Giáo án môn Công nghệ 8 - Bài 21: Cưa và đục kim loại

Tiết 18- Bài 21. CƯA VÀ ĐỤC KIM LOẠI

I) MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Hiểu được ứng dụng của các phương pháp cắt kim loại bằng cưa, đục kim loại trong sản xuất cơ khí.

- Biết được thao tác cơ bản, quy tắc an toàn về cưa, đục kim loại.

2. Kĩ năng: Vận dụng để lựa chọn dụng cụ phù hợp khi gia công cưa hoặc đục kim loại

3. Thái độ: Tuân thủ các quy định khi cưa, đục kim loại

II) CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 Dụng cụ: Cưa, êtô bàn, một đoạn phôi liệu bằng thép, các loại cưa sắt.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và nghiên cứu SGK, trả lời các câu hỏi.

III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

HS1: Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra? Công dụng của chúng

HS2: Hãy nêu các dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt? Công dụng của các dụng cụ gia công ?

 

doc 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1346Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Công nghệ 8 - Bài 21: Cưa và đục kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phần ký duyệt:
Ngày 6 tháng 11 năm 2017
Ngày soạn: 3/11/2017 
Ngày dạy: 7/11/2017 
Tiết 18- Bài 21. CƯA VÀ ĐỤC KIM LOẠI
I) MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hiểu được ứng dụng của các phương pháp cắt kim loại bằng cưa, đục kim loại trong sản xuất cơ khí.
- Biết được thao tác cơ bản, quy tắc an toàn về cưa, đục kim loại.
2. Kĩ năng: Vận dụng để lựa chọn dụng cụ phù hợp khi gia công cưa hoặc đục kim loại
3. Thái độ: Tuân thủ các quy định khi cưa, đục kim loại
II) CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
 Dụng cụ: Cưa, êtô bàn, một đoạn phôi liệu bằng thép, các loại cưa sắt.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và nghiên cứu SGK, trả lời các câu hỏi.
III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
HS1: Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra? Công dụng của chúng
HS2: Hãy nêu các dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt? Công dụng của các dụng cụ gia công ?
2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học như SGK
Hoạt động của GV&HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu kĩ năng cắt kim loại bằng cưa tay.
GV phát dụng cụ cho hs và yêu cầu hs quan sát h21- cấu tạo của cưa tay.
? Em có nhận xét gì về lưỡi cưa gỗ và lưỡi cưa kim loại.
? Giải thích sự khác nhau giữa 2 lưỡi cưa 
? Khái niệm về cưa tay.
? Mục đích của cưa tay
- HS thảo luận trả lời
- GV kl
GV: Nêu các bước chuẩn bị, biểu diễn tư thế đứng và thao tác cưa cho hs làm theo.
Gv cho hs qsát tranh.
? Để an toàn khi cưa phải thực hiện các quy định nào.
- GV nhắc nhở hs chú ý
Hoạt động 2:
GV cho HS tự đọc nội dung Đục KL và ghi như SGK.
Hoạt động 3: Thực hành cưa
1. Chuẩn bị : như trên
2.Thực hành
GV làm thực hành cho hs quan sát
GV cho hs lần lượt lên thực hành tư thế và thao tác cưa
Gv hướng dẫn hs
3. Nhận xét
Gv nhận xét cách làm thực hành của hs
I. Cắt kim loại bằng cưa tay:
1) Khái niệm: Cưa tay là dạng gia công thô, dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu.
2) Kĩ thuật cưa:
a) Chuẩn bị: Lắp lưỡi cưa vào khung cưa, lấy dấu trên vật cần cưa, chọn chiều cao bàn êtô theo tầm vóc của người, lắp êtô lên bàn, kẹp chặt vật cưa lên êtô
b) Tư thế cưa và thao tác cưa: 
Tay thuận cầm cán cưa, vai vài tay hợp với nhau một góc 900 tay kia cầm đầu còn lại của cưa
3. An toàn khi cưa: 
- Kẹp vật cưa phải đủ chặt.
- Lưỡi cưa căng vừa phải, có tay cầm chắc chắn.
- Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật không để rơi vào chân.
- Không dùng tay gạt mạt cưa.
II. Đục kim loại:
1) Khái niệm: Đục là bước gia công thô, thường được sử dụng khi lượng dư gia công lớn hơn 0,5 mm.
2) Kĩ thuật đục ( SGK)
3. Củng cố: Trình bày kỹ thuật cưa ( dễ thao tác nhất đối với học sinh)
4. Hướng dẫn học sinh về học ở nhà: 
- Học bài theo vở ghi + SGK, trả lời câu hỏi sau bài học.
- Nêu tư thế đứng và thao tác cơ bản khi khoan kim loại?
IV. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Phần ký duyệt:
Ngày 6 tháng 11 năm 2017
Ngày soạn: 3/11/2017 
Ngày dạy: 8/11/2017 
Tiết 19- Bài 22. DŨA VÀ KHOAN KIM LOẠI
I) MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hiểu được ứng dụng của các phương pháp dũa và khoan kim loại trong sản xuất cơ khí.
- Biết được thao tác cơ bản, quy tắc an toàn dũa và khoan kim loại.
2. Kĩ năng: Vận dụng để lựa chọn dụng cụ phù hợp khi gia công dũa và khoan kim loại
3. Thái độ: Tuân thủ các quy định khi dũa và khoan kim loại
II) CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
 Dụng cụ: êtô bàn, một đoạn phôi liệu bằng thép, các loại dũa.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và nghiên cứu SGK, trả lời các câu hỏi.
III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
HS1: Cách cưa kim loại.
HS2: Hãy nêu các dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt? Công dụng của các dụng cụ gia công ?
2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học như SGK
Hoạt động của GV&HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu dũa kim loại.
GV phát dụng cụ cụ cho hs và yêu cầu hs quan sát hình 22.1 SGK
? Nêu khái niệm về dũa.
- GV nhắc nhở: Tùy theo các bề mặt gia công mà chọn các loại dũa cho phù hợp
- GV hướng dẫn hs về các bước chuẩn bị và yêu cầu hs quan sát h22.2
? Cho biết trong quá trình dũa mà không giữ được dũa thăng bằng thì bề mặt vật dũa sẽ ntn. 
Các nhóm thảo luận.
Hoạt động 2:
GV cho HS tự đọc nội dung Khoan KL và ghi như SGK. ( đây là nội dung khó vì có sử dụng máy khoan, cần phải học nghề và có người hướng dẫn thực hành mới thực hiện được, ở đây HS chỉ tìm hiểu lý thuyết)
Hoạt động 3: Cho HS thực hành
GV làm thực hành cho hs quan sát
GV cho hs lần lượt lên thực hành tư thế và thao tác dũa
Gv hướng dẫn hs
Hs thực hành theo sự hd của GV
I. Dũa kim loại:
1) Khái niệm: Dũa dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ, khó làm được trên các máy công cụ.
2) Kĩ thuật dũa:
a) Chuẩn bị: - Chọn êtô và tư thế đứng dũa giống như tư thế đứng cưa
- Kẹp vật dũa vào êtô sao cho mp cần dũa cách mặt êtô từ 10 – 20mm, đ/v vật mềm cần lót tôn mỏng hoặc gỗ ở má êtô để tránh bị xước vật.
b) Cách cầm dũa và thao tác dũa: 
- Tay phải cầm cán dũa hơi ngửa lòng bàn tay, tay trái đặt hẳn lên đầu dũa.
Khi dũa phải thực hiện 2 chuyển động : 1 là đẩy dũa tạo lực cắt, 2 là khi kéo dũa về không cần cắt, mà kéo nhanh và nhẹ nhàng.
3) An toàn khi dũa: ( SGK)
II. Khoan kim loại:
1) Khái niệm: Khoan là phương pháp chủ yếu để gia công lỗ trên vật đặc hoặc làm rộng lỗ đã có sẵn.
2) Mũi khoan, máy khoan: ( SGK)
3) Kỹ thuật khoan: 
- Lấy dấu, xác định tâm lỗ trên vật cần khoan.
- Chọn mũi khoa có đường kình bằng đường kính lỗ cần khoan.
- Lắp mũi khoan vào bầu khoan.
- Kẹp vật cần khoan lên êtô.
- Quay tay quay...tâm mũi khoan.
- Bấm công tắc điện, điều chỉnh tay quay từ từ để mũi khoan đi hết chiều sâu của lỗ cần khoan
3. Củng cố: Trình bày kỹ thuật dũa ( dễ thao tác nhất đối với học sinh)
4. Hướng dẫn học sinh về học ở nhà: 
- Học bài theo vở ghi + SGK, trả lời câu hỏi sau bài học.
- Nêu tư thế đứng và thao tác cơ bản khi khoan kim loại?
IV. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Phần ký duyệt:
Ngày 13 tháng 11 năm 2017
Ngày soạn: 11/11/2017 
Ngày dạy: 14/11/2017
CHƯƠNG IV: CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
Tiết 20- Bài 24. KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY 
I) MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy.
- Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy, công dụng của từng kiểu lắp ghép. 
- Giải thích được khái niệm chi tiết máy
2. Kĩ năng: - Phân loại được chi tiết máy, nhóm chi tiết máy dựa trên cơ sở công dụng của chúng
- Trình bày được k/n mối ghép: mô tả được mối ghép động, mối ghép cố định và liên hệ với thực tế lấy ví dụ
3. Thái độ: Rèn luyện kĩ năng quan sát và tư duy tưởng tượng
II) CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh: Bản vẽ lắp
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và nghiên cứu SGK, trả lời các câu hỏi.
III) TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày các thao tác dũa kim loại
- Trình bày thao tác khoan kim loại.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu bài học.
Hoạt động của GV&HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2: 
Tìm hiểu chi tiết máy là gì?
HS qsát hình 24.1 sgk và mẫu vật của cụm trục trước xe đạp.
? Cụm trục trước xe đạp được cấu tạo từ mấy phần tử.
? Là những phần tử nào? Công dụng của chúng.
? Các phần tử trên có đặc điểm gì.
? Khái niệm về chi tiết máy.
Hs qsát hình 24.2 sgk và một số mẫu vật thật như bu lông, đai ốc, lò xo,.
? Cho biết các phần tử nào không phải là chi tiết máy? Tại sao?
? Các chi tiết máy ở hình 24 2 được sử dụng ntn.
? Theo công dụng chi tiết máy được chia làm mấy nhóm.
HS các nhóm thảo luận đưa ra câu trả lời, đại diện các nhóm có câu trả lời GV nhận xét.
Hoạt động 3: 
Tìm hiểu chi tiết máy được lắp ghép với nhau ntn?
GV: Treo tranh cho hs qsát.
? Chiếc ròng rọc được cấu tạo từ mấy chi tiết.
? Nhiệm vụ của từng chi tiết.
? Giá đỡ và móc treo được ghép với nhau ntn.
GV cho các nhóm trả lời các câu hỏi sgk.
I. Khái niệm về chi tiết máy:
1) Chi tiết máy là gì?
- Được cấu tạo từ 5 phần tử:
+ Trục: Hai đầu có ren để lắp vào càng xe như đai ốc.
+ Đai ốc hãm côn: Giữ côn ở lại một vị trí.
+ Đai ốc, vòng đệm: Lắp trục với càng xe.
+ Côn: Cùng với bi nồi tạo thành ổ trục.
- Đặc điểm: Có cấu tạo hoàn chỉnh và có chức năng nhất định trong máy
KL: Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
2) Phân loại chi tiết máy:
- Chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm chi tiết có công dụng chung: Bu lông, đai ốc,
+ Nhóm chi tiết có công dụng riêng: Chỉ được dùng trong một loại máy.
II. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
- Các chi tiết được ghép với nhau bằng đinh tán, bằng ren và bằng trục quay
.a) Mối ghép cố định:
- Mối ghép tháo được: Rên, then,
- Mối ghép không tháo được: Hàn, 
b) Mối ghép động:
Chi tiết được ghép với nhau có thể xoay, trượt, lăn hoặc ăn khớp với nhau.
( bánh ròng rọc, trục) 
3. Củng cố: 
- HS quan sát chiếc xe đạp và cho biết một số mối ghép cố định và mối ghép động? Tác dụng của từng loại mối ghép đó?
- Chi tiết máy là gì gồm những loại nào?
- HS đọc mục “ghi nhớ” HS khác nhắc lại. 
- GV nhận xét và đánh giá giờ học của học sinh.
4. Hướng dẫn về học ở nhà:
- Học bài theo vở ghi + SGK, trả lời các câu hỏi T85.
- Đọc phần “có thể em chưa biết”
- Đọc và chuẩn bị cho bài 25.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 21 Cua va duc kim loai_12201110.doc