Giáo án môn Âm nhạc 9 - Học hát bài: Bóng dáng một ngôi trường

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - HS biết bài “ Bóng dáng một ngôi trường” là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Lân.

 - HS hiểu được nội dung bài hát nói về tình cảm thân thương của những học sinh cũ với mái trường mến yêu đã từng một thời gắn bó.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc 9 - Học hát bài: Bóng dáng một ngôi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1	
Tuần 1- Bài 1 
Học hát bài: 	BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG
I/ MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
 - HS biết bài “ Bóng dáng một ngôi trường” là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Lân.
 - HS hiểu được nội dung bài hát nói về tình cảm thân thương của những học sinh cũ với mái trường mến yêu đã từng một thời gắn bó.
2. Kĩ năng: 
 - HS thực hiện thành thạo: hát đúng giai điệu, thể hiện đúng những chỗ đảo phách trong bài.
 - HS thực hiện được: tập trình bày bài hát kết hợp với vỗ tay theo phách.
3. Thái độ: 
 - Thói quen: Giáo dục cho học sinh có tình cảm gắn bó và yêu mến mái trường.
 - Tính cách: HS tích cực hơn trong học tập.
II/ NỘI DUNG: Học hát bài “ Bóng dáng một ngôi trường”.
III/ CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: tranh nhạc, hát thuần thục bài “ Bóng dáng một ngôi trường”, máy đĩa, đĩa nhạc.
2. Học sinh: vở ghi bài và các dụng cụ học sinh hay dùng.
IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp (1p)
2. Kiểm tra miệng: thông qua.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.(15p)
- GV: ghi nội dung, treo tranh nhạc.
- HS: ghi bài
- GV: thuyết trình giới thiệu về bài hát và tác giả: Nhạc sĩ Hoàng Lân sáng tác bài ” Bóng dáng một ngôi trường” vào năm 1985, trong một lần về thăm trường THPT Nguyễn Huệ (Hà Đông - Hà Tây), nơi để lại trong ông kí ức đẹp đẽ về mái trường từng gắn bó thân thiết thời thơ trẻ của nhiều thế hệ học sinh. Hai tác giả Hoàng Long - Hoàng Lân là tác giả của những ca khúc quen thuộc như: Em đi thăm miền Nam (1959), Bác Hồ - Người cho em tất cả (1975), phỏng thơ Phong Thu; Từ rừng xanh cháu về thăm Bác (1978); Chúng em cần hòa bình (1985)
- HS lắng nghe.
- GV: cho HS nghe 1 - 2 lần bài hát “ Bóng dáng một ngôi trường”.
- HS: nghe, cảm nhận giai điệu.
- GV: yêu cầu HS quan sát tranh nhạc để tìm hiểu bài hát bằng các câu hỏi sau:
+ Bài hát gồm mấy đoạn? (2 đoạn)
(Đoạn a: Từ đầu  trong lòng chúng ta, viết ở nhịp. Đoạn b là phần tiếp theo đến ngôi trường, viết ở nhịp )
+ Kể tên những kí hiệu âm nhạc có trong bài hát?
(hóa biểu, dấu nối, dấu luyến, dấu lặng, dấu chấm dôi, dấu nhắc lại, khung thay đổi).
+ Tính chất âm nhạc của từng đoạn?
(Đoạn a có tính chất sôi nổi, linh hoạt; đoạn b có tính chất tha thiết lôi cuốn).
+ Em hãy cho biết tính chất của nhịp , 
- HS: Cá nhân trả lời.
- GV: Bắt nhịp cho học sinh khởi động giọng bằng âm La.
- HS: Thực hiện 1, 2 lần.
GV: Giải thích trước khi tiến hành tập đoạn a cho học sinh: đoạn a có 4 câu hát, trong đó câu 1 và 3 cung chung âm hình tiết tấu.
- HS: theo dõi.
Hoạt động 2: Tập hát. (25p)
- GV: Hướng dẫn học sinh tập hát từng câu: GV hát mẫu câu 1 (2 - 3 lần) yêu cầu học sinh nghe, hát nhẩm theo GV chú ý hát mẫu kĩ những chỗ đảo phách, dấu lặng và có nốt hoa mĩ) sau đó yêu cầu học sinh hát lại câu 1 (2 -3 lần)
Câu 2 tập tương tự, khi tập xong câu 2 cho học sinh hát nối tiếp cả hai câu lại với nhau. Tập như vậy theo lối móc xích cho đến hết đoạn. Sau mỗi câu GV gọi 1 - 2 HS hát tốt hát lại cho học sinh nghe tự điều chỉnh.
- HS: tập hát đoạn a.
- GV: yêu cầu HS hát hoàn chỉnh đoạn a (1 - 2 lần).
- HS: thực hiện.
- GV: Hướng dẫn học sinh tập hát đoạn b: cách tập đoạn b tương tự đoạn a, ở đây học sinh cần thể hiện đúng cao độ, đảo phách, dấu lặng đơn, lặng đen. Ở đoạn này trọng âm lúc rơi vào tiếng thứ 2 (hàng cây), lúc rơi vào tiếng thứ 3 (một khúc ca), lúc rơi vào tiếng thứ 4 (bên dòng sông ấy) nên GV hướng dẫn HS đánh dấu trọng âm để hát cho đúng nhịp.
- HS: cả lớp chú ý tập hát đoạn b.
- GV: theo dõi, nhận xét, sửa sai.
- GV: điều khiển HS trình bày hoàn chỉnh bài hát, sau đó chia lớp thành 2 dãy, 1 dãy hát đoạn a dãy còn lại hát đoạn b và ngược lại.
- HS: hát
- GV: theo dõi, sửa sai cho HS.
- GV: yêu cầu: hát toàn bộ bài và nhắc lại câu kết “càng lắng sâu  bóng dáng ngôi trường” thêm lần nữa.
- HS thực hiện.
- GV: nhận xét sửa sai nếu có.
Học hát bài: 
BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG
Nhạc và lời: Hoàng Lân
+ Bài hát gồm 2 đoạn.
Đoạn a: Từ đầu  trong lòng chúng ta, viết ở nhịp. Đoạn b là phần tiếp theo đến ngôi trường, viết ở nhịp 
+ Những kí hiệu âm nhạc có trong bài hát:
Dấu hóa biểu, dấu nối, dấu luyến, dấu lặng, dấu chấm dôi, dấu nhắc lại, khung thay đổi.
+ Tính chất âm nhạc của từng đoạn:
Đoạn a có tính chất sôi nổi, linh hoạt; đoạn b có tính chất tha thiết lôi cuốn.
4. Tổng kết: (3p)
- GV: hỏi: Hãy nêu nội dung của bài hát?
(Bài hát nói về tình cảm thân thương của những học sinh cũ với mái trường mến yêu đã từng một thời gắn bó).
- HS cá nhân trả lời.
- GV: chốt ý: Qua bài hát giáo dục cho học sinh có tình cảm gắn bó và yêu mến mái trường.
- HS: ghi nhớ.
5. Hướng dẫn học tập: (1p)
- Học thuộc lời ca và thể hiện đúng sắc thái của bài hát.
- Chuẩn bị trước nội dung tiết học sau: Nhạc lí: giới thiệu về quãng; đọc tên nốt trong TĐN số 1.
V/ PHỤ LỤC: Không có
VI/ RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung: 	
Phương pháp: 	
Phương tiện: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet_1_HBH_Bong_dang_mot_ngoi_truong_BDT_Nhac_si_Hoang_Hiep_va_bai_hat_Cau_ho_ben_bo_Hien_Luong.doc