Giáo án môn Công nghệ 7 - Tiết 15 bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản

Tiết 15 Bài 20 THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN

I/ MỤC TIÊU:

1- Kiến thức:

Hiểu được mục đích yêu cầu của các phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản.

2- Thái độ:

Có ý thức tiết kiệm, tránh làm hao hụt, thất thoát trong thu hoạch.

Có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng.

II/ CHUẨN BỊ:

1- Chuẩn bị của GV:

Đồ dùng dạy học:Hình vẽ H.31SGK

Tìm hiểu cách thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản.

Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Trực quan, cá nhân.

2- Chuẩn bị của HS:

Đọc trước bài học.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1- Ổn định tình hình lớp: (1’)

 Điểm danh học sinh trong lớp.

 Chuẩn bị kiểm tra bài cũ

2- Kiểm tra bài cũ: (3’)

 

doc 5 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 1285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Công nghệ 7 - Tiết 15 bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2.10.2011 
Tiết 15 Bài 20 THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
Hiểu được mục đích yêu cầu của các phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản.
2- Thái độ:
Có ý thức tiết kiệm, tránh làm hao hụt, thất thoát trong thu hoạch.
Có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng.
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
Đồ dùng dạy học:Hình vẽ H.31SGK
Tìm hiểu cách thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản.
Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Trực quan, cá nhân.
2- Chuẩn bị của HS:
Đọc trước bài học.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Điểm danh học sinh trong lớp.
 Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2- Kiểm tra bài cũ: (3’)
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
- Mục đích của làm cỏ, vun xới là gì?
- Diệt cỏ dại.
Làm cho đất tơi xốp.
Hạn chế bốc hơi nước.
Chống đổ.
2 đ
3 đ
3 đ
2 đ
- Em hãy nêu các cách bón phân thúc cho cây và kĩ thuật bón thúc?
- Bón theo hốc.
Bón theo hàng.
Bón vãi.
Phun trên lá.
Kĩ thuật bón thúc:
Bón phân.
Làm cỏ, vun xới vùi phân vào đất.
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
3 đ
3 đ
3- Giảng bài mới: (1’)
a/Giới thiệu bài:
Để biết cách thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản như thế nào?
b/Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10’
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thu hoach nông sản
I/ Thu hoạch:
1- Yêu cầu?
Để đảm bảo về số lượng và chất lượng của nông sản thu hoạch đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận.
2- Thu hoạch bằng phương pháp nào?
- Bằng hái.
- Bằng nhổ.
- Bằng đào.
- Bằng cắt.
- Dùng máy.
* Để biết cách thu hoạch như thế nào?
* Ta xét phần 1.
- Đọc phần 1, cho biết thu hoạch đảm bảo yêu cầu gì?
- Em hãy giải thích ý nghĩa các yêu cầu trên?
* Còn thu hoạch bằng cách nào?
- Các em đọc phần 2 và quan sát hình 31 các phương pháp thu hoạch. Điền tên các phương pháp thu hoạch vào dưới các hình 31. a, b, c, d ta được các phương pháp thu hoạch gì?
- Ngoài những cách này có cách nào khác?
- Cho biết cây trồng nào thu hoạch theo các phương pháp trên?
- Để đảm bảo về số lượng và chất lượng của nông sản thu hoạch đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận.
- Đúng độ chín lúa ít rụng, khỏi ngã. Nhanh gọn để tránh mưa ngập úng. Cẩn thận để khỏi dập nát
- Thu hoạch:
a) Bằng hái.
b) Bằng nhổ.
c) Bằng đào.
d) Bằng cắt.
- Bằng máy.
- Bằng hái: đậu, cam
Bằng nhổ: sắn, lạc
Bằng đào: khoai lang
Bằng cắt: lúa
13’
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bảo quản nông sản
II/ Bảo quản:
1- Mục đích:
Bảo quản để hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng của nông sản.
2- Các điều kiện để bảo quản tốt:
- Đối với các loại hạt phải sấy khô để giảm lượng nước trong hạt.
- Đối với rau, quả phải sạch sẽ, không giập, nát.
- Kho bảo quản phải xây dựng cao ráo, có hệ thống thông gió và khử trùng trừ mối, mọt, chuột.
3- Phương pháp bảo quản:
- Bảo quản thông thoáng.
- Bảo quản kín.
- Bảo quản lạnh.
* Để biết cách bảo quản nông sản như thế nào?
* Ta xét phần 1.
- Mục đích của bảo quản là gì?
- Nêu ví dụ bảo quản không tốt có những hao hụt về số lượng như thế nào? Và giảm sút chất lượng như thế nào?
* Phải làm gì để bảo quản tốt?
- Các em đọc phần 2. Cho biết các điều kiện để bảo quản tốt?
- Để thực hiện các điều kiện trên người ta làm như thế nào?
* Để biết có những cách bảo quản nào?
- Các em đọc phần 3. Cho biết có những phương pháp bảo quản nào?
- Ở gia đình em thực hiện các phương pháp bảo quản nào?
- Bảo quản lạnh áp dụng cho loại nông sản nào?
- Do đâu một số sản phẩm khi ăn bị ngộ độc?
- Phải làm gì để sản phẩm không bị nhiễm độc?
- Bảo quản để hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng của nông sản.
- Giảm về số lượng như mọt, chuột ăn...
Lúa độ ẩm cao chất lượng kém.
- Đối với các loại hạt phải sấy khô để giảm lượng nước trong hạt.
Đối với rau, quả phải sạch sẽ, không giập, nát.
Kho bảo quản phải xây dựng cao ráo, có hệ thống thông gió và khử trùng trừ mối, mọt, chuột.
- Sấy khô bằng phơi nắng, loại bỏ rau giập, nát.
Kho xây dựng phải thoáng gió, dùng các thuốc trừ mối, mọt.
- Bảo quản thông thoáng.
Bảo quản kín.
Bảo quản lạnh.
- Bảo quản kín, bảo quản thông thoáng.
- Bảo quản lạnh áp dụng cho các loại rau, quả.
- Do thuốc trừ sâu.
- Sử dụng thuốc đúng cách.
10’
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách chế biến nông sản
III/ Chế biến:
1- Mục đích:
Chế biến nông sản làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.
2- Phương pháp chế biến:
- Sấy khô.
- Chế biến thành bột mịn hay tinh bột.
- Muối chua.
- Đóng hộp.
* Để biết cách chế biến nông sản như thế nào?
* Ta xét phần 1.
- Chế biến nông sản nhằm mục đích gì?
* Để hiểu rõ mục đích trên ta sang phần 2.
- Các em đọc phần 2. Cho biết chế biến nông sản có những phương pháp nào?
- Các phương pháp chế biến trên áp dụng cho loại nông sản nào?
- Trong các cách chế biến trên, cách nào tăng giá trị của sản phẩm, cách nào kéo dài thời gian sử dụng?
- Chế biến nông sản làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.
- Sấy khô.
Chế biến thành bột mịn hay tinh bột.
Muối chua.
Đóng hộp.
- Sấy khô như sắn, khoai lang.
 Chế biến thành tinh bột như sắn.
Muối chua như cải, dưa, cà.
Đóng hộp như dứa.
- Chế thành tinh bột, đóng hộp làm tăng giá trị sản phẩm.
Sấy khô kéo dài thời gian sử dụng.
5’
Hoạt động 4: Củng cố
- Thu hoạch phải đảm bảo yêu cầu gì? Thu hoạch bằng cách nào?
- Bảo quản nhằm mục đích gì? Nêu các phương pháp bảo quản?
- Chế biến nhằm mục đích gì? Nêu các phương pháp chế biến?
- Bài học.
- Bài học.
- Bài học
4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’)
- Về học thuộc bài.
- Trả lời câu 1, 2, 3/49 SGK.
- Tìm hiểu cách bảo quản, chế biến ở gia đình.
- Đọc bài 21: Luân canh, xen canh và tăng vụ.	
IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 16.doc