Giáo án môn Đại số 9 - Tiết 21: Hàm số bậc nhất

A. Mục tiêu cần đạt

- Kiến thức: Hiểu khái niệm và các tính chất của h/s bậc nhất, tập xác định của hàm số bậc nhất. Biết rằng hàm số bậc nhất là h/s cho bởi công thức y = ax + b (a 0)

- Kĩ năng: Tìm được giá trị của a (hoặc b), khi biết hai giá trị tương ứng của x và y, và hệ số b (hoặc hệ số a). Chỉ ra được tính đồng biến, nghich biến của h/s bậc nhất y = ax + b dựa vào hệ số a

- Thái độ : Rèn tính cẩn thận, rõ ràng.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án, sgk, đồ dùng dạy học

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Vở ghi, vở bài tập, sgk, dụng cụ học tập. Học thuộc khái niệm hàm số đồng biến.

 

doc 2 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1072Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 9 - Tiết 21: Hàm số bậc nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 21	Ngày soạn: 	08/11/2015
Dạy lớp: 9A2	Ngày dạy:	11/11/2015
HÀM SỐ BẬC NHẤT
A. Mục tiêu cần đạt 
- Kiến thức: Hiểu khái niệm và các tính chất của h/s bậc nhất, tập xác định của hàm số bậc nhất. Biết rằng hàm số bậc nhất là h/s cho bởi công thức y = ax + b (a 0)
- Kĩ năng: Tìm được giá trị của a (hoặc b), khi biết hai giá trị tương ứng của x và y, và hệ số b (hoặc hệ số a). Chỉ ra được tính đồng biến, nghich biến của h/s bậc nhất y = ax + b dựa vào hệ số a
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận, rõ ràng.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, sgk, đồ dùng dạy học
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Vở ghi, vở bài tập, sgk, dụng cụ học tập. Học thuộc khái niệm hàm số đồng biến.
C. Các hoạt động dạy học
 I- Ổn định tổ chức: (1ph) Sĩ số: 	 Vắng: 
 II- Kiểm tra bài cũ: (5ph) 
?/ Thế nào gọi là hàm số đồng biến, nghịch biến
HS: Trả lời
Đáp án : Tổng quát (SGK-44)
III- Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: 1. Khái niệm về hàm số bậc nhất
- Bài toán cho gì ? yêu cầu gì ? 
- GV treo bảng phụ sau đó gọi Hs điền vào chỗ (...) cho đúng yêu cầu của bài ? 
- Gợi ý : Vận tốc của xe ô tô là bao nhiêu km/h từ đó suy ra 1 giờ xe đi được ? 
- Sau t giờ xe đi được bao nhiêu km ? 
- Vậy sau t giờ xe cách trung tâm Hà Nội bao xa ? 
- áp dụng bằng số ta có gì ? Hãy điền giá trị tương ứng của s khi t lấy giá trị là 1 giờ , 2 giờ , 3 giờ , ... 
- Qua bài toán trên em rút ra nhận xét gì ? 
- Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng nào? cho ví dụ
Trong các hàm số sau hàm số nào là hàm số bậc nhất ?: chỉ rõ a .b
y1 = ; y 2 = (a - 2 ) x-10
y3 = ; y4 = 1- x
y5 = -8x ; y 6 = x + 4
y7= 
1 : Khái niệm về hàm số bậc nhất
Bài toán ( sgk ) 
? 1 ( sgk ) 
- Sau 1 giờ ô tô đi được là 50 km .
- Sau t giờ ô tô đi được : 50.t (km) .
- Sau t giờ ô tô cách trung tâm Hà Nội là : 
s = 50t + 8 ( km ) 
HN Bến xe Huế
?2 ( sgk ) 
- Với t = 1 giờ ta có : s = 50.1 + 8 = 58(km) .
- Với t = 2 giờ ta có: s = 50.2 + 8 = 108 ( km) .
- Với t = 3 giờ ta có : s = 50.3 + 8 = 158 ( km ) .
...Vậy với mỗi giá trị của t ta luôn tìm được 1 giá trị tương ứng của s ® s là hàm số của t .
Định nghĩa ( sgk ) 
- Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng : 
y = ax + b ( a ¹ 0 )
Hoạt động 2: 2 Tính chất
- Hàm số được xác định khi nào ? 
- Hàm số y = ax + b ( a ¹ 0 ) đồng biến , nghịch biến khi nào ? 
GV: Giới thiệu tính chất
Trong các hàm số đã lấy ở trên hàm số nào đồng biến, nghịch biến? Vì sao?
y1 =
y 2 = (a - 2 )x -10
y3 = ; y4 = 1- x
y5 = -8x ; y 6 = x + 4
y7= 
- GV yêu cầu HS thực hiện ? 4 ( sgk ) 
Hàm số bậc nhất y = ax + b 
Tập xác định : mọi x thuộc R
Đồng biến khi a > 0. Nghịch biến khi a < 0
Ví dụ ( sgk ) Xét hàm số : y = -3x + 1 
+ TXĐ : Mọi x thuộc R 
a = -3 <0 nên hàm số y = -3x + 1 nghịch biến trên R 
đồng biến y1, y3,
 nghịch biến y4, y5,y6
 Không phải là hàm bậc nhất y7
 Chưa xác định y2
?4 * Ví dụ : 
Hàm số đồng biến : y = 5x - 2 ( a = 5 > 0 ) 
Hàm số nghịch biến : y = -2x +3 ( a = -2 < 0)
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức-Hướng dẫn về nhà : 
Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng nào ? TXĐ của hàm số ? 
Hàm số bậc nhất đồng biến , nghịch biến khi nào ? 
Hướng dẫn về nhà 
Học thuộc định nghĩa , tính chất . Nắm chắc tính đồng biến , nghịch biến của hàm số 
Nắm chắc cách chứng minh hàm số đồng biến , nghịch biến .
Xem lại các ví dụ và bài tập đã chữa . Giải các bài tập trong sgk - 48 . 
D. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT21.doc