Giáo án môn Công nghệ 7 - Bài 52: Thức ăn của động vật thủy sản (tôm, cá)

Tiết 24- Bài 52:

THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN ( TÔM, CÁ)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Trình bày được các loại thức ăn của tôm, cá.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.

- Phân tích được mối quan hệ về thức ăn của tôm, cá.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

- Rèn kỹ năng liên hệ thực tế, tư duy logic.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

- Thích khám phá, tìm tòi kiến thức vận dụng vào trong thực tiễn sản xuất.

4. Năng lực cần hình thành và phát triển:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác.

 

docx 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1101Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Công nghệ 7 - Bài 52: Thức ăn của động vật thủy sản (tôm, cá)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/12/2016
Ngày dạy: 02/12/2016	
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Huyền
Tiết 24- Bài 52:
THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN ( TÔM, CÁ)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức:
Trình bày được các loại thức ăn của tôm, cá.
Phân biệt được sự khác nhau giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
Phân tích được mối quan hệ về thức ăn của tôm, cá.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.
Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
Rèn kỹ năng liên hệ thực tế, tư duy logic.
Thái độ:
Yêu thích môn học.
Thích khám phá, tìm tòi kiến thức vận dụng vào trong thực tiễn sản xuất.
Năng lực cần hình thành và phát triển:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác.
 - Năng lực riêng: Năng lực kiến thức sinh học, nghiên cứu khoa học.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
Thầy: Máy chiếu, giáo án, tài liệu liên quan.
Trò: SGK, chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Ổn định tổ chức ( 1’): Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ ( 1’): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Bài mới ( 41’):
 - Vào bài: Các em đều biết, thức ăn có vai trò quan trọng đối với sự sống của tất cả sinh vật. Trong ngành thủy sản, thức ăn chính là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng của tôm, cá. Cụ thể, thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào? Chúng có đặc điểm ra sao? Cô và các em cùng đi tìm hiểu nội dung bài hôm nay:
Tiết 24- Bài 52:
Thức ăn của động vật thủy sản ( tôm, cá)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu những loại thức ăn của tôm, cá ( 28’).
- Yêu cầu đại diện nhóm 1 trình bày phần tìm hiểu về thức ăn tự nhiên.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
Chiếu hình 82, hình 78 SGK.
- Từ hình 78 và hình 82, các em hãy thảo luận nhóm, sắp xếp các loại thức ăn thành từng nhóm và điền vào phiếu học tập.
Thời gian thảo luận là 2’.
- Quan sát các nhóm thảo luận( giúp đỡ nếu cần).
- Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chiếu đáp đúng.
- Bên cạnh những động vật, thực vật thủy sinh trên, thức ăn tự nhiên của tôm, cá còn gồm rất nhiều loại.
Chiếu hình ảnh minh họa.
- ( Tích hợp Sinh học 6)
 Nhóm thực vật thủy sinh ngoài vai trò làm thức ăn cho tôm, cá còn vai trò nào khác không?
- Nhận xét.
Thực vật thủy sinh thông qua quá trình quang hợp giúp cung cấp oxi cho các sinh vật sống trong nước.
- Qua phần nội dung vừa tìm hiểu, em hãy nhắc lại thức ăn tự nhiên là gì? Bao gồm những loại nào?
- Chốt kiến thức.
- Theo em, thức ăn tự nhiên có vai trò quan trọng đối với giai đoạn phát triển nào của cá?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Chốt kiến thức.
Thức ăn tự nhiên đặc biệt quan trọng trong giai đoạn tôm, cá còn bé. Nhưng khi tôm, cá bắt đầu lớn, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao. Khi đó cần thiết phải sử dụng thức ăn nhân tạo.
- Yêu cầu đại diện nhóm 2 trình bày phần chuẩn bị.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
Chiếu hình 83 SGK.
- Gọi HS nhắc lại thế nào là thức ăn nhân tạo? Nó gồm những loại nào?
- Chốt kiến thức.
- Chiếu hình ảnh về thức ăn nhân tạo.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm, thảo luận:
+ Nhóm 1: Ưu điểm của thức ăn tự nhiên.
+ Nhóm 2: Ưu điểm của thức ăn nhân tạo.
+ Nhóm 3: Hạn chế của 2 loại thức ăn.
Thời gian thảo luận là 3’.
- Quan sát các nhóm thảo luận ( giúp đỡ nếu cần).
- Gọi HS dán phiếu học tập lên bảng.
- Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Chiếu đáp án đúng.
- Chuyển ý:
 Để tiết kiệm chi phí cho con người, cần phát huy được những ưu thế của thức ăn tự nhiên vì đây là thức ăn sẵn có. Muốn vậy, chúng ta cần nắm được mối quan hệ giữa các thành phần của thức ăn tự nhiên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về quan hệ thức ăn.
- Yêu cầu đại diện nhóm 3 trình bày.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét
Chiếu sơ đồ 16. 
- Vậy giữa các sinh vật nước có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Chốt kiến thức.
- Phát cho mỗi nhóm 2 hình ảnh.
- Yêu cầu các nhóm lên dán.
- Nhận xét, chốt kiến thức.
Dựa vào sơ đồ này, theo em, làm thế nào để tăng lượng thức ăn của tôm, cá?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt kiến thức.
- Chiếu hình ảnh.
Giới thiệu về mô hình VAC.
- Địa phương em có xây dựng theo mô hình VAC không?
- Địa phương em thường cho cá ăn loại thức ăn nào?
- Chiếu hình ảnh.
( Tích hợp bảo vệ môi trường)
Thức ăn rất quan trọng nhưng nếu cho ăn quá nhiều, lượng thức ăn thừa sẽ phân hủy gây ô nhiễm môi trường nước và làm chết tôm, cá. Vì vậy chúng ta cần cho ăn hợp lý để vừa giúp tôm, cá tăng trưởng tốt, vừa bảo vệ môi trường.
- Đại diện nhóm 1 trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát
- Thảo luận nhóm, điền phiếu học tập.
- Các nhóm dán kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời
- Nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Trả lời.
- Thảo luận nhóm, điền vào phiếu học tập.
- Dán phiếu học tập.
- Nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Trả lời.
- Dán hình theo yêu cầu.
- Trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Trả lời.
- Trả lời.
I. Những loại thức ăn của tôm, cá.
1. Thức ăn tự nhiên
- Là thức ăn có sẵn trong nước.
- Bao gồm:
+ Vi khuẩn
+ Động vật thủy sinh
+ Thực vật thủy sinh
+ Mùn bã hữu cơ
2. Thức ăn nhân tạo
- Là thức ăn do con người cung cấp trực tiếp.
- Có 3 nhóm:
+Thức ăn tinh: cám, khô dầu
+ Thức ăn thô: phân hữu cơ, phân vô cơ.
+ Thức ăn hỗn hợp: phối trộn nhiều thành phần.
II. Quan hệ về thức ăn 
 Giữa các nhóm sinh vật sống trong nước có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đó là quan hệ về thức ăn - quan hệ dinh dưỡng.
 4. Củng cố: ( 1’)
 - Chiếu sơ đồ khái quát.
 - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
 5. Hướng dẫn học ở nhà: ( 1’)
 - Học bài và làm bài tập SGK, SBT. 
 - Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo: 
+ Nhóm 1: Chuẩn bị cám, trai, ốc hến.
+ Nhóm 2: Chuẩn bị nước ao chứa sinh vật phù du.
+ Nhóm 3: Chuẩn bị thức ăn hỗn hợp.
Xác nhận của BGH
Hòa Phú, ngày 28 tháng 11 năm 2016
Người soạn
Nguyễn Thị Huyền

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 52 Thuc an cua dong vat thuy san tom ca_12273172.docx