I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nắm vững khái niệm góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox, khái niệm hệ số góc của đường thẳng y = ax + b và hiểu được rằng hệ số góc của đường thẳng liên quan mật thiết với góc tạo bởi đường thẳng đó và trục Ox.
2. Kĩ năng: Biết tính góc α hợp bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox trong trường hợp hệ số a > 0 theo công thức a = tanα. Trường hợp hệ số a < 0="" tính="" gián="" tiếp.="">
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận khi tính toán, vẽ hình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng có chia khoảng, máy tính bỏ túi.
2. Học sinh: Dụng cụ học tập, máy tính bỏ túi.
Ngày soạn: 11/11/2014 Ngày dạy: 21/11/2014 Tuần 14 tiết 27 §5. HỆ SỐ GÓC CỦA ĐƯỜNG THẲNG y = ax + b (a ≠ 0) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nắm vững khái niệm góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox, khái niệm hệ số góc của đường thẳng y = ax + b và hiểu được rằng hệ số góc của đường thẳng liên quan mật thiết với góc tạo bởi đường thẳng đó và trục Ox. 2. Kĩ năng: Biết tính góc α hợp bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox trong trường hợp hệ số a > 0 theo công thức a = tanα. Trường hợp hệ số a < 0 tính gián tiếp. 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận khi tính toán, vẽ hình. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng có chia khoảng, máy tính bỏ túi. 2. Học sinh: Dụng cụ học tập, máy tính bỏ túi. III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, trực quan, thực hành, giảng giải, thảo luận. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Vẽ đồ thị hàm số y = 0,5x + 2 và y = 0,5x – 1 trên cùng hệ trục toạ độ Oxy. Nêu nhận xét về hai đường thẳng này? 3. Bài mới (33’) Chuẩn KT-KN Hoạt động của GV và HS Nội dung -Bằng trực giác, nhận biết được góc tạo bởi đường thẳng (d): y=ax+b (a≠0) với trục Ox theo quy ước. -Hiểu khái niệm hệ số góc của đường thẳng y=ax+b (a≠0). -Biết mối liên hệ giữa hệ số góc a của đường thẳng y=ax+b (a≠0) với góc tạo bởi đường thẳng này và trục Ox. Hoạt động 1: (20’) - GV đưa bảng phụ vẽ hình 10a SGK rồi nêu khái niệm về góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b với trục Ox như SGK. + HS quan sát hình vẽ trên bảng phụ và nghe GV giới thiệu. -GV: a > 0 thì góc α có độ lớn như thế nào? +HS: a > 0 thì góc α là góc nhọn. -GV: đưa bảng phụ vẽ hình 10b SGK trang 56 lên, yêu cầu HS xác định góc α và số đo của góc α khi a < 0. +HS: a < 0 thì góc α là góc tù. - GV sử dụng đồ thị của các hàm số y=0,5x + 2 và y = 0,5x – 1 ở phần KTBC cho HS xác định các góc α. -GV: Nhận xét về các góc α này? +HS: Các góc α này bằng nhau vì chúng là 2 góc đồng vị của hai đường thẳng song song. -GV : a = a’ Û α = α’. +HS nêu kết luận SGK tr56 -GV cho HS quan sát hình 11a trên bảng phụ, yêu cầu HS làm +HS: Thảo luận nhóm làm -GV chốt lại: Khi hệ số a > 0, a tăng thì góc nhọn α tăng nhưng α < 900, khi hệ số a < 0, a tăng thì góc nhọn α tăng nhưng 900 < α < 1800 -GV cho HS đọc nhận xét SGK tr57. +HS lần lượt 2 em đọc nhận xét. - GV ghi: y = ax + b (a ≠ 0) hệ số góc tung độ gốc +HS: lưu ý a, b trong công thức. -GV nêu Chú ý SGK tr57. Hoạt động 2: (13’) -GV cho HS xét ví dụ 1. +HS giải ví dụ 1 dưới sự gợi ý của GV. HS nêu hướng giải câu a. -GV hoàn chỉnh hướng giải. +HS tham gia giải. Lớp nhận xét, GV hoàn chỉnh. Câu b) GV kí hiệu góc cần tính theo yêu cầu của đề bài. -GV trình bày cách gọi α = . +HS nêu cách tính α. -GV gợi mở: DABO vuông tại O cho ta điều gì? +HS: tính tan α. -GV hoàn chỉnh ví dụ 1. -GV cho HS tự nghiên cứu ví dụ 2. 1. Khái niệm hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) a) Góc tạo bởi đường thẳng y= ax+b và trục Ox. • a > 0 thì góc α là góc nhọn. • a < 0 thì góc α là góc tù. b) Hệ số góc • Các đường thẳng có cùng hệ số a (a là hệ số của x) thì tạo với trục Ox các góc bằng nhau. - Hình 11a: a1 = 0,5; a2 = 1; a3 = 2. So sánh a3 > a2 > a1 ; 900 > α 3 > α 2 > α 1 > 00. - Hình 11b: a1 < a2 < a3 < 0; 900 < β1 < β 2 < β 3 < 1800 • a > 0 thì góc tạo bởi đường y = ax+b và trục Ox là góc nhọn, a tăng thì góc nhọn α tăng nhưng α < 900. • a < 0 thì góc tạo bởi đường y = ax+ b và trục Ox là góc tù, a tăng thì góc nhọn α tăng nhưng α < 1800. Chú ý: SGK tr 57. 2. Ví dụ: Ví dụ 1: SGK tr 57 a) y = 3x + 2 x = 0 Þ y = 2 ta được A (0 ; 2) y = 0 Þ x ta được B( ; 0) Đồ thị hàm số y = 3x + 2 là đường thẳng AB. b) Góc tạo bởi đường thẳng y = 3x + 2 và trục Ox là α. Ta có = α. DABO vuông tại O Þ tan α Þ α » 71034’ 4. Củng cố: (3’) - GV chốt lại kiến thức về hệ số góc của đường thẳng. - Lưu ý khi nào đường thẳng tạo với trục Ox một góc nhọn, góc tù. - Khi các đường thẳng song song thì tạo với trục Ox các góc bằng nhau. 5. Hướng dẫn về nhà: (2’) - Học lí thuyết theo SGK, đọc ví dụ 2 SGK trang 57, 58. - BTVN: 27, 28, 29 SGK tr 58, 59. - Tiết sau luyện tập. V. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ****************************** Ngày soạn: 11/11/2014 Ngày dạy: 21/11/2014 Tuần 14 tiết 28 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố mối liên quan giữa hệ số a và góc α (góc tạo bởi đường thẳng y = ax+b với trục Ox). 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xác định hệ số góc a, hàm số y = ax+b, đồ thị hàm số y = ax+b, tính góc α, tính chu vi và diện tích tam giác trên mặt phẳng toạ độ. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận tự giác trong việc vẽ đồ thị và tính toán. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng có chia khoảng, máy tính bỏ túi. 2. Học sinh: Máy tính bỏ túi, thước thẳng. III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thực hành luyện tập, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (6’) Điền vào chỗ () để được kết luận đúng: Cho đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) Gọi α là góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox a) Nếu a > 0 thì góc α là . Hệ số a càng lớn thì góc α ....nhưng vẫn nhỏ hơn ........ và tan α = b) Nếu a < 0 thì góc α là .Hệ số a càng lớn thì góc α ..nhưng vẫn nhỏ hơn 3. Bài mới (33’) Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: Gọi HS lên bảng sửa bài 27a. - GV: Đồ thị hàm số y = ax + 3 đi qua điểm A(2 ; 6) nên ta có điều gì? +HS: Thay tọa độ điểm A vào công thức tìm a -GV nhận xét bài làm của HS. -GV: Yêu cầu HS đọc đề bài 29 SGK ? Bài toán yêu cầu ta làm công việc gì + HS: Đọc đề, xác định yêu cầu bài 29. Thay a = 2; x = 1,5; y = 0 vào hàm số tìm để tìm b. -GV: Nêu điều kiện để hai đường thẳng song song? + HS: a = a’ và b ≠ b’. - GV: Điểm B Î đồ thị hàm số ta có điều gì? + HS: Thay tọa độ điểm B cùng với hệ số a vào công thức hàm số tìm b. 1 em lên bảng giải. - GV nhận xét. -GV: Yêu cầu HS đọc đề bài 30. +1 HS đọc đề bài 30 SGK tr 59. - GV: Gọi 1 HS lên bảng chọn điểm mà đồ thị hàm số đi qua. ? Vẽ đồ thị hàm số: y = x + 2 và y = – x + 2 trên cùng một mặt phẳng toạ độ. + HS vẽ vào vở, 1 em lên bảng vẽ. -GV: Làm thế nào để tính được ba góc của DABC ? +HS: Sử dụng các TSLG để tìm các góc. 1 em tìm các góc của DABC. -GV: Làm thế nào tính được chu vi và diện tích DABC ? +HS: Tìm độ dài các cạnh của DABC. -GV: Hướng dẫn chung cả lớp sau đó cho HS hoạt động theo nhóm trình bày bài giải câu c. +HS làm việc theo nhóm. -GV: Kiểm tra hoạt động của các nhóm. GV thu bài của 1, 2 nhóm sửa và cho điểm. Bài 27 SGK tr 58 a) Đồ thị hàm số y = ax + 3 đi qua điểm A(2 ; 6) nên ta thay x = 2; y = 6 vào công thức y = ax + 3 ta được: 6= a.2+3 Û a = 1,5 Vậy hệ số góc của hàm số là a = 1,5 Bài 29 SGK tr 58 a) Đồ thị hàm số y = ax + b cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 1,5 Þ x =1,5 và y = 0. Thay a = 2; x = 1,5 ; y = 0 vào công thức y = ax + b ta được 0 = 2. 1,5 + b Û b = –3 Vậy hàm số cần tìm là y = 2x – 3 b) Đồ thị hàm số y = ax + b song song với đường thẳng y =x và đi qua điểm B(1;+5) nên a = ; x = 1; y = + 5, thay vào công thức hàm số y = ax + b ta được + 5 = .1 + b Û b = 5 Vậy hàm số cần tìm là y = x + 5 Bài 30 SGK tr 59 a) • Đồ thị hàm số y = x + 2 là đường thẳng AC đi qua A(– 4 ; 0) và C(0 ; 2) • Đồ thị hàm số y = – x + 2 là đường thẳng BC đi qua B(2 ; 0) và C(0 ; 2) b) Þ = 270 Þ = 450 = 1800 – (– ) = 1080 c) AC = = = (cm) BC = = = (cm) Ta có AB = OA + OB = 4 + 2 = 6 (cm) Vậy PABC = AB + AC + BC = 6 + +(cm) » 13,3 (cm) SABC = AB.OC = .6.2 = 6 (cm2) 4. Củng cố: (2’) - Hệ thống lại bài tập đã giải đó là: + Tìm hệ số góc; + Vẽ đồ thị; + Tính chu vi, diện tích tam giác. - Giới thiệu bài 26 SBT tr 61: (Cách chứng minh HS tự làm hoặc tham khảo SBT) Cho hai đường thẳng y = ax + b (d); y = a’x + b’ (d’). CMR: trên cùng một mặt phẳng tọa độ, (d) ^ (d’) Û a.a’ = –1 5. Hướng dẫn về nhà: (2’) - Về nhà làm câu hỏi ôn tập. - Ôn phần tóm tắt các kiến thức cần nhớ. - Làm bài tập 31; 32; 33 SGK tr 61. - Chuẩn bị tiết sau ôn tập chương II. V. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ......................................................................................................................................................... Ngày.........tháng.......năm.......... KÝ DUYỆT Phạm Quốc Bảo
Tài liệu đính kèm: