Giáo án môn Đại số lớp 9 - Tuần 12

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: HS hiểu đ¬ược đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠0) là một đường thẳng luôn cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b, song song với đường thẳng y = ax nếu b ≠ 0, trùng với đường thẳng y = ax nếu b = 0.

 2. Kĩ năng: HS biết vẽ đồ thị của hàm số y = ax + b bằng cách xác định 2 điểm phân biệt thuộc đồ thị của hàm số.

 3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính cẩn thận chính xác trong việc vẽ đồ thị.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Th¬ước thẳng, bảng phụ, MTBT.

 2. Học sinh: Thước thẳng, bút chì, máy tính bỏ túi.

III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, trực quan, thực hành.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

 1. Ổn định lớp (1’)

 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

 - Đồ thị của hàm số y = f(x) là gì? Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) là gì?

 - Nêu cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) ?

 

doc 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 9 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/10/2014
 Ngày dạy: 07/11/2014
Tuần 12 tiết 23
 §3. ĐỒ THỊ HÀM SỐ y = ax + b (a ≠ 0)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: HS hiểu được đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠0) là một đường thẳng luôn cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b, song song với đường thẳng y = ax nếu b ≠ 0, trùng với đường thẳng y = ax nếu b = 0.
 2. Kĩ năng: HS biết vẽ đồ thị của hàm số y = ax + b bằng cách xác định 2 điểm phân biệt thuộc đồ thị của hàm số.
 3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính cẩn thận chính xác trong việc vẽ đồ thị.
II. CHUẨN BỊ: 
 1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, MTBT.
 2. Học sinh: Thước thẳng, bút chì, máy tính bỏ túi.
III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, trực quan, thực hành.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
 1. Ổn định lớp (1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ (5’) 
 - Đồ thị của hàm số y = f(x) là gì? Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) là gì?
 - Nêu cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) ?
3. Bài mới: (34’)
Chuẩn
KT-KN
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
-Hiểu rằng đồ thị của hàm số bậc nhất y=ax+b là một đường thẳng song song hoặc trùng với đường thẳng y=ax (a≠0).
-Biết cách vẽ đồ thị của hàm số y=ax+b (a≠0).
- Vẽ đúng đồ thị của hàm số y=ax+b (a≠0).
Hoạt động 1: (15’)
-GV cho HS làm
-GV đưa bảng phụ có ô vuông lên.
 Yêu cầu 1HS biểu diễn các điểm đã cho trên mặt phẳng toạ độ.
+HS: Cả lớp biểu diễn vào vở.
 1 em lên biểu diễn các điểm A, B, C, A’, B’, C’.
? Em có nhận xét gì về các điểm A, B, C và các điểm A’, B’, C’?
+HS: 3 điểm A, B, C thẳng hàng;
 3 điểm A’, B’, C’ thẳng hàng.
-GV cho HS làm(bảng phụ).
2 HS lên bảng điền vào 2 dòng.
-GV: Với cùng 1 giá trị của biến x, giá trị tương ứng của hàm số y=2x và y=2x+3 có quan hệ như thế nào?
+HS: trả lời như bên.
-GV giới thiệu như SGK tr 50.
+HS: đọc thêm thông tin SGK.
-GV: Đường thẳng y = 2x + 3 cắt trục tung ở điểm nào?
+HS: (0 ; 3)
-GV: Nêu trường hợp tổng quát?
+HS nêu.
-GV nêu Chú ý (SGK tr50).
+HS: Lưu ý tên gọi khác của đồ thị hàm số y=ax+b (a≠0)
Hoạt động 2: (19’)
-GV hướng dẫn HS cách vẽ đồ thị của hàm số y =ax+b khi b=0 và b≠0.
+HS: Chú ý các bước vẽ.
-GV: Cho HS đọc và làm 
+ HS: 2 em lần lượt lên bảng vẽ đồ thị của hàm số y = 2x – 3 và hàm số y = –2x+3.
 HS dưới lớp vẽ đồ thị vào vở.
1. Đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0)
 A(1 ; 2), B(2 ; 4), C(3 ; 6)
 A’(1 ; 2+3), B’(2 ; 4+3), C’(3 ; 6+3) 
 Các điểm A, B, C thẳng hàng. 
 Các điểm A’, B’, C’ thẳng hàng.
 Nếu A, B, C Î (d), A’, B’, C’Î(d’) 
 thì (d) // (d’).
 Với cùng giá trị của biến x, giá trị của hàm số y = 2x + 3 hơn giá trị của hàm số y = 2x là 3 đơn vị.
 Với x = 0 thì y = 2x + 3 = 2.0 + 3 = 3. 
 Như vậy đồ thị hàm số y = 2x + 3 là đường thẳng song song với đường thẳng y = 2x và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3.
 ▪ Tổng quát: Đồ thị của hàm số y = ax + b (a≠ 0) là một đường thẳng:
 - Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b;
 - Song song với đường thẳng y = ax nếu b≠0; trùng với đường thẳng y = ax nếu b=0.
 ▪ Chú ý: Đồ thị của hàm số y=ax+b (a≠0) còn được gọi là đường thẳng y=ax+b (b gọi là tung độ gốc của đường thẳng).
2. Cách vẽ đồ thị của hàm số y=ax+ b (a≠0)
▪ Khi b=0 thì y=ax. Đồ thị của hàm số y=ax đi qua gốc tọa độ O(0 ; 0) và điểm A(1 ; 1).
▪ Khi b≠0:
- Cho x=0 thì y=b Þ A(0 ; b) Î Oy.
 Cho y=0 thì xÞ B( ; 0) ÎOx 
- Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B ta được đồ thị của hàm số y=ax+b.
 ▫ Đồ thị của hàm số y = 2x–3
Cho x=0 Þ y = –3 Þ đồ thị đi qua A(0 ; –3) 
Cho y=0 Þ x= 1,5 Þ đồ thị đi qua B(1,5; 0) 
 Đường thẳng AB là đồ thị của hàm số.
 ▫ Đồ thị của hàm số y = –2x+3
Cho x=0 Þ y = 3 Þ đồ thị đi qua C(0 ; 3)
Cho y=0 Þ x = 1,5Þ đồ thị đi qua B(1,5; 0)
A
 Đường thẳng BC là đồ thị của hàm số. 
 4. Củng cố: (3’)
- Đồ thị hàm số y = ax + b (a≠0) là gì? Cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0)?
- Đồ thị hàm số y = ax + b là đường thẳng khi nào đi lên? Khi nào đi xuống?
- Làm bài 15 SGK tr 51.
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Nắm vững định nghĩa và cách vẽ đồ thị của hàm số y=ax+b (a≠0).
- BTVN: 16, 17 SGK tr 51.
- Tiết sau luyện tập.
V. Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
*************************************
Ngày soạn: 28/10/2014
 Ngày dạy: 07/11/2014
Tuần 12 tiết 24
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
- HS vẽ được đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0), tính được diện tích các hình giới hạn bởi các đồ thị.
- Vẽ thành thạo đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0) bằng cách xác định 2 điểm phân biệt là giao của đường đồ thị với 2 trục toạ độ.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0).
 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận chính xác trong việc vẽ đồ thị.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Thước thẳng, MTBT.
 2. Học sinh: Dụng cụ học tập, MTBT.
III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thực hành, trực quan, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
 1. Ổn định lớp (1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
	HS1: Vẽ đồ thị của hàm số y = 3x + 6.
	HS2: Vẽ đồ thị của hàm số y = –2x + 5.
3. Bài mới: (33’) 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung 
-GV: Cho HS làm bài 16 SGK.
 Vẽ đồ thị hàm số y = 2x +2 và đồ thị hàm số y = x trên cùng 1 hệ trục toạ độ 
+HS: Đọc kĩ đề bài.
 Cả lớp vẽ vào vở.
 Lần lượt 2 em lên bảng vẽ, mỗi HS vẽ đồ thị của một hàm số.
- GV gợi ý: Tìm xA thông qua phương trình hoành độ giao điểm x = 2x + 2.
+HS: Theo gợi ý của GV làm bài.
-GV: Theo cách vẽ thì tung độ của điểm C là bao nhiêu?
+HS: yc = 2.
-GV: Tìm tọa độ điểm C?
+HS: C(2; 2).
? Tính diện tích tam giác ABC.
- GV gợi ý: Kẻ AH vuông góc với BC 
 SABC = .AH.BC
+HS: áp dụng công thức tính.
-GV cho HS giải bài 17 theo nhóm.
Chia lớp làm 4 nhóm. Mỗi nhóm 1 bảng phụ. Đại diện nhóm giải bài trên bảng phụ.
+HS: thảo luận nhóm làm bài.
-GV: Tọa độ điểm C có tính chất gì?
+HS: Hoành độ điểm C thỏa mãn 
x + 1 = - x + 3.
-GV: Nêu cách tính tọa độ điểm C.
+HS: Tìm xc à yc.
-GV: Muốn tính chu vi DABC ta cần tính gì?
+HS tiếp tục giải hoàn thành bài 17.
- GV chọn 1 bài giải của một nhóm đưa lên để lớp nhận xét.
+HS: theo dõi.
-GV giải thích và hoàn chỉnh từng bước.
*Đọc và làm bài 18 phần a (SGKtr52)
-GV cho HS hoạt động theo nhóm.
+HS thảo luận nhóm làm bài.
 Đại diện một nhóm lên bảng sửa bài. Các nhóm khác theo dõi và nêu nhận xét.
-GV: Kiểm tra bài của các nhóm. 
Bài tập16 SGK tr 51
a)
b) Phương trình hoành độ giao điểm:
x = 2x + 2 Û x = – 2 Þ y = –2.
Vậy toạ độ điểm A(–2 ; –2)
c) Vì CÎđường thẳng y = x mà theo cách vẽ thì ta có yC = 2 Þ xC = 2. Vậy toạ độ của C(2 ; 2). 
SABC .4.2 = 4 (cm2)
Bài tập 17 SGK tr 51-52
 Đồ thị hàm số y = x + 1 là đường thẳng đi qua 2 điểm D (0 ; 1) và A (–1 ; 0).
 Tương tự đồ thị hàm số y = – x + 3 là đường thẳng đi qua 2 điểm E (0 ; 3) và B(3 ; 0)
H
b. Tọa độ điểm C là nghiệm của phương trình 
x + 1 = –x + 3 Û 2x = 2 Û x = 1
 Thay x =1 vào y = x + 1 ta được y = 2.
 Vậy C(1 ; 2), A(–1 ; 0), B ( 3 ; 0)
c. Kẻ CH ^AB tại H. 
DACH vuông tại H nên 
AC = 
Tương tự BC = 
Chu vi tam giác ABC: 
AB + AC + BC = 4 ++= 4 +
SABC AB. CH 4. 2 = 4(cm2)
Bài 18a SGK tr52
a) Thay x = 4; y = 11 vào hàm số y = 3x + b ta có 11 = 3.4 + b Û b = –1.
Vậy hàm số có dạng y = 3x – 1.
Cho x = 0 Þ y = –1 Þ A(0 ; –1)Î đồ thị hàm số.
Cho x = 1 Þ y = 3.1 – 1 = 2 Þ B(1 ; 2) đồ thị hàm số.
4. Củng cố: (1’) Nêu lại cách vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0).
5. Hướng dẫn về nhà (3’)
- Nắm vững các bước vẽ đồ thị, cách chọn điểm sao cho dễ biểu diễn trên mặt phẳng toạ độ. 
- BTVN: 18(b), 19 SGK trang 51–52.
- Xem trước bài Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau.
V. Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................
Ngày.........tháng.......năm..........
KÝ DUYỆT
Phạm Quốc Bảo
..................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 12 tiết 23+24.doc