I.Mục tiêu bài học
Qua bài này, học sinh phải:
1.Về kiến thức
Hiểu được vai trò của ngành trồng trọt.
Biết được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện.
2.Về thái độ
Coi trọng sản xuất trồng trọt, có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
3.Về kiến thức bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu
Trồng trọt góp phần tạo ra môi trường xanh, phủ kín đất trồng, đất hoang, góp phần làm sạch không khí theo cơ chế của quá trình quang hợp, cải tạo đất
Đối với biện pháp khai hoang, lấn biển, cần lưu ý phải có tầm nhìn chiến lược để vừa phát triển trồng trọt, tăng sản lượng nông sản, vừa bảo vệ tránh làm mất cân bằng sinh thái môi trường biển và vùng ven biển
PHẦN I. TRỒNG TRỌT Chương 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT Mục tiêu chương Học xong chương này, học sinh phải: Về kiến thức Nắm được vai trò, nhiệm vụ của ngành trồng trọt Hiểu về đất trồng và các thành phần cơ bản và một số tính chất của đất trồng, ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp sử dụng, cải tạo, bảo vệ đất trồng. Biết được một số loại phân bón và tác dụng của phân bón trong trồng trọt Biết được các cách bón phân, cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường Nắm được vai trò của giống cây trồng và các tiêu chí của giống cây trồng tốt. Nắm được một số phương pháp chọn tạo, sản xuất và bảo quản giống và hạt giống cây trồng. Nắm bắt được một số phương pháp nhân giống vô tính Nắm được khái niệm, tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng. Hiểu được các nguyên tắc, nội dung của một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Về kỹ năng Xác định được thành phần cơ giới của đất trồng bằng phương pháp vê tay. Xác định được độ pH của đất trồng bằng cách so màu Nhận dạng được một số loại phân bón thông thường bằng phương pháp hoà tan trong nước và đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Xác định được sức nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm và xử lý hạt giống bằng nước ấm. Nhận dạng được một số loại thuốc bảo vệ thực vật qua quan sát bên ngoài (màu sắc, tên thuốc, dạng thuốc, độ độc, cách sử dụng). Về thái độ Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất. Có ý thức tiết kiệm, tận dụng các loại phân bón và bảo vệ môi trường. Có ý thức bảo quản giống cây trồng. Có ý thức thực hiện an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Tuần 1 Ngày soạn Tiết 1 Ngày dạy I.Mục tiêu bài học Qua bài này, học sinh phải: 1.Về kiến thức Hiểu được vai trò của ngành trồng trọt. Biết được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện. 2.Về thái độ Coi trọng sản xuất trồng trọt, có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất. 3.Về kiến thức bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu Trồng trọt góp phần tạo ra môi trường xanh, phủ kín đất trồng, đất hoang, góp phần làm sạch không khí theo cơ chế của quá trình quang hợp, cải tạo đất Đối với biện pháp khai hoang, lấn biển, cần lưu ý phải có tầm nhìn chiến lược để vừa phát triển trồng trọt, tăng sản lượng nông sản, vừa bảo vệ tránh làm mất cân bằng sinh thái môi trường biển và vùng ven biển TRỒNG TRỌT VAI TRÒ NHIỆM VỤ BIỆN PHÁP Lương thực, thực phẩm Thức ăn chăn nuôi Nguyên liệu công nghiệp Nông sản xuất khẩu Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Khai hoang, lấn biển Tăng vụ Áp dụng biện pháp kĩ thuật trồng trọt tiên tiến II.Chuẩn bị 1.Giáo viên -Sơ đồ Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học Phóng to hình 1.SGK Một số biện pháp Mục đích -Khai hoang, lấn biển -Tăng diện tích đất trồng -Tăng vụ trên đơn vị diện tích -Tăng sản lượng -Áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt -Tăng năng suất Vẽ bảng phụ trang 6 . 2.Học sinh Nghiên cứu trước SGK, đọc kĩ phần ghi nhớ, soạn phần thảo luận in nghiêng trong SGK III.Các hoạt động dạy - học 1.Ổn định lớp(1’) 2.Giới thiệu bài mới (3’) Hiện nay, ngành nông nghiệp trên thế giới cực kỳ phát triển do được áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất. Nước ta vốn có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp do có điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời. Để hiểu rõ thêm về ngành trồng trọt và nhiệm vụ của ngành, chúng ta cùng nghiên cứu bài 1. Vai trò nhiệm vụ của trồng trọt. 3.Các hoạt động dạy - học TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 10’ HĐ1.Tìm hiểu về vai trò của ngành trồng trọt CH-HSG: Thế nào là cây lương thực? cây công nghiệp? Cho ví dụ? Treo hình 1.SGK CH-HSTB-K: Hình 1 mô tả 4 vai trò của trồng trọt, em hãy cho biết từng vai trò đó qua các hình a,b,c,d. Cho ví dụ minh hoạ CH-HSG: Ngoài ra trồng trọt có tác dụng bảo vệ môi trường, làm sạch không khí? Em hãy cho ví dụ chứng tỏ điều này? TL: -Cây lương thực là cây trồng mà sản phẩm dùng làm lương thực cho người, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột trong khẩu phần ăn. Đa số cây lương thực đều là cây 1 năm. Năm cây lương thực chính: ngô, lúa nước, lúa mì (tiểu mạch), sắn (khoai mì) và khoai tây. Ngoài ra ngũ cốc bao gồm 5 loại hạt: kê, đỗ, ngô, lúa nếp, lúa tẻ cũng là cây lương thực -Cây công nghiệp cung cấp nguyên liệu phục vụ cho các ngành sản xuất công nghiệp như mía, cà phê, ca cao, cao su, tiêu điều TL: Lần lượt 4 HS trả lời đủ 4 nội dung bài học 4 học sinh lên điền vào sơ đồ. HS cần trả lời được các nội dung: Trồng trọt góp phần tạo ra môi trường xanh, phủ kín đất trồng, đất hoang, góp phần làm sạch không khí theo cơ chế của quá trình quang hợp, cải tạo đất VAI TRÒ Cung cấp Lương thực, thực phẩm Thức ăn chăn nuôi Nguyên liệu công nghiệp Nông sản xuất khẩu Nội dung ghi bài 12’ HĐ2.Tìm hiểu về nhiệm vụ của ngành trồng trọt CH thảo luận:Dựa vào vai trò của ngành trồng trọt, em hãy xác định nhiệm vụ nào là nhiệm vụ của ngành trồng trọt? HS thảo luận trong 5’ để làm rõ và giải thích tại sao CH:Tóm lại, nhiệm vụ của ngành trồng trọt là gì? Đọc thông tin II.SGK TL: HS lên bảng khoanh tròn nhiệm vụ đúng, còn lại nhận xét Nhiệm vụ 1,2,4,6 là đúng TL:Nhiệm vụ 3 của ngành chăn nuôi, nhiệm vụ 5 của ngành lâm nghiệp TL:đảm bảo lương thực thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đủ nguyên vật liệu cho các ngành khác NHIỆM VỤ Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Nội dung ghi bào 15’ HĐ3. Tìm hiểu về những biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ của ngành trồng trọt Treo bảng phụ ở trang 6.SGK và yêu cầu HS Thảo luận 4’: CH: Chú ý cho học sinh làm rõ: CH-HSG: Khai hoang, lấn biển là gì? Chú ý, khi tiến hành biện pháp này phải có tầm nhìn chiến lược để vừa phát triển trồng trọt, tăng sản lượng nông sản, vừa bảo vệ tránh làm mất cân bằng sinh thái môi trường biển và vùng ven biển CH-HSTB-K: Tăng vụ là gì? Giới thiệu các biện pháp để có thể tăng vụ CH:Tóm lại, mục đích của việc tiến hành các biện pháp trên là gì? Hoàn thành như bảng phụ Hai tổ nhanh nhất được treo bảng kết quả, các tổ còn lại nhận xét. Lấn biển là phương thức đắp đê bao bọc xung quanh vùng đất ngập nước biển để sử dụng phần đất trong đê. TL:Tăng năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản BIỆN PHÁP Khai hoang, lấn biển Tăng vụ Áp dụng biện pháp kĩ thuật trồng trọt tiên tiến IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (4’) A.Tổng kết bài học TRỒNG TRỌT VAI TRÒ NHIỆM VỤ BIỆN PHÁP Hoàn thành các yêu cầu sau Học sinh đọc “Ghi nhớ” Hoàn thành sơ đồ sau B.Đánh giá C.Công việc về nhà 1. Làm đầy đủ các bài tập trong vở bài tập 2. Học bài 1 3. Nghiên cứu và soạn trước bài 2: +Đọc kĩ phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi SGK +vẽ sơ đồ 1. Trang 7 +các câu hỏi thảo luận và bảng phụ trang 8 Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: