Giáo án môn Đại số 7 - Bài 10: Làm tròn số

I.MỤC TIÊU: học xong tiết này HS cần đạt được chuẩn KTKN sau:

 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được quy ước làm tròn số.

 2. Kĩ năng: - Vận dụng quy ước làm tròn số để áp dụng trong thực tế và giải các bài toán liên quan.

 3. Thái độ: - Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.

 - Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.

II. KỶ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

 - Kỷ năng so sánh, kỷ năng xác định giá trị sống và kỷ năng tự nhận thức.

III.CHUẨN BỊ:

 1. Thầy : SGK, bảng phụ, phấn mầu.

 2. Trò : SGK, bảng nhóm, thước kẻ.

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 855Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 7 - Bài 10: Làm tròn số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16
 §10. LÀM TRÒN SỐ 
+ Ngày soạn: 10/10/2013 
+ Ngày dạy: 17/10/2013 
I.MỤC TIÊU: học xong tiết này HS cần đạt được chuẩn KTKN sau:
 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được quy ước làm tròn số. 
 2. Kĩ năng: - Vận dụng quy ước làm tròn số để áp dụng trong thực tế và giải các bài toán liên quan.
 3. Thái độ: - Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.
 - Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
II. KỶ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
 - Kỷ năng so sánh, kỷ năng xác định giá trị sống và kỷ năng tự nhận thức.
III.CHUẨN BỊ:
 1. Thầy : SGK, bảng phụ, phấn mầu.
 2. Trò : SGK, bảng nhóm, thước kẻ.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra: 
 - Phát biểu kết luận về mối quan hệ của số hữu tỉ và số thập phân.
 - Làm bài 91/SBT.
 3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
NỘI DUNG
Hoạt đông 1.Ví dụ:
*GV  : Cùng học sinh xét ví dụ 1:
Làm tròn các số thập phân 4,3 và 4,9 đến hàng đơn vị.
Hướng dẫn:
- Biểu diễn các số thập phân 4,3 và 4,9 lên trục số.
- So sánh về khoảng cách vị trí của số thập phân 4,3 với vị trí số 4 và số 5 trên trục số ?.
- So sánh về khoảng cách vị trí của số thập phân 4,9 với vị trí số 4 và số 5 trên trục số ?
*HS : Trả lời. 
*GV : Nhận xét và khẳng định : 
Ta thấy hai số nguyên 4 và 5 cùng gần với số thập phân 4,3 nhưng 4 gần với 4,3 hơn so với 5 nên ta viết 4,3 4.
Tương tự, 4,9 gần với 5 so với 4 nên ta viết 4,9 5.
Kí hiệu: “” đọc là gần bằng hoặc xấp xỉ.
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
*GV : Để làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị ta làm thế nào ?.
*HS : Trả lời. 
*GV : Nhận xét.
 Yêu cầu học sinh làm ?1.
Điền số thích hợp vào ô trống sau khi đã làm tròn số đến hàng đơn vị:
5,4 ; 5,8 ; 4,5 .
*HS : Thực hiện. 
*GV : Nhận xét. 
 Yêu cầu học sinh nghiên cứu ví dụ 2 và ví dụ 3 trong SGK- trang 35, 36.
Làm tròn số đến hàng nghìn có gì khác với làm tròn đến hàng đơn vị ?.
*HS : Thực hiện và trả lời.
Hoạt động 2. Quy ước làm tròn số.
*GV : - Làm tròn số 86,149 đến chữ số thập phân thứ nhất.
 - Làm tròn số 542 đến hàng chục.
*HS : Thực hiện. 
*GV : Nhận xét và khẳng định : 
Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn số 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số 0.
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
*GV : - Làm tròn số 0,0861 đến chữ số thập phân thứ hai.
 - Làm tròn số 1537 đến hàng trăm.
*HS : Thực hiện. 
*GV : Nhận xét và khẳng định : 
Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số 0
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
*GV : Yêu cầu học sinh làm ?2.
a, Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ ba.
b, Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ hai.
c, Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ nhất.
*HS : Hoạt động nhóm nhỏ.
*GV : Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo. 
1.Ví dụ:
Ví dụ 1:
Làm tròn các số thập phân 4,3 và 4,9 đến hàng đơn vị.
*Nhận xét. 
Ta thấy hai số nguyên 4 và 5 cùng gần với số thập phân 4,3 nhưng 4 gần với 4,3 hơn so với 5 nên ta viết 4,3 4.
Tương tự, 4,9 gần với 5 so với 4 nên ta viết 4,9 5.
Kí hiệu: “” đọc là gần bằng hoặc xấp xỉ.
* Tóm lại:
Để làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị ta lấy số nguyên gần với số đó nhất.
?1.
Điền số thích hợp vào ô trống sau khi đã làm tròn số đến hàng đơn vị:
5,4 5 ; 5,8 6 ; 4,5 5
2.Quy ước làm tròn số.
* Trường hợp 1:
Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn số 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số 0.
Ví dụ:
- Làm tròn số 86,149 đến chữ số thập phân thứ nhất: 86,149 86,1
 - Làm tròn số 542 đến hàng chục: 
 542 540.
* Trường hợp 2:
Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số 0
Ví dụ:
- Làm tròn số 0,0861 đến chữ số thập phân thứ hai: 0,0861 0,09.
 - Làm tròn số 1537 đến hàng trăm:
 1537 1600.
?2.
a, Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ ba : 79,3826 79,383
b, Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ hai: 79,3826 79,38
c, Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ nhất: 79,3826 79,4
 4. Củng cố: 
 - Cho Hs nhắc lại nhiều lần qui tắc làm tròn số.
 - Làm các bài tập 73,74,76/SGK.
 5. Hướng dẫn về nhà : 
 - Học thuộc qui tắc làm tròn số.
 - Làm 78,79,81/SGK
IV. RÚT KINH NGIỆM:
	............................... 
	............................... 
	............................... 	............................... 	............................... 
	............................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong_I_10_Lam_tron_so.doc