Giáo án môn Công nghệ 7 - Tiết 23 Bài 26-27

Tiết 23 Bài 26-27 TRỒNG CÂY RỪNG

CHĂM SÓC RỪNG SAU KHI TRỒNG

I/ MỤC TIÊU:

1- Kiến thức:

- Biết được thời vụ trồng rừng.

- Biết cách đào hố trồng cây rừng.

- Biết cách trồng rừng bằng cây con.

- Biết được thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng.

- Hiểu được nội dung cơ bản các công việc chăm sóc rừng.

2- Kĩ năng:

Trồng được cây rừng và chăm sóc được rừng sau khi trồng.

2- Thái độ:

Rèn luyện ý thức lao động đúng kĩ thuật, cẩn thận, an toàn lao động khi trồng cây, chăm sóc rừng.

II/ CHUẨN BỊ:

1- Chuẩn bị của GV:

Đồ dùng dạy học: Hình vẽ H.41 SGK

Tìm hiểu cách trồng rừng, chăm sóc rừng.

Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Quan sát, theo nhóm

2- Chuẩn bị của HS: Đọc bài học.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 3 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 1994Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Công nghệ 7 - Tiết 23 Bài 26-27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28.10.2011 
Tiết 23 Bài 26-27 TRỒNG CÂY RỪNG 
CHĂM SÓC RỪNG SAU KHI TRỒNG
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
- Biết được thời vụ trồng rừng.
- Biết cách đào hố trồng cây rừng.
- Biết cách trồng rừng bằng cây con.
- Biết được thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng.
- Hiểu được nội dung cơ bản các công việc chăm sóc rừng.
2- Kĩ năng:
Trồng được cây rừng và chăm sóc được rừng sau khi trồng.
2- Thái độ:
Rèn luyện ý thức lao động đúng kĩ thuật, cẩn thận, an toàn lao động khi trồng cây, chăm sóc rừng.
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
Đồ dùng dạy học: Hình vẽ H.41 SGK
Tìm hiểu cách trồng rừng, chăm sóc rừng.
Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Quan sát, theo nhóm
2- Chuẩn bị của HS: Đọc bài học.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: (1’)
Điểm danh học sinh trong lớp.
Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2- Kiểm tra bài cũ: (3’)
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
- Gieo hạt vào bầu đất ta thực hiện các bước gì?
- Gieo hạt vào bầu đất theo các bước:
- Bước 1:
Trộn 89% đất, 10% phân hữu cơ, 1% supe lân.
- Bước 2:
Cho hỗn hợp vào túi bầu, thấp hơn miệng túi 1-2cm.
- Bước 3:
Gieo 2-3 hạt giữa bầu đất, lấp đất dày từ 2-3 lần kích thước hạt.
- Bước 4:
Che phủ luống bầu, tưới nước, phun thuốc trừ sâu và bảo vệ luống.
2 đ
2 đ
2 đ
2 đ
2 đ
3- Giảng bài mới: (1’)
a/ Giới thiệu bài:	
Để biết cách trồng cây rừng và chăm sóc rừng sau khi trồng như thế nào?
b/Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
5’
Hoạt động 1: Tìm hiểu thời vụ trồng rừng
I/ Thời vụ trồng rừng:
- Miền Bắc là mùa xuân và mùa thu.
- Miền Trung và miền Nam trồng vào mùa mưa.
* Để biết trồng rừng vào mùa nào?
- Các em đọc phần I. Cho biết thời vụ trồng rừng của miền Bắc, Trung, Nam là mùa gì?
- Miền Bắc là mùa xuân và mùa thu.
Miền Trung và miền Nam trồng vào mùa mưa.
8'
Hoạt động 2: Tiến hành làm đất trồng cây
II/ Làm đất trồng rừng:
1- Kích thước hố:
Dài 30cm.
Rộng 30cm.
Sâu 30cm.
2- Kĩ thuật đào hố:
- Đào hố để riêng lớp đất mặt.
- Trộn đất mặt với 1Kg phân hữu cơ, 100g supe lân, 100g NPK.
- Cuốc đất lấp đầy hố.
* Để biết khi trồng cây ta làm đất như thế nào?
- Đào hố với kích thước bao nhiêu?
- Kĩ thuật đào hố như thế nào?
- Tại sao lấp đất màu trộn với phân bón xuống hố trước.
- Kích thước hố:
Dài 30cm.
Rộng 30cm.
Sâu 30cm.
- Kĩ thuật đào hố:
Đào hố để riêng lớp đất mặt.
Trộn đất mặt với 1Kg phân hữu cơ, 100g supe lân, 100g NPK.
Cuốc đất lấp đầy hố.
- Để lớp đất màu và phân bón không rửa trôi có đủ nguồn dinh dưỡng cho cây.
8’
Hoạt động 3: Trồng rừng bằng cây con
III/ Trồng rừng bằng cây con:
1- Trồng cây con có bầu:
Theo quy trình:
- Tạo lỗ trong hố đất.
- Rạch bỏ vỏ bầu.
- Đặt bầu vào lỗ trong hố.
- Lấp và nén đất lần 1.
- Lấp và nén đất lần 2.
- Vun gốc.
2- Trồng cây con rễ trần:
Theo quy trình:
- Tạo lỗ trong hố đất.
- Đặt cây vào lỗ trong hố.
- Lấp đất kín gốc cây.
- Nén đất.
- Vun gốc.
* Cách trồng rừng bằng cây con như thế nào?
* Ta xét phần 1.
- Nêu quy trình trồng cây con có bầu?
* Còn trồng cây con rễ trần như thế nào?
- Các em đọc phần 2 và xem hình 43.
Nhóm thảo luận điền thứ tự các bước vào đúng các hình a, b, c, d, e của hình 43.
- Gọi vài nhóm trả lời.
- Nhận xét kết quả làm của các nhóm.
- Theo quy trình:
Tạo lỗ trong hố đất.
Rạch bỏ vỏ bầu.
Đặt bầu vào lỗ trong hố.
Lấp và nén đất lần 1.
Lấp và nén đất lần 2.
Vun gốc.
- Theo quy trình:
Tạo lỗ trong hố đất hình a.
Đặt cây vào lỗ trong hố hình c.
Lấp đất kín gốc cây hình e.
Nén đất hình d.
Vun gốc hình b.
- Theo chuẩn bị.
- Chú ý nghe.
5’
Hoạt động 4: Tìm hiểu thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng
IV/ Thời gian và số lần chăm sóc:
1- Thời gian:
Sau khi trồng từ 1 đến 3 tháng chăm sóc liên tục đến 4 năm.
2- Số lần chăm sóc:
- Năm thứ nhất và năm thứ hai từ 2 đến 3 lần.
- Năm thứ ba và năm thứ tư từ 1 đến 2 lần.
* Để biết thời gian chăm sóc rừng và số lần chăm sóc rừng như thế nào?
- Thời gian chăm sóc rừng như thế nào?
- Số lần chăm sóc rừng trong các năm như thế nào?
- Sau khi trồng từ 1 đến 3 tháng chăm sóc liên tục đến 4 năm.
- Năm thứ nhất và năm thứ hai từ 2 đến 3 lần.
Năm thứ ba và năm thứ tư từ 1 đến 2 lần.
9’
Hoạt động 5: Giới thiệu những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng
V/ Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng:
- Làm rào bảo vệ.
- Phát quang.
- Làm cỏ.
- Xới đất, vun gốc.
- Bón phân.
- Tỉa và dặm cây.
* Để biết chăm sóc rừng là làm như thế nào?
- Chăm sóc rừng có các công việc gì?
- Nêu mục đích của việc chăm sóc?
- Làm rào bảo vệ.
Phát quang.
Làm cỏ.
Xới đất, vun gốc.
Bón phân.
Tỉa và dặm cây.
- Rào để trâu bò khỏi phá.
Phát quang để cây đủ ánh sáng và dinh dưỡng.
Làm cỏ để khỏi dành nước và chất dinh dưỡng.
Xới đất, vun gốc để thoáng khí, tới xốp, giữ ẩm, cây không bị đổ.
Bón phân để tăng chất dinh dưỡng.
Tỉa dặm cây để đảm bảo mật độ và khoảng cách.
3’
Hoạt động 6: Củng cố
- Nêu cách trồng rừng bằng cây con có bầu và cây con rễ trần?
- Nêu những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng?
- Bài học.
- Bài học.
4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’)
- Về học thuộc bài.
- Tìm hiểu trồng rừng và chăm sóc rừng ở địa phương.
- Đọc bài 28: Khai thác rừng.	
IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 23.doc