Giáo án môn Đại số 7 - Bài 11: Số vô tỉ, khái niệm căn bậc hai

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

Giúp học sinh nắm được số vô tỉ là như thế nào? Khái niệm về căn thức bậc hai.

2.Kỹ năng:

Viết căn thức bậc hai, tính các căn bậc hai đơn giản.

3.Thái độ:

Rèn cho học sinh thái độ cẩn thận, chính xác, yêu thích môn học.

II.CHUẨN BỊ

1.Chuẩn bị của giáo viên -Bảng phụ

 -Thước kẻ, êke, phấn

2.Chuẩn bị của học sinh -Chuẩn bị các bài tập SGK

 -Dụng cụ học tập: bút, sách vở, thước kẻ

 

docx 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 913Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 7 - Bài 11: Số vô tỉ, khái niệm căn bậc hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/10/2015
Ngày dự: 21/10/2015
Tiết 18 §11 SỐ VÔ TỈ. KHÁI NIỆM CĂN BẬC HAI
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được số vô tỉ là như thế nào? Khái niệm về căn thức bậc hai.
2.Kỹ năng:
Viết căn thức bậc hai, tính các căn bậc hai đơn giản.
3.Thái độ:
Rèn cho học sinh thái độ cẩn thận, chính xác, yêu thích môn học.
II.CHUẨN BỊ 
1.Chuẩn bị của giáo viên -Bảng phụ
	-Thước kẻ, êke, phấn 
2.Chuẩn bị của học sinh	-Chuẩn bị các bài tập SGK
	-Dụng cụ học tập: bút, sách vở, thước kẻ
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tình hình lớp: (1ph)
- Điểm danh học sinh trong lớp
-Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2.Kiểm tra bài cũ: (5ph)
Câu hỏi kiểm tra:	
Phát biểu quy ước làm tròn số. Lấy ví dụ.
Dự kiến trả lời:
Quy ước làm tròn số:
-Trường hợp 1:Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số 0.
Ví dụ: Làm tròn số 432,13 đến chữ số thập phân thứ nhất
	432,13 ≈ 432,1
 Làm tròn số 763 đến hàng chục
	763 ≈ 760
-Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số 0.
Ví dụ: Làm tròn số 0,8935 đến chữ số thập phân thứ ba.
	0,8935 ≈ 0,894
 Làm tròn số 5347 đến hàng trăm
	5347 ≈ 5350
3.Giảng bài mới:
a/ Giới thiệu bài:(1ph)
GV: Tiết trước chúng ta đã nắm được số hữu tỉ là số thập phân hữu hạn hoặc số thập phân vô hạn tuần hoàn. Vậy số thập phân vô hạn không tuần hoàn là số gì? Ta đi nghiên cứu bài học hôm nay.
b/ Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
10’
* Hoạt động 1. Số vô tỉ
1.Số vô tỉ
GV: Xét bài toán: cho hình 5, trong đó hình vuông AEBF có cạnh bằng 1m, hình vuông ABCD có cạnh AB là một đường chéo của hình vuông AEBF.
a/ Tính diện tích hình vuông ABCD
b/ Tính độ dài đường chéo AB.
GV: Ta thấy số thập phân trên như thế nào?
GV: Số như vậy gọi là số vô tỉ. Vậy số vô tỉ là số như thế nào?
GV: Tập hợp các số vô tỉ được kí hiệu là I
HS: Tiến hành theo yêu cầu của GV
a/ SAEBF=1.1=1(m2)
SABCD=2SAEBF=2(m2)
SABCD=AB.AB=2(m2)
HS: Vô hạn không tuần hoàn
HS: Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn
HS: Ghi chép vào vở
B
E
 1m
F
C
A
D
SABCD=2SAEBF
Khái niệm số vô tỉ
Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn
Tập hợp các số vô tỉ được kí hiệu là I
22’
*Hoạt động 2. Khái niệm căn bậc hai
2.Khái niệm căn bậc hai
GV: Giới thiệu
Ta thấy 32=9; (-3)2=9
Ta nói 3 và -3 là các căn bậc hai của 9, vậy căn bậc hai của một số a không âm là số như thế nào?
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập ?1
Tìm các căn bậc hai của 16.
GV: Chú ý:
Số dương a có đúng hai căn bậc hai, một số dương kí hiệu là avà một số âm kí hiệu là -a. Số 0 chỉ có một căn bậc hai là số 0, cũng viết 0 = 0. Không được viết 4 =±2 !
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập ?2
Viết các căn bậc hai của 3; 10; 25
GV: Nhận xét và chốt lại khái niệ căn bậc hai
BT1: Theo mẫu: Vì 22 = 4 nên 4 = 2, hãy hoàn thành bài tập sau:
a/ Vì 52=... nên  = 5
b/ Vì 7...=49 nên ...= 7
c/ Vì 1...= 1 nên 1= ...
d/ Vì (23)2 =... nên ... = ...
GV: Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm.
GV: Nhận xét và chốt lại 
Vậy căn bậc hai của một số dương như thế nào?
GV: Hướng dẫn cho học sinh thực hành bằng máy tính casio
HS: Căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho x2=a
HS: Ghi chép vào vở
HS: Căn bậc hai của 16 là 4 và -4
HS: ghi chép vào vở
HS: Các căn bậc hai của 3; 10; 25 là:± 3; ±10; -5, 5
HS: Hoạt động theo nhóm và làm bài tập trên
HS:Trả lời
2.Khái niệm căn bậc hai
Khái niệm:
Căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho x2=a
?1. Căn bậc hai của 16 là 4 và -4
Chú ý:
Số dương a có đúng hai căn bậc hai, một số dương kí hiệu là a và một số âm kí hiệu là -a. Số 0 chỉ có một căn bậc hai là số 0, cũng viết 0 = 0.
?2. Các căn bậc hai của 3; 10; 25:
±3; ±10; 5; -5
BT1:
a/ Vì 52 = 25 nên 25 = 5
b/ Vì 72 = 49 nên 49 = 7
c/ Vì 12 = 1 nên 1 = 1
d/ Vì (23)2 = 49 nên 49 = 23
5’
Hoạt động 3. Củng cố
GV: cho học sinh nhắc lại khái niệm căn bậc hai
GV: Cho học sinh làm bài tập 84 SGK
HS: nhắc lại khái niệm
HS: Suy nghĩ làm bài tập
Nếu x = 2 thì x2 bằng:
2
4 
8
16 (đáp án)
4.Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1ph)
Về nhà: Làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa
	Học bài và coi bài mới
IV.RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG
Quy Nhơn, ngày .tháng.năm 2015	Quy Nhơn, ngàythángnăm 2015
	GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN	GIÁO SINH THỰC TẬP
	Thái Thị Tuyết	Đào Thị Duy Diễm

Tài liệu đính kèm:

  • docxChuong_I_11_So_vo_ti_Khai_niem_ve_can_bac_hai.docx