động chung: - GV cho HS thực hành D .HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Hoạt động cá nhân: - Hs nhắc lại khái niệm về quãng Hoạt động chung: - Hs làm bài tập tại lớp E .HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG: - GV giao bài tập về nhà: Thành lập các quãng đã học TIẾT 3: TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1 ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: CA KHÚC THIẾU NHI PHỔ THƠ. * Nội dung 1: Tập đọc nhạc: TĐN số 1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Hoạt động cá nhân: GV kiểm tra HS trình bày khái niệm quãng Hoạt động chung: - Hs làm bài tập thành lập quãng B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: Hoạt động chung: GV đàn mẫu luyện gam Cdur cho HS nghe HS luyện thanh theo hướng dẫn Cho HS nghe bài TĐN: TĐN số 1 từ 2->3 lần Yêu cầu HS nhẩm bài tập đọc nhạc: TĐN số 1 từ 2 -> 3 phút Hoạt động nhóm: Tìm hiểu bài TĐN số 1 với các câu hỏi sau: ? Bài TĐN số 1 cao độ có những nốt nào? ? Về trường độ có những loại hình nốt nào? ? Số chỉ nhịp là bao nhiêu? Khái niệm? ? Hóa biểu- Giọng? ? Đọc tên nốt nhạc trong bài tập đọc nhạc. Theo em bài có mấy câu? C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Hoạt động chung: GV đàn: HS nghe mẫu và tập đọc từng câu theo móc xích bài Đọc thuộc giai điệu bài TĐN số 1 Hoạt động cá nhân: GV gọi lần lượt một vài cá nhân HS trình bày bài TĐN số 1 => GV sửa sai nếu có HS đọc nhạc kết hợp với gõ đệm, nhịp, phách, tiết tấu D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Hoạt động cá nhân: Một vài HS trình bày bài TĐN số 1 HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm, làm thanh phách hoặc vỗ tay theo nhịp phách, tiết tấu Hoạt động nhóm: Có thể trình bày bài TĐN theo tổ, nhóm E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG: Đặt lời ca mới cho bài TĐN số1 * Nội dung 2: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Hoạt động chung: HS nghe GV trình bày hoặc xem video về một số ca khúc thiếu nhi HS lắng nghe và nhận xét về lời ca của ca khúc B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: Hoạt động cá nhân: Hs kể tên một số ca khúc thiếu nhi. Hoạt động chung: GV giới thiệu cho HS một số ca khúc thiếu nhi qua video hoặc băng, đĩa nhạc. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Hoạt động nhóm: Tìm thêm một số bài hát thiếu nhi mà em biết. Hoạt động cá nhân: GV tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn” để củng cố kiến thức về nhận biết ca khúc thiếu nhi. Hoạt động chung: HS nghe và phát hiện đây là tên bài hát và tác giả D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Hoạt động cá nhân: Tìm thêm một số bài hát thiếu nhi mà em đã từng được nghe. Hoạt động nhóm: Trình bày một số bài hát thiếu nhi. E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG: Hoạt động nhóm: GV cho HS thực hiện một ca khúc thiếu nhi trên nền nhạc có sẵn.
Tài liệu đính kèm: