I.MỤC TIÊU: học xong tiết này HS cần đạt được chuẩn KTKN sau:
1. Kiến thức: - Thấy được sự cần thiết phải dùng cặp sốđể xác định vị trí một điểm trên mặt phẳng, biết vẽ hệ trục tọa độ.
- Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn.
2. Kĩ năng: - Biết xác định 1 điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó.
3. Thái độ - Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.
Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
II. KỶ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Kỷ năng so sánh, kỷ năng xác định giá trị sống và kỷ năng tự nhận thức.
Tiết 32 §6. MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ + Ngày soạn: 08/12/2013 + Ngày dạy: 12/12/2013 I.MỤC TIÊU: học xong tiết này HS cần đạt được chuẩn KTKN sau: 1. Kiến thức: - Thấy được sự cần thiết phải dùng cặp sốđể xác định vị trí một điểm trên mặt phẳng, biết vẽ hệ trục tọa độ. - Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn. 2. Kĩ năng: - Biết xác định 1 điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó. 3. Thái độ - Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên. Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm. II. KỶ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: - Kỷ năng so sánh, kỷ năng xác định giá trị sống và kỷ năng tự nhận thức. III.CHUẨN BỊ: 1. Thầy : SGK, bảng phụ, phấn mầu. 2. Trò : SGK, bảng nhóm, thước kẻ. IV. PHƯƠNG PHÁP: - Thuyết trình, nêu giải quyết vấn đề. Vấn đáp gợi mở. V. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: Khi nào đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng x? 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG HĐ1.Đặt vấn đề. *GV : Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 1 và ví dụ 2 trong SGK – trang 65. *HS : Thực hiện. *GV : Nhận xét và khẳng định : Trong toán học, để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng tọa độ người ta thường dùng một cặp gồm hai số. HĐ2.Mặt phẳng tọa độ. *GV : Giới thiệu: Trên mặt phẳng, ta vẽ hai trục số Ox , Oy vuông góc với nhau và cắt tại gốc của mỗi trục. Khi đó ta có hệ trục tọa độ Oxy. trong đó: Ox, Oy gọi là các trục tọa độ. Ox gọi là trục hoành. Oy gọi là trục tung. Giao điểm O gọi là gốc tọa độ. Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy. - Hai trục tọa độ chia mặt phẳng thành bốn góc: Góc phần tư thứ I, II, III, IV. *HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV : Đưa ra chú ý: Các đơn vị dài trên hai trục tọa độ được chọn bằng nhau. *HS :Chú ý nghe giảng và ghi bài. HĐ3.Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng độ. *GV : - Vẽ hệ trục tọa độ Oxy. - Vẽ một đường thẳng đi qua vạch số 3 và song song với trục Ox. - Vẽ một đường thẳng đi qua vạch số 1,5 song song với trục Oy. Từ đó có nhận xét gì về giao điểm của hai đường thẳng này ?. *HS : Thực hiện. *GV : Nhận xét và khẳng định : Ta thấy giao điểm của hai đường thẳng này là điểm P có tung độ là 3 và hoành độ là 1,5. ta nói cặp số (1,5; 3) gọi là tọa độ của điểm P. - Thế nào tạo độ của một điểm ?. *HS : Chú ý nghe giảng và trả lời. *GV : Nhận xét. Yêu cầu học sinh làm ?1. Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy (trên giấy kẻ ô vuông) và đánh dấu vị trí của các điểm P, Q lần lượt có tọa độ là ( 2; 3); (3; 2). *HS : Thực hiện. *GV : Nhận xét. Trên mặt phẳng tọa độ: -Mỗi điểm xác định được bao nhiêu cặp số (x0; y0). - Mỗi cặp số (x0; y0) xác định được bao nhiêu điểm ?. *HS :Trả lời. *GV : Nhận xét và khẳng định : Trên mặt phẳng tọa độ: - Mỗi điểm M xác định được một cặp số (x0; y0). Ngược lại, mỗi cặp số (x0; y0) xác định được một điểm M. Cặp số (x0; y0) gọi là tọa độ của điểm M, x0 là hoành độ và y0 là tung độ của điểm M. Điểm M có tọa độ (x0; y0) được kí hiệu là M(x0; y0). *HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV : Yêu cầu học sinh làm ?2. Viết tọa độ góc O. 1. Đặt vấn đề. Ví dụ 1: Tọa độ của mũi Cà Mau: Ví dụ 2 : Vị trí chỗ ngồi trong rạp của người có tấm vé. 2. Mặt phẳng tọa độ. I II III O IV x y Trên mặt phẳng, ta vẽ hai trục số Ox , Oy vuông góc với nhau và cắt tại gốc của mỗi trục. Khi đó ta có hệ trục tọa độ Oxy. Trong đó: - Ox, Oy gọi là các trục tọa độ. - Ox gọi là trục hoành. - Oy gọi là trục tung. - Giao điểm O gọi là gốc tọa độ. - Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy. - Hai trục tọa độ chia mặt phẳng thành bốn góc: Góc phần tư thứ I, II, III, IV. P(1,5; 3) O 3 2 1 2 1 y x 3.Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng độ. Ví dụ: *Nhận xét. Ta thấy giao điểm của hai đường thẳng này là điểm P có tung độ là 3 và hoành độ là 1,5. Ta nói cặp số (1,5; 3) gọi là tọa độ của điểm P. ?1 y x 2 Q(3;2) P(2;3) 2 3 O 3 1 1 *Kết luận: Trên mặt phẳng tọa độ: - Mỗi điểm M xác định được một cặp số (x0; y0). Ngược lại, mỗi cặp số (x0; y0) xác định được một điểm M. - Cặp số (x0; y0) gọi là tọa độ của điểm M, x0 là hoành độ và y0 là tung độ của điểm M. - Điểm M có tọa độ (x0; y0) được kí hiệu là M(x0; y0). ?2. Tọa độ của O (0 ;0) 4. Củng cố: - Toạ độ một điểm thì hoành độ luôn đứng trước, tung độ luôn đứng sau - Mỗi điểm xác định một cặp số, mỗi cặp số xá định một điểm - Làm bài tập 32 (tr67 - SGK) M(-3; 2) N(2; -3) Q(-2; 0) - Làm bài tập 33 (tr67 - SGK) Lưu ý: 5. Hướng dẫn về nhà : - Biết cách vẽ hệ trục Oxy - Làm bài tập 33, 34, 35 (tr68 - SGK); bài tập 44, 45, 46 (tr50 - SBT) * Lưu ý: Khi vẽ điểm phải vẽ mặt phẳng tọa độ trên giấy ôli hoặc các đường kẻ song song phải chính xác. VI. RÚT KINH NGIỆM: ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ...............................
Tài liệu đính kèm: