Giáo án môn Âm nhạc 9 năm 2014 - 2015

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết nhạc sĩ Hoàng Lân là tác giả của bài bóng dáng một ngôi trường. Biết nội dung bài hát nói về những kỉ niệm sâu sắc thời đi học.

2. Kĩ năng:

- HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.

3. TháI độ

- Qua bài hát giáo dục học sinh tình yêu mái trường, tình cảm gắn bó với thầy cô giáo và bạn bè.

 

doc 29 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc 9 năm 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giới thiệu bài:
 Các bài thơ là niềm cảm hứng cho các nhạc sĩ phổ nhạc đặc biệt là các ca khuc viết cho thiếu nhi.
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn tập bài hát: Bóng giáng một ngôi trường.
2. Ôn tập, tập đọc nhạc: TĐN số 1.
3. Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhí phổ thơ.
- Là phương thức sáng tác ca khúc mà phần lời ca có nguồn gốc từ 1 bài thơ. 
- Có 3 cách phổ nhạc cho thơ.
+ Giữ nguyên vẹn bài thơ không thay đổi dù chỉ một từ
+Lời thơ được thay đổi ít nhiều.
+ Dựa theo ý thơ
- Cho HS nghe lại bài hát 1 lần.
- Cho HS luyện thanh 
- Cho HS hát lại BH 1-2 lần
- Cho tốp ca, song ca, đơn ca lên trình bày
- Gọi 1-2 HS nhận xét 
- GV nhận xét chung 
- Bài TĐN só 1 có tựa đề là gì? Xuất xứ từ đâu?
- Bài TĐN viết ở giọng gì? Nhịp gì?
- Cho HS đọc lại gam son trưởng.
- Cho HS đọc lại bài TĐN & hát lời ca 1-2 lần 
- Cho HS đọc nhạc – ghép lời và gõ phách.
- Kiểm tra 2-3 HS đọc và gõ tiết tấu.
- GV nhận xét - sửa sai
- Em hiểu thế nào là ca khúc phổ thơ?
- GV giả thích thêm: 
- Kể tên 1 vài ca khúc phổ thơ mà em biết? 
- GV cho HS nghe 1 vài ca khúc phổ thơ của người lớn và giành cho tuổi thơ.
- Em cho biết có mấy cách phổ nhạc cho thơ?
- GV sơ kết
- HS nghe lại BH.
- HS luyện thanh.
- HS hát lại bài hát.
- HS hát theo hướng dẫn của GV.
- HS nhận xét 
- HS trả lời
- HS trả lời: Giọng son trưởng, nhịp 24
- HS đọc gam son trưởng.
- HS đọc & hát lời ca bài TĐN.
- HS đọc & gõtiết tấu.
- HS trình bày
- HS kể tên các cackhúc: Bụi phấn, Đi học, Tia nắng hạt mưa .
- HS nghe & cảm nhận.
- HS trả lời: Có 3 cách phổ nhạc cho thơ.
- HS nghe
4. Củng cố bài học: 
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Cho HS hát 1 ca khúc thiếu nhi phổ thơ mà HS thuộc (Bụi phấn, Cho con hoặc Bác Hồ người cho em tất cả)
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học và làm các bài tập trong SGK và SBT.
- Chuẩn bị tiết 4
iv. tự rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày dạy : 
Bài 2.Tiết 4
Học hát: Bài Nụ cười
i.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS biết bài Nụ cười làbài hát Nga, nội dung bài hát thể hiện sự lạc quan, yêu đời của tuổi thiếu nhi. Biết bài hát viết ở nhịp 22.
2. Kĩ năng: 
- HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm; tạp hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca...
3. Giáo dục:
- Qua bài hát giáo dục tình cảm lạc quan, sự tin yêu cuộc sống và tình thân ái hữu nghị giữa thiếu nhi 2 nước Việt – Nga. 
ii.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nhạc cụ, băng hát mẫu một số bài hát Nga.
2. Học sinh: Tìm hiểu về bài hát trước khi lên lớp.
iii.Tiến trình Dạy - Học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- SGK, vở ghi chép của HS.
2. Giới thiệu bài
 ở lớp trước các em đã được học 1 bài hát của nước Nga. Đó là bài hát nào?
Hôm nay các em sẽ được học thêm 1 bài hát Nga có giai điệu rất vui: bài hát Nụ Cười.
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học hát bài Nụ cười
1. Tìm hiểu bài
- Nhịp 22
- Kí hiệu :
Dấu nối, dấu lặng đen, dấu quay lại và khung thay đổi.
- Nội dung bài hát thể hiện sự lạc quan, yêu đời của tuổi thiếu nhi. 
2. Học hát :
- Luyện thanh :
Ma... 
(nẩy tiếng)
- Bài hát do ai phỏng dịch lời việt?
- Giới thiệu: BH này được viết ở nhịp 22 và có 2 đoạn, trong đó đoạn 1 viết ở giọng C, đoạn 2 chuyển sang giọng Cm.
- GV: Đoạn 1 hát sôi nổi, đoạn 2 hát êm dịu hơn đoạn 1.
- Trong BH cần lưu ý những kí hiệu âm nhạc nào?
- BH có 2 lời và có dấu nhắc lại. Vậy ta sẽ trình bày BH như thế nào?
- Cho HS nghe hát mẫu.
- Cho HS đọc lời ca.
- Cho biết bài hát có nội dung như thế nào?
- Theo em BH có thể chia thành mấy câu?
- GV làm mẫu luyện thanh sau đó cho HS luyện thanh.
- GV dạy từng câu theo lối móc xích (mỗi câu đàn giai điệu 2 lần & hát mẫu 1-2 lần sau đó cho HS hát).
* Chú ý: Nhịp lấy đà nhấn vào tiếng “Sáng”.
- GV cho HS hát từng đoạn -> hát toàn bộ lời 1 -> ghép 2 lời của BH.
- Cho HS hát với nhạc đệm của đàn.
* Chú ý: Hát đúng sắc thái 2 đoạn.
- GV y/c tổ, nhóm, cá nhân trình bày
- GV nhận xét
- HS trả lời
- HS nghe
- HS trình bày
Dấu nối, dấu lặng đen, dấu quay lại và khung thay đổi.
- HS trả lời: - HS chỉ trên bảng phụ. Hát từ đầu -> hết lời 1 quay lại lời 2 (đoạn của cả 2 lời giống nhau chỉ khác ở câu cuối cùng).
- HS nghe hát mẫu.
- HS đọc lời ca.
- HS trình bày
- HS chia câu : 10 câu (HS chỉ cụ thể trên bảng phụ).
- HS luyện thanh.
- HS hát theo hướng dẫn của GV.
- HS hát theo hướng dẫn của GV.
- HS hát theo nhạc đệm của đàn.
- Tổ, nhóm, cá nhân trình bày
- HS nghe
4. Củng cố bài học: 
- Nhắc lại nội dung bài học
- Cho HS nghe 1 số trích đoạn các bài hát Nga khác (VD Chiều Mat xcơ va; Đôi bờ; Cây dương liễu; Thời thanh niên sôi nổi..).
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học và làm các bài tập trong SGK và SBT.
- Chuẩn bị tiết 5
iv. tự rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày dạy : 
Bài 1. Tiết 5
 - Ôn tập bài hát: Nụ Cười
 - Tập đọc nhạc: Gọng Mi Thứ – TĐN số 2
i. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- HS hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Nụ cười.
 - HS biết công thức cấu tạo của giọng Mi thứ.
- HS biết bài TĐN số 2 – Nghệ sĩ với cây đàn là nhạc Nga, được viết ở giọng Mi thứ, nhịp 34. 
2. Kĩ năng: ‘
- Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca...
- Nói đúng tên nốt nhạc, đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.
3. Thái độ:
- GD cho HS thái độ yêu thích môn học.
ii.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nhạc cụ, bảng phụ.
2. Học sinh: Tìm hiểu bài trước khi lên lên lớp.
iii.Tiến trình Dạy - Học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Y/c 1 HS trình bày bài hát Nụ cười.
2. Giới thiệu bài
- Giờ trước các em đã học một bài hát nước Nga, hôm nay chúng ta tìm hiểu thêm một bài hát nữa của nước Nga đó là bài TĐN số 2 - Nghệ sĩ với cây đàn (Trích bài hát trong phim Tiếng hát tráI tim).
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn tập bài hát: Nụ Cười.
 Nhạc Nga
 Phỏng dịch lời: Phạm Tuyên
2. Giọng Mi Thứ:
- Giọng Mi thứ có âm chủ là Mi. Hoá biểu giọng Mi thứ có một dấu thăng ( Pha thăng).
- Cấu tạo giọng Mi thứ tự nhiên:
- Giọng Mi thứ hoà thanh có bậc VII tăng lên nửa cung.
3. Tập đọc nhạc: TĐN số 2:
Nghệ sĩ với cây đàn
 Nhạc Nga
- Nhịp 34
- Cao độ : gồm các nốt Si – Rê – Mi – Pha – Son – La – (Si). 
- Trường độ : gồm nốt đen, nốt trắng, móc đơn, trắng chấm dôi, đen chấm dôi.
- Kí hiệu : gồm có dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu lặng đen, dấu thăng.
Hoạt động 1. Ôn tập bài hát
- Cho HS nghe lại bài hát 1 lần.
- Y/C HS luyện thanh 
- Cho HS hát lại bài hát theo đúng giai điệu, lời ca.
- GV y/ c HS nhận xét
- GV nhận xét
- GV y/ c HS hát kết hợp gõ đệm theo phách
- GV y/ c HS trình bày theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
- Gọi 1-2 HS nhận xét 
- GV nhận xét – sửa sai
Hoạt động 2. Nhạc lí
- Em đã học giọng thứ nào?
- Em hãy viết công thức gam thứ?
 I II III IV V VI VII (I)
- Giọng Mi thứ là gì?
- Viết công thức giọng Mi thứ tự nhiên.
- GV giới thiệu về giọng Mi thứ hoà thanh
- GV đàn 2 giọng 
- GV cho HS đọc 2 giọng trên
- GV sơ kết
Hoạt động 3. Tập đọc nhạc số 2
- GV treo bảng phụ chép bài TĐN số 2 lên bảng
- Bài TĐN số 2 có tựa đề là gì? Xuất xứ từ đâu?
- Bài TĐN viết ở nhịp gì? Giọng gì?
- Nhận xét bài TĐN về cao độ, trường độ, kí hiệu sử dụng trong bài.
- Bài TĐN có mấy tiết nhạc?
- Tiết nhạc số 2 có gì đặc biệt?
- GV giới thiệu cho HS hiểu về chùm 3 nốt nhạc = 1 nốt đen.
- Cho HS đọc tên các nốt nhạc trong bài TĐN.
- GV cho HS đọc từng câu theo lối móc xích bằng cách GV đàn từng câu 2 – 3 lần sau đó y/c HS đọc.
- GV có thể y/c cá nhân đọc trước từng câu sau đó cả lớp đọc
- Cho HS đọc nhạc toàn bài
- Cho HS ghép lời ca của bài hát
- Y/C nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp ghép lời kết hợp với gõ phách sau đó đổi lại
- GV y/c tổ, nhóm, thực hiện
- Y/C HS nhận xét
- GV nhận xét – sửa sai 
- HS nghe – cảm nhận 
- HS luyện thanh
- HS hát lại bài hát
- Cá nhân nhận xét
- HS nhe nhận xét
- HS thực hiện
- HS trình bày.
- HS nhận sét 
- HS nghe nhận xét
- HS trả lời: Giọng la thứ.
- 1 HS lên bảng viết, HS ở dưới viết ra nháp
- HS trình bày
- 1 HS lên bảng viết, HS ở dưới lớp viết vào vở
- HS nghe – quan sát
 - HS nghe
- HS đọc -> phân biệt sự khác nhau giữa Mi thứ tự nhiên, mi thứ hoà thanh.
- HS nghe 
- HS quan sát
- Bài: Nghệ sĩ với cây đàn. Nhạc Nga.
- Nhịp , Giong mi thứ .
- HS nhận xét:
- HS trả lời
- HS trả lời: Giọng Em hoà thanh (Rê thăng)
- HS nghe
- HS đọc tên các nốt nhạc trong bài TĐN.
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- Cá nhân thực hiện 
- HS thực hiện
- HS ghép lời 
- HS thực hiện
- Tổ, nhóm thực hiện
- Cá nhân nhận xét
- HS nghe
4. Củng cố bài học: 
- Y/C HS nhắc lại nội dung bài học.
- Kiểm tra 1- 2 cá nhân đọc bài TĐN số 2
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học và làm các bài tập trong SGK và SBT.
- Chuẩn bị tiết 6
iv. tự rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày dạy : 
Bài 2.Tiết 6
 Ôn tậpTập đọc nhạc: TĐN Số 2
Nhạc lí : Sơ lược về hợp âm
Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trai- Cốp- xki
i.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 2, kết hợp gõ đệm.
- HS biết khái niệm về hợp âm, phân biệt được hợp âm ba và hợp âm bảy.
- HS biết vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của nhạc sĩ Trai-cốp-xki. 
2. Kĩ năng: 
- HS tập đọc và đánh nhịp bài TĐN số 2.
- HS xác định được các loại hợp âm ba, hợp âm bảy.
3. Giáo dục: 
- Giáo dục cho HS tình yêu đối với âm nhạc cổ điển, biết tôn trọng, tôn kính các tài năng âm nhạc thế giới.
ii.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nhạc cụ, bảng phụ, một số đoạn trích các tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Trai Cốp Xki.
2. Học sinh: Tìm hiểu bài trước khi đến lớp.
iii.Tiến trình Dạy - Học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giọng Mi thứ là gì? Em hãy đọc nhạc bài TĐN số 2.
2. Giới thiệu bài :
 Các em a ! nói đến vũ kịch Hồ thiên nga thì nhiều người biết đến và ai là tác giả của vũ kịch này. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về ông – nhạc sĩ Trai – cốp – xki.
 3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN Số 2.
Nghệ sĩ với cây đàn
 Nhạc Nga
2. Nhạc lí: Sơ lược về hợp âm.
a. Hợp âm.
- Là sự vang lên đồng thời của ba, bốn hoặc nhiều âm cách nhau một quãng 3.
VD:
b Các loại hợp âm:
*. Hợp âm 3.
- Gồm có 3 âm, các âm cách nhau quãng 3 Hai âm ngoài cùng tạo thành quãng 5.
VD:
+ Hợp âm, 3 trưởng.
+ Hợp âm 3 thứ.
* Hợp âm 7
- Gồm có 4 âm, các âm cách nhau theo quãng 3. Hai âm ngoài cùng tạo thành quãng 7.
VD:
3. Âm Nhạc thường thức:
a. Nhạc sĩ Trai Cốp- xki.
- Là nhạc sĩ nổi tiếng người Nga.
- Ông sinh ngày 2/4/1840 - mất ngày 25/1/1893...
b. Bài hát cô gái miền đồng cỏ
Hoạt động 1. Ôn tập TĐN số 2
- Bài TĐN số 2 có tựa đề là gì? Xuất xứ từ đâu?
- Bài TĐN viết ở nhịp gì? Giọng gì? Tại sao?
- Cho HS đọc thang âm Mi thứ
- Cho HS đọc nhạc - hát lời ca bài TĐN kết hợp gõ phách.
- Y/C từng cặp HS đọc nhạc - ghép lời kết hợp gõ phách
- Y/C HS nhận xét
- GV nhận xét – sửa sai 
Hoạt động 2. Nhạc lí
- GV lấy 1 vài VD cho HS quan sát.
- Hợp âm là gì?
- GV đưa VD hợp âm 3 và giảng.
- Hợp âm 3 là hợp âm như thế nào?
- GV hướng dẫn sự khác nhau giữa hợp âm 3 trưởng & hợp âm 3 thứ 
- Cho HS nghe 2 loại hợp âm trên đàn.
(GV: Hợp âm 3 trưởng nghe sáng, hợp âm 3 thứ nghe tối hơn).
- Hợp âm 7 là gì?
VD: Hợp âm 7 
- Cho HS nghe trên đàn 1 số hợp âm bảy.
- GV kết luận
Hoạt động 3. ÂNTT
- Cho HS đọc phần viết về nhạc sĩ Trai- Cốp – Xki.
- Em biết gì về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trai-cốp-xki ?
- GV giới thiệu thêm về nhạc sĩ Trai -Cốp - xki.
- GV giới thiệu bài hát “Cô gái miền đồng cỏ”
- cho HS nghe bài hát “Cô gái miền đồng cỏ”
- Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi nghe bài hát?
- GV sơ kết
- Nghệ sĩ với cây đàn. Nhạc Nga.
- Nhịp, giọng Mi thứ vì hoá biểu có 1 dấu thăng, kết ở nốt Mi.
- HS thực hiện
- HS đọc nhạc & hát lời ca.
- Từng cặp thực hiện
- HS nhận xét
- HS nghe nhận xét
- HS quan sát
- HS trình bày khái niệm hợp âm (mục1 SGK) và ghi vở
- HS nghe – quan sát
- HS trình bày khái niệm hợp âm 3 (SGK trang 19) và ghi vở
- HS nghe – quan sát
- HS nhận xét được sự khác nhau .
- HS trình bày khái niệm và ghi vở 
- HS viết VD
- HS nghe
- HS nghe
- HS đọc bài.
- HS trình bày
- HS nghe giới thiệu
- HS nghe giới thiệu
- HS nghe và cảm nhận.
- HS phát biểu
- HS nghe
4. Củng cố bài học: 
- Y/C hs nhắc lại nội dung bài học.
 - cho HS nghe lại bài hát“Cô gái miền đồng cỏ”
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học và làm các bài tập trong SGK và SBT.
- Chuẩn bị ôn tập lại các nội dung đã học.
iv. tự rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày dạy : 
Tiết 7
Ôn tập 
i.Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- HS hát đúng giai điệu, lời ca của hai bài hát: Bóng dáng một ngôi trường & Nụ cười. Biết hát kết hợp gõ đệm. biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca...
- HS biết về quãng và hợp âm.
- Hs đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 1, số 2, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp. 
2. Kĩ năng: 
- HS tập nâng cao kĩ năng hát kết hợp với các đọng tác biểu diễn.
- HS tiếp tục luyện kĩ năng đọc nhạc giọng son trưởng và mi thứ.
3. Thái độ:
- GD cho HS ý thức học tập.
ii.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nhạc cụ, bảng phụ, TĐN số1 và 2.
2. Học sinh: Ôn tập 2 bài hát, 2 bài TĐN đã học.
iii.Tiến trình Dạy - Học:
1. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn tập 2 bài hát.
- Bài Bóng dáng một ngôi trường.
2. Bài: Nụ cười.
2. Ôn tập nhạc lí:
a. Quãng.
b. Hợp Âm.
3. Ôn tập TĐN.
- TĐN số 1.
- TĐN số 2.
Hoạt động 1. Ôn tập 2 bài hát
- Từ đầu năm em đã được học những bài hát nào?
- Bài: Bóng dáng một ngôi trường là của tác giả nào?
- Bài hát viết ở nhịp gì? Giọng gì?
- Bài hát có tính chất như thế nào?
- Cho cả lớp nghe lại BH 1 lần.
- Y/C HS luyện thanh
- Cho cả lớp hát lại BH.
- Cho 1 tốp ca biểu diễn 1 em lĩnh xướng đoạn đầu BH.
- Gọi 1-2 em nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm.
- Bài hát Nụ cười là của nước nào? Do ai dịch lời việt?
- BH viết ở nhịp gì? Giọng gì?
- Cho HS hát lại toàn bài.
- Cho 2 HS lên biểu diễn song ca.
- GV nhận xét và cho điểm 
Hoạt động 2. Ôn tập nhạc lí
- Quãng là gì?
- Cho VD 1 số Quãng và cho HS lên gọi tên quãng đó theo tính chất trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm.
- Hợp âm là gì?
- Lấy VD 1 số hợp âm.
- GV sơ kết
Hoạt động 3. Ôn tập TĐN
- GV cho HS nhắc lại lần lượt tựa đề, nhịp, giọng của 2 bài TĐN đã học.
- Cho HS nghe lại giai điệu và đọc lại từng bài TĐN.
- Cho HS đọc thang âm
- Cho HS đọc lại từng bài TĐN
- Kiểm tra HS đọc bài theo nhóm cá nhân.
- Y/C HS nhận xét
- GV nhận xét – sửa sai – cho điểm
- 2 BH: Bóng dáng một ngôi trường và Nụ cười.
- Tác giả: Hoàng Lân.
- Nhịp C, giọng Pha Trưởng.
- Tính chất sôi nổi, nồng nhiệt, nội dung là kí ức về 1 mái trường nơi có những dấu ấn, những kỉ niệm không thể phai mờ.
- HS nghe lại BH.
- HS luyện thanh
- HS hát lại BH.
- HS hát tốp ca, 1 HS hát lĩnh xướng.
- HS nhận xét.
- HS nghe nhận xét
- Nhạc Nga. Phỏng dịch lời Phạm Tuyên.
- Nhịp , giọng C (đoạn 1) -> Cm(đoạn 2)
- HS thực hiện
- HS biểu diễn song ca.
- HS nghe
- Quãng là khoảng cách về cao độ của 2 âm thanh liền bậc...
- HS quan sát – thực hiện
- Hợp âm là sự vang lên đồng thời
- HS lấy VD 1 số hợp âm
- HS nghe
- HS nhắc lại tựa đề, giọng nhịp 2 bài TĐN.
- HS nghe lại giai điệu bài TĐN.
- HS đọc thang âm
- HS thực hiện
- Nhóm, cá nhân thực hiện
- HS nhận sét
- HS nghe 
2. Củng cố bài học: 
- Y/C HS nhắc lại nội dung bài học.
3. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Tiếp tục ôn tập 2 bài hát, 2bài TĐN
- Học và làm bài tập trong SGK và SBT.
- Chuẩn bị cho tiết 8 (KT).
iv. tự rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 8
Kiểm tra 1 tiết
i. Mục tiêu:
- Đối với học sinh: 
+ Giúp các em nhận biết kết quả học tập rèn luyện của bản thân trong 8 tuần vừa qua từ đó giúp các em có phương pháp học tập, rèn luyện tốt hơn.
- Đối với giáo viên: 
+ Thấy được kết quả học tập, rèn luyện của HS trong 8 tuần vừa qua từ đó có phương pháp giảng dạy phù hợp hơn, hiệu quả hơn nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng âm nhạc tốt hơn.
ii. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:- Nhạc cụ.
2. Học sinh:- Ôn tập bài hát, TĐN đã bắt thăm trong tiết trước.
iii. Tiến trình kiểm tra:
1. Hình thức kiểm tra: Vấn đáp ( Hát và TĐN).
2. Tiến trình cụ thể:
a. Kiểm tra hát:
- Từng em sẽ lần lượt trình bày bài hát mà các em bắt thăm được từ tiết trước cùng với nhạc đệm của đàn.
- Mỗi em sẽ tự tổ chức hình thức biểu diễn sao cho phù hợp với bài hát mà mình bắt thăm được theo sự hướng dẫn của GV trong tiết ôn tập trước.
b. Kiểm tra TĐN:
- Các em sẽ lần lượt trình bày bài TĐN mà các em bắt thăm được từ tiết trước kết hợp với gõ phách hoặc gõ tiết tấu hoặc gõ nhịp.
c. Kiểm tra nhạc lí
- Sau khi đã hát(TĐN), GV hỏi 1 câu về kiến thức nhạc lí, âm nhạc thường thức.
* Chú ý: + Cho HS luyện thanh và luyện thang âm trước khi hát và TĐN.
	+ Cho HS trả lời phần nhạc lí, âm nhạc thường thức theo yêu cầu của GV.
3. Nhận xét, đánh giá:
- GV nhận xét và đánh giá phần trình bày của từng em, rút kinh nghiệm cho học sinh trong cách biểu diễn, TĐN.
- Xếp loại đạt
+ HS hát chuẩn xác lời, nhạc kết hợp với động tác biểu diễn (đối với bài hát), đọc chuẩn về cao độ, trường độ kết hợp với gõ phách hoặc gõ ÂHTT(đối với bài TĐN).
- Những em chưa có khả năng ( giọng hát kém, đọc nhạc kém) nhưng tiếp thu lí thuyết tốt, nắm vững kiến thức, kĩ năng và hứng thú, tự giác, tích cực học tập
- Xếp loại chưa đạt: 
+ HS chưa thực hiện được những yêu cầu trên.
iv. tự rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày dạy : 
Bài 3.Tiết 9
 Học hát: Bài Nối Vòng Tay Lớn
i.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS biết bài nối vòng tay lớn do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác, nội dung bài hát kêu gọi sự đoàn kết của mọi người vì đất nước độc lập, thống nhất.
2. Kĩ năng: 
- HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát.Biết lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. 
3. Giáo dục: 
- Qua bài hát giáo dục cho HS tình đoàn kết thân ái, cùng hướng tới một lí tưởng cao đẹp xây dựng Tổ quốc Việi Nam thống nhất, hoà bình.
ii.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nhạc cụ, bảng phụ, tìm hiểu tác giả bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
2. Học sinh: Tìm hiểu về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và bài hát Nối vòng tay lớn.
iii.Tiến trình Dạy - Học:
1. Giới thiệu bài :
- Bài hát nói lên sự đoàn kết của mọi người vì đất nước độc lập , thống nhất, đây chính là nội dung bài hát Nối vòng tay lớn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
2. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học hát : Bài Nối vòng tay lớn
1. Tìm hiểu chung.
a. Tác giả.
b. tác phẩm.
- Nhịp 
- Kí hiệu: dấu nối, dấu luyến, dấu quay lại & khung thay đổi.
2. Học hát.
- GVgiới thiệu về tác giả
- Cho HS nghe 1 số trích đoạn của nhạc sĩ.
Bài: - Tuổi đời mênh mông
 - Em là bông hồng nhỏ
- GVgiới thiệu nội dung bài hát như SGK
- GV cho HS nghe băng hoặc GV hát cho HS nghe bài hát 
- GV treo bảng phụ chép bài hát lên bảng
- Bài hát được viết ở nhịp bao nhiêu? Ô nhịp đầu tiên của bài
- Bài hát viết ở giọng gì? Tại sao
- Bài hát sử dụng những kí hiệu gì?
* Chú ý : hình thức móc giật.
- Quy trình bài hát được thực hiện ntn?
- Cho 1 HS đọc lời ca.
- Theo em BH có thể chia thành mấy câu?
( GV hướng dẫn HS chia câu)
- GV làm mẫu luyện thanh sau đó cho HS luyện thanh theo đàn.
- GV dạy hát từng câu theo lối móc xích bằng cách mỗi câu đàn 1-2 lần sau đó cho HS hát theo đàn.
* Chú ý: Hát rõ lời ca, hát rứt khoát và hát nẩy tiếng.
- Cho HS hát hoàn chỉnh bài hát.
- Cho HS hát theo nhạc đệm của đàn.
* Chú ý: Hát sôi nổi, nhiệt tình
- Y/C tổ, nhóm, cá nhân trình bày bài hát
- Y/C cá nhân nhận xét
- GV nhận xét – sửa sai – cho điểm
- Bài hát được đánh nhịp ntn?
- Y/C cả lớp hát kết hợp đánh nhịp 
- GV kết luận
- Nghe giới thiệu
- Nghe - cảm nhận
- Nghe giới thiệu
- Nghe - cảm nhận
- HS quan sát.
- Nhịp , Ô nhịp đầu là nhịp lấy đà.
- Giọng Em vì hoá biểu có 1 dấu thăng.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS đọc lời ca.
- Bài hát chia thành 5 câu
 Câu1: Từ đầu sơn hà.
Câu 2: Mặt quay cuồng.
Câu 3: Trời ... Việt Nam
Câu 4: Cờ  ngày mới.
Câu 5: Thành  trên môi. 
- Lời 2. Tương tự như lời 1 và kết bài ở từ Nam. 
- HS luyện thanh.
- HS hát theo hướng dẫn của GV.
- HS nghe
- HS hát hoàn chỉnh bài hát
- HS thực hiện
- HS nghe
- Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện
- Cá nhân nhận xét
- HS nghe nhận xét
- Cá nhân thực hiện
- HS thực hiện
- HS nghe
3. Củng cố bài học: 
- Y/C HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV cho HS hát 1 bài hoặc 1 đoạn bài hát khác của Nhạc sĩ Trịnh công sơn. 
4. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học thuộc bài hát
- Làm các bài tập trong SGK và SBT.
- Chuẩn bị tiết sau.
iv. Tự rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày dạy : 
Bài 3.Tiết 10
 - Nhạc lí: Giới thiệu về dịch giọng
 -Tập đọc nhạc: Giọng Pha trưởng- TĐN số 3
i.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - HS biết khái niệm về dịch giọng, đặc điểm của dịch giọng.
- HS biết công thức cấu tạo giọng Pha trưởng 
- HS biết bài TĐN số 3 – Lá xanh là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Việt, được viết ở giọng Pha trưởng. Nói đúng tên nốt nhạc, đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.
 2. Kĩ năng: 
- HS biết cách dịch giọng ở các giọng đã được học.
- HS biết cách xác định các bài hát, bản nhạc được viết ở giọng F.
- HS tập đọc bài TĐN số 3 được viết ởgiọng F.
3. Thái độ:
- GD cho HS ý thức học tập.
ii.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nhạc cụ, bảng phụ.
2. Học sinh: Tìm hiểu bài trước khi đến lớp.
iii.Tiến trình Dạy - Học:
1. Kiểm tra: Cho 1 tốp ca lên trình bày bài hát Nối vòng tay lớn. 
2. Giới thiệu bài :
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Nhạc lí: 
a. Giới thiệu về dịch giọng.
- Khái niệm
+ Dịch giọng là sự chuyển dịch độ cao – thấp của 1 bài hát, bản nhạc.
- Đặc điểm của dịch giọng: Khi dịch giọng tên nốt và hoá biểu sẽ thay đổi những mối quan hệ về cao độ, trường độ, tính chất bài hát sẽ không thay đổi.
b. Giọng Pha trưởng.
- Là giọng có âm chủ là Pha hoà biểu có 1 dấu giáng (Si giáng)
- Cấu tạo :
2. Tập đọc nhạc : TĐN số 3.
- Nhịp 24
- Cao độ: gồm các nốt pha – son – la - đô - rê - mi
- Trường độ : gồm nốt đen, móc đơn, trắng đen chấm dôi.
- Kí hiệu : gồm có dấu chấm dôi, hoa mỹ, giáng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet_1_HBH_Bong_dang_mot_ngoi_truong_BDT_Nhac_si_Hoang_Hiep_va_bai_hat_Cau_ho_ben_bo_Hien_Luong.doc