Giáo án môn Công nghệ 8 - Trường PTDT BT THCS Đắk Long

Phần 1: VẼ KĨ THUẬT

Chương I: BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC

Bài 1:

VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT

TRONG SẢN SUẤT VÀ ĐỜI SỐNG

I. MỤC TIÊU

1) Về kiến thức:

- Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và sản xuất.

- Trình bày được vai trò của bản vẽ đối với bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống: để thiết kế sản phẩm kĩ thuật; ngôn ngữ chung đảm bảo tính thống nhất trong sản xuất.

- Trình bày được bản vẽ kĩ thuật là thông tin kĩ thuật để sử dụng các sản phẩm do con người làm ra.

2) Về kĩ năng:

- Biết được vai trò của vẽ kĩ thuật trong các lĩnh vực kĩ thuật.

- Biết đươc bản vẽ kĩ thuật là cơ sở để nghiên cứu, học tập các môn khoa hoc kĩ thuật khác.

- Vận dụng liên hệ được với thực tế.

3) Về thái độ:

- Có ý thức đúng đối với môn vẽ kĩ thuật:

- Có ý thức sử dụng bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống.

- Có ý thức hoc tập môn vẽ kĩ thuật.

 

doc 102 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 947Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Công nghệ 8 - Trường PTDT BT THCS Đắk Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 loại đen.
Thành phần chủ yếu là sắt (Fe) và cacbon (C)
 - Thép : C £ 2.14 %
 - Gang : C > 2.14 %
b - Kim loại màu.
+ Tính chất :Dễ kéo dài, dễ dát mỏng, chống mài mòn, chống ăn mòn, dẫn nhiệt, điện tốt.
+ Thường được sử dụng dưới dạng hợp kim.
+ Kim loại màu chủ yếu là đồng (Cu), nhôm (Al) và hợp kim của chúng.
2) Vật liệu phi kim loại :
Tính dẫn điện, dẫn nhiệt kém, dể gia công không bị oxi hóa ít mài mòn.
a - Chất dẻo :
 - Được tổng hợp từ các chất hữu cơ, cao phân tử, dầu mỏ, than đá, khí đốt, . . .
 - Có hai loại :
 + Chất dẻo nhiệt.
 + Chất dẻo nhiệt rắn.
b - Cao su :
 - Cao su tự nhiên.
 - Cao su nhân tạo.
Hoạt động 3: Củng cố (4ph)
PP: Thảo luận.
* So sánh ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng của kim loại và phi kim loại:
Kim loại
Phi kim loại
- Có tính dẫn điện tốt.
- Giá thành đắt.
- Khó gia công
- Dễ bị oxy hóa, khó mài mòn
- Không có tính dẫn điện
- Giá thành rẻ.
- Dễ gia công.
- Không bị ôxy hoá, ít mài mòn.
Đều được sử dụng rộng rãi trong sản xuất.
* Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim loại đen và kim loại màu:
+ Kim loại và phi kim loại : kim loại có tính dẫn điện tốt, phi kim loại không có tính dẫn điện.
+ Kim loại đen và kim loại màu : kim loại đen có chứa sắt, kim loại màu không chức sắt hoặc chứa rất ít sắt.
GV yêu cầu HS thảo luận trả lời.
+ Hãy so sánh ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng của kim loại và phi kim loại? (HS Khá; G)
+ Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim loại đen và kim loại màu? (HS Tb; Khá)
 4) Dặn dò (1ph)
- Học bài cũ theo nội dung trong vở.
- Xem trước nội dung mục II của bài.
 5) Rút kinh nghiệm:
+ Ưu điểm: 	
 + Tồn tại: 	
 + Cách khắc phục: 	
Tuần: 9
Ngày soạn: 10/10/2017
Tiết: 18
Ngày dạy: 12/10/2017
Bài 18: VẬT LIỆU CƠ KHÍ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
 1) Về kiến thức:
- Biết cách phân loại các vật liệu cơ khí phổ biến.
- Biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.
 2) Về kỹ năng:	
- Phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến. Biết lựa chọn và sử dụng vật liệu cơ khí.
 3) Về thái độ: 
- Nghiêm túc học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1) Chuẩn bị của giáo viên:
- Mẫu vật các vật liệu cơ khí (Hình 18.1)
 2) Chuẩn bị của học sinh:
- Tìm hiểu bài trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Đặt vấn đề; vấn đáp; trực quan; thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1) Ổn định tổ chức (1ph)
- GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.
 2) Kiểm tra 15ph
Câu 1: (3,5 điểm) Dựa vào yếu tố nào để phân loại vật liệu cơ khí? Vật liệu cơ khí được phân làm mấy nhóm, đó là những loại nào?
Câu 2: (4,5 điểm) Nêu tính chất của kim loại đen; kim loại màu và vật liệu phi kim loại?
Câu 3: (2,0 điểm) Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất? 
	Đáp án và biểu điểm: 
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
(3,5đ)
Dựa vào nguồn gốc, cấu tạo và các tính chất, vật liệu cơ khí được chia thành hai nhóm: 
1,5 điểm
+ Vật liệu kim loại gồm kim loại đen (gồm thép và gang) và kim loại màu (gồm đồng và hợp kim của đồng; nhôm và hợp kim của nhôm ...).
1 điểm
+ Vật liệu phi kim loại gồm chất dẻo và cao su.
1 điểm
2
(4,5đ)
+ Kim loại đen: Thành phần chủ yếu là sắt (Fe) và cacbon (C)
1,5 điểm
+ Kim loại màu: Dễ kéo dài, dễ dát mỏng, chống mài mòn, chống ăn mòn, dẫn nhiệt, điện tốt.
1,5 điểm
+ Vật kiệu phi kim loại: Tính dẫn điện, dẫn nhiệt kém, dể gia công không bị oxi hóa ít mài mòn.
1,5 điểm
3
(2,0đ)
Tính công nghệ cho biết khả năng gia công của vật liệu như tính đúc; tính hàn; tính rèn; khả năng gia công cắt gọt ...
2 điểm
 3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1ph)
PP: Đặt vấn đề.
Bài 18: 
VẬT LIỆU CƠ KHÍ (Tiết 2)
 Tiết trước các em đã biết là vật liệu cơ khi gồm có vật liệu kim loại và vật lí phi kim loại. Vậy chúng có những tính chất nào và có những ứng dụng nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu vấn đề này.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí (20ph)
PP: Vấn đáp; trực quan; thảo luận.
II. Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí:
GV: Qua nội dung SGK em nào hãy cho biết vật liệu cơ khí có những tính chất cơ bản nào? (HS Tb – Y)
+ Tính chất cơ học là gì? (HS Tb – Y)
HS: Tính chất cơ học, lí học, hóa học, công nghệ.
Tính chất cơ học, lí học, hóa học, công nghệ; Tính cơ học là khả năng vật liệu chịu tác dụng của ngoại lực (va đập, kéo, nén, . . .); Tính cứng tính dẻo và tính bền; Tính chất của vật liệu thể hiện qua các hiện tượng vật lí gồm: nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt; Tính chất hoá học là khả năng vật liệu chịu các tác động của môi trường (độ ẩm, nắng, không khí, . . .).
+ Lấy ví dụ về tính chất hóa học của kim loại thường dùng ? (HS Khá – G)
HS: Thép, nhôm dẽ bị ăn mòn khi tiếp xúc với muối ăn, chất dẻo không bị ăn mòn khi tiếp xúc với muối ăn.
+ Tính công nghệ của vật liệu thể hiện như thế nào? (HS Tb – Y).
HS: Tính công nghệ là khả năng chịu gia công của vật liệu (cắt, đục, dũa, . . .).
+ Kể tên một số tính chất công nghệ và tính chất cơ học của các kim loại thường dùng ? (HS Khá – G)
HS: Thép cứng, dể gia công ở nhiệt độ cao. Nhôm mềm, dể gia công ở nhiệt độ mềm. đồng dẻo khó gia công.
Nhận xét, giải thích thêmvề ý nghĩa của tính công nghệ cho HS ghi bài.
HS: Ghi bài.
1) Tính chất cơ học:
- Khả năng của vật liệu chịu tác dụng của lực bên ngoài gồm: tính cứng, tính dẻo, tính bền.
2) Tính chất vật lí:
- Tính chất của vật liệu thể hiện qua các hiện tượng vật lí gồm : nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, . . .
3) Tính chất hoá học:
- Khả năng vật liệu chịu được tác dụng hoá học của môi trường: tính axít và muối, chống ăn mòn.
4) Tính công nghệ:
- Khả năng gia công của vật liệu nhu tính đúc, tính hàn, khả năng gia công cắt gọt.
Hoạt động 3: Củng cố (6ph)
PP: Vấn đáp; thảo luận.
1. - Vật liêu cơ khí có 4 tính chất sau: tính chất cơ học, tính vật lí, tính chất hoá học, tính công nghệ.
 - Ý nghĩa của tính công nghệ: dựa vào tính công nghệ để lựa chọn phương pháp gia công hợp lí, đảm bảo năng xuất và chất lượng.
2. VLCK được chia làm hai nhóm lớn là KL va phi KL, trong đó VLKL được sử dụng phổ biến để gia công các chi tiết và bộ phận máy.
Yêu cầu học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi:
1. Hãy nêu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất? (HS Tb – Y)
2. Kể tên các vật liệu cơ khí phổ biến và ứng dụng của nó? (HS Khá – G)
 4) Dặn dò Hướng dẫn về nhà (2ph)
- Học bài cũ và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị trước Bài 20: Dụng cụ cơ khí.
 5) Rút kinh nghiệm:
+ Ưu điểm: 	
+ Tồn tại: 	
+ Cách khắc phục: 	
Tuần: 10
Ngày soạn: 15/10/2017
Tiết: 19
Ngày dạy: 17/10/2017
Bài 20: DỤNG CỤ CƠ KHÍ
I. MỤC TIÊU 
 1) Về kiến thức:
	- Biết được hình dáng, cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí.
	- Biết được công dụng và cách sử dụng các loại dụng cụ cơ khí phổ biến.
 2) Về kĩ năng: 
	- Có kĩ năng sử dụng các loại dụng cụ cơ khí phổ biến.
 3) Về thái độ: 
	- Có ý thức bảo quản, giữ gìn dụng cụ và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1) Chuẩn bị của giáo viên: 
	Một số dụng cụ: Thước lá, thước cặp, thước đo góc, kìm, cờ lê, tua vít, êtô, búa, cưa, đục, dũa.
 2) Chuẩn bị của học sinh: 
	Đọc trước bài học ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP 
	Đặt vấn đề; đàm thoại; trực quan; thuyết trình, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1) Ổn định tổ chức (1ph)
	GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.
 2) Kiểm tra bài cũ (3ph)
	*Câu hỏi: Em hãy nêu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Tính chất công nghệ có ý nghĩa như thế nào với sản xuất?
	*Trả lời: 
	+ Các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí: tính chất cơ học; tính chất vật lí; tính chất hoá học; tính chất công nghệ.
	+ Tính chất công nghệ cho biết khả năng gia công của vật liệu như: tính đúc; tính hàn; tính rèn; khả năng gia công cắt gọt 
 3) Bài mới:
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1ph)
PP: Đặt vấn đề.
Tiết 19 – Bài 20:
DỤNG CỤ CƠ KHÍ
GV giới thiệu vào bài mới như phần mở đầu trong SGK.
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số dụng cụ đo và kiểm tra (12ph)
PP: Trực quan; thảo luận.
I. Dụng cụ đo và kiểm tra:
GV cho HS quan sát tranh vẽ H20.1 SGK sau đó giới thiệu các dụng cụ đã chuẩn bị trước.
HS quan sát, tìm hiểu. (HS Tb; K)
H: Em hãy mô tả hình dạng, tên gọi và công dụng của các dụng cụ trên hình vẽ? (HS Tb; K)
HS trả lời cá nhân.
GV nhận xét, kết luận.
HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
GV cho HS quan sát tranh vẽ H20.2 SGK sau đó giới thiệu các dụng cụ đã chuẩn bị trước. 
*GV nhắc cho HS là nội dung phần thước cặp là phần giảm tải.
GV cho HS quan sát tranh vẽ H20.3 SGK sau đó giới thiệu các dụng cụ đã chuẩn bị trước.
HS quan sát, tìm hiểu.
H: Em hãy nêu cách sử dụng một số dụng cụ đo góc (ke vuông, thước đo góc)? (HS Khá; G)
HS trả lời cá nhân.
GV nhận xét, kết luận.
HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
GV củng cố thêm: Điểm giống nhau giữa các dụng cụ trên là tên gọi của dụng cụ nói lên công dụng và tính chất của nó, các dụng cụ đều được chế tạo bằng hợp kim.
HS lắng nghe, tiếp thu.
 * THNL liên hệ: Sử dụng dụng cụ cơ khí khi gia công, hiểu rõ kĩ thuật sử dụng các dụng cụ cơ khí, tính toán vật liệu hợp lí sẽ tiết kiệm thời gian sản xuất, tạo năng suất lao động cao, giảm chi phí năng lượng cần thiết phòng chống biến đổi khí hậu do giác thải gây ra.
1. Thước đo chiều dài:
 a, Thước lá: 
- Dùng để đo chiều dài.
- Chế tạo bằng thép hợp kim, dày từ 0,9-1,5mm, dài 150-1000mm, có vạch cách nhau 1mm.
 b, Thước cặp: 
2. Thước đo góc: 
Dùng để đo các góc của vật thể, gồm có ke vuông và thước đo góc vạn năng.
*Kết luận: Dụng cụ đo và kiểm tra trong nghành cơ khí gồm: thước là, thước cặp và thước đo góc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt (13ph)
PP: Trực quan; thảo luận.
II. Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt:
GV cho HS quan sát tranh vẽ H20.4 SGK sau đó giới thiệu các dụng cụ đã chuẩn bị trước.
HS quan sát, tìm hiểu.
GV cho HS thảo luận nhóm nhỏ (4 phút) trả lời câu hỏi: Em hãy nêu tên gọi, công dụng của các dụng cụ trên hình vẽ? (HS Khá)
HS thảo luận nhóm nhỏ trả lời câu hỏi của GV.
Hết thời gian GV yêu cầu 1-2 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Đại diện 1-2 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
GV nhận xét, kết luận.
HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
GV củng cố thêm: Cách sử dụng chung của mỏ lết và êtô là phải tác động vào má động để tiến kẹp chặt vật.
HS lắng nghe, tiếp thu.
 * THNL liên hệ: Sử dụng dụng cụ cơ thí khi gia công, hiểu rõ kĩ thuật sử dụng các dụng cụ cơ khí, tính toán vật liệu hợp lí sẽ tiết kiệm thời gian sản xuất, tạo năng suất lao động cao, giảm chi phí năng lượng cần thiết phòng chống biến đổi khí hậu do giác thải gây ra.
- Dụng cụ tháo lắp gồm: cờ lê, mỏ lết, tua vít.
- Dụng cụ kẹp chặt: êtô, kìm.
- Các dụng cụ trên đều được chế tạo bằng thép được tôi cứng.
*Kết luận: Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt trong nghành cơ khí gồm: cờ lê, mỏ lết, tua vít, êtô, kìm ...
Hoạt động 3: Tìm hiểu các dụng cụ gia công (10ph)
PP: Trực quan; thảo luận.
III. Dụng cụ gia công:
GV cho HS quan sát H20.5 SGK sau đó giới thiệu các dụng cụ đã chuẩn bị trước.
HS quan sát, tìm hiểu.
H: Em hãy nêu tên gọi, công dụng của từng dụng cụ trên hình vẽ? (HS Tb – Khá)
GV nhận xét, kết luận.
HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
* THNL liên hệ: Sử dụng dungd dụng cụ cơ thí khi gia công, hiểu rõ kĩ thuật sử dụng các dụng cụ cơ khí, tính toán vật liệu hợp lí sẽ tiết kiệm thời gian sản xuất, tạo năng suất lao động cao, giảm chi phí năng lượng cần thiết phòng chống biến đổi khí hậu do giác thải gây ra.
- Búa: dùng để đập tạo lực.
- Cưa sắt: dùng để cắt các vật gia công làm bằng sắt.
- Đục: dùng để chặt các vật g/c làm bằng sắt.
- Dũa: dùng để tạo độ nhẵn bóng bề mặt hoặc làm tù cạnh.
*Kết luận: Các dụng cụ gia công trong nghành cơ khí gồm: búa, cưa dũa, đục.
Hoạt động 4: Vận dụng (3ph)
PP: Vấn đáp; thảo luận.
*Vận dụng:
Cho HS thảo luận trả lời nhanh các câu hỏi:
+ Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra? Công dụng của chúng?
+ Nêu cách sử dụng một số dụng cụ tháo lắp và dụng cụ kẹp chặt?
+ Ngoài các dụng cụ đo, tháo lắp, kẹp chặt và dụng cụ gia công mà em đã học, em còn biết những dụng cụ nào khác?
Ghi nhớ: SGK
4) Củng cố (1ph)
 5) Hướng dẫn về nhà (1ph)
	GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ; chốt lại kiến thức của bài.
	GV yêu cầu HS về tìm hiểu thêm một số dụng cụ tháo lắp, dụng cụ kẹp chặt khác trong cơ khí.
	Xem trước bài mới: Bài 21: Cưa và đục kim loại.
 6) Rút kinh nghiệm:
+ Ưu điểm: 	
+ Tồn tại: 	
+ Cách khắc phục: 	
Tuần: 10
Ngày soạn: 17/10/2017
Tiết: 20
Ngày dạy: 19/10/2017
Bài 21 – 22:
CƯA VÀ DŨA KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU
 1) Về kiến thức:
- Biết được các kĩ thuật cơ bản khi cưa và dũa kim loại, biết các quy tắc an toàn khi gia công cơ khí.
 2) Về kĩ năng:
	- Biết các thao tác cơ bản về cưa và đục kim loại.	
 3) Về thái độ: 
- Hình thành ý thức và thói quen làm việc theo quy trình và an toàn lao động, say mê hứng thú với môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1) Chuẩn bị của giáo viên:
- Mẫu vật các cưa, các loại dũa.
 2) Chuẩn bị của học sinh:
- Tìm hiểu bài trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP
Đặt vấn đề; vấn đáp; trực quan; thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1) Ổn định tổ chức (1ph)
	GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.
 2) Kiểm tra bài cũ (2ph) 
 *Câu hỏi: Các dụng cụ cầm tay đơn giản gồm những loại nào ? Chúng được dùng để làm gì?
 *Trả lời: 
	Các dụng cụ cầm tay đơn giản trong ngành cơ khí gồm : dụng cụ đo, dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt, dụng cụ gia công. Chúng dùng để xác định hình dạng, kích thước và tạo ra các sản phẩm cơ khí.
 3) Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2ph)
PP: Đặt vấn đề.
Bài 21 – 22:
CƯA VÀ DŨA KIM LOẠI
 Trong quá trình thực hiện một sản phẩm ta thường sử dụng nhiều phương pháp gia công cắt gọt khác nhau. Trong khuôn khổ chương trình Công nghệ 8 chúng ta sẽ nghiên cứu một vài phương pháp gia công đơn giản, cơ bản nhất cũng là những phương pháp gia công truyền thông như cưa, dũa, . . . Qua bài này các em sẽ được tìm hiểu phương pháp gia công cơ bản là cưa, dũa và biết được yêu cầu kĩ thuật và an toàn khi sử dụng các phương pháp này.
Hoạt động 2: Tìm hiểu việc cắt kim loại bằng cưa tay (17ph)
PP: Vấn đáp; trực quan; thảo luận.
I. Cắt kim loại bằng cưa tay:
- Yêu cầu HS đọc nội dung SGK: Dùng cưa tay như thế nào để cắt đôi vật liệu? (HS Tb; Y)
HS: Dùng lực tác động lưỡi cưa qua lại trên bề mặt vật liệu.
GV: Vậy em nào hãy cho biết mục đích của việc cắt kim loại bằng cưa tay? (HS Khá – G)
HS: Cắt bằng cưa tay nhằm cắt kim lọai thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc xẻ rãnh
GV: Có nhận xét gì về lưỡi cưa gỗ và lưỡi cưa kim loại? Giải thích sự khác nhau giữa hai lưỡi cưa? (HS Khá – G)
HS: Lưỡi cưa kim loại có các răng nhỏ hơn cưa gỗ để tăng tính tiếp xúc với vật liệu.
Nhận xét, chốt ý:
Quan sát cưa tay và hình 21.1 a em hãy mô tả cấu tạo cưa tay? Nêu cách lắp lưỡi cưa và chuẩn bị vật cần cưa? (HS Tb – Yếu)? 
Ta lắp lưỡi cưa vào khung cưa sao cho các răng cưa của luỡi cưa hướng ra khỏi phía tay nắm, để lắp lưỡi cưa phẳng, căng thì ta vặn vít điều chỉnh.
+ Lấy dấu trên vật cần cưa
+ Chọn êtô theo tầm vóc của người, ta chọn vị trí của êtô sao cho hai má êtô ngang bằng thắc lưng
+ Kẹp vật lên êtô thật chặt sao cho phần cần cưa nằm ngòai má của êtô.
=> Tư thế đứng: Người đứng thẳng , thoải mái, trọng lượng phân đều lên hai chân vị trí chân đứng so với bàn kẹp êtô: hai chân lệc nhau một góc 750, chân trái đặt lệch so với êtô một góc 700 (vị trí chân đứng so với bàn kẹp êtô được thể hiện trong hình 21.2a )
+ Cách cầm cưa tay : tay phải ta nắm cán cưa, tay trái nắm đầu kia của khung cưa( hình 21.1.b)
+ Phôi liệu phải kẹp chặt
+ Thao tác: Kết hợp tay phải, tay trái và một phần trọng lượng của cơ thể để đẩy và kéo cưa. Khi đẩy thì ân lưỡi cưa và đẩy từ từ tạo lực cắt, khi keo cưa về tay trái không ấn tay phải rút cưa về nhanh hơn lúc đẩy, quá trình lặp đi lặp lại cho đến khi kết thúc
GV: Nhận xét, chốt ý cho HS ghi bài.
1) Khái niệm:
 Cắt kim lọai bằng cưa tay là một dạng gia công thô, dùng lực tác động làm lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu.
2) Kĩ thuật cưa:
 a - Chuẩn bị:
- Lắp lưỡi cưa vào khung cưa.
- Lấy dấu trên vật cần cưa.
- Chọn êtô theo tầm vóc người.
- Gá kẹp vật lên êtô.
 b - Tư thế và thao tác cưa:
- Yêu cầu người cưa đứng thẳng, thoải mái, khối lượng cơ thể phân đều lên hai chân.
- Cách cầm cưa: tay phải nắm cán cưa, tay trái nắm đầu kia của khung cưa.
- Khi đẩy thì ấn lưỡi cưa và đẩy từ từ để tạo lực cắt, khi kéo cưa về không ấn.
3) An toàn khi cưa: 
- Kẹp vật cưa phải đủ chặt 
- Lưỡi cưa phải căng vừa phải, không dùng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm bị vỡ
- Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật để vật không rơi vào chân
- Không dùng tay gạt mạc cưa hoặc thổi vào mạch cưa vì mạc cưa dễ bắn vào mắt
Hoạt động 3: Tìm hiểu dũa và khoan kim loại (15ph)
PP: Vấn đáp; trực quan; thảo luận.
II. Dũa kim loại: 
Yêu cầu HS quan sát hình 22.1
GV: Có nhận xét gì về bề mặt vật liệu sau khi dũa? (HS Khá – G)
HS: Có độ nhẵn và bóng.
GV: Dũa dùng để làm gì?
(HS Tb – Yếu)
HS: Dũa dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ, khó làm được trên các máy công cụ.
Dũa tròn, dũa dẹt, dũa vuông, dũa bán nguyệt.
GV: Nêu cách cầm dũa và thao tác dũa? (HS Khá – G)
HS: Cách chọn êtô và tư thế đứng dũa giống như tư thế đứng cưa kim lọai.
-Kẹp vật dũa chặt vừa phải sao cho mặt phẳng cần dũa cách mặt êtô từ 10-20mm. Đối với các vật mềm, cần phải lót tôn mỏng hoặc gỗ má êtô để tránh bị xước vật.
HS: Khi dũa cần thực hiện quy tắc an tòan nào? (HS Tb – Y)
HS: Tay phải cầm cán dũa hơi ngửa lòng bàn tay, tay trái đặt hẳn lên đầu dũa cách đầu dũa 20-30mm.
-Khi dũa phải thực hiện hai chuyển động: một là đẩy dũa tạo lực cắt, khi đó hai tay ấn xuống, điều khiển lực ấn của hai tay cho dũa được thăng bằng: hai là khi kéo dũa về không cần cắt, do đó kéo nhanh và nhẹ nhàng. 
Bàn nguội phải chắc chắn, vật dũa phải được kẹp chặt.
- Không được dùng dũa không có cán hoặc cán vỡ.
- Không thổi phoi, tránh phoi bắn vào mắt.
1) Khái niệm:
Dũa dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ, khó làm được trên các máy công cụ.
2) Kĩ thuật dũa:
 a – Chuẩn bị:
- Cách chọn êtô và tư thế đứng dũa giống như tư thế đứng cưa kim lọai.
-Kẹp vật dũa chặt vừa phải sao cho mặt phẳng cần dũa cách mặt êtô từ 10-20mm. Đối với các vật mềm, cần phải lót tôn mỏng hoặc gỗ má êtô để tránh bị xước vật.
 B – Cách cầm dũa và thao tác dũa:
- Tay phải cầm cán dũa, tay trái đặt trực tiếp lên mặt dũa cách đầu dũa 20-30mm.
- Kết hợp hai thao tác:đẩy dũa tạo lực cắt và kéo dũa về không ần cắt.
3) An toàn khi dũa:
- Bàn nguội phải chắc chắn, vật dũa phải được kẹp chặt.
- Không được dùng dũa không có cán hoặc cán vỡ.
- Không thổi phoi, tránh phoi bắn vào mắt.
Hoạt động 4: Củng cố (6ph)
PP: Vấn đáp; thảo luận.
1. Cắt kim loại bằng cưa tay là một dạng gia công thô nhằm cắt kim loại thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc cắt rãnh, . . .
2. Các điểm về an toàn khi gia công cưa:
- Kẹp vật lên êtô chặt vừa phải.
- Không sử dụng dụng cụ gia công không đúng quy cách.
- Không dùng tay gạt kim loại dư hoặc thổi vào vật gia công.
3. - Tay phải cầm cán dũa hơi ngửa lòng bàn tay, tay trái đặt hẳn lên đầu dũa cách đầu dũa 20 – 30mm.
- Khi dũa phải thực hiện hai chuyển động : một là đẩy dũa tạo lực cắt, khi đó hai tay ấn xuống, điều khiển lực ấn của hai tay cho dũa được thăng bằng; hai là khi kéo dũa về không cần cắt, do đó kéo nhanh và nhẹ nhàng .
GV yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi: 
1. Hãy trình khái niệm về cắt kim loại bằng cưa tay?
2. Hãy trình bày các điểm chung về an toàn khi gia công cưa?
3. Nêu cách cầm dũa và thao tác dũa? 
HS thảo luận nhóm trả lời.
GV nhận xét, chốt ý cho HS ghi bài.
4) Dặn dò (1ph)
	- Học thuộc bài theo vở ghi và phần “Ghi nhớ”.
5) Hướng dẫn về nhà (1ph)
	- Tìm hiểu trước “Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép”.
6) Rút kinh nghiệm:
+ Ưu điểm: 	
 + Tồn tại: 	
 + Hướng khắc phục: 	
Tuần: 11
Ngày soạn: 22/10/2017
Tiết: 21
Ngày dạy: 24/10/2017
CHƯƠNG IV: CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
Bài 24: KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
I. MỤC TIÊU
 1) Về kiến thức:
	- Hiểu được các khái niệm và phân loại chi tiết máy.
 2) Về kĩ năng:
	- Có kĩ năng lắp ghép và phân biệt các loại mối ghépcác chi tiết máy. 
 3) Về thái độ: 
	- Rèn luyện kỹ năng lao động kỹ thuật.
- Yêu thích, hứng thú với môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1) Chuẩn bị của giáo viên:
	- Máy chiếu; máy tính xách tay.	
	- Các mẫu vật có thể tháo lắp được.
	- Bộ mẫu: bulông, đai ốc, vòng đệm, bánh răng, lò xo, mảnh vỡ của chi tiết máy.
 2) Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị một số vật dụng như bu – lông; đai ốc ...
III. PHƯƠNG PHÁP
- Đặt vấn đề; thảo luận; vấn đáp; trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1) Ổn định tổ chức (1ph)
- GV kiểm tra sĩ số và tác phong của học sinh.
 2) Kiểm tra bài cũ (3ph)
*Câu hỏi: 
1. Nêu tư thế đứng và các thao tác cơ bản khi cưa kim loại?
	*Trả lời: 
	- Yêu cầu người cưa đứng thẳng, thoải mái, khối lượng cơ thể phân đều lên hai chân.
	- Cách cầm cưa: tay phải nắm cán cưa, tay trái nắm đầu kia của khung cưa.
	- Khi đẩy thì ấn lưỡi cưa và đẩy từ từ để tạo lực cắt, khi kéo cưa về không ấn.
2. Để đảm bảo an toàn khi dũa em cần chú ý những điểm gì? 
	*Trả lời:
	- Bàn nguội phải chắc chắn, vật dũa phải được kẹp chặt.
	- Không được dùng dũa không có cán hoặc cán vỡ.
- Không thổi phoi, tránh phoi bắn vào mắt.
 3) Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1ph)
PP: Đặt vấn đề.
CHƯƠNG IV: 
CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
Bài 24: 
KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
 Mỗi loại thết bị, máy móc có công dụng, cấu tạo và hình dạng riêng nhưng đều do các chi tiết hợp thành. Chúng được lắp ghép với nhau theo một cách nào đó, để hiểu rõ hơn chúng ta cùng vào bài hôm nay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm chi tiết máy (20ph)
PP: Vấn đáp; trực quan; thảo luận.
I. Khái niệm về chi tiết máy.
GV: Treo hình 24.1, yêu cầu HS thảo luận trả lời.
+ Hãy x

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12223033.doc